Bệnh vảy nến (Psoriasis) là một bệnh da di truyền có ảnh hưởng đến khoảng 4% dân số toàn cầu. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng ta cùng tham khảo 3 câu hỏi thường gặp về bệnh vảy nến sau đây.
Bệnh vảy nến di truyền có chữa trị tận gốc được không?
Câu hỏi bởi: die
Chào bác sĩ ạ.
Cháu bị bệnh vảy nến di truyền (dân gian gọi là bệnh da cá). Nó thường xuất hiện vào thời tiết lạnh. Nhưng khi vào mùa nóng thì nó lại giảm dần. Cháu đã chữa trị nhiều cách nhưng nó chỉ giảm rồi lại nổi trở lại chứ không hết hoàn toàn được. Cho cháu hỏi bệnh này có chữa trị tận gốc được không và chữa trị bằng cách nào ạ?
Chân thành cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả thì không rõ bạn đang bị bệnh vảy nến hay vảy cá và đã được chẩn đoán, chữa trị ở đâu chưa. Đây là hai bệnh khác nhau nhưng có tổn thương tương tự nhau là da bong vảy. Bệnh vảy nến là bệnh da mãn tính, tổn thương gồm các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là ở các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…).
Ngoài tổn thương da, bệnh vảy nến còn có thể gây tổn thương móng tay, móng chân, tổn thương khớp, cột sống. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: Stress, rối loạn nội tiết, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,… Trong khi đó, vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường hay gặp ở trẻ em, đây là bệnh do di truyền trong gia đình. Các bệnh vảy cá thông thường ít tác động tới sức khoẻ người bệnh nhưng tác động nghiêm trọng tới yếu tố thẩm mỹ.
Thông thường, khi mắc bệnh vảy cá, ngay sau khi sinh ra, em bé đã có làn da khô hơn bình thường, bệnh bắt đầu triệu chứng rõ khi bé lớn dần. Các triệu chứng gồm: Da khô toàn thân (trừ các nếp gấp), trên xuất hiện các vảy da khô, bong nhẹ ở vùng rìa vảy. Các vảy liền nhau, tập trung thành những mảng lớn, trông như vảy cá, thường tập trung nhiều nhất ở mặt trước hai cẳng chân. Kèm theo thường có có dày sừng nang lông ở mặt trước cánh tay, đùi, mông, lòng bàn tay,… Ngoài ra, bé có thể có thêm triệu chứng của cơ địa dị ứng như mày đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa,… Do vậy, để xác đinh chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tới cơ sở Y tế chuyên khoa Da liễu để khám và từ đó có hướng chữa trị thích hợp nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Ngứa và có vảy trắng có phải bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi với biểu hiện như thế này thì em bị bệnh gì? Chữa và ngừa thế nào ạ? Cách đây 1 năm mỗi khi em tắm xong thì 2 bên tóc trước (ngay phía dưới phần tóc) tai có xuất hiện nhiều vảy trắng, khi gãi thì nó bong ra bớt đi. Đến đợt nghỉ hè này, em lại bị lại nhưng bị cả trên da đầu nữa ạ. Rồi 2 bên cánh mũi, giữa 2 lông mày và 1 phần da trên trán, ngứa và khó chịu. Em có tìm trên mạng thì dấu hiệu tương tự là bệnh vảy nến, thật sự em rất lo ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em.
Theo thông tin em cung cấp, em bị Á sừng liên cầu. Em nên dùng Mycoster bôi 2 lần/ngày. Gội tóc bằng Viokox loại tẩy gàu và mỗi ngày uống Sporal 100mg x 2v cùng với 2v Acnotin 10mg liên tục 2 tuần bệnh sẽ giảm.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị bệnh vảy nến phấn hồng có bơi lại và tắm nước chè xanh được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Năm 2014 em có đi bơi đến qua Tết Dương Lịch 2015 em nghỉ bơi. Em hiện đang bị bệnh vảy phấn hồng. Bệnh bắt đầu nổi vài nốt cách nay là 2 tháng, nổi nhiều nốt là 1 tháng. Em đã đi khám Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ đã thay thuốc cho em đến 3 lần mà bệnh vẫn chưa giảm. Vậy xin bác sĩ cho em hỏi:
1. Lý do bị bệnh có phải do đi bơi?
2. Theo tài liệu ghi nhận bệnh sẽ khỏi sau 4 – 9 tuần. Vậy sao em đến nay vẫn không khỏi?
3. Nếu đã bị vảy phấn hồng sau khi khỏi em có thể đi bơi lại được không ạ?
4. Nếu đi bơi lại xin bác sĩ chỉ giúp cách chăm sóc da trước và sau khi bơi?
5. Hiện em đang bị thì tắm lá chè xanh được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bị vảy phấn hồng Gilbert chứ không có tên vảy nến phấn hồng. Vảy phấn hồng là bệnh da đỏ vảy lành tính thường gặp. Bệnh lần đầu tiên tiên được mô tả vào năm 1860 bởi Camille Melchior Gibert, nguyên nhân chưa rõ. Một số tác giả cho nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm hoặc do virus nhưng chưa được chứng minh. Một số tác giả khác cho là do virus Epstein – Barr (là một loại virus AND thuộc họ Herpes virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân) thậm chí một số tác giả còn chứng minh bằng cách làm lây truyền qua vảy da hoặc thanh dịch của mụn nước nơi tổn thương. Giống như bệnh phát ban do virus. Bệnh phát nhiều vào mùa mưa và mùa xuân.
Triệu trứng gồm các ban đơn độc, đường kính khoảng 2-10 cm, sau đó phát triển lớn lên, trên nền có vảy sáng, ranh giới rõ. Sau vài tuần 1 ban phát triển thành 2 đối xứng với bán kính từ 0,5-1,5 cm.
Điều trị bằng bạt sừng ( Salicile) và Steroids tại chỗ, uống Histamin, và có thể bôi tại chỗ dung dịch Menthol-phenol nếu ngứa.
Tiến triển: Tổn thương da thường biến mất sau 3 – 6 tuần, nhưng một số tình huống kéo dài dai dẳng lâu hơn (có khi trên 10 tuần, do sức đề kháng cơ thể kém), khi khỏi không để lại sẹo, để lại vết hơi tăng hoặc giảm sắc tố.
Em tắm bằng trà xanh rất tốt, không nên tắm bằng xà phòng. Sau khỏi em vẫn có thể đi bơi bình thường.
Chúc em khỏe.
Thuốc trị thâm cho bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cho em hỏi em bị vảy nến. Sau khi lành để lại vết thâm rất nhiều, theo thời gian thì vết thâm có hết được không ạ? Và có loại thuốc trị thâm đối với bệnh này không ạ và khi dùng thì có tác động gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vảy nến là bệnh mãn tính hay tái phát, bệnh chữa không khỏi hẳn chỉ làm mất biểu hiện. Khi chữa hết vảy để lại vết thâm đỏ một thời gian sẽ hết. Em xem lại coi chừng em không phải bị vảy nến. Nếu do vảy nến em có thể dùng Beprosazone bôi 2 lần/ngày vết thâm sẽ giảm nhanh chóng.
Chào em!
Bệnh vảy nến di truyền có chữa trị tận gốc được không?
Câu hỏi bởi: die
Chào bác sĩ ạ.
Cháu bị bệnh vảy nến di truyền (dân gian gọi là bệnh da cá). Nó thường xuất hiện vào thời tiết lạnh. Nhưng khi vào mùa nóng thì nó lại giảm dần. Cháu đã chữa trị nhiều cách nhưng nó chỉ giảm rồi lại nổi trở lại chứ không hết hoàn toàn được. Cho cháu hỏi bệnh này có chữa trị tận gốc được không và chữa trị bằng cách nào ạ?
Chân thành cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả thì không rõ bạn đang bị bệnh vảy nến hay vảy cá và đã được chẩn đoán, chữa trị ở đâu chưa. Đây là hai bệnh khác nhau nhưng có tổn thương tương tự nhau là da bong vảy. Bệnh vảy nến là bệnh da mãn tính, tổn thương gồm các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là ở các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…).
Ngoài tổn thương da, bệnh vảy nến còn có thể gây tổn thương móng tay, móng chân, tổn thương khớp, cột sống. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: Stress, rối loạn nội tiết, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,… Trong khi đó, vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường hay gặp ở trẻ em, đây là bệnh do di truyền trong gia đình. Các bệnh vảy cá thông thường ít tác động tới sức khoẻ người bệnh nhưng tác động nghiêm trọng tới yếu tố thẩm mỹ.
Thông thường, khi mắc bệnh vảy cá, ngay sau khi sinh ra, em bé đã có làn da khô hơn bình thường, bệnh bắt đầu triệu chứng rõ khi bé lớn dần. Các triệu chứng gồm: Da khô toàn thân (trừ các nếp gấp), trên xuất hiện các vảy da khô, bong nhẹ ở vùng rìa vảy. Các vảy liền nhau, tập trung thành những mảng lớn, trông như vảy cá, thường tập trung nhiều nhất ở mặt trước hai cẳng chân. Kèm theo thường có có dày sừng nang lông ở mặt trước cánh tay, đùi, mông, lòng bàn tay,… Ngoài ra, bé có thể có thêm triệu chứng của cơ địa dị ứng như mày đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa,… Do vậy, để xác đinh chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tới cơ sở Y tế chuyên khoa Da liễu để khám và từ đó có hướng chữa trị thích hợp nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Ngứa và có vảy trắng có phải bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi với biểu hiện như thế này thì em bị bệnh gì? Chữa và ngừa thế nào ạ? Cách đây 1 năm mỗi khi em tắm xong thì 2 bên tóc trước (ngay phía dưới phần tóc) tai có xuất hiện nhiều vảy trắng, khi gãi thì nó bong ra bớt đi. Đến đợt nghỉ hè này, em lại bị lại nhưng bị cả trên da đầu nữa ạ. Rồi 2 bên cánh mũi, giữa 2 lông mày và 1 phần da trên trán, ngứa và khó chịu. Em có tìm trên mạng thì dấu hiệu tương tự là bệnh vảy nến, thật sự em rất lo ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em.
Theo thông tin em cung cấp, em bị Á sừng liên cầu. Em nên dùng Mycoster bôi 2 lần/ngày. Gội tóc bằng Viokox loại tẩy gàu và mỗi ngày uống Sporal 100mg x 2v cùng với 2v Acnotin 10mg liên tục 2 tuần bệnh sẽ giảm.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị bệnh vảy nến phấn hồng có bơi lại và tắm nước chè xanh được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Năm 2014 em có đi bơi đến qua Tết Dương Lịch 2015 em nghỉ bơi. Em hiện đang bị bệnh vảy phấn hồng. Bệnh bắt đầu nổi vài nốt cách nay là 2 tháng, nổi nhiều nốt là 1 tháng. Em đã đi khám Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ đã thay thuốc cho em đến 3 lần mà bệnh vẫn chưa giảm. Vậy xin bác sĩ cho em hỏi:
1. Lý do bị bệnh có phải do đi bơi?
2. Theo tài liệu ghi nhận bệnh sẽ khỏi sau 4 – 9 tuần. Vậy sao em đến nay vẫn không khỏi?
3. Nếu đã bị vảy phấn hồng sau khi khỏi em có thể đi bơi lại được không ạ?
4. Nếu đi bơi lại xin bác sĩ chỉ giúp cách chăm sóc da trước và sau khi bơi?
5. Hiện em đang bị thì tắm lá chè xanh được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bị vảy phấn hồng Gilbert chứ không có tên vảy nến phấn hồng. Vảy phấn hồng là bệnh da đỏ vảy lành tính thường gặp. Bệnh lần đầu tiên tiên được mô tả vào năm 1860 bởi Camille Melchior Gibert, nguyên nhân chưa rõ. Một số tác giả cho nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm hoặc do virus nhưng chưa được chứng minh. Một số tác giả khác cho là do virus Epstein – Barr (là một loại virus AND thuộc họ Herpes virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân) thậm chí một số tác giả còn chứng minh bằng cách làm lây truyền qua vảy da hoặc thanh dịch của mụn nước nơi tổn thương. Giống như bệnh phát ban do virus. Bệnh phát nhiều vào mùa mưa và mùa xuân.
Triệu trứng gồm các ban đơn độc, đường kính khoảng 2-10 cm, sau đó phát triển lớn lên, trên nền có vảy sáng, ranh giới rõ. Sau vài tuần 1 ban phát triển thành 2 đối xứng với bán kính từ 0,5-1,5 cm.
Điều trị bằng bạt sừng ( Salicile) và Steroids tại chỗ, uống Histamin, và có thể bôi tại chỗ dung dịch Menthol-phenol nếu ngứa.
Tiến triển: Tổn thương da thường biến mất sau 3 – 6 tuần, nhưng một số tình huống kéo dài dai dẳng lâu hơn (có khi trên 10 tuần, do sức đề kháng cơ thể kém), khi khỏi không để lại sẹo, để lại vết hơi tăng hoặc giảm sắc tố.
Em tắm bằng trà xanh rất tốt, không nên tắm bằng xà phòng. Sau khỏi em vẫn có thể đi bơi bình thường.
Chúc em khỏe.
Thuốc trị thâm cho bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cho em hỏi em bị vảy nến. Sau khi lành để lại vết thâm rất nhiều, theo thời gian thì vết thâm có hết được không ạ? Và có loại thuốc trị thâm đối với bệnh này không ạ và khi dùng thì có tác động gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vảy nến là bệnh mãn tính hay tái phát, bệnh chữa không khỏi hẳn chỉ làm mất biểu hiện. Khi chữa hết vảy để lại vết thâm đỏ một thời gian sẽ hết. Em xem lại coi chừng em không phải bị vảy nến. Nếu do vảy nến em có thể dùng Beprosazone bôi 2 lần/ngày vết thâm sẽ giảm nhanh chóng.
Chào em!
Theo ViCare