Đừng coi thường khi mắt mờ hoặc đỏ, rất có thể bạn đang là nạn nhân của những căn bệnh thông thường về mắt, sau đây là 3 câu hỏi liên quan đến các bệnh về mắt.
Mí mắt trên bị đau là vì sao?
Câu hỏi bởi: lamnguyet
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 16 tuổi. Mấy ngày nay mí mắt trên và đuôi mắt phía bên trái của cháu tự nhiên bị đau ạ. Chớp vẫn bình thường nhưng chạm vào hay thử kéo lên sẽ bị đau ạ. Buổi tối có lúc còn bị cay rất khó chịu nữa. Xin hỏi bác sĩ cháu bị sao vậy ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Theo các triệu chứng cháu mô tả, cháu có thể đang có dấu hiệu ban đầu của lẹo mắt.
Triệu chứng khi bị lẹo:
Mi mắt sưng nhẹ.
Mắt hơi đỏ, ngứa, đau.
Chảy nước mắt, cảm giác cộm ở mắt.
Ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ bằng hạt gạo.
Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.
Sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ.
Điều trị lẹo phải sớm ngay giai đoạn đầu. Hiện tại khi lẹo chưa nổi rõ cháu có thể rửa mắt bằng nước muối, nhỏ mắt. Chườm nóng có thể giảm biểu hiện đau đối với các tổn thương sớm. Kháng sinh uống thường dùng loại Augmentine và thuốc giảm đau thường dùng loại Paracetamol. Tốt nhất cháu nên đi khám để được bác sĩ cho thuốc. Trong tình huống lẹo tụ mủ nhiều phải tiểu phẫu nạo vét lẹo thì bệnh mới hết được.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mắt bị đau nhức, nhiều ghèn liệu có khỏi được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ, năm nay 23 tuổi. Khoảng 3 tuần nay cháu hay bị nhức và đỏ mắt, có rất nhiều ghèn, khoảng 3-5 hôm lại bị 1 lần. 3 tuần trước cháu bị đau mắt trái, tuần này mắt trái không bị nhức và đỏ thì mắt phải lại bị. Hiện cháu đang dùng nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt. Vậy cháu có thể khỏi được không vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Viêm kết mạc cấp, còn được gọi là ‘đau mắt đỏ’. Viêm kết mạc có thể bị một bên hoặc cả hai bên, ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ… 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra dử, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia. Đây là bệnh lành tính song vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không chữa trị đúng cách và kịp thời. Trên thực tế rất khó để xác định viêm kết mạc là do vi khuẩn hay vi-rút. Nếu lí do do vi-rút thì dử mắt loãng hơn còn nếu do vi khuẩn thì dử mắt thường đặc như mủ. Khi ngủ dậy vào buổi sáng 2 mi mắt có thể dính lại với nhau. Nếu viêm kết mạc do dị ứng có thể cảm thấy ngứa và chảy nước mắt.
Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt và uống thuốc theo chỉ định, không nên tự ý uống thuốc. Thông thường, viêm kết mạc có tiến triển lành tính, có thể khỏi trong một tuần. Nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng gây tổn thương trên giác mạc, tác động đến thị lực, lúc đó việc chữa trị rất dai dẳng.
Hiện chưa có thuốc diệt vi-rút gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của vi-rút. Nếu dùng thì cũng không làm bệnh nhanh khỏi hơn mà chỉ hỗ trợ quá trình diễn biến của bệnh diễn ra thuận lợi. Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Cũng chỉ nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine). Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong thời gian bị bệnh bạn cũng cần nghỉ ngơi tại nhà, không làm việc bằng mắt nhiều, như đọc sách báo, coi tivi, nên để mắt được thư giãn.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Làm sao để mắt hết đỏ, sưng sau khi uống thuốc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị đau đầu buồn nôn đi khám họ chẩn đoán là bệnh rối loạn tiền đình và họ kê cho em một đơn thuốc là hoạt huyết Magie B6, Mediphylamin, Piracetam. Em uống được 2 ngày rưỡi thì thấy mắt bị đỏ, xung quanh bị sưng lên và sờ thì thấy đau. Bác sĩ cho em hỏi làm cách nào để mắt em hết sưng và đau ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Biểu hiện mắt bị đỏ, sưng đau của em có thể do 2 lí do. Thứ nhất có thể là do tác dụng phụ của thuốc em đang uống. Thứ hai là có thể do em có bệnh lý nào đó về mắt như viêm kết mạc… xảy ra đồng thời với khi dùng thuốc. Trước hết, em cần đi khám mắt để các bác sĩ tìm lí do. Nếu là do dị ứng thuốc thì em cần ngưng uống thuốc và đến khám lại ở bác sĩ kê đơn đề nghị đổi thuốc khác hay hỏi ý kiến về việc giảm liều. Nếu do bệnh về mắt thì em cần chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe!
Mắt có tia đỏ và nổi mụn nước sau nối mi là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Thuận
Xin chào bác sĩ!
Cách đây 2 hôm em có đi nối mi. Sau 1 hôm thì mắt bên trái có biểu hiện vằn lên tia đỏ trong lòng trắng, em có ra tiệm thuốc tây mua chai thuốc nhỏ mắt và nhỏ thì thấy giảm đỏ trong mắt. Nhưng tới hôm sau thì thấy nổi 1 hột nước nhỏ gần tuyến lệ và có cảm giác cộm cộm khó chịu. Xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết đôi điều về giải phẫu sinh lý và chức năng của lông mi. Lông mi có khỏang 2 đến 3 hàng. Tổng số cả mi trên và mi dưới từ 80-120 chiếc. Bạn bị mắt bên trái có biểu hiện vằn lên tia đỏ sau nối mi, sau đó thấy nổi 1 hột nước nhỏ gần tuyến lệ và có cảm giác cộm cộm khó chịu. Như vậy bạn đã bị biến chứng nhiễm khuẩn sau nối mi. Có thể do kỹ thuật làm không tốt hoặc do các vật liệu làm nối mi không đảm bảo gây phản ứng dị ứng và nhiễm khuẩn. Bạn nên tra nước muối sinh lý để nhỏ mắt. Bạn có thể tra thuốc Chlorocid-H để chống viêm và dị ứng.Nếu không đỡ bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để được giải đáp và chữa trị kịp thời.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Phần dưới quầng mắt bị đỏ, ngứa, dần dần chuyển sang sẫm màu
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, giới tính nữ. Thời gian trước em có bị đỏ phần dưới quầng mắt (một bên phải), nó hơi ngứa. Khi đó thì em chủ quan, nghĩ không sao, sau đó quầng thâm này chuyển sang sẫm màu, dần dần không còn ngứa nữa, phần da này như bình thường nhưng màu đen hơn so với mắt bên kia. Em có đi khám thì bác sĩ nói em bị dị ứng thuốc, nên tránh không uống những thứ thuốc gây dị ứng và nói không cần dùng thuốc, đợi một thời gian nữa tự khỏi. Nhưng em đợi mãi không hết, thời gian này em có đi khám và mua thuốc uống nhưng không khỏi được. Em mong bác sĩ cho em một lời khuyên để vết thâm này hết.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Vùng da dưới mắt thường không có dầu, rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy hiện tượng quầng thâm cũng rất dễ xuất hiện. Đây cũng là một trong những vùng thể hiện rõ nhất sự mệt mỏi trên gương mặt. Có nhiều lí do dẫn đến thâm quầng mắt, bao gồm:
Yếu tố di truyền: thường gây thâm quầng mắt nhiều nhất vào tuổi vị thành niên. Nếu do di truyền thì hầu như không thuốc nào chữa được.
Nội tiết tố thay đổi, thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu ngủ, dùng mỹ phẩm không đúng cách, mệt mỏi, thức khuya…
Uống rượu, cà phê, hút thuốc lá,…
Để cải thiện tình trạng thâm quầng mắt, cần phải loại bỏ các lí do gây bệnh:
Bạn cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Ngủ đủ giấc mỗi tối (7-8 giờ/đêm), ngủ trước 23 giờ. Ngủ trưa 30-60 phút. Khi ngủ nên gối đầu cao một chút làm giảm tắc nghẽn mạch máu và giảm sưng mắt.
Tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời lên vùng da xung quanh mắt, đeo kính râm, sử dụng kem chống nắng hoặc kem che khuyết mỗi khi ra đường.
Nên uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, hạn chế muối trong chế độ ăn uống.
Bổ sung vitamin C, K, E sẽ làm tăng cường các mạch máu, cải thiện lưu thông máu, giảm mờ các vết thâm đen ở khóe mắt và dưới mắt.
Chống thiếu chất dinh dưỡng: đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Có 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản mà bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ là chất đạm, chất béo, chất đường, nhóm vitamin và khoáng chất.
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu.
Nhóm chất béo nên ăn dầu thực vật, chất béo trong cá và thủy hải sản.
Nhóm chất đường gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu.
Nhóm vitamin và khoáng chất gồm: rau củ quả các loại.
Mát-xa cho vùng da mắt: nằm nhắm mắt, thư giãn, dùng ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn vuốt lông mày 15 lần, sau đó vuốt hai mi mắt 30 lần. Mỗi ngày có thể mát-xa như vậy nhiều lần. Nên mát-xa 1 lần trước khi ngủ và 1 lần trước lúc thức dậy.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mí mắt trên bị đau là vì sao?
Câu hỏi bởi: lamnguyet
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 16 tuổi. Mấy ngày nay mí mắt trên và đuôi mắt phía bên trái của cháu tự nhiên bị đau ạ. Chớp vẫn bình thường nhưng chạm vào hay thử kéo lên sẽ bị đau ạ. Buổi tối có lúc còn bị cay rất khó chịu nữa. Xin hỏi bác sĩ cháu bị sao vậy ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Theo các triệu chứng cháu mô tả, cháu có thể đang có dấu hiệu ban đầu của lẹo mắt.
Triệu chứng khi bị lẹo:
Mi mắt sưng nhẹ.
Mắt hơi đỏ, ngứa, đau.
Chảy nước mắt, cảm giác cộm ở mắt.
Ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ bằng hạt gạo.
Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.
Sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ.
Điều trị lẹo phải sớm ngay giai đoạn đầu. Hiện tại khi lẹo chưa nổi rõ cháu có thể rửa mắt bằng nước muối, nhỏ mắt. Chườm nóng có thể giảm biểu hiện đau đối với các tổn thương sớm. Kháng sinh uống thường dùng loại Augmentine và thuốc giảm đau thường dùng loại Paracetamol. Tốt nhất cháu nên đi khám để được bác sĩ cho thuốc. Trong tình huống lẹo tụ mủ nhiều phải tiểu phẫu nạo vét lẹo thì bệnh mới hết được.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mắt bị đau nhức, nhiều ghèn liệu có khỏi được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ, năm nay 23 tuổi. Khoảng 3 tuần nay cháu hay bị nhức và đỏ mắt, có rất nhiều ghèn, khoảng 3-5 hôm lại bị 1 lần. 3 tuần trước cháu bị đau mắt trái, tuần này mắt trái không bị nhức và đỏ thì mắt phải lại bị. Hiện cháu đang dùng nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt. Vậy cháu có thể khỏi được không vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Viêm kết mạc cấp, còn được gọi là ‘đau mắt đỏ’. Viêm kết mạc có thể bị một bên hoặc cả hai bên, ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ… 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra dử, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia. Đây là bệnh lành tính song vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không chữa trị đúng cách và kịp thời. Trên thực tế rất khó để xác định viêm kết mạc là do vi khuẩn hay vi-rút. Nếu lí do do vi-rút thì dử mắt loãng hơn còn nếu do vi khuẩn thì dử mắt thường đặc như mủ. Khi ngủ dậy vào buổi sáng 2 mi mắt có thể dính lại với nhau. Nếu viêm kết mạc do dị ứng có thể cảm thấy ngứa và chảy nước mắt.
Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt và uống thuốc theo chỉ định, không nên tự ý uống thuốc. Thông thường, viêm kết mạc có tiến triển lành tính, có thể khỏi trong một tuần. Nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng gây tổn thương trên giác mạc, tác động đến thị lực, lúc đó việc chữa trị rất dai dẳng.
Hiện chưa có thuốc diệt vi-rút gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của vi-rút. Nếu dùng thì cũng không làm bệnh nhanh khỏi hơn mà chỉ hỗ trợ quá trình diễn biến của bệnh diễn ra thuận lợi. Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Cũng chỉ nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine). Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong thời gian bị bệnh bạn cũng cần nghỉ ngơi tại nhà, không làm việc bằng mắt nhiều, như đọc sách báo, coi tivi, nên để mắt được thư giãn.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Làm sao để mắt hết đỏ, sưng sau khi uống thuốc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị đau đầu buồn nôn đi khám họ chẩn đoán là bệnh rối loạn tiền đình và họ kê cho em một đơn thuốc là hoạt huyết Magie B6, Mediphylamin, Piracetam. Em uống được 2 ngày rưỡi thì thấy mắt bị đỏ, xung quanh bị sưng lên và sờ thì thấy đau. Bác sĩ cho em hỏi làm cách nào để mắt em hết sưng và đau ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Biểu hiện mắt bị đỏ, sưng đau của em có thể do 2 lí do. Thứ nhất có thể là do tác dụng phụ của thuốc em đang uống. Thứ hai là có thể do em có bệnh lý nào đó về mắt như viêm kết mạc… xảy ra đồng thời với khi dùng thuốc. Trước hết, em cần đi khám mắt để các bác sĩ tìm lí do. Nếu là do dị ứng thuốc thì em cần ngưng uống thuốc và đến khám lại ở bác sĩ kê đơn đề nghị đổi thuốc khác hay hỏi ý kiến về việc giảm liều. Nếu do bệnh về mắt thì em cần chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe!
Mắt có tia đỏ và nổi mụn nước sau nối mi là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Thuận
Xin chào bác sĩ!
Cách đây 2 hôm em có đi nối mi. Sau 1 hôm thì mắt bên trái có biểu hiện vằn lên tia đỏ trong lòng trắng, em có ra tiệm thuốc tây mua chai thuốc nhỏ mắt và nhỏ thì thấy giảm đỏ trong mắt. Nhưng tới hôm sau thì thấy nổi 1 hột nước nhỏ gần tuyến lệ và có cảm giác cộm cộm khó chịu. Xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết đôi điều về giải phẫu sinh lý và chức năng của lông mi. Lông mi có khỏang 2 đến 3 hàng. Tổng số cả mi trên và mi dưới từ 80-120 chiếc. Bạn bị mắt bên trái có biểu hiện vằn lên tia đỏ sau nối mi, sau đó thấy nổi 1 hột nước nhỏ gần tuyến lệ và có cảm giác cộm cộm khó chịu. Như vậy bạn đã bị biến chứng nhiễm khuẩn sau nối mi. Có thể do kỹ thuật làm không tốt hoặc do các vật liệu làm nối mi không đảm bảo gây phản ứng dị ứng và nhiễm khuẩn. Bạn nên tra nước muối sinh lý để nhỏ mắt. Bạn có thể tra thuốc Chlorocid-H để chống viêm và dị ứng.Nếu không đỡ bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để được giải đáp và chữa trị kịp thời.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Phần dưới quầng mắt bị đỏ, ngứa, dần dần chuyển sang sẫm màu
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, giới tính nữ. Thời gian trước em có bị đỏ phần dưới quầng mắt (một bên phải), nó hơi ngứa. Khi đó thì em chủ quan, nghĩ không sao, sau đó quầng thâm này chuyển sang sẫm màu, dần dần không còn ngứa nữa, phần da này như bình thường nhưng màu đen hơn so với mắt bên kia. Em có đi khám thì bác sĩ nói em bị dị ứng thuốc, nên tránh không uống những thứ thuốc gây dị ứng và nói không cần dùng thuốc, đợi một thời gian nữa tự khỏi. Nhưng em đợi mãi không hết, thời gian này em có đi khám và mua thuốc uống nhưng không khỏi được. Em mong bác sĩ cho em một lời khuyên để vết thâm này hết.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Vùng da dưới mắt thường không có dầu, rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy hiện tượng quầng thâm cũng rất dễ xuất hiện. Đây cũng là một trong những vùng thể hiện rõ nhất sự mệt mỏi trên gương mặt. Có nhiều lí do dẫn đến thâm quầng mắt, bao gồm:
Yếu tố di truyền: thường gây thâm quầng mắt nhiều nhất vào tuổi vị thành niên. Nếu do di truyền thì hầu như không thuốc nào chữa được.
Nội tiết tố thay đổi, thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu ngủ, dùng mỹ phẩm không đúng cách, mệt mỏi, thức khuya…
Uống rượu, cà phê, hút thuốc lá,…
Để cải thiện tình trạng thâm quầng mắt, cần phải loại bỏ các lí do gây bệnh:
Bạn cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Ngủ đủ giấc mỗi tối (7-8 giờ/đêm), ngủ trước 23 giờ. Ngủ trưa 30-60 phút. Khi ngủ nên gối đầu cao một chút làm giảm tắc nghẽn mạch máu và giảm sưng mắt.
Tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời lên vùng da xung quanh mắt, đeo kính râm, sử dụng kem chống nắng hoặc kem che khuyết mỗi khi ra đường.
Nên uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, hạn chế muối trong chế độ ăn uống.
Bổ sung vitamin C, K, E sẽ làm tăng cường các mạch máu, cải thiện lưu thông máu, giảm mờ các vết thâm đen ở khóe mắt và dưới mắt.
Chống thiếu chất dinh dưỡng: đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Có 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản mà bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ là chất đạm, chất béo, chất đường, nhóm vitamin và khoáng chất.
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu.
Nhóm chất béo nên ăn dầu thực vật, chất béo trong cá và thủy hải sản.
Nhóm chất đường gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu.
Nhóm vitamin và khoáng chất gồm: rau củ quả các loại.
Mát-xa cho vùng da mắt: nằm nhắm mắt, thư giãn, dùng ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn vuốt lông mày 15 lần, sau đó vuốt hai mi mắt 30 lần. Mỗi ngày có thể mát-xa như vậy nhiều lần. Nên mát-xa 1 lần trước khi ngủ và 1 lần trước lúc thức dậy.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare