Nhiều người lầm tưởng phẫu thuật lệch trục nhãn cầu đã khắc phục triệt để bệnh lác mắt, tuy nhiên đây mới chỉ là bước phẫu thuật giải quyết những vấn đề về thẩm mỹ. Sau đó, người bệnh cần kiểm tra và điều trị thêm nhiều về phục hồi thị lực.
Cách chữa lác mắt như thế nào?
Câu hỏi bởi: dinh huy
Thưa bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ: Muốn chữa lác thì phải làm thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Lác là một bệnh mắt hay gặp với hai biểu hiện chính gồm rối loạn vận nhãn dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu, rối loạn chức năng mắt (nhược thị, mất thị giác hai mắt). Người bị lác thì hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ nhìn thành hai hình. Não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác và gây ra nhược thị khiến cho người bệnh không có được thị giác hai mắt. Người ta phân loại lác thành 2 loại: Lác cơ năng và lác liệt.
Lác cơ năng có biểu hiện: Nhược thị (thị lực ở một hoặc cả hai mắt giảm dưới mức bình thường), lệch trục nhãn cầu (lác trong, lác ngoài, lác đứng, lác ẩn, vi lác, lác chéo), rối loạn thị giác 2 mắt.
Việc chẩn đoán và điều trị lác mắt phải do các bác sĩ chuyên khoa Mắt đảm nhiệm. Chữa lác cần phải khám toàn diện, đánh giá chức năng của mắt, đo độ lác, chẩn đoán hình thái lác và các biểu hiện bất thường của nhãn cầu kèm theo, phân biệt với các tình huống giả lác… từ đó bác sĩ mới đưa ra hướng điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
Điều trị mắt lác:
Lác có kèm theo các dị tật khác ở mắt thì có thể phải khắc phục những dị tật khác trước.
Tật khúc xạ: Đo khúc xạ và điều chỉnh kính.
Đục thể thủy tinh: Mổ lấy thể thủy tinh đục, đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Ung thư võng mạc: Cần bỏ nhãn cầu.
Lác đơn thuần: Điều trị bao gồm chỉnh thị, phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu và điều trị phục hồi thị giác 2 mắt. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào tuổi phát sinh lác, lác có được phát hiện và điều trị sớm hay không.
Chỉnh thị: Được áp dụng cho tất cả những ca có nhược thị.
Bịt mắt lành hoàn toàn: Bịt mắt lành trong 2-4 tuần để mắt nhược thị tập luyện nhằm hồi phục thị lực. Phương pháp này cần được bác sĩ chuyên khoa Mắt theo dõi chặt chẽ thị lực mắt.
Bịt mắt lành cục bộ: Để mắt lành không được nhìn xa, không được nhìn gần hoặc luôn nhìn không rõ.
Phẫu thuật lệch trục nhãn cầu: Chỉ có lác điều tiết thuần tuý thì đeo kính sẽ hết lác, còn các loại lác khác đều phải phẫu thuật. Khi đánh giá được độ lác, hình thái lác, thị lực và thị giác 2 mắt thì nên mổ.
Phục hồi, duy trì thị giác 2 mắt: Sau phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm tra lại thị lực, chức năng thị giác 2 mắt và được hướng dẫn điều trị cho phù hợp.
Thân mến!
Phương pháp điều trị bệnh lác mắt chéo ở trẻ em
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào các bác sĩ! Xin hỏi bệnh lác mắt chéo ở trẻ em có chữa được không? Nếu được thì dùng phương pháp nào?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Mắt lác là hiện tượng 1 hoặc cả 2 tròng mắt (con ngươi mắt) bị xô lệch khỏi vị trí định vị, khiến cho trạng thái mắt luôn luôn bị lệch so với hướng nhìn. Chính vì vậy chúng ta khó đoán chính xác điểm đến của mắt lác.
Lác mắt xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ ngoại nhãn của mắt, làm cản trở sự phát triển thị giác hai mắt và có thể tác động đến thị lực, đồng thời cảm nhận chiều sâu – khả năng định vị một vật nào đó trong không gian 3 chiều – có thể mất thị giác hai mắt.
Bệnh lác mắt ít thấy ở trẻ sơ sinh mà thường gặp ở tuổi bắt đầu đi học, khi thị giác đang trong thời kỳ phát triển (trẻ bắt đầu biết sử dụng mắt và sự phối hợp hoạt động của các cơ mắt chưa được cân bằng). Thường chỉ có một mắt bị lác. Khi này, hai tròng mắt không thể cùng nhìn về một hướng, một mắt.
Phân loại lác:
Bệnh lác mắt trong: mắt nhìn vào trong Bệnh lác mắt ngoài: mắt nhìn ra ngoài Bệnh lác mắt dọc: mắt nhìn lên trên hoặc xuống dưới Bệnh lác mắt luân phiên: lúc mắt này lác, lúc mắt kia lác
Với trẻ bị lác, ngay từ lúc bé được 6 tháng tuổi nên che con mắt bình thường cho đến khi mắt lác nhìn được thẳng. Nếu làm tích cực chỉ trong 10-15 ngày là khỏi. Cho trẻ bị cận thị hay viễn thị đeo kính. Kết quả chữa trị sẽ rất tốt nếu được chữa sớm (lý tưởng là dưới 5 tuổi). Mục đích là làm tăng thị lực cho mắt bị lác và để trẻ phải sử dụng hai mắt cùng lúc. Đa số trẻ khi được chữa phối hợp bịt mắt tốt và cho đeo kính có thể trị khỏi lác trong vòng 6 tháng đến 2 năm. Nếu mắt lác có chỉ định mổ thì mổ trước 7 tuổi là tốt nhất. Quãng tuổi này mổ vừa đạt kết quả chắc chắn vừa phụ hồi thị lực tốt. Mổ lác ở thanh niên hay người lớn chỉ phục hồi mỹ quan, không phục hồi thị lực, do đó rất dễ tái phát trở lại. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không thể mang lại kết quả như mong muốn hoặc trẻ bị lác do bất thường của cơ, thần kinh. Phẫu thuật có thể đem lại tính thẩm mỹ cho đôi mắt nhưng không phải bao giờ cũng đảm bảo thì lực đều cho hai mắt, bởi vậy sau khi phẫu thuật trẻ em cần được thực hiện những bước tập luyện tiếp theo nhằm mang lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt.
Thân mến!
Bị lác 1 mắt, thị lực kém, nếu nhìn gần thì không sao nhưng nhìn ra xa thì mắt bị lác tự động lệch nhãn cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Theo như ba má nói thì khi sinh ra đến tận 4 tuổi em mới xuất hiện triệu chứng của bệnh mắt lác. Do hoàn cảnh gia đình mà đến tận bây giờ em đã 19 tuổi nhưng vẫn chưa được chữa trị.
Bệnh của em có triệu chứng: bị lác 1 mắt, thị lực kém, nếu nhìn gần thì không sao nhưng nhìn ra xa thì mắt bị lác tự động lệch nhãn cầu. Bác sĩ cho em hỏi em nên chữa trị như thế nào ạ? Bệnh của em có phẫu thuật được không? Nếu được thì chi phí là bao nhiêu? Thời gian chữa trị có lâu không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Lác mắt hay lé mắt là tình huống hai đồng tử mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường, thông thường là một trong hai mắt bị lệch đi so với mắt kia. Mắt bị lệch có thể hướng về phía trong (lé trong) hoặc phía ngoài (lé ngoài). Một số tình huống ít gặp hơn, mắt bị lệch có thể hướng lên phía trên hoặc về phía dưới.
Lác mắt là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện ở trẻ em vì sự kiểm soát các cơ mắt còn rất yếu và cơ chế tạo sự thẳng hàng của hai mắt chưa phát triển.
Tình trạng lác mắt của trẻ đã lớn là do sự phát triển bất thường của cơ chế tạo sự thẳng hàng cho hai mắt, nhưng cũng có thể là hậu quả của chứng viễn thị, do mắt phải tăng điều tiết nên một trong hai mắt có khuynh hướng lệch vào trong.
Lác mắt ở người trưởng thành có thể là dấu hiệu của các bệnh ở não, do dây thần kinh kiểm soát các cơ ở mắt hoặc do sự bất thường của chính các cơ này.
Hầu hết các tình huống lác mắt ở trẻ em đều có thể điều trị được. Khi trẻ bị lệch một trong hai mắt, có thể che mắt bình thường lại để buộc mắt bị lệch phải làm việc, do đó phát triển bình thường thị lực và cân đối với mắt kia. Nếu không thấy kết quả, có thể xem xét việc điều chỉnh bằng kính hoặc bằng phẫu thuật.
Lác mắt ở người lớn thường khó chữa trị hơn, và có khả năng trở thành tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể đeo kính lăng trụ hoặc phẫu thuật để xử lý. Trong tình huống không khôi phục được thị lực bình thường, phẫu thuật cũng giúp thay đổi dáng vẻ của mắt để trở nên ngay ngắn hơn.
Do đó em nên đi khám ở bệnh viện chuyên khoa mắt. Căn cứ vào tình trạng bệnh của em sau khi khám, các bác sĩ sẽ cho em hướng chữa trị cụ thể. Thời gian và chi phí chữa trị còn tùy thuộc vào tình trạng của mắt em cũng như biện pháp chữa trị được áp dụng.
Chúc em luôn vui và khỏe mạnh.
Mắt trái bị lác trong và rung giật nhãn cầu có thể phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: quốc huy
Chào bác sĩ.
Năm nay em 19 tuổi. Mắt trái của em bị lác trong cộng thêm rung giật nhãn cầu. Theo tìm hiểu thì rung giật nhãn cầu là không thể chữa nhưng lác mắt thư thế có phẫu thuật được hay không? Sau khi phẫu thuật thì có xảy ra song thị hoặc hướng đầu có đường như người bình thường hay không? Và chi phí để hoàn thành một ca phẫu thuật 1 bên mắt như trên là bao nhiêu? Tình trạng hiện tại: Mắt phải vẫn hoạt động tốt, mắt trái đang bị nhược thị ở mức độ trung bình.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Mỗi mắt bình thường có 6 cơ vận nhãn bám xung quanh nhãn cầu để giúp mắt liếc các hướng khác nhau. Mỗi cơ vận nhãn đảm nhận một hướng nhìn chính yếu. Lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn này. Lác có thể do nhiều lí do gây ra như do bẩm sinh, chấn thương, rối loạn, bệnh lý,…
Rung giật nhãn cầu là tình trạng chuyển động lắc nhanh không chủ ý của nhãn cầu khiến mắt không thể nhìn cố định vào một vật trước mắt, dẫn tới các rối loạn thị lực. Rung giật nhãn cầu có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải.
Nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu rất đa dạng, có thể do: Di truyền, bạch tạng, bệnh lý tại mắt (đục thể thủy tinh, lé, tật khúc xạ nặng,…), bệnh lý tai trong, bệnh lý nội khoa (bệnh Meniere, xơ cứng rải rác, đột quỵ,…), chấn thương, một số loại thuốc (thuốc chống động kinh,…), nghiện rượu,…
Trường hợp của cháu, có lác trong kèm theo rung giật nhãn cầu,… Để phẫu thuật trong tình huống này thì trước hết cần đánh giá chính xác xem tình trạng lác ra sao, tình trạng bất thường cấu trúc mắt ra sao, lí do gây rung giật nhãn cầu là gì,… từ đó mới đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp nhất. Chính vì thế mà chi phí chữa trị phụ thuộc vào các yếu tố nêu trên, ngoài ra phụ thuộc vào việc lựa chọn biện pháp can thiệp nào, thời gian chữa trị, phục hồi chuyên biệt sau phẫu thuật. Do vậy, để xác định chính xác tình trạng của mắt, cũng như lí do gây rối loạn, từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để khám kiểm tra.
Chúc cháu sức khỏe.
Hỏi về cách trị mắt lé
Câu hỏi bởi: Nguyễn Minh Nhựt
Tôi năm nay 25 tuổi, từ nhỏ mắt tôi đã bị lé trong nhưng không được chữa trị. Nay tôi muốn hỏi là tôi có thể chữa trị có được không? Chi phí và nơi chữa trị ở đâu? (tôi ở Tây Ninh). Trên internet có các cách như mổ, nhìn bằng mắt bệnh để mắt bệnh quen dần, như vậy có đúng không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Mắt lé, hay mắt lác là tình trạng hai mắt không thẳng hàng, nói cách khác là một mắt nhìn thẳng, còn mắt kia nhìn lệch đi. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Lác mắt có thể lệch vào trong, lệch ra ngoài, hoặc một mắt có thể cao hơn mắt khác. Lác mắt có thể dẩn đến giảm thị lực hai mắt.
Đúng như bạn đã tìm hiểu, hiện nay có một số cách chữa trị lác mắt tùy vào từng loại lác khác nhau. Một số tình huống chỉ cần chữa trị bằng cách đeo kính và tập luyện cho mắt, trong khi những tình huống khác lại cần phẫu thuật sớm.
Đôi khi lác mắt có liên quan đến các vấn đề ở mắt hay ở não, vì thế bác sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ bằng cách khám và làm các xét nghiệm. Do đó, bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để có hướng chữa trị phù hợp nhất cho đôi mắt của mình.
Chúc bạn khỏe.
Cách chữa lác mắt như thế nào?
Câu hỏi bởi: dinh huy
Thưa bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ: Muốn chữa lác thì phải làm thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Lác là một bệnh mắt hay gặp với hai biểu hiện chính gồm rối loạn vận nhãn dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu, rối loạn chức năng mắt (nhược thị, mất thị giác hai mắt). Người bị lác thì hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ nhìn thành hai hình. Não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác và gây ra nhược thị khiến cho người bệnh không có được thị giác hai mắt. Người ta phân loại lác thành 2 loại: Lác cơ năng và lác liệt.
Lác cơ năng có biểu hiện: Nhược thị (thị lực ở một hoặc cả hai mắt giảm dưới mức bình thường), lệch trục nhãn cầu (lác trong, lác ngoài, lác đứng, lác ẩn, vi lác, lác chéo), rối loạn thị giác 2 mắt.
Việc chẩn đoán và điều trị lác mắt phải do các bác sĩ chuyên khoa Mắt đảm nhiệm. Chữa lác cần phải khám toàn diện, đánh giá chức năng của mắt, đo độ lác, chẩn đoán hình thái lác và các biểu hiện bất thường của nhãn cầu kèm theo, phân biệt với các tình huống giả lác… từ đó bác sĩ mới đưa ra hướng điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
Điều trị mắt lác:
Lác có kèm theo các dị tật khác ở mắt thì có thể phải khắc phục những dị tật khác trước.
Tật khúc xạ: Đo khúc xạ và điều chỉnh kính.
Đục thể thủy tinh: Mổ lấy thể thủy tinh đục, đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Ung thư võng mạc: Cần bỏ nhãn cầu.
Lác đơn thuần: Điều trị bao gồm chỉnh thị, phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu và điều trị phục hồi thị giác 2 mắt. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào tuổi phát sinh lác, lác có được phát hiện và điều trị sớm hay không.
Chỉnh thị: Được áp dụng cho tất cả những ca có nhược thị.
Bịt mắt lành hoàn toàn: Bịt mắt lành trong 2-4 tuần để mắt nhược thị tập luyện nhằm hồi phục thị lực. Phương pháp này cần được bác sĩ chuyên khoa Mắt theo dõi chặt chẽ thị lực mắt.
Bịt mắt lành cục bộ: Để mắt lành không được nhìn xa, không được nhìn gần hoặc luôn nhìn không rõ.
Phẫu thuật lệch trục nhãn cầu: Chỉ có lác điều tiết thuần tuý thì đeo kính sẽ hết lác, còn các loại lác khác đều phải phẫu thuật. Khi đánh giá được độ lác, hình thái lác, thị lực và thị giác 2 mắt thì nên mổ.
Phục hồi, duy trì thị giác 2 mắt: Sau phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm tra lại thị lực, chức năng thị giác 2 mắt và được hướng dẫn điều trị cho phù hợp.
Thân mến!
Phương pháp điều trị bệnh lác mắt chéo ở trẻ em
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào các bác sĩ! Xin hỏi bệnh lác mắt chéo ở trẻ em có chữa được không? Nếu được thì dùng phương pháp nào?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Mắt lác là hiện tượng 1 hoặc cả 2 tròng mắt (con ngươi mắt) bị xô lệch khỏi vị trí định vị, khiến cho trạng thái mắt luôn luôn bị lệch so với hướng nhìn. Chính vì vậy chúng ta khó đoán chính xác điểm đến của mắt lác.
Lác mắt xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ ngoại nhãn của mắt, làm cản trở sự phát triển thị giác hai mắt và có thể tác động đến thị lực, đồng thời cảm nhận chiều sâu – khả năng định vị một vật nào đó trong không gian 3 chiều – có thể mất thị giác hai mắt.
Bệnh lác mắt ít thấy ở trẻ sơ sinh mà thường gặp ở tuổi bắt đầu đi học, khi thị giác đang trong thời kỳ phát triển (trẻ bắt đầu biết sử dụng mắt và sự phối hợp hoạt động của các cơ mắt chưa được cân bằng). Thường chỉ có một mắt bị lác. Khi này, hai tròng mắt không thể cùng nhìn về một hướng, một mắt.
Phân loại lác:
Bệnh lác mắt trong: mắt nhìn vào trong Bệnh lác mắt ngoài: mắt nhìn ra ngoài Bệnh lác mắt dọc: mắt nhìn lên trên hoặc xuống dưới Bệnh lác mắt luân phiên: lúc mắt này lác, lúc mắt kia lác
Với trẻ bị lác, ngay từ lúc bé được 6 tháng tuổi nên che con mắt bình thường cho đến khi mắt lác nhìn được thẳng. Nếu làm tích cực chỉ trong 10-15 ngày là khỏi. Cho trẻ bị cận thị hay viễn thị đeo kính. Kết quả chữa trị sẽ rất tốt nếu được chữa sớm (lý tưởng là dưới 5 tuổi). Mục đích là làm tăng thị lực cho mắt bị lác và để trẻ phải sử dụng hai mắt cùng lúc. Đa số trẻ khi được chữa phối hợp bịt mắt tốt và cho đeo kính có thể trị khỏi lác trong vòng 6 tháng đến 2 năm. Nếu mắt lác có chỉ định mổ thì mổ trước 7 tuổi là tốt nhất. Quãng tuổi này mổ vừa đạt kết quả chắc chắn vừa phụ hồi thị lực tốt. Mổ lác ở thanh niên hay người lớn chỉ phục hồi mỹ quan, không phục hồi thị lực, do đó rất dễ tái phát trở lại. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không thể mang lại kết quả như mong muốn hoặc trẻ bị lác do bất thường của cơ, thần kinh. Phẫu thuật có thể đem lại tính thẩm mỹ cho đôi mắt nhưng không phải bao giờ cũng đảm bảo thì lực đều cho hai mắt, bởi vậy sau khi phẫu thuật trẻ em cần được thực hiện những bước tập luyện tiếp theo nhằm mang lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt.
Thân mến!
Bị lác 1 mắt, thị lực kém, nếu nhìn gần thì không sao nhưng nhìn ra xa thì mắt bị lác tự động lệch nhãn cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Theo như ba má nói thì khi sinh ra đến tận 4 tuổi em mới xuất hiện triệu chứng của bệnh mắt lác. Do hoàn cảnh gia đình mà đến tận bây giờ em đã 19 tuổi nhưng vẫn chưa được chữa trị.
Bệnh của em có triệu chứng: bị lác 1 mắt, thị lực kém, nếu nhìn gần thì không sao nhưng nhìn ra xa thì mắt bị lác tự động lệch nhãn cầu. Bác sĩ cho em hỏi em nên chữa trị như thế nào ạ? Bệnh của em có phẫu thuật được không? Nếu được thì chi phí là bao nhiêu? Thời gian chữa trị có lâu không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Lác mắt hay lé mắt là tình huống hai đồng tử mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường, thông thường là một trong hai mắt bị lệch đi so với mắt kia. Mắt bị lệch có thể hướng về phía trong (lé trong) hoặc phía ngoài (lé ngoài). Một số tình huống ít gặp hơn, mắt bị lệch có thể hướng lên phía trên hoặc về phía dưới.
Lác mắt là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện ở trẻ em vì sự kiểm soát các cơ mắt còn rất yếu và cơ chế tạo sự thẳng hàng của hai mắt chưa phát triển.
Tình trạng lác mắt của trẻ đã lớn là do sự phát triển bất thường của cơ chế tạo sự thẳng hàng cho hai mắt, nhưng cũng có thể là hậu quả của chứng viễn thị, do mắt phải tăng điều tiết nên một trong hai mắt có khuynh hướng lệch vào trong.
Lác mắt ở người trưởng thành có thể là dấu hiệu của các bệnh ở não, do dây thần kinh kiểm soát các cơ ở mắt hoặc do sự bất thường của chính các cơ này.
Hầu hết các tình huống lác mắt ở trẻ em đều có thể điều trị được. Khi trẻ bị lệch một trong hai mắt, có thể che mắt bình thường lại để buộc mắt bị lệch phải làm việc, do đó phát triển bình thường thị lực và cân đối với mắt kia. Nếu không thấy kết quả, có thể xem xét việc điều chỉnh bằng kính hoặc bằng phẫu thuật.
Lác mắt ở người lớn thường khó chữa trị hơn, và có khả năng trở thành tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể đeo kính lăng trụ hoặc phẫu thuật để xử lý. Trong tình huống không khôi phục được thị lực bình thường, phẫu thuật cũng giúp thay đổi dáng vẻ của mắt để trở nên ngay ngắn hơn.
Do đó em nên đi khám ở bệnh viện chuyên khoa mắt. Căn cứ vào tình trạng bệnh của em sau khi khám, các bác sĩ sẽ cho em hướng chữa trị cụ thể. Thời gian và chi phí chữa trị còn tùy thuộc vào tình trạng của mắt em cũng như biện pháp chữa trị được áp dụng.
Chúc em luôn vui và khỏe mạnh.
Mắt trái bị lác trong và rung giật nhãn cầu có thể phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: quốc huy
Chào bác sĩ.
Năm nay em 19 tuổi. Mắt trái của em bị lác trong cộng thêm rung giật nhãn cầu. Theo tìm hiểu thì rung giật nhãn cầu là không thể chữa nhưng lác mắt thư thế có phẫu thuật được hay không? Sau khi phẫu thuật thì có xảy ra song thị hoặc hướng đầu có đường như người bình thường hay không? Và chi phí để hoàn thành một ca phẫu thuật 1 bên mắt như trên là bao nhiêu? Tình trạng hiện tại: Mắt phải vẫn hoạt động tốt, mắt trái đang bị nhược thị ở mức độ trung bình.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Mỗi mắt bình thường có 6 cơ vận nhãn bám xung quanh nhãn cầu để giúp mắt liếc các hướng khác nhau. Mỗi cơ vận nhãn đảm nhận một hướng nhìn chính yếu. Lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn này. Lác có thể do nhiều lí do gây ra như do bẩm sinh, chấn thương, rối loạn, bệnh lý,…
Rung giật nhãn cầu là tình trạng chuyển động lắc nhanh không chủ ý của nhãn cầu khiến mắt không thể nhìn cố định vào một vật trước mắt, dẫn tới các rối loạn thị lực. Rung giật nhãn cầu có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải.
Nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu rất đa dạng, có thể do: Di truyền, bạch tạng, bệnh lý tại mắt (đục thể thủy tinh, lé, tật khúc xạ nặng,…), bệnh lý tai trong, bệnh lý nội khoa (bệnh Meniere, xơ cứng rải rác, đột quỵ,…), chấn thương, một số loại thuốc (thuốc chống động kinh,…), nghiện rượu,…
Trường hợp của cháu, có lác trong kèm theo rung giật nhãn cầu,… Để phẫu thuật trong tình huống này thì trước hết cần đánh giá chính xác xem tình trạng lác ra sao, tình trạng bất thường cấu trúc mắt ra sao, lí do gây rung giật nhãn cầu là gì,… từ đó mới đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp nhất. Chính vì thế mà chi phí chữa trị phụ thuộc vào các yếu tố nêu trên, ngoài ra phụ thuộc vào việc lựa chọn biện pháp can thiệp nào, thời gian chữa trị, phục hồi chuyên biệt sau phẫu thuật. Do vậy, để xác định chính xác tình trạng của mắt, cũng như lí do gây rối loạn, từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để khám kiểm tra.
Chúc cháu sức khỏe.
Hỏi về cách trị mắt lé
Câu hỏi bởi: Nguyễn Minh Nhựt
Tôi năm nay 25 tuổi, từ nhỏ mắt tôi đã bị lé trong nhưng không được chữa trị. Nay tôi muốn hỏi là tôi có thể chữa trị có được không? Chi phí và nơi chữa trị ở đâu? (tôi ở Tây Ninh). Trên internet có các cách như mổ, nhìn bằng mắt bệnh để mắt bệnh quen dần, như vậy có đúng không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Mắt lé, hay mắt lác là tình trạng hai mắt không thẳng hàng, nói cách khác là một mắt nhìn thẳng, còn mắt kia nhìn lệch đi. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Lác mắt có thể lệch vào trong, lệch ra ngoài, hoặc một mắt có thể cao hơn mắt khác. Lác mắt có thể dẩn đến giảm thị lực hai mắt.
Đúng như bạn đã tìm hiểu, hiện nay có một số cách chữa trị lác mắt tùy vào từng loại lác khác nhau. Một số tình huống chỉ cần chữa trị bằng cách đeo kính và tập luyện cho mắt, trong khi những tình huống khác lại cần phẫu thuật sớm.
Đôi khi lác mắt có liên quan đến các vấn đề ở mắt hay ở não, vì thế bác sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ bằng cách khám và làm các xét nghiệm. Do đó, bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để có hướng chữa trị phù hợp nhất cho đôi mắt của mình.
Chúc bạn khỏe.
Theo ViCare