Phẫu thuật trĩ: Đừng làm nếu chưa biết những điều này


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Hiện nay, đa phần bệnh nhân trĩ thường tìm đến phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, trước khi tiến hành chúng ta cần nắm rõ những lưu ý hữu ích từ các chuyên gia.

Phẫu thuật cắt trĩ longo


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ,

Hiện tại tôi đang quan tâm đến phẫu thuật búi trĩ ngoại. Và có tìm hiểu phẫu thuật longo của bệnh viện. Tôi muốn hỏi nhược điểm của phẫu thuật này là có nhiều mẩu da nghĩa là sao? Sau khi phẫu thuật da thừa vẫn còn? Nếu sử dụng phương pháp này thì trĩ có xuất hiện tiếp không hay sẽ triệt để 100%?

Mong câu trả lời của bác sĩ.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn:

Với câu hỏi tôi giới thiệu những ưu, nhược điểm của phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo

1 .Ưu điểm:

Là phương pháp có thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ khoảng 30 phút là đã phẫu thuật xong.

Do thao tác phẫu thuật được tiến hành trên đường lược, là nơi ít có dây thần kinh cảm giác, nên người bệnh sẽ không phải chịu nhiều đau đớn như những phương pháp truyền thống.

Có thời gian nằm viện ngắn: người bệnh có thể chỉ phải nằm lại 10 -20 tiếng để theo dõi, sau đó được ra về và sinh hoạt như bình thường.

2 .Nhược điểm:

Có thể gây hẹp hậu môn: bởi khi tiến hành làm phẫu thuật, thường phải níu kéo đường kính ống hậu môn lại cho vừa khít với ống longo, cho nên sau khi phẫu thuật xong có thể làm cho kích thước hậu môn bị thu hẹp lại so với ban đầu, làm cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện.

Không điều trị được dứt điểm bệnh: có nhiều búi trĩ có kích thước lớn, nên ống Longo không thể chứa hết, khiến cho việc cắt bỏ búi trĩ bị sót

Các clip có thể vẫn bị sót lại trong hậu môn: nhiều khi các clip không rơi ra, vẫn còn nguyên trong ống hậu môn, khiến cho hậu môn càng bị hẹp hơn. Có trường hợp, sau mổ trĩ, ống hậu môn không nhét vừa được ngón tay, sờ vào vẫn thấy ghim clip. Chính điều này, khiến cho hậu môn dễ bị viêm nhiễm,

Có thể bị rò rỉ chảy máu: vì các ghim không chặt, không đủ độ ép chắc để cầm máu vết mổ

Có thể làm mất hoặc gây rối loạn phản xa mót đi đại tiện tự nhiên: khi phẫu thuật có thể làm biến đổi cấu tạo của hậu môn, làm cho người bệnh không còn phản xạ mót đại tiện nhạy cảm như trước nữa

Không chỉ vậy, longo chỉ cắt được trĩ nội đơn thuần, không thể cắt được trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp….

Chúc bạn mạnh khỏe.

Bệnh trĩ sau sinh có phải phẫu thuật không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Tôi sinh em bé năm 2008 khi sinh xong hình như ở hậu môn có một ít thịt lồi ra. Lúc đó tôi có hỏi nhưng bác sĩ bảo không sao, sinh xong sẽ hết. Nhưng đến bây giờ vẫn không hết, tôi đi khám lại bác sĩ nói tôi bị trĩ, tôi đã dùng thuốc nhưng không khỏi. Xin hỏi trường hợp của tôi có phải phẫu thuật không?

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Điều trị trĩ có nhiều phương pháp khác nhau dựa vào mức độ tổn thương của bệnh như: uống thuốc, thắt búi trĩ, tiêm xơ, phẫu thuật…. Bạn muốn biết mình có phẫu thuật được không thì cần đi khám chuyên khoa Tiêu hóa gần nhất để xác định búi trĩ của bạn chữa trị theo phương pháp nào là tốt nhất.

Thân chào bạn!

Triệu chứng hậu phẫu thuật trĩ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ, em tên Trinh 28 tuổi đang sống và làm việc tại TP.HCM. Ngày 02/06/2016 em có đi phẫu thuật trĩ nội bằng phương pháp Longo, và vết thương khoảng 10ngày là lanh hẳn. Tuy nhiên vấn đề đi vệ sinh từ ngày thứ 11 đến nay vẫn khó khăn, ban đầu các bác sĩ tiến hành thụt tháo hậu môn, sau này thì em chuyển sang uống thuốc Duphalac nhuận tràng để đi dễ hơn. Mỗi lần đi khuôn phân nhỏ dẹp, nếu uống thuốc thì đi bình thường, tuy nhiên khi không uống thuốc thì phân không ra được.
Bác sĩ có thể cho em biết có phải hiện tượng của em là bị hẹp hậu môn tạm thời không ạ, và cần có cách khắc phục gì không thưa bác sĩ. Tuần vừa rồi em có tới BV DHYD CS2 khám thì bác sĩ ở đó cho một số thuốc về uống tiếp và không biết uống thường xuyên như vậy có ảnh hưởng gì không ạ
Em cảm ơn bác sĩ
(Em vẫn giữ chế độ ăn rau và uống nhiều nước 2l mỗi ngày)

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.
Bạn đã cắt trĩ bằng phương pháp Longo, nguyên tắc của kỹ thuật này là dùng một dụng cụ khâu tự động cắt khoanh một đoạn niêm mạc và hạ niêm mạc của trực tràng (phía trên đường răng lược), nhằm cắt đứt đường cấp máu tới các búi trĩ, phần niêm mạc hậu môn đang bị sa sẽ được khâu treo lên cao. Các búi trĩ do không được cấp máu sẽ teo dần đi. Đây là phương pháp mới có ưu điểm là thời gian lành bệnh nhanh, ít đau, ít tái phát .

Phương pháp này có thể gây hẹp hậu môn không hồi phục, do phẫu thuật có thể làm mất hoặc rối loạn phản xạ mót ỉa tự nhiên (do biến đổi giải phẫu đoạn lỗ trong hậu môn). Sau mổ, trực tràng đổ vào ống hậu môn không còn thuôn như dạng cái phễu nữa mà trở thành dạng lòng chảo do vòng clip tạo ra. Trường hợp này, bệnh nhân thường đại tiện khó hoặc không còn phản xạ mót ỉa nhậy cảm như trước.

Có thể dấu hiệu khó khăn khi đại tiện của bạn là do biến chứng này. Nếu đã là biến chứng thì việc khó khăn trong đại tiện sẽ là đương nhiên và tồn tại lâu dài, không có cách khắc phục. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau có nhiều chất xơ làm tăng khối lượng phân, làm hỗn dịch tiêu hóa (phân) di chuyển nhanh trong đường tiêu hóa, chống táo bón (phân thành khuôn, mềm, mượt) chứ không làm lỏng phân nên ít có tác dụng trong trường hợp của bạn (ở bạn cần lỏng phân).

Để làm lỏng phân chỉ có cách là dùng thuốc uống. Việc uống thuốc làm lỏng phân lâu dài sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, bạn nên luân phiên thay thế bằng nhiều loại thuốc làm lỏng phân khác nhau. Ví dụ: thay Duphalac bằng Bicosadin, hoặc uống nước sắc vỏ cây đại (hoa sứ, chăm-pa) đã cạo bỏ màng tinh bên ngoài để loại bỏ nấm ký sinh ở trên vỏ cây.

Cách dùng vỏ cây đại ( Chi Đại ): mỗi ngày chỉ lấy 4-5 g vỏ thái mỏng, sao thơm, sắc với 200 ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. – Chữa táo bón: Dùng 5-10 g vỏ đại thái mỏng, sao thơm, sắc với 200 ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bạn nên kết hợp mát xa vùng bụng dưới hỗ trợ phản xạ bài tiết phân.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Phẫu thuật cắt trĩ trong khi đang bị kinh nguyệt được không ?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác Sĩ!

Tôi năm nay 48 tuổi, nữ, có gia đình 4 con.

Tôi bị trĩ sa ra ngoài hậu môn.

Tôi muốn phẫu thuật nhưng đang bị kinh nguyệt

Vậy có phẫu thuật được không ?

Rất mong nhận được lời khuyên từ bác sĩ.

Cám ơn Bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ Phạm Văn Tâm


Chào bạn,

Trường hợp của bạn sau chu kỳ kinh này có thể đến cơ sở y tế phẫu thuật sử dụng phương pháp Longo ít xâm lấn và ít tổn thương.

Chúc bạn sức khỏe.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi trĩ, ở hậu môn vẫn có cảm giác vướng là sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi bị trĩ cách đây hơn 1 năm tôi có làm tiểu phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, hiện nay ở phần hậu môn vẫn có cảm giác vướng, tay sờ vào có 1 cục nhỏ. Có phải tôi lại mọc thêm búi trĩ khác không và giờ tôi phải làm như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp!

Xin cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các triệu chứng của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ và gia tăng trở lại sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ. Trường hợp của bạn sau khi tiểu phẫu cắt búi trĩ, ở phần hậu môn hiện nay vẫn có cảm giác vướng, có 1 cục nhỏ. Như vậy nhiều khả năng là bệnh trĩ của bạn đã tái phát. Nguyên nhân chủ yếu là do sau phẫu thuật trĩ bạn chưa tuân thủ hướng dẫn đầy đủ của thầy thuốc hoặc sinh hoạt chưa điều độ, ít vận động, chế độ ăn uống, kiêng kị không đúng cách. Bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được khám và chữa trị.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.