Hội bác sỹ –
Mùa thu thường làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính, chứng cảm lạnh, giảm sinh lực, nhiều người có tâm trạng ảm đạm. Làm thế nào để vượt qua được thời điểm nguy hại đó? Sau đây là lời khuyên của chuyên gia y tế để giảm thiểu tác hại của một số bệnh mãn tính theo mùa.
Đau thần kinh
Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, tâm trạng xấu đi- đó là sự phản ứng tự nhiên khi cơ thể đang cố gắng thích nghi với khí lạnh, với việc giảm lượng ánh nắng ban ngày và mưa phùn ẩm ướt. Một giấc ngủ đủ có thể giúp đối phó với những vấn đề này nhanh chóng hơn. Cần ngủ không dưới 8 tiếng/ngày. Hãy vận động nhiều hơn. Năng lượng cơ thể sẽ làm tăng thêm năng lượng của tinh thần.
Nước chanh, nhân sâm sẽ giúp tăng cường sinh lực (nhưng có chống chỉ định đối với chứng cao huyết áp). Để đối phó với những cảm xúc tiêu cực có thể dùng cồn tinh dầu hoa hồng và liệu pháp nước: Ban đêm có thể tắm trong bồn nước ấm, còn buổi sáng tắm bằng vòi sen tương phản nóng-lạnh.
Cảm lạnh
Cảm lạnh cũng là vấn đề về sức khỏe hay xảy ra vào mùa thu. Để nâng cao hiệu quả bảo vệ có thể thông qua việc tăng cường các vitamin (có thể uống nước khoáng vitamin tổng hợp). Những thực phẩm có thể hỗ trợ chống cảm lạnh như các loại hạt, nấm, thịt, uống nước trà xanh. Nếu đồng nghiệp bị hắt hơi và ho thì nên chủ động uống thuốc chống virus.
Cảm lạnh là vấn đề về sức khỏe hay xảy ra vào mùa thu
Bệnh dạ dày
Sự thay đổi trong thực đơn làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính mùa thu. Thay vì món ăn nhẹ nhàng của mùa hè chúng ta chuyển sang các món ăn có mỡ, các món xào, chiên rán. Cộng với việc phá vỡ nhịp dinh dưỡng sau các kỳ nghỉ hè chuyển sang chế độ làm việc căng thẳng, phải ăn trưa khi có ít thời gian.
Hãy đến bác sỹ để có một liệu pháp phòng chống: Tùy thuộc vào bệnh, có thể dùng các loại thuốc giảm độ axit của dịch dạ dày, các thuốc dạng keo hoặc thuốc an thần giảm đau hệ thần kinh để bệnh khỏi nặng thêm.
Bệnh tim mạch
Việc thay đổi thời tiết là sự nguy hiểm đối với những người có vấn đề về hệ tim mạch. Tuy vậy, đối với một số ít người, do dùng những loại thuốc quen thuộc có tác dụng lâu dài đối với các thông số đo trung bình và trong điều kiện thời tiết bình thường, bởi vậy khi thời tiết thay đổi đột ngột thì chúng có thể gây ra hậu quả tiêu cực.
Do đó, cần có sự tư vấn sớm của bác sỹ điều trị để có những phương án hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp. Nếu như những loại thuốc đã uống không cải thiện được tình hình thì không nên kéo dài và cần đi cấp cứu vì có thể xảy ra nguy cơ nhồi máu và đột quỵ.
Còn đối với những người khỏe mạnh thì sự chênh áp thời tiết mùa thu có thể làm phát sinh chứng co thắt mạch máu. Nếu cảm thấy sức khỏe suy giảm, cần trang bị một tủ thuốc mini bao gồm các thuốc chống co thắt và giảm đau trong suốt mùa thu, bất kể là có bệnh tim mạch hay không. Quả tim cần có chất canxi: Nên ăn nhiều mơ khô, nho khô, chuối, bổ sung thêm vitamin E giúp củng cố mạch máu.
Đau khớp
Độ ẩm cao, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh là những điều kiện thích hợp để phát sinh và làm trầm trọng hơn hệ vận động. Nên giữ ấm người và không để cho các khớp xương bị quá lạnh. Nên bắt đầu uống các vitamin nhóm B (chúng sẽ cải thiện việc dinh dưỡng của các rễ thần kinh và bề mặt sụn của khớp) và bổ sung canxi.
(Nông nghiệp)
Mùa thu thường làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính, chứng cảm lạnh, giảm sinh lực, nhiều người có tâm trạng ảm đạm. Làm thế nào để vượt qua được thời điểm nguy hại đó? Sau đây là lời khuyên của chuyên gia y tế để giảm thiểu tác hại của một số bệnh mãn tính theo mùa.
Đau thần kinh
Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, tâm trạng xấu đi- đó là sự phản ứng tự nhiên khi cơ thể đang cố gắng thích nghi với khí lạnh, với việc giảm lượng ánh nắng ban ngày và mưa phùn ẩm ướt. Một giấc ngủ đủ có thể giúp đối phó với những vấn đề này nhanh chóng hơn. Cần ngủ không dưới 8 tiếng/ngày. Hãy vận động nhiều hơn. Năng lượng cơ thể sẽ làm tăng thêm năng lượng của tinh thần.
Nước chanh, nhân sâm sẽ giúp tăng cường sinh lực (nhưng có chống chỉ định đối với chứng cao huyết áp). Để đối phó với những cảm xúc tiêu cực có thể dùng cồn tinh dầu hoa hồng và liệu pháp nước: Ban đêm có thể tắm trong bồn nước ấm, còn buổi sáng tắm bằng vòi sen tương phản nóng-lạnh.
Cảm lạnh
Cảm lạnh cũng là vấn đề về sức khỏe hay xảy ra vào mùa thu. Để nâng cao hiệu quả bảo vệ có thể thông qua việc tăng cường các vitamin (có thể uống nước khoáng vitamin tổng hợp). Những thực phẩm có thể hỗ trợ chống cảm lạnh như các loại hạt, nấm, thịt, uống nước trà xanh. Nếu đồng nghiệp bị hắt hơi và ho thì nên chủ động uống thuốc chống virus.
Cảm lạnh là vấn đề về sức khỏe hay xảy ra vào mùa thu
Bệnh dạ dày
Sự thay đổi trong thực đơn làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính mùa thu. Thay vì món ăn nhẹ nhàng của mùa hè chúng ta chuyển sang các món ăn có mỡ, các món xào, chiên rán. Cộng với việc phá vỡ nhịp dinh dưỡng sau các kỳ nghỉ hè chuyển sang chế độ làm việc căng thẳng, phải ăn trưa khi có ít thời gian.
Hãy đến bác sỹ để có một liệu pháp phòng chống: Tùy thuộc vào bệnh, có thể dùng các loại thuốc giảm độ axit của dịch dạ dày, các thuốc dạng keo hoặc thuốc an thần giảm đau hệ thần kinh để bệnh khỏi nặng thêm.
Bệnh tim mạch
Việc thay đổi thời tiết là sự nguy hiểm đối với những người có vấn đề về hệ tim mạch. Tuy vậy, đối với một số ít người, do dùng những loại thuốc quen thuộc có tác dụng lâu dài đối với các thông số đo trung bình và trong điều kiện thời tiết bình thường, bởi vậy khi thời tiết thay đổi đột ngột thì chúng có thể gây ra hậu quả tiêu cực.
Do đó, cần có sự tư vấn sớm của bác sỹ điều trị để có những phương án hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp. Nếu như những loại thuốc đã uống không cải thiện được tình hình thì không nên kéo dài và cần đi cấp cứu vì có thể xảy ra nguy cơ nhồi máu và đột quỵ.
Còn đối với những người khỏe mạnh thì sự chênh áp thời tiết mùa thu có thể làm phát sinh chứng co thắt mạch máu. Nếu cảm thấy sức khỏe suy giảm, cần trang bị một tủ thuốc mini bao gồm các thuốc chống co thắt và giảm đau trong suốt mùa thu, bất kể là có bệnh tim mạch hay không. Quả tim cần có chất canxi: Nên ăn nhiều mơ khô, nho khô, chuối, bổ sung thêm vitamin E giúp củng cố mạch máu.
Đau khớp
Độ ẩm cao, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh là những điều kiện thích hợp để phát sinh và làm trầm trọng hơn hệ vận động. Nên giữ ấm người và không để cho các khớp xương bị quá lạnh. Nên bắt đầu uống các vitamin nhóm B (chúng sẽ cải thiện việc dinh dưỡng của các rễ thần kinh và bề mặt sụn của khớp) và bổ sung canxi.
(Nông nghiệp)