Để đề phòng căn bệnh này, người bệnh được khuyên phải đeo khẩu trang khi tiếp súc bụi và hóa chất, súc miệng hàng ngày, nâng cao thể trạng,…
Viêm họng mãn tính cần lưu ý gì?
Câu hỏi bởi: dangph
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho hỏi viêm họng mãn tính cần lưu ý những gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Viêm họng mãn tính là viêm mãn tính niêm mạc họng; bệnh thường xuyên gặp. Người bệnh thường thấy khô họng, nóng rát họng hoặc cảm giác ngứa họng, vướng họng thường xuyên, nhất là khi ngủ dậy; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy), ho nhiều vào ban đêm hoặc khi lạnh. Người bệnh phải cố khạc đờm, hắng giọng để long đờm cho bớt khó chịu. Những biểu hiện này sẽ rõ hơn khi uống rượu, hút thuốc lá, nói nhiều.
Viêm họng mãn tính do rất nhiều lí do gây ra:
Cơ địa: Bệnh thường gặp ở những người có chức năng niêm mạc họng kém.
Thói quen: Hút thuốc lá, uống rượu nhiều,thường xuyên làm việc trong những môi trường kín, nhiều khói thuốc…
Môi trường: Bụi, khói, hóa chất, hơi nóng (ô nhiễm không khí ở các thành phố công nghiệp, trong các nhà máy, lò mổ, bếp ăn…); Những khác biệt lớn và liên tục về nhiệt độ, độ ẩm trong không khí (do dùng máy điều hòa nhiệt độ…);
Những bệnh gây nghẹt mũi như viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang, lạm dụng thuốc nhỏ mũi, sùi vòm họng, đuôi cuốn mũi dưới quá phát, polyp mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng, dễ dẫn đến viêm họng mãn tính. Khi bị viêm xoang mủ mãn tính, mủ từ trong xoang liên tục chảy từ cửa mũi sau xuống họng, do đó có thể gây viêm họng mãn tính.
Răng sâu là những ổ nhiễm trùng thường trực, có thể gây viêm họng mãn tính.
Các lí do khác bao gồm rối loạn nội tiết (mãn kinh, nhược giáp), thiếu vitamin A, rối loạn toàn thân (suy thận, suy tim, tiểu đường, suy hô hấp, viêm phế quản mãn tính), cơ thể suy nhược do những bệnh mãn tính khác.
Cách tốt nhất để chữa viêm họng là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu… Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi bị viêm họng nặng, phải đến khám bác sĩ, nếu phải dùng kháng sinh thì bạn phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý để phòng tránh viêm họng:
Thường xuyên mở cửa sổ để thoáng khí: giúp tránh mắc các bệnh đường hô hấp.
Vệ sinh khoang miệng: Súc miệng nước muối vào buổi sáng và tối, sau đó uống 1 ly nước muối nhạt để làm sạch và bôi trơn cho cổ họng.
Giữ ấm, phòng bệnh mũi họng: Khi ngủ, không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh, sau khi tắm gội cần sấy hoặc lau khô ngay. Những khi thời tiết lạnh, sáng sớm khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh mũi họng bị kích thích.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều các loại rau quả có chứa vitamin C, thực phẩm giàu collagen và elastin như gan động vật, thịt nạc, móng lợn, sữa, đậu, … Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, hạt tiêu, ớt… Uống nhiều nước; Không hút thuốc, uống rượu.
Dùng nước muối xông họng: Lấy 1 bát to đựng nước muối đun sôi, mở miệng to và hít thở làn khói đang bốc lên. Mỗi lần 10-15 phút, ngày 2-3 lần.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Điều trị viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sĩ con tôi sinh năm 2003, là nam, cháu bị viêm họng mãn tính , 3 năm trở lại đây bệnh cứ tái đi tái lại, trước đây có dùng thuốc tây kê toa một thời gian rồi bị chuyển sang táo bón, yếu đường ruột, tôi định cho cháu cắt amidan nhưng cháu nó không chịu . bác sĩ cho tôi hỏi cháu có nên chuyển sang dùng thuốc Đông y không?
xin cảm ơn!
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Bạn cần cân nhắc kỹ khi đưa cháu đi cắt amidal. Hiện nay bác sĩ chỉ chỉ định cắt amidal khi cháu bị sưng và bít đường thở.
Đầu tiên, bạn có thể đưa cháu đi tiêm vaccine phòng một số loại virus gây viêm họng. Cháu cần phải thay đổi chế độ ăn, giữ ấm và chăm sóc răng miệng sạch sẽ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cách chữa viêm họng mãn tính?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ cháu là nam, năm nay 26 tuổi. Cách đây hơn một năm vào khoảng tháng 4 năm ngoái sau một lần đi xe buýt do họ mở điều hoà quá lớn nên cháu bị đau họng. Vì từ trước đến nay cháu vẫn thường xuyên bị viêm họng và đều tự khỏi chỉ phải ngậm thuốc như Strepsilk, có năm cháu bị 7,8 lần nhưng lần đó cháu ngậm thuốc 2 tuần vẫn không hết. Sau đó cháu có dùng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc cũng không hết. Do không đau và chỉ hơi rát nên cháu cũng bỏ dùng thuốc một thời gian dài. Cách đây một tháng cháu có đi khám ở khoa Tai Mũi Họng bệnh viện đa khoa Hà Đông thì bác sĩ kết luận: amidan bình thường, vòm mũi họng bình thường, họng đỏ có hạt phù nề quá phát màu hồng đỏ và xác định là viêm họng mãn tính. Bác sĩ có cho cháu thuốc uống và cháu cũng thấy đỡ nhiều nhưng không khỏi hẳn. Mỗi khi cháu uống bia (do đặc thù giao tiếp) hay ngồi cùng người hút nhiều thuốc lá thì họng lại sưng đau rất khó chịu. Cháu ăn uống bình thường không đau cũng không vướng nhưng nuốt nước bọt thì lại cảm thấy như có gì giống vỏ trứng dính ở cổ họng. Cháu có dùng các vị thuốc tự nhiên như gừng mật ong hay thuốc súc miệng hàng ngày thì chỉ mất cảm giác khô rát mỗi sáng còn ban ngày vẫn cứ thấy vướng vướng. Ngoài ra cháu phải ngồi máy tính nhiều nên bị đau mỏi cổ vai gáy đôi khi đau lan theo cơ lên mang tai gần thái dương theo cơn,nhẹ thôi nhưng nó cứ có cảm giác mỏi hết vùng gáy cả hai bên mang tai. Chỉ bị một vài phút lại hết mỗi ngày thường 3,4 lần không theo giờ nào mà cứ tập trung một tư thế là bị. Cháu có sờ thấy hạch nhỏ hai bên cổ khoảng 3-5mm hơi mềm mềm trượt trượt không đau không sưng. Bác sĩ bảo là do viêm họng mãn tính nên nó không lặn đi. Cháu xin hỏi bác sĩ là có cách nào chữa bệnh viêm họng của cháu và hiện tượng nhức mỏi vai gáy triệt để không ạ.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Với những thông tin mà ban cung cấp, bạn bị viêm họng mãn tính. Bệnh hay tái phát khi uống bia có đá do lạnh. Nguyên nhân gây ra viêm họng mãn tính có rất nhiều, song tình huống của bạn tôi nghĩ lí do gây viêm họng là từ dạ dày do bạn có cảm giác khô rát họng buổi sáng, nốt vướng như có vật gì dính trong cổ suốt ngày. Đây là bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản. lý do là hở van bằng cơ ngăn cách dạ dày(bể chứa acid) và thực quản(ống nối dạ dày với họng vùng cổ). Việc đóng không kín van này làm cho bạn khi đi ngủ sẽ gây ra trào ngược. acid từ dạ dày theo thực quản lên họng, gây viêm họng trong lúc ngủ. Sáng ra. bạn thấy khó chịu cả ngày. Đôi khi, viêm họng mãn tính còn do nhiều lí do khác. Bạn làm theo hướng dẫn sau đây nhé.
1. Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:
Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu lớn hơn 2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ cao hơn 27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.
Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra?”… Làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.
2. Thuốc:
Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.
Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.
Uống các thuốc sau đây 1 tuần:
Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.
Uống các thuốc cũng trên giảm nhẹ một phần hội chứng mỏi vai gáy của bạn. Tránh mỏi vai gáy chỉ nên đánh máy tính 2 giờ liên tục, sau đó nghỉ ngơi đi bộ thả lỏng tay cho vai nghỉ ngơi.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
chữa dứt điểm viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi bị viêm họng mãn tính đã chữa nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn. Vẫn ho và khạc đờm dai dẳng. Tôi xin hỏi bệnh có chữa khỏi dứt điểm được không?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Viêm họng mãn tính rất nhiều người mắc. Do có nhiều lí do gây ra bệnh này nếu không tìm hiểu kỹ dể chữa thì viêm họng rất dễ tái phát. Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai Mũi Họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn. Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?
1. Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:
• Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
• Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
• Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
• Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.
• Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra???”… Làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.
2. Thuốc:
• Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.
• Nếu bệnh dạ dày, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
• Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.
• Uống các thuốc sau đây 1 tuần: 1/ Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối. 2/ Decontractyl 250 mg, ngày 3 viên chia 3 lần. 3/ Stilnox 10mg, 1 viên/ ngày, tối trước ngủ. 4/ Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Cách chữa trị viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Trương Đức Tài
Chào bác sĩ.
Em là nam giới năm nay 33 tuổi. Em bị dịch đờm ở cổ họng 7 tháng nay và luôn phải khạc nhổ liên tục trong ngày rất nhiều, dịch đờm có màu trắng trong hoặc hơi đục như mủ, nhầy dính và có sửi bọt, thi thoảng có mùi hôi và khó thở khi dịch nhiều trong cổ. Một tháng trở lại đây em có thêm triệu chứng tức tức ở phía dưới cổ họng nhưng không đau, đi siêu âm ở bệnh viện Bạch Mai nhưng không phát hiện thấy gì. Em cũng có khám nội soi Tai – Mũi – Họng ở bệnh viện Bạch Mai 2 lần và bác sĩ kết luận là em bị viêm họng mãn tính rồi kê đơn thuốc sau: Aerius 5mg (Desloratadine) loại viên uống, Anginorag 10ml lọ xịt họng.
Trong cả quá trình em sử dụng đơn thuốc bác sĩ kê nhưng chả có ngày nào có tác dụng thuyên giảm. Gia đình vệ sinh sạch sẽ không có ô nhiễm gì xung quanh, em là nhân viên văn phòng thường ngày hay ngồi phòng điều hòa và cũng không có ô nhiễm gì ở văn phòng công ty. Nhà em gần công ty nên cũng ít phải tiếp xúc với khí thải giao thông. Em có hút thuốc lá nhưng vài tháng trở lại đây em hút rất ít khoảng 3 điếu/ngày. Trong quá khứ em có bị di ứng nổi mề đay cách đây 1,5 năm, có đi khám và xét nghiệm ở bệnh viện Da Liễu Trung ương và bệnh viện Bạch Mai, kết quả em bị dị ứng và bác sĩ kê thuốc cho uống nhưng vẫn không khỏi. Hiện tại mỗi ngày em thường uống 1 viên thuốc chống dị ứng – nếu như không uống khoảng 3 ngày sẽ ngứa mũi, mắt và buốt nhức đầu ngón chân, ngón tay. Các loại thuốc dị ứng em từng uống là: Lorastas, Loratadin, Loramark. Vậy bác sĩ làm cho biết em bị bệnh gì? Và cách chữa trị ra sao? Ăn uống kiêng kị những gì?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Viêm họng mãn tính là viêm mãn tính niêm mạc họng, bệnh thường xuyên gặp. Bệnh thường diễn biến qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không chữa trị. Bệnh viêm họng mãn tính do rất nhiều lí do gây ra:
Do cơ địa. Do môi trường: Ô nhiễm không khí. Khác biệt liên tục và lớn về nhiệt độ, độ ẩm: do điều hòa nhiệt độ gây ra. Do các thói quen có hại: hút thuốc, uống nhiều rượu bia… Những bệnh gây ngạt mũi: viêm mũi dị ứng, viêm xoang… Răng sâu. Một số lí do khác: rối loạn nội tiết, thiếu vitamin A, đái tháo đường…
Đây là một bệnh rất khó chữa trị dứt điểm, để giảm bớt biểu hiện và đề phòng đợt cấp cũng như biến chứng ngoài việc chữa trị theo đơn bạn cần lưu ý những điểm sau:
Súc họng nước muỗi loãng hàng ngày: nước muối pha có độ mặn như nước canh, ấm hơn thân nhiệt vài độ Ngậm chanh với muối hoặc gừng với muối… Quan trọng nhất là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, tránh ngồi điều hòa quá lâu, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh các yếu tố dị ứng (thức ăn, hóa chất…) Trong những đợt cấp viêm nặng phải dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Viêm họng mãn tính cần lưu ý gì?
Câu hỏi bởi: dangph
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho hỏi viêm họng mãn tính cần lưu ý những gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Viêm họng mãn tính là viêm mãn tính niêm mạc họng; bệnh thường xuyên gặp. Người bệnh thường thấy khô họng, nóng rát họng hoặc cảm giác ngứa họng, vướng họng thường xuyên, nhất là khi ngủ dậy; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy), ho nhiều vào ban đêm hoặc khi lạnh. Người bệnh phải cố khạc đờm, hắng giọng để long đờm cho bớt khó chịu. Những biểu hiện này sẽ rõ hơn khi uống rượu, hút thuốc lá, nói nhiều.
Viêm họng mãn tính do rất nhiều lí do gây ra:
Cơ địa: Bệnh thường gặp ở những người có chức năng niêm mạc họng kém.
Thói quen: Hút thuốc lá, uống rượu nhiều,thường xuyên làm việc trong những môi trường kín, nhiều khói thuốc…
Môi trường: Bụi, khói, hóa chất, hơi nóng (ô nhiễm không khí ở các thành phố công nghiệp, trong các nhà máy, lò mổ, bếp ăn…); Những khác biệt lớn và liên tục về nhiệt độ, độ ẩm trong không khí (do dùng máy điều hòa nhiệt độ…);
Những bệnh gây nghẹt mũi như viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang, lạm dụng thuốc nhỏ mũi, sùi vòm họng, đuôi cuốn mũi dưới quá phát, polyp mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng, dễ dẫn đến viêm họng mãn tính. Khi bị viêm xoang mủ mãn tính, mủ từ trong xoang liên tục chảy từ cửa mũi sau xuống họng, do đó có thể gây viêm họng mãn tính.
Răng sâu là những ổ nhiễm trùng thường trực, có thể gây viêm họng mãn tính.
Các lí do khác bao gồm rối loạn nội tiết (mãn kinh, nhược giáp), thiếu vitamin A, rối loạn toàn thân (suy thận, suy tim, tiểu đường, suy hô hấp, viêm phế quản mãn tính), cơ thể suy nhược do những bệnh mãn tính khác.
Cách tốt nhất để chữa viêm họng là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu… Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi bị viêm họng nặng, phải đến khám bác sĩ, nếu phải dùng kháng sinh thì bạn phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý để phòng tránh viêm họng:
Thường xuyên mở cửa sổ để thoáng khí: giúp tránh mắc các bệnh đường hô hấp.
Vệ sinh khoang miệng: Súc miệng nước muối vào buổi sáng và tối, sau đó uống 1 ly nước muối nhạt để làm sạch và bôi trơn cho cổ họng.
Giữ ấm, phòng bệnh mũi họng: Khi ngủ, không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh, sau khi tắm gội cần sấy hoặc lau khô ngay. Những khi thời tiết lạnh, sáng sớm khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh mũi họng bị kích thích.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều các loại rau quả có chứa vitamin C, thực phẩm giàu collagen và elastin như gan động vật, thịt nạc, móng lợn, sữa, đậu, … Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, hạt tiêu, ớt… Uống nhiều nước; Không hút thuốc, uống rượu.
Dùng nước muối xông họng: Lấy 1 bát to đựng nước muối đun sôi, mở miệng to và hít thở làn khói đang bốc lên. Mỗi lần 10-15 phút, ngày 2-3 lần.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Điều trị viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sĩ con tôi sinh năm 2003, là nam, cháu bị viêm họng mãn tính , 3 năm trở lại đây bệnh cứ tái đi tái lại, trước đây có dùng thuốc tây kê toa một thời gian rồi bị chuyển sang táo bón, yếu đường ruột, tôi định cho cháu cắt amidan nhưng cháu nó không chịu . bác sĩ cho tôi hỏi cháu có nên chuyển sang dùng thuốc Đông y không?
xin cảm ơn!
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Bạn cần cân nhắc kỹ khi đưa cháu đi cắt amidal. Hiện nay bác sĩ chỉ chỉ định cắt amidal khi cháu bị sưng và bít đường thở.
Đầu tiên, bạn có thể đưa cháu đi tiêm vaccine phòng một số loại virus gây viêm họng. Cháu cần phải thay đổi chế độ ăn, giữ ấm và chăm sóc răng miệng sạch sẽ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cách chữa viêm họng mãn tính?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ cháu là nam, năm nay 26 tuổi. Cách đây hơn một năm vào khoảng tháng 4 năm ngoái sau một lần đi xe buýt do họ mở điều hoà quá lớn nên cháu bị đau họng. Vì từ trước đến nay cháu vẫn thường xuyên bị viêm họng và đều tự khỏi chỉ phải ngậm thuốc như Strepsilk, có năm cháu bị 7,8 lần nhưng lần đó cháu ngậm thuốc 2 tuần vẫn không hết. Sau đó cháu có dùng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc cũng không hết. Do không đau và chỉ hơi rát nên cháu cũng bỏ dùng thuốc một thời gian dài. Cách đây một tháng cháu có đi khám ở khoa Tai Mũi Họng bệnh viện đa khoa Hà Đông thì bác sĩ kết luận: amidan bình thường, vòm mũi họng bình thường, họng đỏ có hạt phù nề quá phát màu hồng đỏ và xác định là viêm họng mãn tính. Bác sĩ có cho cháu thuốc uống và cháu cũng thấy đỡ nhiều nhưng không khỏi hẳn. Mỗi khi cháu uống bia (do đặc thù giao tiếp) hay ngồi cùng người hút nhiều thuốc lá thì họng lại sưng đau rất khó chịu. Cháu ăn uống bình thường không đau cũng không vướng nhưng nuốt nước bọt thì lại cảm thấy như có gì giống vỏ trứng dính ở cổ họng. Cháu có dùng các vị thuốc tự nhiên như gừng mật ong hay thuốc súc miệng hàng ngày thì chỉ mất cảm giác khô rát mỗi sáng còn ban ngày vẫn cứ thấy vướng vướng. Ngoài ra cháu phải ngồi máy tính nhiều nên bị đau mỏi cổ vai gáy đôi khi đau lan theo cơ lên mang tai gần thái dương theo cơn,nhẹ thôi nhưng nó cứ có cảm giác mỏi hết vùng gáy cả hai bên mang tai. Chỉ bị một vài phút lại hết mỗi ngày thường 3,4 lần không theo giờ nào mà cứ tập trung một tư thế là bị. Cháu có sờ thấy hạch nhỏ hai bên cổ khoảng 3-5mm hơi mềm mềm trượt trượt không đau không sưng. Bác sĩ bảo là do viêm họng mãn tính nên nó không lặn đi. Cháu xin hỏi bác sĩ là có cách nào chữa bệnh viêm họng của cháu và hiện tượng nhức mỏi vai gáy triệt để không ạ.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Với những thông tin mà ban cung cấp, bạn bị viêm họng mãn tính. Bệnh hay tái phát khi uống bia có đá do lạnh. Nguyên nhân gây ra viêm họng mãn tính có rất nhiều, song tình huống của bạn tôi nghĩ lí do gây viêm họng là từ dạ dày do bạn có cảm giác khô rát họng buổi sáng, nốt vướng như có vật gì dính trong cổ suốt ngày. Đây là bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản. lý do là hở van bằng cơ ngăn cách dạ dày(bể chứa acid) và thực quản(ống nối dạ dày với họng vùng cổ). Việc đóng không kín van này làm cho bạn khi đi ngủ sẽ gây ra trào ngược. acid từ dạ dày theo thực quản lên họng, gây viêm họng trong lúc ngủ. Sáng ra. bạn thấy khó chịu cả ngày. Đôi khi, viêm họng mãn tính còn do nhiều lí do khác. Bạn làm theo hướng dẫn sau đây nhé.
1. Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:
Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu lớn hơn 2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ cao hơn 27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.
Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra?”… Làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.
2. Thuốc:
Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.
Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.
Uống các thuốc sau đây 1 tuần:
Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.
Uống các thuốc cũng trên giảm nhẹ một phần hội chứng mỏi vai gáy của bạn. Tránh mỏi vai gáy chỉ nên đánh máy tính 2 giờ liên tục, sau đó nghỉ ngơi đi bộ thả lỏng tay cho vai nghỉ ngơi.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
chữa dứt điểm viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi bị viêm họng mãn tính đã chữa nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn. Vẫn ho và khạc đờm dai dẳng. Tôi xin hỏi bệnh có chữa khỏi dứt điểm được không?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Viêm họng mãn tính rất nhiều người mắc. Do có nhiều lí do gây ra bệnh này nếu không tìm hiểu kỹ dể chữa thì viêm họng rất dễ tái phát. Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai Mũi Họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn. Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?
1. Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:
• Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
• Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
• Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
• Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.
• Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra???”… Làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.
2. Thuốc:
• Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.
• Nếu bệnh dạ dày, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
• Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.
• Uống các thuốc sau đây 1 tuần: 1/ Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối. 2/ Decontractyl 250 mg, ngày 3 viên chia 3 lần. 3/ Stilnox 10mg, 1 viên/ ngày, tối trước ngủ. 4/ Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Cách chữa trị viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Trương Đức Tài
Chào bác sĩ.
Em là nam giới năm nay 33 tuổi. Em bị dịch đờm ở cổ họng 7 tháng nay và luôn phải khạc nhổ liên tục trong ngày rất nhiều, dịch đờm có màu trắng trong hoặc hơi đục như mủ, nhầy dính và có sửi bọt, thi thoảng có mùi hôi và khó thở khi dịch nhiều trong cổ. Một tháng trở lại đây em có thêm triệu chứng tức tức ở phía dưới cổ họng nhưng không đau, đi siêu âm ở bệnh viện Bạch Mai nhưng không phát hiện thấy gì. Em cũng có khám nội soi Tai – Mũi – Họng ở bệnh viện Bạch Mai 2 lần và bác sĩ kết luận là em bị viêm họng mãn tính rồi kê đơn thuốc sau: Aerius 5mg (Desloratadine) loại viên uống, Anginorag 10ml lọ xịt họng.
Trong cả quá trình em sử dụng đơn thuốc bác sĩ kê nhưng chả có ngày nào có tác dụng thuyên giảm. Gia đình vệ sinh sạch sẽ không có ô nhiễm gì xung quanh, em là nhân viên văn phòng thường ngày hay ngồi phòng điều hòa và cũng không có ô nhiễm gì ở văn phòng công ty. Nhà em gần công ty nên cũng ít phải tiếp xúc với khí thải giao thông. Em có hút thuốc lá nhưng vài tháng trở lại đây em hút rất ít khoảng 3 điếu/ngày. Trong quá khứ em có bị di ứng nổi mề đay cách đây 1,5 năm, có đi khám và xét nghiệm ở bệnh viện Da Liễu Trung ương và bệnh viện Bạch Mai, kết quả em bị dị ứng và bác sĩ kê thuốc cho uống nhưng vẫn không khỏi. Hiện tại mỗi ngày em thường uống 1 viên thuốc chống dị ứng – nếu như không uống khoảng 3 ngày sẽ ngứa mũi, mắt và buốt nhức đầu ngón chân, ngón tay. Các loại thuốc dị ứng em từng uống là: Lorastas, Loratadin, Loramark. Vậy bác sĩ làm cho biết em bị bệnh gì? Và cách chữa trị ra sao? Ăn uống kiêng kị những gì?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Viêm họng mãn tính là viêm mãn tính niêm mạc họng, bệnh thường xuyên gặp. Bệnh thường diễn biến qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không chữa trị. Bệnh viêm họng mãn tính do rất nhiều lí do gây ra:
Do cơ địa. Do môi trường: Ô nhiễm không khí. Khác biệt liên tục và lớn về nhiệt độ, độ ẩm: do điều hòa nhiệt độ gây ra. Do các thói quen có hại: hút thuốc, uống nhiều rượu bia… Những bệnh gây ngạt mũi: viêm mũi dị ứng, viêm xoang… Răng sâu. Một số lí do khác: rối loạn nội tiết, thiếu vitamin A, đái tháo đường…
Đây là một bệnh rất khó chữa trị dứt điểm, để giảm bớt biểu hiện và đề phòng đợt cấp cũng như biến chứng ngoài việc chữa trị theo đơn bạn cần lưu ý những điểm sau:
Súc họng nước muỗi loãng hàng ngày: nước muối pha có độ mặn như nước canh, ấm hơn thân nhiệt vài độ Ngậm chanh với muối hoặc gừng với muối… Quan trọng nhất là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, tránh ngồi điều hòa quá lâu, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh các yếu tố dị ứng (thức ăn, hóa chất…) Trong những đợt cấp viêm nặng phải dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Theo ViCare