Loạn thị là một trong những căn bệnh cản trở thị lực nhất và cần có cách điều trị phù hợp cốt để hai bên mắt có khả năng thị lực như nhau. Hãy tìm đến lời khuyên của chuyên gia về cách điều trị căn bệnh này.
mắt loạn thị
Câu hỏi bởi: đoàn bá tuân
cháu năm nay 7 tuổi bác sĩ chuẩn đoán hai mắt cháu bị loạn thị đơn kính bác sĩ kê. mắt phải : +0.75/-1.25×180 mắt trái +0.75/-1.50×160 Bác sĩ dặn về nhà tre mắt phải ngày 6h và học bài sâu hạt cườm, nhặt thóc trong gạo bằng mắt trái. vậy xin hỏi bác sĩ sau khi tre mắt phải ngày 6h khi bỏ miếng tre mắt phải ra có phải đeo kính giờ còn lại hay không?
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào cháu,
Hai mắt của cháu bị loạn thị, còn bị nhược thị thì bắt buộc phải đeo kính. Mắt trái bị nhược thị thì che mắt phải, để kích thích mắt bị nhược thị. Cháu nên đeo thường xuyên, hoặc từ 4-6 giờ 1 ngày để học viết, tô vẽ…
Chúc cháu sức khỏe!
Điều trị bệnh loạn thị
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay học lớp 10, sau khi đi khám bác sĩ chữa trị xác định mắt cháu bị loạn thị. Vậy bác sĩ giải đáp cho cháu phương pháp để chữa trị dứt điểm căn bệnh này ạ.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Người bị loạn thị mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Loạn thị tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những bất tiện, khó khăn trong cuộc sống. Loạn thị có thể được xử lý bằng cách đeo kính mắt hoặc chữa trị khỏi bằng phẫu thuật. Muốn chữa trị dứt điểm thì nên chọn phương pháp phẫu thuật khúc xạ. Các phương pháp phẫu thuật hay sử dụng là:
Phương pháp RK (Radial Keratotomy): dùng lưỡi dao mổ kim cương rạch giác mạc hình nan hoa.
Phương pháp PRK (Photorefractive Keraectomy): ứng dụng năng lượng của laser để điều chỉnh bề mặt của giác mạc.
Phương pháp LASIK (Laser In-situ Keratomileusis): dùng dao cắt vi phẫu kết hợp với năng lượng của tia laser để điều chỉnh bề mặt của giác mạc. Phương pháp này sẽ sửa chữa tật loạn thị bằng cách tạo lại hình dáng bề mặt của mắt, điều chỉnh mắt loạn thị về mức chính thị (không loạn).
Tuy nhiên, cháu năm nay học lớp 10 tức là cháu mới 16 tuổi, nếu muốn chữa trị dứt điểm bằng phẫu thuật thì cần đợi đến khi đủ 18 tuổi và độ loạn thị phải ổn định ít nhất 1 năm gần nhất và không mắc các bệnh lý nào đang tiến triển tại mắt. Nếu cháu là nữ giới thì tại thời điểm mổ cần một số điều kiện nữa như: không mang thai, không cho con bú. Do đó, trong thời gian này cháu nên điều chỉnh loạn thị bằng kính hiệu chỉnh. Cháu nên đến các cơ sở chuyên khoa Mắt để đo và cắt kính và được giải đáp cách đeo kính đúng cách.
Chúc cháu có đôi mắt khỏe mạnh!
Chữa bênh cận, loạn thị mắt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em bị cận và bị loạn thị thì chữa được bằng những cách nào ạ?
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Hiện tại có 1 số phương pháp chữa cận và loạn thị. Nếu em từ 18-19 tuổi trở lên thì có thể mổ mắt( smile,femto,lasik). Còn ngoài ra thì bạn có thể đeo áp tròng ban ngày và ban đêm, hoặc là đeo kính gọng.
Chúc bạn sức khỏe!
Cận thị , loạn thị ở trẻ em
Câu hỏi bởi: Nguyễn Ngọc Quảng _ Phú Yên
Thưa báo sỹ, con em 5 tuổi, ngày thường xem tivi hay đến gần, nhướng mắt lên để xem cho rõ, đi đo mắt thì được thông báo cháu bị cận thị vừa bị loạn thị khoảng 5 độ, xin hỏi tại sao và cách điều trị
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Bé hay đứng gần khi xem TV có thể do thói quen hoặc là do mắt bé không nhìn rõ. Bình thường, bé nên đứng cách 2m-2m5. Bé 5 tuổi chưa đi học nên nếu trường hợp mà mắt kém nên đứng gần thì là do di truyền bẩm sinh. Tốt nhất nên đưa bé đi khám để đc chỉ định đeo kính kịp thời để phục hồi chức năng thị giác.
Hi vọng thông tin hữu ích đối với bạn.
Bé 6 tuổi bị loạn thị
Câu hỏi bởi:
Thưa Bác sĩ.
Con gái tôi năm nay 6 tuổi đã đeo kính gần 1 năm. Bác sĩ kết luận cháu bị loạn thị.
Kết quả khám: Thị lực MP 1,6/10 MT 3,2/10. Soi đáy mắt MP: +.50 (-300×10)=4/10 .MT: +.50 (-300×170)=6,3/10.
Cháu vẫn đeo kính thường xuyên, nhưng chỉ trong 7 tháng đã tăng thêm 0,25 độ loạn. Xin hỏi bác sĩ theo kết quả khám như trên thì mắt của con gái tôi bị loạn ở mức độ nào, có nguy hiểm nhiều không. Cách chăm sóc và chữa trị tốt nhất cho mắt của cháu như thế nào.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Trước hết xin chia sẻ những lo lắng của bạn về tình trạng mắt của con gái.
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ, nhìn mờ cả xa lẫn gần kèm theo nhìn hình ảnh biến dạng (nhìn đường thẳng thấy không thẳng, nhìn hình tròn thành hình bầu dục hoặc méo mó không đều).
Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn.
Với tình huống của con bạn mới 6 tuổi thì cách duy nhất để điều chỉnh tật khúc xạ là đeo kính gọng. Trẻ cần đeo kính rất hay để tránh dẫn đến nhược thị. đeo kính rất hay giúp mắt nhìn thấy rõ và đỡ mệt mỏi, nhất là các công việc cần nhìn gần như đọc sách. Định kỳ mỗi 6 tháng nên kiểm tra lại độ kính. Loạn thị thường không giảm theo tuổi. Khi trên 18 tuổi, có thể phẫu thuật để chữa trị vĩnh viễn loạn thị.
Để chăm sóc mắt cho mắt cần chú ý những điểm sau:
Đảm bảo nơi học tập và làm việc đầy đủ ánh sáng: ánh sáng dùng làm việc thường có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Không nên chỉ dùng 1 đèn để đọc sách trong phòng tối. Nếu học ban đêm, ngoài ánh sáng phòng cần có đèn bàn, đèn phải có chụp phản chiếu. Nên kết hợp đèn điện bóng tròn và đèn ống. Việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho việc đọc sách, học và làm bài là chiếu sáng từ sau, từ trên xuống, đối diện với bên tay thuận.
Kích thước của bàn, ghế : phải phù hợp với chiều cao của bé để có thể nhìn đúng khoảng cách từ mắt đến tập, sách và không phải cúi đầu nhiều.
Tư thế ngồi đúng : ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại, 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10 độ – 15 độ, không được cúi gầm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học, luôn để mắt xa sách vở 1 khoảng cách thích hợp. Khoảng cách lý tưởng để đọc sách gần là khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái hoặc ngón trỏ cong lại đến cùi chỏ (trung bình khoảng 35cm).
Giảm mọi căng thẳng của mắt: không sử dụng mắt quá lâu, hạn chế thời gian xem tivi, chơi trò chơi điện tử, vi tính…, không đọc sách truyện có chữ quá nhỏ hay mờ, hình ảnh lem nhem . Mỗi 20 phút làm việc gần cần nhìn ra xa 1 khoảng cách 6m trong thời gian khoảng 3-5 phút. Không làm bất cứ việc gì phải huy động thị giác gần quá 45 phút. Nên xem tivi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng màn hình tivi (ví dụ đối với tivi 21 inch nên ngồi cách xa màn hình 3,5m). Ngồi thẳng khi xem tivi, nên có chiếu sáng trong phòng, nhưng tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp màn hình. Giới hạn việc xem tivi khoảng 1 đến vài giờ/ngày. Nên đeo kính khi xem tivi.
Ăn uống đầy đủ chất và hoạt động thể lực: nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như gan , trứng, các loại rau có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, gấc, cà rốt, bí đỏ…và các loại rau có màu xanh đậm, tham gia hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
Tóm lại, loạn thị là một tật khúc xạ hay gặp. Với trẻ em thì đeo kính gọng là cách duy nhất để điều chỉnh thị lực. Mức độ loạn có thể tăng lên theo tuổi, do đó trẻ cần được khám mắt định kỳ. Đến năm 18 tuổi khi mắt đã phát triển ổn định người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật để chữa trị.
Chúc bạn và con gái luôn khỏe mạnh!
mắt loạn thị
Câu hỏi bởi: đoàn bá tuân
cháu năm nay 7 tuổi bác sĩ chuẩn đoán hai mắt cháu bị loạn thị đơn kính bác sĩ kê. mắt phải : +0.75/-1.25×180 mắt trái +0.75/-1.50×160 Bác sĩ dặn về nhà tre mắt phải ngày 6h và học bài sâu hạt cườm, nhặt thóc trong gạo bằng mắt trái. vậy xin hỏi bác sĩ sau khi tre mắt phải ngày 6h khi bỏ miếng tre mắt phải ra có phải đeo kính giờ còn lại hay không?
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào cháu,
Hai mắt của cháu bị loạn thị, còn bị nhược thị thì bắt buộc phải đeo kính. Mắt trái bị nhược thị thì che mắt phải, để kích thích mắt bị nhược thị. Cháu nên đeo thường xuyên, hoặc từ 4-6 giờ 1 ngày để học viết, tô vẽ…
Chúc cháu sức khỏe!
Điều trị bệnh loạn thị
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay học lớp 10, sau khi đi khám bác sĩ chữa trị xác định mắt cháu bị loạn thị. Vậy bác sĩ giải đáp cho cháu phương pháp để chữa trị dứt điểm căn bệnh này ạ.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Người bị loạn thị mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Loạn thị tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những bất tiện, khó khăn trong cuộc sống. Loạn thị có thể được xử lý bằng cách đeo kính mắt hoặc chữa trị khỏi bằng phẫu thuật. Muốn chữa trị dứt điểm thì nên chọn phương pháp phẫu thuật khúc xạ. Các phương pháp phẫu thuật hay sử dụng là:
Phương pháp RK (Radial Keratotomy): dùng lưỡi dao mổ kim cương rạch giác mạc hình nan hoa.
Phương pháp PRK (Photorefractive Keraectomy): ứng dụng năng lượng của laser để điều chỉnh bề mặt của giác mạc.
Phương pháp LASIK (Laser In-situ Keratomileusis): dùng dao cắt vi phẫu kết hợp với năng lượng của tia laser để điều chỉnh bề mặt của giác mạc. Phương pháp này sẽ sửa chữa tật loạn thị bằng cách tạo lại hình dáng bề mặt của mắt, điều chỉnh mắt loạn thị về mức chính thị (không loạn).
Tuy nhiên, cháu năm nay học lớp 10 tức là cháu mới 16 tuổi, nếu muốn chữa trị dứt điểm bằng phẫu thuật thì cần đợi đến khi đủ 18 tuổi và độ loạn thị phải ổn định ít nhất 1 năm gần nhất và không mắc các bệnh lý nào đang tiến triển tại mắt. Nếu cháu là nữ giới thì tại thời điểm mổ cần một số điều kiện nữa như: không mang thai, không cho con bú. Do đó, trong thời gian này cháu nên điều chỉnh loạn thị bằng kính hiệu chỉnh. Cháu nên đến các cơ sở chuyên khoa Mắt để đo và cắt kính và được giải đáp cách đeo kính đúng cách.
Chúc cháu có đôi mắt khỏe mạnh!
Chữa bênh cận, loạn thị mắt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em bị cận và bị loạn thị thì chữa được bằng những cách nào ạ?
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Hiện tại có 1 số phương pháp chữa cận và loạn thị. Nếu em từ 18-19 tuổi trở lên thì có thể mổ mắt( smile,femto,lasik). Còn ngoài ra thì bạn có thể đeo áp tròng ban ngày và ban đêm, hoặc là đeo kính gọng.
Chúc bạn sức khỏe!
Cận thị , loạn thị ở trẻ em
Câu hỏi bởi: Nguyễn Ngọc Quảng _ Phú Yên
Thưa báo sỹ, con em 5 tuổi, ngày thường xem tivi hay đến gần, nhướng mắt lên để xem cho rõ, đi đo mắt thì được thông báo cháu bị cận thị vừa bị loạn thị khoảng 5 độ, xin hỏi tại sao và cách điều trị
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Bé hay đứng gần khi xem TV có thể do thói quen hoặc là do mắt bé không nhìn rõ. Bình thường, bé nên đứng cách 2m-2m5. Bé 5 tuổi chưa đi học nên nếu trường hợp mà mắt kém nên đứng gần thì là do di truyền bẩm sinh. Tốt nhất nên đưa bé đi khám để đc chỉ định đeo kính kịp thời để phục hồi chức năng thị giác.
Hi vọng thông tin hữu ích đối với bạn.
Bé 6 tuổi bị loạn thị
Câu hỏi bởi:
Thưa Bác sĩ.
Con gái tôi năm nay 6 tuổi đã đeo kính gần 1 năm. Bác sĩ kết luận cháu bị loạn thị.
Kết quả khám: Thị lực MP 1,6/10 MT 3,2/10. Soi đáy mắt MP: +.50 (-300×10)=4/10 .MT: +.50 (-300×170)=6,3/10.
Cháu vẫn đeo kính thường xuyên, nhưng chỉ trong 7 tháng đã tăng thêm 0,25 độ loạn. Xin hỏi bác sĩ theo kết quả khám như trên thì mắt của con gái tôi bị loạn ở mức độ nào, có nguy hiểm nhiều không. Cách chăm sóc và chữa trị tốt nhất cho mắt của cháu như thế nào.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Trước hết xin chia sẻ những lo lắng của bạn về tình trạng mắt của con gái.
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ, nhìn mờ cả xa lẫn gần kèm theo nhìn hình ảnh biến dạng (nhìn đường thẳng thấy không thẳng, nhìn hình tròn thành hình bầu dục hoặc méo mó không đều).
Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn.
Với tình huống của con bạn mới 6 tuổi thì cách duy nhất để điều chỉnh tật khúc xạ là đeo kính gọng. Trẻ cần đeo kính rất hay để tránh dẫn đến nhược thị. đeo kính rất hay giúp mắt nhìn thấy rõ và đỡ mệt mỏi, nhất là các công việc cần nhìn gần như đọc sách. Định kỳ mỗi 6 tháng nên kiểm tra lại độ kính. Loạn thị thường không giảm theo tuổi. Khi trên 18 tuổi, có thể phẫu thuật để chữa trị vĩnh viễn loạn thị.
Để chăm sóc mắt cho mắt cần chú ý những điểm sau:
Đảm bảo nơi học tập và làm việc đầy đủ ánh sáng: ánh sáng dùng làm việc thường có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Không nên chỉ dùng 1 đèn để đọc sách trong phòng tối. Nếu học ban đêm, ngoài ánh sáng phòng cần có đèn bàn, đèn phải có chụp phản chiếu. Nên kết hợp đèn điện bóng tròn và đèn ống. Việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho việc đọc sách, học và làm bài là chiếu sáng từ sau, từ trên xuống, đối diện với bên tay thuận.
Kích thước của bàn, ghế : phải phù hợp với chiều cao của bé để có thể nhìn đúng khoảng cách từ mắt đến tập, sách và không phải cúi đầu nhiều.
Tư thế ngồi đúng : ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại, 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10 độ – 15 độ, không được cúi gầm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học, luôn để mắt xa sách vở 1 khoảng cách thích hợp. Khoảng cách lý tưởng để đọc sách gần là khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái hoặc ngón trỏ cong lại đến cùi chỏ (trung bình khoảng 35cm).
Giảm mọi căng thẳng của mắt: không sử dụng mắt quá lâu, hạn chế thời gian xem tivi, chơi trò chơi điện tử, vi tính…, không đọc sách truyện có chữ quá nhỏ hay mờ, hình ảnh lem nhem . Mỗi 20 phút làm việc gần cần nhìn ra xa 1 khoảng cách 6m trong thời gian khoảng 3-5 phút. Không làm bất cứ việc gì phải huy động thị giác gần quá 45 phút. Nên xem tivi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng màn hình tivi (ví dụ đối với tivi 21 inch nên ngồi cách xa màn hình 3,5m). Ngồi thẳng khi xem tivi, nên có chiếu sáng trong phòng, nhưng tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp màn hình. Giới hạn việc xem tivi khoảng 1 đến vài giờ/ngày. Nên đeo kính khi xem tivi.
Ăn uống đầy đủ chất và hoạt động thể lực: nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như gan , trứng, các loại rau có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, gấc, cà rốt, bí đỏ…và các loại rau có màu xanh đậm, tham gia hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
Tóm lại, loạn thị là một tật khúc xạ hay gặp. Với trẻ em thì đeo kính gọng là cách duy nhất để điều chỉnh thị lực. Mức độ loạn có thể tăng lên theo tuổi, do đó trẻ cần được khám mắt định kỳ. Đến năm 18 tuổi khi mắt đã phát triển ổn định người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật để chữa trị.
Chúc bạn và con gái luôn khỏe mạnh!
Theo ViCare