Những ngày giao mùa là dịp để nhiều loại bệnh lý xuất hiện trên cơ thể người, nhất là đối với những người nhạy cảm với thời tiết. Họ có thể bị sổ mũi, nôn mửa, đau đầu,… dẫn tới tâm lý khó chịu. 5 lời lý giải dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về bệnh lý giao mùa.
Chữa bệnh viêm xoang khi giao mùa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Làm cách nào để chữa bệnh viêm xoang trong thời tiết giao mùa hiện nay? Xin cám ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Khi thời tiết chuyển mùa thì những bệnh về đường hô hấp rất dễ mắc phải và dễ bị tái phát, đặc biệt là bệnh viêm xoang. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nếu không biết cách phòng tránh, chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Xoang là những khoảng trống của xương sọ, các khoảng trống đó được tạo nên quanh hốc mũi, do cấu tạo của xoang là các hộp rỗng nên chúng có khả năng làm giảm trọng lượng của khối hộp sọ và tham gia điều hòa không khí. Các xoang còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làm ấm không khí mỗi khi thời tiết lạnh và làm mát không khí khi trời nóng nhờ vào sự điều hòa của hệ thống mao mạch của xoang.
Viêm xoang là bệnh xảy ra do các xoang cạnh mũi bị viêm, đa số là do nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại làm 2 là cấp tính và mãn tính.
Một số lí do dẫn đến viêm xoang:
Do bị viêm nhiễm vi khuẩn,vi rút làm cho sự lưu thông giữa các khoang bị ứ trệ ,chất nhầy ở các xoang thoát ra không kịp, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn
Do sức đề kháng của cơ thể kém, dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch ,suy yếu niêm mạc đường hô hấp
Do hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài kém, tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt
Triệu chứng của viêm xoang:
Đau nhức vùng xoang bị viêm, xuất hiện chảy dịch nhầy lên phía mũi hoặc xuống họng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ, dịch sẽ có màu trắng đục, vàng nhạt, xanh, có mùi hôi
Nghẹt mũi: có thể nghẹt một bên hoặc hai bên, ngửi không biết mùi
Điều trị viêm xoang:
Dùng thuốc kháng sinh khoảng từ 10 đến 14 ngày, kết hợp với các thuốc kháng viêm, chống phù nề tại chỗ, các thuốc có tác dụng làm loãng dịch nhầy để giúp thông thoáng đường thở. Lưu ý cần sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc chiết xuất từ thảo dược, như thuốc xịt mũi Hoa ngũ sắc (chiết xuất từ cây hoa ngũ sắc, còn gọi là cây cứt lợn) cũng có tác dụng tốt trong chữa trị viêm xoang.
Phòng bệnh viêm xoang cũng giống như phòng các bệnh về đường hô hấp, khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cần giữ ấm, nhất là vùng cổ, ngực, mũi. Mỗi khi ra đường, nên dùng khẩu trang ngăn khói bụi.
Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh xa khói bụi độc hại, không hút thuốc lá, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, luyện tập thể thao hàng ngày
Vệ sinh vùng họng, miệng hàng ngày bằng cách súc họng bằng nước muối ấm, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sẽ hạn chế rất nhiều viêm xoang cũng như viêm xoang tái phát.
Bệnh có thể lây lan, nên không dùng chung đồ dùng cá nhân của người bị viêm xoang. Nếu thấy triệu chứng của những biểu hiện trên cần được khám và chữa trị ngay, tránh để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến mãn tính.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Bé 13 tháng bị ho, sổ mũi nhiều khi giao mùa nên làm gì?
Câu hỏi bởi: angle pham
Cháu chào bác sĩ!
Con cháu đã được 13 tháng tuổi. Từ khi sinh ra cháu chưa bị ho bao giờ. Chỉ thỉnh thoảng bị sổ mũi. Nhưng đễ khi cháu được 1 năm kể từ khi thời tiết chuyển sang thu cháu đã bị ho rất nhiều, có mũi màu vàng xanh, và thỉnh thoảng lên cơn sốt. Cháu đã cho bé dùng thuốc nhưng không đỡ, thường xuyên nhỏ mũi và hút ra nhưng chưa thấy cháu khỏi. Cháu muốn hỏi bác sĩ bây giờ cháu phải làm thế nào để cho bé khỏi ho và cải thiện được đường hô hấp của cháu ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn.
Bệnh của con bạn rất giống với bệnh thường gặp ở tuổi cháu: viêm VA mãn tính. VA là tổ chức bạch huyết nằm sau mũi trên họng nên khi bị vi trùng tấn công, nó bị viêm, sưng lên và gây ra bệnh. Nếu cháu bị biến chứng do viêm VA man tính như viêm tai giữa tiết dịch hay chảy mủ tai, viêm phế quản, nghẹt mũi thường xuyên gây tác động phát triển cơ thể vì hít thở kém bạn nên cho cháu đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng, nếu đúng bệnh có khi phải nạo VA thì cháu sẽ giảm bệnh viêm hô hấp.
Trong khi chờ đợi, bạn có thể cho cháu uống Broncho vaxom 3,5microgam ngày một viên buổi tối nhé. Tháng uống 1 đợt 10 ngày, lặp lại 3 đợt để phòng chống 6 loại vi khuẩn đường hô hấp thường gặp, giúp cháu giảm viêm mũi. Ngoài ra, vẫn cần chăm sóc làm sạch dịch mũi thường xuyên như bạn đã làm.
Chúc cháu nhanh khỏi bệnh.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Chứng nổi mẩn đỏ, không ngứa ở tay trong giai đoạn chuyển mùa
Câu hỏi bởi: delphinium
Chào bác sĩ!
Tôi hiện nay 23 tuổi, là nữ, chưa có gia đình. Tôi thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ trên mu bàn tay vào khoảng giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông và mùa đông, thời điểm thường từ trưa đến sẩm tối, nhất là những hôm nào thời tiết ấm, lạnh thường không bị nổi mẩn đỏ trên tay. Tôi bắt đầu có biểu hiện này từ năm lớp 11, cũng có đi thử máu xét nghiệm nhưng bác sĩ thông báo không bị làm sao. Tôi cũng có sử dụng một số thuốc giải độc gan nhưng cũng không hết. Những vết mẩn đỏ để bình thường không ngứa, chạm vào thì hơi khó chịu, vết mẩn nhỏ, li ti hoặc to bằng hạt đỗ nhưng không nổi sần lên mà chỉ hơi nhô lên trên bề mặt da. Chủ yếu gây khó chịu về mặt thẫm mỹ. Và thường biến mất trong ngày, chỉ có trong khoảng từ trưa đến sẩm tối, khi nhiệt độ ấm dần lên (mùa hè lại không bị). Triệu chứng cũng xuất hiện sau khi tôi dùng thuốc cảm cúm. Xin hỏi bác sĩ, những biểu hiện như vậy có thể là bệnh gì? Tôi có thể uống thuốc gì hay cần làm những xét nghiệm gì để biết được bệnh và cách chữa?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn!
Bạn bị cơ địa dị ứng 2 mu bàn tay, nó mang tính chất đối xứng và bệnh xuất hiện có quy luật. Bệnh này rất dai dẳng và dễ tái phát. Thường chữa trị biểu hiện và một lúc nào đó bệnh sẽ khỏi. Bạn hết sức bình tĩnh vì bệnh không có tác động nhiều. Nếu khi bị bệnh da đỏ bạn có thể dùng Flucinar bôi vài lần bệnh sẽ giảm. Bạn cố gắng tránh các yếu tố gây bệnh.
Chúc bạn khỏe!
Mọc mụn nước ở kẽ chân khi chuyển mùa chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Bong Bong
Thưa bác sĩ!
Cả nhà em cứ đến mùa xuân sang hè là bị mụn nước ở các kẽ và ngón chân, rất ngứa. Khêu mụn nước thấy có lỗ bên trong, nếu để lâu có mùi hôi khó chịu. Sau 1 thời gian thì da chỗ đó bị khô bong vẩy. Đi khám bác sĩ cho thuốc bôi nhưng chỉ đỡ, đến mùa sau lại bị lại. Bác sĩ giải đáp giúp nhà em với ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Cháo cháu!
Cả nhà cháu bị viêm kẽ ngón. Viêm kẽ thường do nấm Candida Albican. Bệnh này phát triển khi môi trường nóng ẩm, sức đề kháng cơ thể kém và hay có vào mùa xuân sang hè. Cháu kiểm tra lại vào mùa này cả nhà cháu chân rất hay tiếp xúc nước bẩn và không vệ sinh thường xuyên 2 bàn chân hay không? Nếu có là đúng bệnh viêm kẽ ngón. Bây giờ cháu và gia đình phải chú ý vệ sinh vùng kẽ ngón thường xuyên, tránh ẩm ướt, thỉnh thoảng ngâm nước muối với tro nóng và phải bôi thuốc kháng nấm (Nizoral) thì mới khỏi được.
Chào cháu!
Bong vẩy toàn thân vào mùa đông là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính chào bác sĩ!
Cháu bị bệnh ngoài da hiện tượng như sau: Cứ đến mùa đông là da nứt nẻ và bong vảy như vảy gàu vậy. Cháu bị toàn thân, không đau, không ngứa, không lây. Cháu đã dùng nhiều thuốc bôi cho mềm da nhưng không khỏi. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì ạ? Và nên chữa ở đâu?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Qua mô tả triệu chứng của cháu, tôi nghĩ cháu bị da khô. Cháu nên đi khám bác sĩ Da liễu có uy tín, để được xác định lí do gây da khô và có hướng chữa trị hiệu quả. Cháu nên nhớ, da khô là do cấu tạo của cơ thể hay còn gọi là do cơ địa của mỗi người, việc chữa trị thường kéo dài, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của bác sĩ, tái khám sau mỗi đợt chữa trị mới có hiệu quả. Cháu có thể tham khảo lí do gây da khô dưới đây:
Nguyên nhân khiến da khô nứt nẻ nhất là vào mùa đông:
– Tiếp xúc với hóa chất, xà phòng và nước quá nhiều.
– Tắm nước quá nóng làm da mất đi độ ẩm tự nhiên.
– Giặt quần áo bằng các chất tẩy rửa mạnh khiến da dị ứng.
– Không chăm sóc da thường xuyên.
– Thường xuyên sử dụng máy sưởi ấm trong nhà làm da khô.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các axit béo cần thiết.
– Yếu tố làm tăng da khô: thời tiết lạnh, độ ẩm thấp, gió…cũng là lí do gây da khô, bong vảy.
Cách xử lý làn da khô, bong vảy.
– Dùng các loại xà phòng nhẹ, tốt nhất hãy sử dụng loại không mùi hoặc chỉ có mùi hương nhẹ.
– Tránh cạo lông. Cạo lông khiến làn da bị kích thích, đặc biệt là da khô. Vì vậy nếu cần phải cạo lông, nên sử dụng kem cạo lông và thay đổi lưỡi dao cạo thường xuyên.
– Làm ẩm da. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm nhất là thời tiết lạnh hanh, khô người bị da khô nên sử dụng kem dưỡng ẩm da có thành phần chính vitamin A, vitamin C hoặc các thành phần chiết xuất từ cây lô hội, đây là những thành phần dưỡng có đặc tính rất tốt cho việc dưỡng da và giữ độ ẩm cho da.
– Tắm nước muối. Tắm nước muối ấm sẽ có hiệu quả trong việc chữa trị da khô, bong vẩy.
– Tập thể dục giúp lưu thông máu, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm sạch da từ sâu bên trong sẽ có một làn da khỏe mạnh.
– Nên sử dụng kem chống nắng mọi lúc kể cả khi trời mát, các tia cực tím xuất hiện ngay cả khi trời không nắng sẽ gây hại cho làn da. Chỉ số SPF tối thiểu là 15. – Làm dịu môi. Môi không thấy tuyến dầu rất dễ bị khô. Thói quen liếm môi sẽ khiến môi nứt nẻ hơn. Nên thoa son dưỡng môi thường xuyên để làm mềm và cung cấp dưỡng chất cho môi.
– Uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế làn da bị khô, bong vẩy. Hàng ngày nên uống từ 2-2,5 lít nước.
– Không nên thức quá khuya, nên đi ngủ trước 10 giờ 30 tối.
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo lắng, áp lực, stress.
Chúc cháu sức khỏe!
Chữa bệnh viêm xoang khi giao mùa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Làm cách nào để chữa bệnh viêm xoang trong thời tiết giao mùa hiện nay? Xin cám ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Khi thời tiết chuyển mùa thì những bệnh về đường hô hấp rất dễ mắc phải và dễ bị tái phát, đặc biệt là bệnh viêm xoang. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nếu không biết cách phòng tránh, chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Xoang là những khoảng trống của xương sọ, các khoảng trống đó được tạo nên quanh hốc mũi, do cấu tạo của xoang là các hộp rỗng nên chúng có khả năng làm giảm trọng lượng của khối hộp sọ và tham gia điều hòa không khí. Các xoang còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làm ấm không khí mỗi khi thời tiết lạnh và làm mát không khí khi trời nóng nhờ vào sự điều hòa của hệ thống mao mạch của xoang.
Viêm xoang là bệnh xảy ra do các xoang cạnh mũi bị viêm, đa số là do nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại làm 2 là cấp tính và mãn tính.
Một số lí do dẫn đến viêm xoang:
Do bị viêm nhiễm vi khuẩn,vi rút làm cho sự lưu thông giữa các khoang bị ứ trệ ,chất nhầy ở các xoang thoát ra không kịp, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn
Do sức đề kháng của cơ thể kém, dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch ,suy yếu niêm mạc đường hô hấp
Do hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài kém, tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt
Triệu chứng của viêm xoang:
Đau nhức vùng xoang bị viêm, xuất hiện chảy dịch nhầy lên phía mũi hoặc xuống họng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ, dịch sẽ có màu trắng đục, vàng nhạt, xanh, có mùi hôi
Nghẹt mũi: có thể nghẹt một bên hoặc hai bên, ngửi không biết mùi
Điều trị viêm xoang:
Dùng thuốc kháng sinh khoảng từ 10 đến 14 ngày, kết hợp với các thuốc kháng viêm, chống phù nề tại chỗ, các thuốc có tác dụng làm loãng dịch nhầy để giúp thông thoáng đường thở. Lưu ý cần sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc chiết xuất từ thảo dược, như thuốc xịt mũi Hoa ngũ sắc (chiết xuất từ cây hoa ngũ sắc, còn gọi là cây cứt lợn) cũng có tác dụng tốt trong chữa trị viêm xoang.
Phòng bệnh viêm xoang cũng giống như phòng các bệnh về đường hô hấp, khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cần giữ ấm, nhất là vùng cổ, ngực, mũi. Mỗi khi ra đường, nên dùng khẩu trang ngăn khói bụi.
Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh xa khói bụi độc hại, không hút thuốc lá, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, luyện tập thể thao hàng ngày
Vệ sinh vùng họng, miệng hàng ngày bằng cách súc họng bằng nước muối ấm, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sẽ hạn chế rất nhiều viêm xoang cũng như viêm xoang tái phát.
Bệnh có thể lây lan, nên không dùng chung đồ dùng cá nhân của người bị viêm xoang. Nếu thấy triệu chứng của những biểu hiện trên cần được khám và chữa trị ngay, tránh để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến mãn tính.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Bé 13 tháng bị ho, sổ mũi nhiều khi giao mùa nên làm gì?
Câu hỏi bởi: angle pham
Cháu chào bác sĩ!
Con cháu đã được 13 tháng tuổi. Từ khi sinh ra cháu chưa bị ho bao giờ. Chỉ thỉnh thoảng bị sổ mũi. Nhưng đễ khi cháu được 1 năm kể từ khi thời tiết chuyển sang thu cháu đã bị ho rất nhiều, có mũi màu vàng xanh, và thỉnh thoảng lên cơn sốt. Cháu đã cho bé dùng thuốc nhưng không đỡ, thường xuyên nhỏ mũi và hút ra nhưng chưa thấy cháu khỏi. Cháu muốn hỏi bác sĩ bây giờ cháu phải làm thế nào để cho bé khỏi ho và cải thiện được đường hô hấp của cháu ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn.
Bệnh của con bạn rất giống với bệnh thường gặp ở tuổi cháu: viêm VA mãn tính. VA là tổ chức bạch huyết nằm sau mũi trên họng nên khi bị vi trùng tấn công, nó bị viêm, sưng lên và gây ra bệnh. Nếu cháu bị biến chứng do viêm VA man tính như viêm tai giữa tiết dịch hay chảy mủ tai, viêm phế quản, nghẹt mũi thường xuyên gây tác động phát triển cơ thể vì hít thở kém bạn nên cho cháu đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng, nếu đúng bệnh có khi phải nạo VA thì cháu sẽ giảm bệnh viêm hô hấp.
Trong khi chờ đợi, bạn có thể cho cháu uống Broncho vaxom 3,5microgam ngày một viên buổi tối nhé. Tháng uống 1 đợt 10 ngày, lặp lại 3 đợt để phòng chống 6 loại vi khuẩn đường hô hấp thường gặp, giúp cháu giảm viêm mũi. Ngoài ra, vẫn cần chăm sóc làm sạch dịch mũi thường xuyên như bạn đã làm.
Chúc cháu nhanh khỏi bệnh.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Chứng nổi mẩn đỏ, không ngứa ở tay trong giai đoạn chuyển mùa
Câu hỏi bởi: delphinium
Chào bác sĩ!
Tôi hiện nay 23 tuổi, là nữ, chưa có gia đình. Tôi thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ trên mu bàn tay vào khoảng giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông và mùa đông, thời điểm thường từ trưa đến sẩm tối, nhất là những hôm nào thời tiết ấm, lạnh thường không bị nổi mẩn đỏ trên tay. Tôi bắt đầu có biểu hiện này từ năm lớp 11, cũng có đi thử máu xét nghiệm nhưng bác sĩ thông báo không bị làm sao. Tôi cũng có sử dụng một số thuốc giải độc gan nhưng cũng không hết. Những vết mẩn đỏ để bình thường không ngứa, chạm vào thì hơi khó chịu, vết mẩn nhỏ, li ti hoặc to bằng hạt đỗ nhưng không nổi sần lên mà chỉ hơi nhô lên trên bề mặt da. Chủ yếu gây khó chịu về mặt thẫm mỹ. Và thường biến mất trong ngày, chỉ có trong khoảng từ trưa đến sẩm tối, khi nhiệt độ ấm dần lên (mùa hè lại không bị). Triệu chứng cũng xuất hiện sau khi tôi dùng thuốc cảm cúm. Xin hỏi bác sĩ, những biểu hiện như vậy có thể là bệnh gì? Tôi có thể uống thuốc gì hay cần làm những xét nghiệm gì để biết được bệnh và cách chữa?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn!
Bạn bị cơ địa dị ứng 2 mu bàn tay, nó mang tính chất đối xứng và bệnh xuất hiện có quy luật. Bệnh này rất dai dẳng và dễ tái phát. Thường chữa trị biểu hiện và một lúc nào đó bệnh sẽ khỏi. Bạn hết sức bình tĩnh vì bệnh không có tác động nhiều. Nếu khi bị bệnh da đỏ bạn có thể dùng Flucinar bôi vài lần bệnh sẽ giảm. Bạn cố gắng tránh các yếu tố gây bệnh.
Chúc bạn khỏe!
Mọc mụn nước ở kẽ chân khi chuyển mùa chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Bong Bong
Thưa bác sĩ!
Cả nhà em cứ đến mùa xuân sang hè là bị mụn nước ở các kẽ và ngón chân, rất ngứa. Khêu mụn nước thấy có lỗ bên trong, nếu để lâu có mùi hôi khó chịu. Sau 1 thời gian thì da chỗ đó bị khô bong vẩy. Đi khám bác sĩ cho thuốc bôi nhưng chỉ đỡ, đến mùa sau lại bị lại. Bác sĩ giải đáp giúp nhà em với ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Cháo cháu!
Cả nhà cháu bị viêm kẽ ngón. Viêm kẽ thường do nấm Candida Albican. Bệnh này phát triển khi môi trường nóng ẩm, sức đề kháng cơ thể kém và hay có vào mùa xuân sang hè. Cháu kiểm tra lại vào mùa này cả nhà cháu chân rất hay tiếp xúc nước bẩn và không vệ sinh thường xuyên 2 bàn chân hay không? Nếu có là đúng bệnh viêm kẽ ngón. Bây giờ cháu và gia đình phải chú ý vệ sinh vùng kẽ ngón thường xuyên, tránh ẩm ướt, thỉnh thoảng ngâm nước muối với tro nóng và phải bôi thuốc kháng nấm (Nizoral) thì mới khỏi được.
Chào cháu!
Bong vẩy toàn thân vào mùa đông là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính chào bác sĩ!
Cháu bị bệnh ngoài da hiện tượng như sau: Cứ đến mùa đông là da nứt nẻ và bong vảy như vảy gàu vậy. Cháu bị toàn thân, không đau, không ngứa, không lây. Cháu đã dùng nhiều thuốc bôi cho mềm da nhưng không khỏi. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì ạ? Và nên chữa ở đâu?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Qua mô tả triệu chứng của cháu, tôi nghĩ cháu bị da khô. Cháu nên đi khám bác sĩ Da liễu có uy tín, để được xác định lí do gây da khô và có hướng chữa trị hiệu quả. Cháu nên nhớ, da khô là do cấu tạo của cơ thể hay còn gọi là do cơ địa của mỗi người, việc chữa trị thường kéo dài, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của bác sĩ, tái khám sau mỗi đợt chữa trị mới có hiệu quả. Cháu có thể tham khảo lí do gây da khô dưới đây:
Nguyên nhân khiến da khô nứt nẻ nhất là vào mùa đông:
– Tiếp xúc với hóa chất, xà phòng và nước quá nhiều.
– Tắm nước quá nóng làm da mất đi độ ẩm tự nhiên.
– Giặt quần áo bằng các chất tẩy rửa mạnh khiến da dị ứng.
– Không chăm sóc da thường xuyên.
– Thường xuyên sử dụng máy sưởi ấm trong nhà làm da khô.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các axit béo cần thiết.
– Yếu tố làm tăng da khô: thời tiết lạnh, độ ẩm thấp, gió…cũng là lí do gây da khô, bong vảy.
Cách xử lý làn da khô, bong vảy.
– Dùng các loại xà phòng nhẹ, tốt nhất hãy sử dụng loại không mùi hoặc chỉ có mùi hương nhẹ.
– Tránh cạo lông. Cạo lông khiến làn da bị kích thích, đặc biệt là da khô. Vì vậy nếu cần phải cạo lông, nên sử dụng kem cạo lông và thay đổi lưỡi dao cạo thường xuyên.
– Làm ẩm da. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm nhất là thời tiết lạnh hanh, khô người bị da khô nên sử dụng kem dưỡng ẩm da có thành phần chính vitamin A, vitamin C hoặc các thành phần chiết xuất từ cây lô hội, đây là những thành phần dưỡng có đặc tính rất tốt cho việc dưỡng da và giữ độ ẩm cho da.
– Tắm nước muối. Tắm nước muối ấm sẽ có hiệu quả trong việc chữa trị da khô, bong vẩy.
– Tập thể dục giúp lưu thông máu, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm sạch da từ sâu bên trong sẽ có một làn da khỏe mạnh.
– Nên sử dụng kem chống nắng mọi lúc kể cả khi trời mát, các tia cực tím xuất hiện ngay cả khi trời không nắng sẽ gây hại cho làn da. Chỉ số SPF tối thiểu là 15. – Làm dịu môi. Môi không thấy tuyến dầu rất dễ bị khô. Thói quen liếm môi sẽ khiến môi nứt nẻ hơn. Nên thoa son dưỡng môi thường xuyên để làm mềm và cung cấp dưỡng chất cho môi.
– Uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế làn da bị khô, bong vẩy. Hàng ngày nên uống từ 2-2,5 lít nước.
– Không nên thức quá khuya, nên đi ngủ trước 10 giờ 30 tối.
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo lắng, áp lực, stress.
Chúc cháu sức khỏe!
Theo ViCare