Nám là hiện tượng bệnh mà các sắc tố melanin ở một số vùng phát triển mạnh khiến da không đều màu. Trường hợp này thường xảy ra ở nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi trên 18.
Làm sao để chữa nám da?
Câu hỏi bởi: lili
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi, cháu bị nám da. Cháu đang dùng cách là rửa mặt bằng sữa rửa mặt sau đó cắt lát chanh ngâm vài phút rồi lấy tay thoa lên mặt và mát xa khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước lạnh rồi thoa kem dưỡng da. Nếu cháu thực hiện đều thì có hiệu quả không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giùm.
Cháu cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Nám da vốn là căn bệnh rất khó chịu vì luôn đeo bám người bệnh rất dai dẳng và thực tế không có biện pháp nào có thể đặc trị. Trong chanh có tính acid nên có khả năng thanh tẩy nhẹ nhàng vậy nên chúng có khả năng làm trắng da một cách tự nhiên mà không làm tổn thương da. Vì vậy áp dụng nước chanh trên khuôn mặt của cháu thường xuyên có thể giảm dần vết đen, trị nám da và làm sáng tông màu da của cháu. Bác sĩ giới thiệu một vài cách làm dưới đây để cháu tham khảo:
Lấy 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, sau đó cho chanh vào pha loãng với nước ấm. Dùng bông gòn thấm dung dịch này sau đó thoa nhẹ nhàng lên mặt, chú ý vào những vùng có nám và tàn nhang. Sau chừng 1 đến 2 phút cháu có thể rửa lại với nước ấm.
Lấy một quả chanh vắt lấy nước cốt rồi trộn với nước theo tỉ lệ 1:1, thêm ba muỗng canh bột mì vào đánh đều thành hỗn hợp, dùng để đắp lên mặt trong khoảng 20 phút, dùng trong 7 ngày liên tiếp.
Nếu cháu muốn thoát khỏi những điểm tối trên khuôn mặt, chẳng hạn như các đốm đồi mồi (đốm nâu đỏ), cháu cắt lát chanh dán lên mặt 10-15 phút. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm và vỗ cho khô. Lặp lại điều này đơn giản trên khuôn mặt 2 – 3 lần một tuần. Cháu sẽ thấy những đốm đen trở nên nhẹ hơn và dần dần mờ dần.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bà bầu 1 tháng uống thuốc nám da có sao không?
Câu hỏi bởi: lê thị tình
Chào Bác sĩ! Em có bầu được một tháng, trong thời gian có bầu em có dùng thuốc trị nám da hiệu nice young và pomingstyn, em uống 20 ngày thì ngừng uống. Vậy cho em hỏi có tác động gì tới em bé không? Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Nice Young là một loại thức phẩm chức năng có thành phần là dầu hoa anh thảo, vitamin em và sữa ong chúa. Còn Pomingstyn có hoạt chất chính là L-Cystine 500mg. Cả hai thuốc này đều không tác động đến thai nhi và không chống chỉ định dùng khi mang thai. Vì thế em có thể yên tâm.
Chúc em luôn khỏe!
Bệnh nấm da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ,hôm nay cháu đi khám da và có kq là bị nấm da,bác sỹ ở đó có đưa ra lộ trình chữa trị cho cháu nhưng chi phí rất đắt . Cho cháu hỏi là cháu có thể tự mua thuốc bôi được hay k và liệu có trị bệnh được gốc không ak.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh ngoài da nhiều khi rất nan giải chữa mãi chỉ tạm lui chứ không khỏi hẳn, điều cốt lõi là chẩn đoán đúng bệnh thì việc chữa trị mới có hiệu quả hoặc có biện pháp làm giảm tổn thương chấp nhận bệnh tồn tại song hành . Nếu bạn có thể tin tưởng vào kết luận bệnh của nơi vừa khám chỉ là nấm da, thì có rất nhiều phương pháp chữa khác nhau chứ không nhất thiết phải dùng những thuốc đắt tiền mới khỏi. Như vậy bạn nên tái khám lại ở các khoa da liễu của các bệnh viện, nếu ở đó cũng xác định là nấm da thì xin toa thuốc và ra hiệu thuốc mua về bôi, có thể các bác sĩ ở đây sẽ đưa ra một phương thuốc phù hợp với căn bệnh mà không phải dùng những toa thuốc chi phí quá đắt.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Nám hoặc tàng nhang
Câu hỏi bởi: Nhật
Cách đây 4 năm e bị ngã và bị chảy máu tí bên má,do khi vết thương chưa đóng vẩy và khô mà e có bôi nghệ tươi lên vết thương.thời gian đầu thỳ sẹo lành và k bị gi nhưng saub1 năm bắt đầu xuất hiện 1 2 nốt đen mờ nhạt như đồi mồi,sau 5 6 tháng thỳ càng ngày càng đen đậm hơn. Bây giờ cũng tùy lúc,hôm thỳ đen đậm hôm nhạt.đi khám viện gia liễu bs bảo bị nội tiết tố.e có uống sắc ngọc khang cũng như lấy nhiều thuốc bôi đắp đều không khỏi.e thắc mắc k biết bị nám hay tàng nhang ạ.e muốn bác sĩ tư vấn cho e ạ. Với nếu điều trị thỳ mất khoảng bao lâu,hết bao nhiêu tiền và có pải đi kiêng cự gi k ạ E xin cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình
Chào em,
Em nên gửi ảnh kèm để bác sĩ có thể khám cụ thể hơn. Bên đối diện có bị tương tự không. Nếu không thì có thể nghĩ tới hướng tăng sắc tố sau chấn thương, cần kiểm tra xen có dị vật không. Nếu có bị ở bên đối diện thì nghĩ đến điều trị tăng sắc tố. Hiện có nhiều máy điều trị tốt và đến địa chỉ uy tín để điều trị em nhé!
Chúc em sức khỏe!
hỏi về nám tàn nhang
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Tôi bị nám tành nhang như trong ảnh. xin hỏi cách điều trị
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn:
Tôi cung cấp thông tin để bạn tham khảo.
TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, phó trưởng khoa laser – phẫu thuật, bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết, nám là hiện tượng tăng sắc tố trên da, nhất là vùng mắt, hai má và thường gặp ở phụ nữ, nhất là trong thời kỳ mang thai. Cho đến nay, cơ chế bệnh học của bệnh nám, tàn nhang chưa thực sự sáng tỏ nhưng theo nhiều nghiên cứu thì hai yếu tố chính gây nám, tàn nhang là hoóc-môn sinh dục và ánh sáng mặt trời. Việc xác định nguyên nhân gây nám da đóng vai trò rất quan trọng để đưa ra phương hướng phòng ngừa cũng như cách điều trị: tuỳ tình trạng da của từng đối tượng mà áp dụng cách điều trị. “Tác dụng chủ yếu của các thuốc đang có trên thị trường là ức chế tổng hợp melanin – chất chủ yếu hình thành sắc tố trên da, hiệu quả tuỳ thuộc cơ địa từng người. Hiện tượng nám trong thời kỳ mang thai không cần điều trị vì sau sinh nở hiện tượng này giảm dần và có thể hết hẳn, không hết mới phải điều trị”, BS Sáu nói.
Về công nghệ phun vitamin thảo dược, BS Sáu chia sẻ, các nước tiên tiến như Pháp đã sử dụng phun thuốc bằng áp lực hoặc chùm kim cùng với lượng dung dịch đưa lên chỗ cần làm đẹp. Tại Việt Nam, phương pháp này chưa dùng nhiều, hiện bệnh viện Da liễu trung ương có sử dụng lăn kim sau đó dùng tế bào gốc làm đẹp da. Còn phun vitamin thảo dược thực chất là hình thức điều trị tiêm các vitamin và dược liệu vào da. Các vitamin này sẽ được hấp thụ và tác dụng lên toàn cơ thể chứ không chỉ đơn thuần trên da. Việc thực hiện kỹ thuật này cần đảm bảo vô trùng để tránh lây nhiễm virút viêm gan C, HIV… Còn về hiệu quả thì chưa ai dám chắc điều gì.
“Tiêm hay bôi đều có những cơ chế chuyển hoá riêng. Nếu tiêm trực tiếp vào chỗ nám, tàn nhang, thuốc không thể chuyển hoá ngay mà phải đi vào các bộ phận cơ thể, vào máu rồi mới tác dụng lên da. Ngay cả bôi thuốc, phun qua da cũng cần có thời gian, bởi da có hàng rào ngăn cản. Đối với thuốc làm đẹp thì công nghệ phun, bôi hay tiêm qua da chưa có nhiều nghiên cứu để xem cái nào hiệu quả hơn. Không như thuốc tránh thai thì tiêm hay dán đều hiệu quả như nhau”, BS Sáu nói rõ hơn.
Thầy thuốc nhân dân – BS Trần Văn Bản, chủ tịch hội Đông y Việt Nam thì cho rằng, các loại thảo dược như trân châu, nhân sâm, hổ phách… chỉ có hiệu quả bổ sung dinh dưỡng tại chỗ. Trân châu, hổ phách không chứa vitamin và thường dùng đường uống, có tác dụng an thần. Còn nhân sâm chủ yếu để bổ khí, tăng cường sức khoẻ. Cũng theo BS Bản, bất cứ phương pháp làm đẹp nào cũng cần thời gian, đặc biệt phải kết hợp cả chế độ ăn uống. Việc hấp thụ các chất qua da hạn chế hơn nhiều so với ăn uống và tiêm. “Các thảo dược này nếu được mang ra làm đẹp thì cũng chỉ như một lớp “sơn” phủ ngoài mà thôi”.
Bạn nên đến viện da liễu trung ương để khám và điều trị.
Làm sao để chữa nám da?
Câu hỏi bởi: lili
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi, cháu bị nám da. Cháu đang dùng cách là rửa mặt bằng sữa rửa mặt sau đó cắt lát chanh ngâm vài phút rồi lấy tay thoa lên mặt và mát xa khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước lạnh rồi thoa kem dưỡng da. Nếu cháu thực hiện đều thì có hiệu quả không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giùm.
Cháu cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Nám da vốn là căn bệnh rất khó chịu vì luôn đeo bám người bệnh rất dai dẳng và thực tế không có biện pháp nào có thể đặc trị. Trong chanh có tính acid nên có khả năng thanh tẩy nhẹ nhàng vậy nên chúng có khả năng làm trắng da một cách tự nhiên mà không làm tổn thương da. Vì vậy áp dụng nước chanh trên khuôn mặt của cháu thường xuyên có thể giảm dần vết đen, trị nám da và làm sáng tông màu da của cháu. Bác sĩ giới thiệu một vài cách làm dưới đây để cháu tham khảo:
Lấy 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, sau đó cho chanh vào pha loãng với nước ấm. Dùng bông gòn thấm dung dịch này sau đó thoa nhẹ nhàng lên mặt, chú ý vào những vùng có nám và tàn nhang. Sau chừng 1 đến 2 phút cháu có thể rửa lại với nước ấm.
Lấy một quả chanh vắt lấy nước cốt rồi trộn với nước theo tỉ lệ 1:1, thêm ba muỗng canh bột mì vào đánh đều thành hỗn hợp, dùng để đắp lên mặt trong khoảng 20 phút, dùng trong 7 ngày liên tiếp.
Nếu cháu muốn thoát khỏi những điểm tối trên khuôn mặt, chẳng hạn như các đốm đồi mồi (đốm nâu đỏ), cháu cắt lát chanh dán lên mặt 10-15 phút. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm và vỗ cho khô. Lặp lại điều này đơn giản trên khuôn mặt 2 – 3 lần một tuần. Cháu sẽ thấy những đốm đen trở nên nhẹ hơn và dần dần mờ dần.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bà bầu 1 tháng uống thuốc nám da có sao không?
Câu hỏi bởi: lê thị tình
Chào Bác sĩ! Em có bầu được một tháng, trong thời gian có bầu em có dùng thuốc trị nám da hiệu nice young và pomingstyn, em uống 20 ngày thì ngừng uống. Vậy cho em hỏi có tác động gì tới em bé không? Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Nice Young là một loại thức phẩm chức năng có thành phần là dầu hoa anh thảo, vitamin em và sữa ong chúa. Còn Pomingstyn có hoạt chất chính là L-Cystine 500mg. Cả hai thuốc này đều không tác động đến thai nhi và không chống chỉ định dùng khi mang thai. Vì thế em có thể yên tâm.
Chúc em luôn khỏe!
Bệnh nấm da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ,hôm nay cháu đi khám da và có kq là bị nấm da,bác sỹ ở đó có đưa ra lộ trình chữa trị cho cháu nhưng chi phí rất đắt . Cho cháu hỏi là cháu có thể tự mua thuốc bôi được hay k và liệu có trị bệnh được gốc không ak.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh ngoài da nhiều khi rất nan giải chữa mãi chỉ tạm lui chứ không khỏi hẳn, điều cốt lõi là chẩn đoán đúng bệnh thì việc chữa trị mới có hiệu quả hoặc có biện pháp làm giảm tổn thương chấp nhận bệnh tồn tại song hành . Nếu bạn có thể tin tưởng vào kết luận bệnh của nơi vừa khám chỉ là nấm da, thì có rất nhiều phương pháp chữa khác nhau chứ không nhất thiết phải dùng những thuốc đắt tiền mới khỏi. Như vậy bạn nên tái khám lại ở các khoa da liễu của các bệnh viện, nếu ở đó cũng xác định là nấm da thì xin toa thuốc và ra hiệu thuốc mua về bôi, có thể các bác sĩ ở đây sẽ đưa ra một phương thuốc phù hợp với căn bệnh mà không phải dùng những toa thuốc chi phí quá đắt.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Nám hoặc tàng nhang
Câu hỏi bởi: Nhật
Cách đây 4 năm e bị ngã và bị chảy máu tí bên má,do khi vết thương chưa đóng vẩy và khô mà e có bôi nghệ tươi lên vết thương.thời gian đầu thỳ sẹo lành và k bị gi nhưng saub1 năm bắt đầu xuất hiện 1 2 nốt đen mờ nhạt như đồi mồi,sau 5 6 tháng thỳ càng ngày càng đen đậm hơn. Bây giờ cũng tùy lúc,hôm thỳ đen đậm hôm nhạt.đi khám viện gia liễu bs bảo bị nội tiết tố.e có uống sắc ngọc khang cũng như lấy nhiều thuốc bôi đắp đều không khỏi.e thắc mắc k biết bị nám hay tàng nhang ạ.e muốn bác sĩ tư vấn cho e ạ. Với nếu điều trị thỳ mất khoảng bao lâu,hết bao nhiêu tiền và có pải đi kiêng cự gi k ạ E xin cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình
Chào em,
Em nên gửi ảnh kèm để bác sĩ có thể khám cụ thể hơn. Bên đối diện có bị tương tự không. Nếu không thì có thể nghĩ tới hướng tăng sắc tố sau chấn thương, cần kiểm tra xen có dị vật không. Nếu có bị ở bên đối diện thì nghĩ đến điều trị tăng sắc tố. Hiện có nhiều máy điều trị tốt và đến địa chỉ uy tín để điều trị em nhé!
Chúc em sức khỏe!
hỏi về nám tàn nhang
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Tôi bị nám tành nhang như trong ảnh. xin hỏi cách điều trị
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn:
Tôi cung cấp thông tin để bạn tham khảo.
TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, phó trưởng khoa laser – phẫu thuật, bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết, nám là hiện tượng tăng sắc tố trên da, nhất là vùng mắt, hai má và thường gặp ở phụ nữ, nhất là trong thời kỳ mang thai. Cho đến nay, cơ chế bệnh học của bệnh nám, tàn nhang chưa thực sự sáng tỏ nhưng theo nhiều nghiên cứu thì hai yếu tố chính gây nám, tàn nhang là hoóc-môn sinh dục và ánh sáng mặt trời. Việc xác định nguyên nhân gây nám da đóng vai trò rất quan trọng để đưa ra phương hướng phòng ngừa cũng như cách điều trị: tuỳ tình trạng da của từng đối tượng mà áp dụng cách điều trị. “Tác dụng chủ yếu của các thuốc đang có trên thị trường là ức chế tổng hợp melanin – chất chủ yếu hình thành sắc tố trên da, hiệu quả tuỳ thuộc cơ địa từng người. Hiện tượng nám trong thời kỳ mang thai không cần điều trị vì sau sinh nở hiện tượng này giảm dần và có thể hết hẳn, không hết mới phải điều trị”, BS Sáu nói.
Về công nghệ phun vitamin thảo dược, BS Sáu chia sẻ, các nước tiên tiến như Pháp đã sử dụng phun thuốc bằng áp lực hoặc chùm kim cùng với lượng dung dịch đưa lên chỗ cần làm đẹp. Tại Việt Nam, phương pháp này chưa dùng nhiều, hiện bệnh viện Da liễu trung ương có sử dụng lăn kim sau đó dùng tế bào gốc làm đẹp da. Còn phun vitamin thảo dược thực chất là hình thức điều trị tiêm các vitamin và dược liệu vào da. Các vitamin này sẽ được hấp thụ và tác dụng lên toàn cơ thể chứ không chỉ đơn thuần trên da. Việc thực hiện kỹ thuật này cần đảm bảo vô trùng để tránh lây nhiễm virút viêm gan C, HIV… Còn về hiệu quả thì chưa ai dám chắc điều gì.
“Tiêm hay bôi đều có những cơ chế chuyển hoá riêng. Nếu tiêm trực tiếp vào chỗ nám, tàn nhang, thuốc không thể chuyển hoá ngay mà phải đi vào các bộ phận cơ thể, vào máu rồi mới tác dụng lên da. Ngay cả bôi thuốc, phun qua da cũng cần có thời gian, bởi da có hàng rào ngăn cản. Đối với thuốc làm đẹp thì công nghệ phun, bôi hay tiêm qua da chưa có nhiều nghiên cứu để xem cái nào hiệu quả hơn. Không như thuốc tránh thai thì tiêm hay dán đều hiệu quả như nhau”, BS Sáu nói rõ hơn.
Thầy thuốc nhân dân – BS Trần Văn Bản, chủ tịch hội Đông y Việt Nam thì cho rằng, các loại thảo dược như trân châu, nhân sâm, hổ phách… chỉ có hiệu quả bổ sung dinh dưỡng tại chỗ. Trân châu, hổ phách không chứa vitamin và thường dùng đường uống, có tác dụng an thần. Còn nhân sâm chủ yếu để bổ khí, tăng cường sức khoẻ. Cũng theo BS Bản, bất cứ phương pháp làm đẹp nào cũng cần thời gian, đặc biệt phải kết hợp cả chế độ ăn uống. Việc hấp thụ các chất qua da hạn chế hơn nhiều so với ăn uống và tiêm. “Các thảo dược này nếu được mang ra làm đẹp thì cũng chỉ như một lớp “sơn” phủ ngoài mà thôi”.
Bạn nên đến viện da liễu trung ương để khám và điều trị.
Theo ViCare