Thiếu máu não ở trẻ vị thành niên và những thắc mắc


4,226
1
1
Xu
53
Thiếu máu não không chỉ gặp ở những đối tượng cao tuổi mà còn gặp ở trẻ vị thành niên do áp lực học tập và cuộc sống ngày càng tăng cao. Cùng đọc những lý giải sau để có cách điều trị hiệu quả trong lứa tuổi này.

Nữ 16 tuổi bị thiếu máu lên não


Câu hỏi bởi: phong

Thưa bác sĩ! Bạn cháu năm nay 16 tuổi là nữ. Thường xuyên bị đau đầu mệt mỏi chóng mặt. Đi khám thì bác sĩ nói là bị bệnh thiếu máu lên não. Vậy bác sĩ cho cháu biết bệnh thiếu máu não có nguy hiểm đến tính mạng không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, tác động tới cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương. Thiếu máu não nhẹ có thể gây đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nếu nặng có thể gây vắng ý thức nhất thời, liệt nhẹ nửa người, rối loạn cảm giác, chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, da xanh, sợ lạnh, … gây cho người bệnh nhiều khó khăn trong công việc, sinh hoạt.

Tình trạng thiếu máu não nặng xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não để lại những di chứng nặng nề. Thiếu máu não nhẹ thì không nguy hiểm đến tính mạng, song thiếu mãu não nặng có thể tác động lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây ra tai biến mạch máu não, đột quỵ. Do đó việc chữa trị bệnh là hết sức quan trọng.

Chúc cháu và bạn gái luôn khỏe mạnh!

Chữa trị bệnh thiếu máu não như thế nào?


Câu hỏi bởi: banana

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Xin bác sĩ chỉ cho cháu cách trị bệnh thiếu máu não.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu!.

Bệnh thiếu máu não là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, thường là ngoài 40 tuổi, tuy nhiên ngày nay độ tuổi mắc bệnh cũng đang trẻ hóa dần. Thiếu máu não thường có những biều hiện như: đau đầu kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì, nhức mỏi chân tay.

Để diều trị bệnh thiếu máu não cần sự phối hợp chặt chẽ của Nội khoa và các biện pháp can thiệp. Bên cạnh đó cần kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, điều độ. Chính vì vậy, cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và chữa trị bệnh cụ thể.

Thiếu máu não là tình trạng thiếu máu nuôi não, não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh não bộ sẽ suy giảm ngay, có rất nhiều lí do gây ra thiếu máu não, trong đó cũng có lí do thiếu sắt, chức năng tạo máu của tủy kém hoặc thiếu các chất tạo máu, mạch máu nuôi dưỡng hẹp, xơ vữa…

Để chữa trị hiệu quả cần cố gắng tìm ra các lí do gây nên thiếu máu não để khắc phục được tận gốc. Cháu nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi, đồng thời kết hợp với các phương pháp chữa trị thích hợp do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Cháu nên có thói quen ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng… Không ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn cứng khó tiêu hóa, nhiều chất béo. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, trà đặc…

Việc tập luyện thể lực thường xuyên, yoga, dưỡng sinh cũng giúp tăng cường khả năng điều hòa, tự bù đắp của cơ thể và góp phần chữa trị bệnh Ngoài ra, cháu có thể bổ sung thêm các loại thuốc bổ não, tăng cường tuần hoàn giúp làm thông thoáng mạch máu tăng lượng ôxy đến não, giúp tăng cường sức khỏe và trí nhớ của mình.

Chúc cháu sức khỏe!

Cách chữa trị đau đầu do bị thiếu máu não


Câu hỏi bởi: ngân tâyy

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 14 tuổi là nữ, cháu đã từng bị thiếu máu não. Sau một thời gian dùng thuốc thì khỏi nhưng thường xuyên bị nhức đầu. Cháu xin hỏi là cách nào để chữa cách đau đầu thường xuyên như thế ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu.

Đau đầu do nhiều lý do khác nhau. Có khoảng 5 lý do chính gây nên đau đầu. Cháu kể là đã bị thiếu máu não? Nếu đúng là lượng máu lên não của cháu bị thiếu hụt thì đó là một trong những lý do gây nên đau đầu mà cháu đã đau đầu do lý do đó. Chứng đau đầu của cháu cần phải ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh học tập quá nhiều, căng thẳng đầu óc, nên bố trí thời gian ngoài học tập và lao động để thư giãn vui chơi, thể dục thể thao hợp lý. Kết hợp với sử dụng thuốc tăng cường tuần hoàn não và giảm đau. Đồng thời đi khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa Thần kinh để được hướng dẫn chữa trị phù hợp nhất.

Chúc cháu mau khỏe.

Đau đầu do thiếu máu não hay bệnh gì khác?


Câu hỏi bởi: Trang

Dạ chào bác sĩ!

Cháu năm nay 16 tuổi, nhưng hay bị đau đầu, đi khám ở bệnh viện thì bác sĩ nói là thiếu máu lên não. Đôi khi đầu không bị va vào chỗ nào cả nhưng chạm vào thấy đau, mỗi lần đau một chỗ. Lần trước cháu đau bên phải trên đỉnh đầu, vùng đau thì bằng 3 ngón tay, chỗ đau theo hình tròn. Hôm nay thì lại bị bên trái sau gáy gần tai, chỗ đau thì nổi lên, chạm vào rất đau, thấy chóng mặt. Mong bác sĩ giải đáp hộ cháu là cháu bị sao ạ?

Cháu xin cám ơn!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu bị đau đầu, cháu đã khám ở phòng khám tư nhân hay khám ở bệnh viện và được kết luận là thiếu máu não. Chứng đau đầu do thiếu máu não hay gọi đúng hơn là rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trung niên và rất hiếm khi gặp ở lứa tuổi tẻ như cháu. Vì lứa tuổi trẻ ít có các lí do dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não như thoái hoá đốt sống cổ, xơ vữa mạch máu não, cục máu đông… Để chẩn đoán bệnh của cháu các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh sẽ hỏi kỹ bệnh sử đau đầu của cháu, cho chụp sọ não, làm điện não đồ, làm Doppler mạch máu não… Từ đó sẽ tìm ra lí do của bệnh đau đầu và có hướng chữa trị hiệu quả nhất.

Tuy nhiên cháu phải tới khoa Thần kinh của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện trung ương để khám và chữa trị. Bây giờ bác trao đổi với cháu một loại bệnh đau đầu nguyên phát, đó là đau đầu căng thẳng: đau đầu căng thẳng là một loại đau đầu thường gặp nhất, nó chiếm 60 – 90% số người bệnh bị chứng đau đầu. Bệnh này thường bị do căng thẳng tâm lý hay bị trầm cảm. Có hai dạng đau đầu căng thẳng, loại đau đầu thành cơn và loại đau đầu mãn tính với triệu chứng đau đầu hơn 15 ngày trong một tháng và kéo dài ba tháng liên tục. Tính chất đau đầu căng thẳng là cảm giác căng hoặc như siết chăng các cơ ở vùng đầu và cổ, có cảm giác ép hoặc ê ẩm ở đầu, tăng nhậy cảm đau xung quanh đầu như là sờ hoặc chạm vào vùng da đầu cũng đau, khó chịu nhất là phía sau đầu( vùng chẩm) và vùng cổ. Đau đầu căng thẳng sẽ nặng hơn khi kèm theo stress, mệt mỏi, tiếng ồn. Trong cơn đau người bệnh dễ cáu gắt, mệt mỏi,chóng mặt, kém tập trung… Theo bác thì rất có thể cháu bị chứng đau đầu căng thẳng vì ở lứa tuổi cháu đang phải chịu áp lực của học tập và các sang chấn tâm lý khác của cuộc sống hàng ngày nên gây ra căng thẳng tâm lý và sinh ra bệnh đau đầu căng thẳng mà thôi. Bệnh này do chuyên khoa Thần kinh khám và chữa trị. Cháu nên đi khám và chữa trị ngay nếu để lâu sẽ có hại cho sức khoẻ.

Chúc cháu mau lành bệnh!

Hay choáng váng, chảy máu mũi có phải bị bệnh thiếu máu não?


Câu hỏi bởi: vananh2k

Chào bác sĩ!

Em là nữ, năm nay mới 16 tuổi nhưng có thói quen rất hay thức khuya, hay bị tỉnh dậy lúc nửa đêm. Đã tầm 3 năm nay em hay bị choáng, kiểu như chóng mặt và trước mắt tối sầm lại trong vài giây, nhưng do chủ quan, thấy nó không tác động lắm và nghĩ mình còn trẻ, không thể thiếu máu nên em không đi khám. Em cảm thấy trí nhớ mình hình như giảm khá nhiều, 3 năm trước có đợt mấy ngày liền em bị chảy máu mũi liên tục, cầm máu chừng nửa tiếng mới ngừng chảy. Hơn nữa 2 hôm qua em mới thấy rất chóng mặt ngay cả khi đi đứng, nằm rồi ngồi dậy là đau đầu nên mới bắt đầu lo. Không biết em có phải thiếu máu não không hay là bệnh gì khác? Em còn trẻ mà mắc bệnh thế này liệu có nguy hiểm hay di chứng gì sau này không ạ?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Trường hợp của bạn có thể không chỉ là thiếu máu lên não mà có thể còn bị thiếu máu chung của cơ thể. Thiếu máu não chỉ là hậu quả của thiếu máu toàn cơ thể. Bạn cần đi xét nghiệm máu xem lượng hồng cầu, huyết sắc tố, sắt huyết thanh có bị giảm không, xem đông cầm máu có bị rối loạn không. Nếu có thì bạn sẽ phải làm nhiều xét nghiêm khác nữa như huyết đồ, tủy đồ…

Bác sĩ khám bệnh trực tiếp cho bạn khi có các rối loạn này. Nếu xét nghiệm máu của bạn hoàn toàn bình thường thì bạn chỉ bị thiếu máu não do bệnh lý về mạch máu não do cơ năng hay thực thể. Khi đó bạn lại phải làm thêm các xét nghiệm khác nữa như điện não, khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh. Tuy nhiên việc có thể làm trước đó là bạn nên nghỉ ngơi, ngủ điều độ, tránh thức khuya, dậy sớm, tập yoga. Làm như vậy mà bệnh đỡ thì chưa cần phải đi khám bác sĩ vội. Bệnh có nguy hiểm và di chứng về sau hay không còn phụ thuộc nhiều vào chẩn đoán, xét nghiệm của bệnh, phụ thuộc vào sự tuân thủ chữa trị của bạn.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl