Những điều cần biết về gai cột sống ở độ tuổi trung niên


4,226
1
1
Xu
53
Gai cột sống xảy ra ở rất nhiều độ tuổi khác nhau. Bài viết dưới đây tổng hợp những câu hỏi thường gặp về gai cột sống ở tuổi trung niên.

Chữa gai cột sống như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Mẹ tôi năm nay 44 tuổi, bị đau lưng gai cột sống đã lâu năm, bác sĩ có thể cho biết cách chữa trị không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Bệnh gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Theo một số thống kê có các lí do dẫn đến gai cột sống gồm có: viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống và thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi.

Các chấn thương làm hư hại xương hoặc các khớp ở cột sống dẫn đến phản ứng của cơ thể để sửa chữa tổn thương sẽ dẫn đến hình thành gai cột sống. Bệnh gai cột sống do thoái hóa khớp hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, phụ nữ tuổi mãn kinh, cơ địa béo phì và cũng phụ thuộc vào yếu tố môi trường: công việc phải mang vác nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều…

Gai cột sống thường gặp xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh. Triệu chứng thường khiến người bệnh phải đi khám là đau thắt lưng, tê bì, hạn chế vận động… Qua mổ tả mẹ bạn nên chú ý tư thế như: luôn giữ cho lưng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi làm việc, tránh khom lưng, khuân vác hay nhấc vật nặng… để không gây áp lực lên cột sống.

Ngoài ra, cần chú ý để tránh loãng xương mẹ bạn nên ăn uống đầy đủ, nhất là các thực phẩm giàu can xi, tập thể dục, thể thao hợp lý và đều đặn, giữ gìn cân nặng để tránh béo phì hoặc quá mập. Ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau kháng viên không steroid, thuốc giãn cơ, các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu… Bạn nên đưa mẹ bạn đến chuyên khoa Phục hồi chức năng để có những hướng dẫn và biện pháp chữa trị cụ thể và hợp lý.

Chúc mẹ bạn mau khỏe.

Phương pháp điều trị gai cột sống


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay, mẹ cháu 40 tuổi và mắc bệnh đau gai cột sống. Lâu lâu nếu đau quá thì mẹ cháu cũng đi chích một lần từ 2 -3 mũi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi áp dụng phương pháp trị liệu nào để có thể hết được căn bệnh này? Ngoài ra chế độ ăn uống, luyện tập như thế nào cho hợp lí?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu.

Bệnh ở cột sống có nhiều loại bệnh như thoái hóa, thoái vị đĩa đệm, trượt đốt sống, viêm đốt sống, các loại bệnh ở tủy sống. Với bệnh gai đôi cột sống thường gặp ở L5, S1 do sự cốt hóa không hoàn toàn ở gai sau, nhưng thực ra bệnh này khi phát hiện được ở người trưởng thành thì không phải là lí do gây đau. Với bệnh thoái hóa cột sống lâu ngày có thể dẫn tới gai cột sống gây đau nhiều cho bệnh nhân, chữa trị chủ yếu sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm và vật lý trị liệu. Mẹ cháu có thể đến các khoa Nội thần kinh của bệnh viện để được khám bệnh chính xác và chữa trị. Mẹ cháu cần chữa trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chứ không được tiêm các thuốc không đúng. Về chế độ ăn uống cần hạn chế ăn chất béo, nhất là mỡ động vật; cần ăn tăng cường rau quả uống sữa, bổ sung thêm canxi. Cần tránh lao động nặng, nhất là các động tác cúi, vặn, xoay người.

Chúc sức khỏe.

Cách chữa trị bệnh gai cột sống hiệu quả


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ.

Mẹ tôi năm nay 48 tuổi, bị gai cột sống. Xin hỏi bác sĩ cách chữa trị bệnh gai cột sống hiệu quả nhất!

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Bệnh gai cột sống thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống. Các biểu hiện của bệnh gai cột sống:

– Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.

– Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.

– Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Mẹ bạn năm nay 48 tuổi, bị gai cột sống. Đa phần những người bị gai đôi cột sống sẽ không gặp trở ngại trong sinh hoạt và việc phẫu thuật cắt bỏ gai là không cần thiết. Phẫu thuật gai đôi cột sống chỉ được chỉ định trong các tình huống gai quá lớn làm hẹp ống tủy hoặc chèn rễ thần kinh cột sống. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng không thể triệt tiêu bệnh hoàn toàn, bởi vì gai có thể mọc lại.

Đối với bệnh gai cột sống, phương pháp điều thích hợp nhất vẫn là châm cứu, vật lý trị liệu, ảnh hưởng cột sống để tăng sự vận động các cơ khớp… Mẹ bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chữa trị thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ bạn nên chăm chỉ tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tránh lực mạnh ảnh hưởng lên cột sống và bổ sung thực phẩm giàu canxi. Mẹ bạn có thể dùng hạt đu đủ giã nát, để vào miếng vải đắp lên vùng có gai nếu biết đích xác. Nếu không biết chính xác vùng có gai thì đắp vào vùng thường gây đau nhất. Thời gian đắp khoảng 30 phút thì bỏ ra đừng để quá lâu vùng đắp thuốc có thể bị dộp da (phỏng nhẹ). Mỗi ngày đắp một lần, làm liên tục trong 20 – 30 ngày/một đợt. Làm như vậy 2-3 đợt là có kết quả. Mẹ bạn cũng cần dùng thêm các thuốc chống viêm và thoái hóa như Viatrils, Atroda.

Chúc mẹ bạn sức khỏe!

Thuốc điều trị bệnh gai đốt cột sống


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Má em năm nay ngoài 51 tuổi bị bệnh gai đốt cột sống. Em muốn nhờ bác sĩ giải đáp giúp em nên uống loại thuốc nào cho thích hợp hiệu quả nhất?

Em cảm ơn ạ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em!

Đối với phụ nữ tuổi trung niên thì đa phần là thoái hóa cột sống. Khi thoái hóa lâu ngày thì có sự tái tạo xương không đều ở thân đốt sống tạo ra gai đốt sống. Chỉ có 42% những người có gai là đau do lí do trực tiếp gai chạm vào thần kinh hoặc các tổ chức phần mền. Điều trị thoát hóa cột sống hiện nay chủ yếu là làm giảm biểu hiện đau. Các phương pháp sử dụng là uống thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ; châm cứu xoa bóp bấm huyệt; vật lý trị liệu như đắp nến, điện xung; uống thuốc đông y. Bên cạnh đó cần tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi, đạp xe để làm giảm tốc độ thoái hóa. Cũng cần uống bổ xung canxi và ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm cua, cá, sữa. Mẹ em cần đến bác sĩ chuyên khoa khám cẩn thận và kê đơn thuốc.

Chúc em khỏe mạnh.

Điều trị gai cột sống và thoái hóa


Câu hỏi bởi: Hoa anh dao

Chào bác sĩ.

Mẹ của em năm nay 50 tuổi, thường bị đau lưng, tê tay, chân. Khi đi chụp X-quang bác sĩ bảo bị gai cột sống và thoái hóa. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp em về bệnh này, cách phòng ngừa và chữa trị ra sao? Các lọai Vitamin nào có thể bổ sung để tốt cho xương khớp ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Bệnh thoái hóa cột sống là bệnh của tuổi tác, nhất là với phụ nữ tuổi trung niên. Thoái hóa sẽ gây đau mãn tính cột sống, lâu ngày có thể hình thành gai xương do sự tăng sinh của xương đốt sống chủ yếu ở mặt trước và mặt bên đốt sống. Điều trị hiện nay chủ yếu là chữa trị nội khoa, dùng các thuốc giảm đau chống viêm nhóm Nsaid, vật lý trị liệu như đắp nến, điện xung. Ngoài ra còn có thể châm cứu và uống thuốc Đông y. Mẹ em nên tập thể dục đều đặn các môn như đi bộ, yoga, uống bổ xung canxi và ăn các thức ăn giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá nhỏ.

Thân mến chào em.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl