Bệnh sốt xuất huyết rất dễ mắc phải, kể cả phụ nữ có thai. Cùng nghe tư vấn từ bác sĩ phần nào giúp giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Bị sốt xuất huyết khi đang mang bầu, thai nhi có dị tật không?
Câu hỏi bởi: NTT
Thưa bác sĩ.
Chị em bị sốt xuất huyết khi đang có thai ở tuần thứ 7, gia đình em rất lo là em bé sau này bị dị tật. Mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết thì cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng vì bệnh khó chữa trị hơn so với người bình thường. Thai phụ bị sốt có thể dẫn đến suy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận một sản phụ mắc sốt xuất huyết có nguy cơ đẻ non được chuyển đến từ Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia. Dù cố gắng hết sức các bác sĩ cũng chỉ cứu được mẹ, còn thai nhi đã tử vong.
Với phụ nữ mang thai, việc giảm số lượng hoặc chức năng của tiểu cầu rất nguy hiểm bởi tình trạng chảy máu có thể xảy ra, đặc biệt là lúc sinh nở. Ngoài ra, những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh. Tình trạng thiếu hụt tiểu cầu đặc biệt nguy hiểm đối với thai phụ mắc sốt xuất huyết có triệu chứng sốc hoặc tiền sốc. Đây là yếu tố gây tiền sản giật, có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu không cầm được hay co giật khi chuyển dạ. Còn thai nhi sẽ chậm phát triển, suy thai, thậm chí thai chết lưu. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, sản phụ có thể bị các biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần hoặc tử vong.
Điều trị bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó khăn. Nguyên tắc chung đối với thai phụ là thận trọng trong sử dụng thuốc vì tác dụng phụ của nó đối với thai. Ngay các thuốc có thể chỉ định dễ dàng cho bệnh nhân khác thì khi thai phụ muốn sử dụng vẫn phải có sự đồng ý của bác sĩ Truyền nhiễm và bác sĩ Sản khoa sau khi đã cân nhắc rất kỹ.
Mặt khác, phải lường trước được những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết có sốc, phải truyền thật nhanh lượng huyết tương đã thoát mạch, nhưng với phụ nữ mang thai thì phải rất thận trọng kẻo nguy hiểm đến thai nhi. Để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con, khi có triệu chứng sốt, chị của em cần đi khám ngay. Đặc biệt, nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, phải nhập viện để được theo dõi và chữa trị.
Chúc gia đình sức khỏe.
Bị sốt xuất huyết và rubella, làm xét nghiệm gì nữa để biết tình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong bụng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em mang thai 10 tuần 4 ngày bị sốt 4 ngày nay, hiện tại vẫn còn sốt nhẹ ban ngày và sốt cao mệt mỏi, buồn nôn vào ban đêm. Ngày sốt thứ 2 em đi bệnh viện Phụ sản xét nghiệm thì bác sĩ kết luận bị sốt xuất huyết và rubella dương tính với kết quả như sau: igG 69, 5 igM 0, 42, HBsAg 0, 04 và chuyển em qua khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa, ở đây xét nghiệm em không bị sốt xuất huyết nhưng rubella thì họ không rõ… Cách đây 1 năm em có tiêm phòng rubella mũi 4 trong 1, cách đây 5 năm em đã từng bị sốt phát ban. Em cũng đã tiêm ba mũi vacxin viêm gan B nhưng chưa xét nghiệm kháng thể thì đã có bầu. Bác sĩ vui lòng cho em hỏi với kết quả như vậy liệu em có bị nhiễm rubella không vì chỉ số igM dương tính. Bác sĩ ơi em có bị nhiễm viêm gan B không? Hiện tại em rất hoang mang vì mỗi nơi bác sĩ kết luận khác nhau, em phải làm các xét nghiệm nào nữa để biết chính xác tình trạng sức khỏe của em và em bé trong bụng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Rubella IgM dương tính thường gặp trong nhiễm trùng Rubella cấp tính. Tuy nhiên Rubella IgM dương tính cũng có thể kéo dài hơn 1 năm kể từ khi bị nhiễm vi rút Rubella hoặc sau khi tiêm phòng vắc xin hoặc sau tái nhiễm Rubella không biểu hiện. Ngoài ra có thể dương tính giả do phản ứng chéo với kháng thể IgM khác. Trường hợp của bạn có thể là tình huống này bởi xét nghiệm của bạn tại Bệnh viện phụ sản có lẽ có giảm tiểu cầu nên bác sĩ mới nghĩ đến sốt xuất huyết nhưng chưa làm xét nghiệm kháng nguyên NS1.
Tại khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa có thể bạn đã làm xét nghiệm hoặc kháng thể và loại trừ bạn không nhiễm vi rút gây bệnh sốt xuất huyết. Có thể bạn nhiễm một loại vi rút nào đó và có cơ thể cũng sinh đáp ứng miễn dịch cấp tính. Và có thể IgM của bạn là dương tính giả. Đó cũng có thể là lý do mà nơi xét nghiệm thứ hai cho kết quả xét nghiệm Rubella không rõ. Em có thể làm lại xét nghiệm Rubella IgM để khẳng định lại sớm hoặc làm lại xét nghiệm sau 2 tuần để so sánh hiệu giá kháng thể. Xét nghiệm HbsAg cũng có dương tính giả nhé, nếu mỗi nơi làm một kết quả khác nhau thì làm lại cho chắc chắn.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị sốt xuất huyết trong tuần đầu của thai kỳ có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 31 tuổi, có bầu lần 2. Ngày 16/7 em có kinh nguyệt. Ngày 27/7 em bị sốt xuất huyết (không nặng lắm) và bị viêm tai. Bác sĩ cho em uống các loại thuốc sau: Pyfaclor, Panactol (Paracetamol 500mg), vitamin B6 và vitamin C. Ngày 31/3, thấy chậm kinh 15 ngày nên em đi siêu âm, bác sĩ nói em đã mang thai 4 tuần 1 ngày. Bác sĩ cũng nói chắc chắn sốt xuất huyết sẽ tác động đến thai nhi, nhưng chưa biết ở mức độ nào, có giữ lại thai hay không là tùy em quyết định. Em nghe một số người nói do sốt xuất huyết trong những ngày đầu tiên thụ thai nên sẽ không bị tác động nên quyết định giữ lại thai. Tuy nhiên em vẫn rất hoang mang và lo lắng, không biết nên làm thế nào? Bác sĩ giúp em với nhé.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Sốt xuất huyết Dengue hay sốt Dengue, tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc Dengue được gây ra do Dengue virus. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4.
Hiện nay bạn đang mang thai 4 tuần 1 ngày. Bạn cần xem lại chẩn đoán nhé vì không có chẩn đoán thai 4 tuần. Nếu khẳng định có thai mà bạn giữ thì bạn cần đi khám thai đầy đủ, làm các xét nghiệm máu, sàng lọc trước sinh nhé. Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh:
Triple test là xét nghiệm khi thai nhi ở tuần (11,12), (21,22), (31,32) phương pháp này cần làm tối thiểu 3 lần ở 3 giai đoạn của tuổi thai.
Panorama test: Làm từ khi thai nhi được 9 tuần trở lên và làm 1 lần duy nhất.
Kết hợp với siêu âm 3 chiều để xác định hình thái của thai nhi.
Chúc bạn khỏe.
Bị sốt xuất huyết khi đang mang bầu, thai nhi có dị tật không?
Câu hỏi bởi: NTT
Thưa bác sĩ.
Chị em bị sốt xuất huyết khi đang có thai ở tuần thứ 7, gia đình em rất lo là em bé sau này bị dị tật. Mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết thì cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng vì bệnh khó chữa trị hơn so với người bình thường. Thai phụ bị sốt có thể dẫn đến suy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận một sản phụ mắc sốt xuất huyết có nguy cơ đẻ non được chuyển đến từ Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia. Dù cố gắng hết sức các bác sĩ cũng chỉ cứu được mẹ, còn thai nhi đã tử vong.
Với phụ nữ mang thai, việc giảm số lượng hoặc chức năng của tiểu cầu rất nguy hiểm bởi tình trạng chảy máu có thể xảy ra, đặc biệt là lúc sinh nở. Ngoài ra, những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh. Tình trạng thiếu hụt tiểu cầu đặc biệt nguy hiểm đối với thai phụ mắc sốt xuất huyết có triệu chứng sốc hoặc tiền sốc. Đây là yếu tố gây tiền sản giật, có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu không cầm được hay co giật khi chuyển dạ. Còn thai nhi sẽ chậm phát triển, suy thai, thậm chí thai chết lưu. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, sản phụ có thể bị các biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần hoặc tử vong.
Điều trị bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó khăn. Nguyên tắc chung đối với thai phụ là thận trọng trong sử dụng thuốc vì tác dụng phụ của nó đối với thai. Ngay các thuốc có thể chỉ định dễ dàng cho bệnh nhân khác thì khi thai phụ muốn sử dụng vẫn phải có sự đồng ý của bác sĩ Truyền nhiễm và bác sĩ Sản khoa sau khi đã cân nhắc rất kỹ.
Mặt khác, phải lường trước được những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết có sốc, phải truyền thật nhanh lượng huyết tương đã thoát mạch, nhưng với phụ nữ mang thai thì phải rất thận trọng kẻo nguy hiểm đến thai nhi. Để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con, khi có triệu chứng sốt, chị của em cần đi khám ngay. Đặc biệt, nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, phải nhập viện để được theo dõi và chữa trị.
Chúc gia đình sức khỏe.
Bị sốt xuất huyết và rubella, làm xét nghiệm gì nữa để biết tình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong bụng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em mang thai 10 tuần 4 ngày bị sốt 4 ngày nay, hiện tại vẫn còn sốt nhẹ ban ngày và sốt cao mệt mỏi, buồn nôn vào ban đêm. Ngày sốt thứ 2 em đi bệnh viện Phụ sản xét nghiệm thì bác sĩ kết luận bị sốt xuất huyết và rubella dương tính với kết quả như sau: igG 69, 5 igM 0, 42, HBsAg 0, 04 và chuyển em qua khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa, ở đây xét nghiệm em không bị sốt xuất huyết nhưng rubella thì họ không rõ… Cách đây 1 năm em có tiêm phòng rubella mũi 4 trong 1, cách đây 5 năm em đã từng bị sốt phát ban. Em cũng đã tiêm ba mũi vacxin viêm gan B nhưng chưa xét nghiệm kháng thể thì đã có bầu. Bác sĩ vui lòng cho em hỏi với kết quả như vậy liệu em có bị nhiễm rubella không vì chỉ số igM dương tính. Bác sĩ ơi em có bị nhiễm viêm gan B không? Hiện tại em rất hoang mang vì mỗi nơi bác sĩ kết luận khác nhau, em phải làm các xét nghiệm nào nữa để biết chính xác tình trạng sức khỏe của em và em bé trong bụng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Rubella IgM dương tính thường gặp trong nhiễm trùng Rubella cấp tính. Tuy nhiên Rubella IgM dương tính cũng có thể kéo dài hơn 1 năm kể từ khi bị nhiễm vi rút Rubella hoặc sau khi tiêm phòng vắc xin hoặc sau tái nhiễm Rubella không biểu hiện. Ngoài ra có thể dương tính giả do phản ứng chéo với kháng thể IgM khác. Trường hợp của bạn có thể là tình huống này bởi xét nghiệm của bạn tại Bệnh viện phụ sản có lẽ có giảm tiểu cầu nên bác sĩ mới nghĩ đến sốt xuất huyết nhưng chưa làm xét nghiệm kháng nguyên NS1.
Tại khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa có thể bạn đã làm xét nghiệm hoặc kháng thể và loại trừ bạn không nhiễm vi rút gây bệnh sốt xuất huyết. Có thể bạn nhiễm một loại vi rút nào đó và có cơ thể cũng sinh đáp ứng miễn dịch cấp tính. Và có thể IgM của bạn là dương tính giả. Đó cũng có thể là lý do mà nơi xét nghiệm thứ hai cho kết quả xét nghiệm Rubella không rõ. Em có thể làm lại xét nghiệm Rubella IgM để khẳng định lại sớm hoặc làm lại xét nghiệm sau 2 tuần để so sánh hiệu giá kháng thể. Xét nghiệm HbsAg cũng có dương tính giả nhé, nếu mỗi nơi làm một kết quả khác nhau thì làm lại cho chắc chắn.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị sốt xuất huyết trong tuần đầu của thai kỳ có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 31 tuổi, có bầu lần 2. Ngày 16/7 em có kinh nguyệt. Ngày 27/7 em bị sốt xuất huyết (không nặng lắm) và bị viêm tai. Bác sĩ cho em uống các loại thuốc sau: Pyfaclor, Panactol (Paracetamol 500mg), vitamin B6 và vitamin C. Ngày 31/3, thấy chậm kinh 15 ngày nên em đi siêu âm, bác sĩ nói em đã mang thai 4 tuần 1 ngày. Bác sĩ cũng nói chắc chắn sốt xuất huyết sẽ tác động đến thai nhi, nhưng chưa biết ở mức độ nào, có giữ lại thai hay không là tùy em quyết định. Em nghe một số người nói do sốt xuất huyết trong những ngày đầu tiên thụ thai nên sẽ không bị tác động nên quyết định giữ lại thai. Tuy nhiên em vẫn rất hoang mang và lo lắng, không biết nên làm thế nào? Bác sĩ giúp em với nhé.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Sốt xuất huyết Dengue hay sốt Dengue, tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc Dengue được gây ra do Dengue virus. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4.
Hiện nay bạn đang mang thai 4 tuần 1 ngày. Bạn cần xem lại chẩn đoán nhé vì không có chẩn đoán thai 4 tuần. Nếu khẳng định có thai mà bạn giữ thì bạn cần đi khám thai đầy đủ, làm các xét nghiệm máu, sàng lọc trước sinh nhé. Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh:
Triple test là xét nghiệm khi thai nhi ở tuần (11,12), (21,22), (31,32) phương pháp này cần làm tối thiểu 3 lần ở 3 giai đoạn của tuổi thai.
Panorama test: Làm từ khi thai nhi được 9 tuần trở lên và làm 1 lần duy nhất.
Kết hợp với siêu âm 3 chiều để xác định hình thái của thai nhi.
Chúc bạn khỏe.
Theo ViCare