Đột quỵ thường gặp ở những đối tượng nào?


4,226
1
1
Xu
53
Đột quỵ có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là đối với sự căng thẳng của cuộc sống hiện tại. Những lời khuyên sau đây sẽ vô cùng hữu ích giúp bạn phofgn tránh căn bệnh này.

Đối tượng bị đột quỵ não


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ
Người thân tôi bị đột quỵ do xuất huyết não. Tình hình là đang được điều trị tại khoa nội thần kinh đã 2 ngày nay. Từ khi xảy ra đột quỵ vẫn tỉnh táo nhưng nói chuyện rất khó nghe. Trưa hôm qua đã nói được nhiều từ rõ ràng. Tuy nhiên bị sốt nhẹ (37,4 độ) thấy anh ấy sốt tôi lo lắng. Xin hỏi bác sĩ như vậy có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của anh ấy không và thông thường bệnh của những người khác giống trường hợp anh tôi điều trị bao lâu mới hết cơn nguy hiểm và tiến hành tập vật lý trị liệu ạ?

Bác sĩ Nguyễn Quang Anh


Chào bạn
Người thân bạn bị tai biến mạch máu não ngày thứ 2 đang được điều trị tai khoa nội thần kinh là đúng chuyên khoa rồi. Việc sốt của người thân bạn có nhiều nguyên nhân bác sĩ điều trị trự tiếp sẽ tìm nguyên nhân để điều trị cho người thân của bạn. Khi tình trang tai biến của người thân bạn trở về ổn đinh khoảng 15- 20 ngày tùy theo mỗi người, thì bạn sớm đưa người thân mình đi phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Nếu ở Hà nội, bạn có thể đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà nội, 35 phố Lê Văn Thiêm, Thanh xuân, Hà nội bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe!

Sơ cứu tai biến thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Người thân của tôi năm nay 58 tuổi, là nam giới và bị mắc bệnh tim. Xin hỏi là bệnh tim có thể bị tai biến không? Và xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân khi bị tai biến.

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi. Đây là nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về tim mạch. Nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời, bệnh có thể gây chết người nhanh chóng hoặc khiến người bị tai biến tàn phế. Dự phòng khi chưa xảy ra tai biến: mục tiêu chính là phòng chống và hạn chế xơ vữa mạch, bằng cách: giữ huyết áp bình thường, chế độ ăn giảm mỡ bão hòa (ăn mỡ thực vật), nên ăn các loại thịt trắng (gà, thỏ…), hạn chế thịt màu đỏ. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tập thể dục đều mỗi ngày. Có thể dùng aspirine để làm giảm cục máu đông nhưng không được sử dụng kéo dài, nếu không có thể tác động đến dạ dày và gây chảy máu.

Sơ cứu khi có các triệu chứng tai biến mạch máu não. Khi người thân có triệu chứng tai biến mạch máu não, bạn cần kiểm tra và tiến hành. Phòng chống và chữa trị các yếu tố nguy cơ (huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh tim…). Dùng thuốc chống đông và thuốc kết dính tiểu cầu các thuốc này phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi. Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bạn phải giữ bình tĩnh.

Điều quan trọng nhất là không bao giờ di chuyển nạn nhân, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì khi bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra, rất nguy hiểm. Những điều không được làm với người bị tai biến mạch máu não: Không được cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân. Trong tình huống tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo. Không được cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Bởi tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt. Không được dùng Aspirin. Mặc dù aspirin có thể làm giảm cục máu đông trong tình huống tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống aspirin trong ngày thì gia đình cần báo với bác sĩ cấp cứu.

Chúc bạn sức khỏe.

Các lưu ý đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não


Câu hỏi bởi: linhvtt

Thưa bác sĩ!

Xin hỏi bác sĩ, các lưu ý đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não là gì ạ? (Nữ, 25 tuổi).

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh nhồi máu não (do tắc mạch não) và chảy máu não (do xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Đôi khi do các cục huyết khối từ nơi khác gây thuyên tắc động mạch não như huyết khối trong tâm nhĩ, tâm thất hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, bệnh van tim,… Việc phòng ngừa bệnh phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của mỗi người.

Những ai có nguy cơ bị tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều tình huống được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường.

Tai biến mạch máu não xuất hiện do lòng động mạch máu nuôi não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch; xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp – hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não; xuất huyết não (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị phình rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não).

Người có nguy cơ tai biến mạch máu não cao là người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn Lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì-thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Mặc dù tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa, đó là:

Liệu pháp thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng.

Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng Lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn Lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

Điều trị rối loạn Lipid máu: Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra Lipid máu định kỳ, bao gồm Cholesterol toàn phần, LDL-C, Triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng Lipid máu 6-12 tháng/lần. Mục tiêu chữa trị rối loạn Lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), Triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C bằng hoặc trên 1,0mmol/l (40mg/dl). Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và giá thành, cũng như các tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc liều cao. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu.

Kiểm soát trị số huyết áp: Tăng huyết áp thường xuyên gặp ở người có tuổi. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu chữa trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Thay đổi lối sống và uống thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 140/90mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong chữa trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả chữa trị vừa làm giảm tác dụng phụ.

Lưu ý: trong mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ là yếu tố làm gia tăng các ca tai biến mạch máu não, vì vậy những bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch máu não và những người có nguy cơ phải đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng bệnh, tránh hoạt động quá sức và có chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi,… phù hợp với sức khỏe. Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà nước ép trái cây tươi là thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần… Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và chữa trị theo chế độ đặc biệt.

Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:

1. Sinh hoạt, tập luyện:

Trong tình huống bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Đối với tình huống nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Chế độ ăn:

Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.

3. Điều trị:

Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và uống thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc xử lý di chứng tai biến mạch máu não sau:

Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, Chi tử, Hoàng cầm mỗi thứ 8 g; Câu đằng, Ngưu tất, Ích mẫu, Hà thủ ô, Bạch linh mỗi thứ 12 g; Tang kí sinh, Thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, Quy vĩ 8 g, Xích thược 6 g, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long mỗi thứ 4 g Sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc.

Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên uống thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.

4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.

Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh.

Tránh mất ngủ.

Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.

Tránh táo bón.

Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…

Chúc sức khỏe!

Đối tượng là người già, 75 tuổi, mới bị tai biến mạch máu não.


Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Xuân Thanh

Thưa các bác sĩ, bố tôi năm nay 75 tuổi. Cách đây khoảng 2 tháng, ông bị tai biến mạch máu não. Đã điều trị ở bệnh viện tỉnh. Hiện giờ, ông vẫn bị chóng mặt và hoa mắt, đi lại không được nhiều. Vậy mong các bác sĩ tư vấn giùm xem ông nên đi khám ở đâu ? cách điều trị như thế nào ? Cám ơn các bác sĩ!

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào Bạn!
Bạn có thể đưa cụ đi khám ở các bệnh viện đông y ( Y học cổ truyền), các khoa vật lý trị liệu để cụ được tiếp tục điều trị phục hồi chức năng.
Chúc cụ sớm bình phục!

Ngồi lâu, đứng lên chóng mặt do nguyên nhân nào?


Câu hỏi bởi: Xuân Hoàng

Chào bác sĩ Lan Hương.

Em hay bị chóng mặt khi đứng lên do ngồi lâu, ngồi bình thường trên ghế thì không sao. Vậy có phải do em bị thiếu máu không bác sĩ? Máu em nhóm AB, thưa bác sĩ có phải nhóm máu AB là chỉ được nhận và chỉ cho AB được thôi đúng không ạ?

Cám ơn bác sĩ!

Chào bạn.

Hiện tượng chóng mặt khi đứng lên sau khi ngồi lâu là tình trạng tụt huyết áp tư thế, có thể gặp ở người thiếu thể tích dịch trong lòng mạch như thiếu máu, mất nước, hạ Natri máu…, hay do rối loạn thần kinh tự chủ…Tùy vào mức độ, thời gian xuất hiện chóng mặt , mạch, huyết áp và một số xét nghiệm đi kèm mà mới có chẩn đoán tương ứng.

Do đó bạn nên đến khám bác sĩ để được điều trị thích hợp tùy chẩn đoán, bạn nhé. Nhưng trong thời gian đó, bạn nên hạn chế việc thay đổi tư thế đột ngột như từ ngồi sang đứng, từ nằm sang đứng có thể gây té ngã chấn thương, ngoài ra bạn nên duy trì chế độăn uống và nghỉ ngơi khỏe mạnh.

Còn nhóm máu AB còn được gọi là nhóm máu “chuyên nhận”, tức là có thể nhận được máu từ người có nhóm máu A, B, O hay AB; nhưng lại chỉ cho được mỗi nhóm AB mà thôi. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là truyền cùng nhóm máu (AB truyền cho AB) nếu đủ máu.

Thân ái.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.