Chiều cao, cân nặng không phù hợp với lứa tuổi như quá gầy hay quá béo là một trong những vấn đề gây nhức nhối. Cùng đọc những lý giải sau để có cách khắc phục tình trạng này.
15 tuổi cao 163cm, nặng 48kg đã đạt tiêu chuẩn chiều cao, cận nặng chưa?
Câu hỏi bởi: Duydepzai
Thưa bác sĩ.
Cháu 15 tuổi cao 163cm, nặng 48kg. Bác sĩ cho cháu hỏi chiều cao và cân nặng cháu đã được chưa, nếu chưa thì xin bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Năm nay cháu 15 tuổi, cao 1m63 và nặng 48kg. Để đánh giá với chiều cao và cân nặng như vậy, tại thời điểm này cơ thể cháu có phát triển bình thường hay không thì cần phải dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính bằng công thức: BMI = Cân nặng/(chiều cao)2 Trong đó, cân nặng tính theo kg, chiều cao tính theo m. Như vậy, cháu có BMI 18,06, hoàn toàn bình thường cháu nhé. Tuy cháu không cho biết cháu là nam hay nữ nhưng cháu đang ở tuổi dậy thì nên chiều cao và cân nặng của cháu sẽ còn thay đổi nhiều. Để có thân hình lý tưởng, cháu nên có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và điều quan trọng nữa là phải tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân.
Chúc cháu sức khỏe.
Cao 1m53, nặng 58 kg có lùn và mập không?
Câu hỏi bởi: my 5253
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay học lớp 10, cân nặng của cháu là 58kg, và chiều cao là 1m53. Với chỉ số như vậy cháu có lùn và mập không? Chiều cao tiêu chuẩn của cháu là bao nhiêu ạ?
Con cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Như những gì cháu nói, thì theo tiêu chuẩn chiều cao của cháu bị thiếu 2 cm và hơi mập. Song việc phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Di truyền (bố mẹ cháu có cao hay không), dinh dưỡng, môi trường, sự rèn luyện bản thân… Cháu đang ở độ tuổi dậy thì, chiều cao có thể tăng vọt từ 10-12 cm nếu như dinh dưỡng tốt và tập thể dục thường xuyên, kiên trì. Cháu nên có kế hoạch cụ thể và kiên trì để có thể đạt được chiều cao tối đa.
Cháu có thể áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chú ý đến việc bổ sung canxi vì nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Cháu có thể ăn những thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua, ốc, sữa… Các loại hoa quả, rau xanh cung cấp vitamin. Tránh các thực phẩm có hại cho sức khỏe: Đồ ăn nhanh, thức ăn chiên dầu mỡ quá nhiều, đồ uống có cồn, có ga… Ngủ đủ giấc, sâu giấc. Nên ngủ trước 22 giờ, vì thời điểm này là thời điểm thuận lợi để cơ thể sản sinh ra hormon tăng trưởng tốt nhất. Cháu luôn có kế hoạch thể dục thường xuyên với các bộ môn giúp phát triển chiều cao: Bơi lội, đu xà, bóng rổ…
Chúc cháu luôn vui vẻ!
Trẻ bị bệnh tay chân miệng và biếng ăn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin bác sĩ cho em biết cháu bé nhà em được 18 tháng mới được có 9,5 kg là có đạt tiêu chuẩn cân nặng so với tháng tuổi không ạ. Cháu bé nhà em rất biếng ăn và đang bị bệnh tay chân miệng. Xin bác sĩ cho em biết làm thế nào cho bé hết biếng ăn ạ.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ được 18 tháng tuổi là từ 8,5 kg đến 11,5 kg. Do đó, bé nhà bạn được 9,5 kg là đạt tiêu chuẩn về cân nặng.
Hiện tại cháu bé đang bị bệnh tay chân miệng, tình trạng bệnh làm cho trẻ khó chịu, sức khỏe sa sút nên trẻ thường bỏ bú, ăn uống kém hơn so với bình thường. Sau khi khỏi ốm trẻ sẽ ăn uống trở lại bình thường. Nếu trẻ thường xuyên biếng ăn, bạn nên chế biến đồ ăn cho trẻ sao cho thật bắt mắt chẳng hạn như món cháo của bé có màu xanh của rau, màu đỏ của thịt hoặc màu vàng của trứng,… để thu hút trẻ, làm cho trẻ cảm thấy thích thú hơn với việc ăn uống. Đồng thời với chế độ ăn mỗi bữa có đủ rau, thịt, cá, trứng,… sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra bạn cần cho trẻ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ, không nên cho trẻ nghịch hay chơi trò chơi trong khi ăn vì nếu không sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ mà mỗi lần bạn cho bé ăn cũng sẽ vất vả hơn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây nên. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày, tuy nhiên có một tỉ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề như: viêm phổi, viêm não,… Vì vậy, bạn càng phải chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vì trẻ biếng ăn nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu bé có các triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ C, li bì hay khó thở, tím tái bạn cần phải đưa cháu đến bệnh viện ngay.
Chúc bé mau khỏe!
18 tuổi cao 1m61 có còi xương không?
Câu hỏi bởi: van cam
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và nặng 47 kg, vậy cháu có bị còi xương không ạ? Và làm thế nào để tăng cân nặng chiều cao được ạ
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và còn tiếp tục phát triển chiều cao nữa nên không thể khẳng định là cháu bị còi xương được. Còn để đánh giá xem với chiều cao và cân nặng của cháu như vậy có thiếu cân hay thừa cân, béo phì hay không thì cần phải dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng/(chiều cao)2 Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị là Kg, chiều cao tính theo đơn vị là m.
Đánh giá kết quả như sau:
BMI từ 18 – 25: bình thường. BMI dưới 18: thiếu cân, suy dinh dưỡng BMI trên 25: thừa cân, béo phì
Trường hợp của cháu, tính được BMI = 18,1 vẫn trong giới hạn bình thường nhưng bình thường ở ngưỡng dưới nên cháu vẫn cần phải chú ý chế độ ăn uống để tăng cân nặng.
Chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng: glucid, lipid, protid, các vitamin và khoáng chất. Glucid có chủ yếu trong gạo, protid có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,… Lipid có nhiều trong mỡ động vật, dầu thực vật. Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả,…
Vì vậy, trong mỗi bữa ăn của cháu nên có đầy đủ các thành phần trên để có đủ chất cho cơ thể phát triển. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cho chiều cao phát triển tốt. Ngoài ra, có một số bài tập thể dục thể thao giúp cho chiều cao phát triển tốt hơn như bơi lội, xà đơn, xà kép,…Cháu nên tập luyện các môn thể thao đó, đặc biệt là môn bơi lội, không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp cơ thể phát triển cân đối vì khi bơi, toàn bộ các cơ đều tham gia hoạt động.
Chúc cháu mạnh khỏe!
15 tuổi cao 163cm, nặng 48kg đã đạt tiêu chuẩn chiều cao, cận nặng chưa?
Câu hỏi bởi: Duydepzai
Thưa bác sĩ.
Cháu 15 tuổi cao 163cm, nặng 48kg. Bác sĩ cho cháu hỏi chiều cao và cân nặng cháu đã được chưa, nếu chưa thì xin bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Năm nay cháu 15 tuổi, cao 1m63 và nặng 48kg. Để đánh giá với chiều cao và cân nặng như vậy, tại thời điểm này cơ thể cháu có phát triển bình thường hay không thì cần phải dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính bằng công thức: BMI = Cân nặng/(chiều cao)2 Trong đó, cân nặng tính theo kg, chiều cao tính theo m. Như vậy, cháu có BMI 18,06, hoàn toàn bình thường cháu nhé. Tuy cháu không cho biết cháu là nam hay nữ nhưng cháu đang ở tuổi dậy thì nên chiều cao và cân nặng của cháu sẽ còn thay đổi nhiều. Để có thân hình lý tưởng, cháu nên có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và điều quan trọng nữa là phải tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân.
Chúc cháu sức khỏe.
Cao 1m53, nặng 58 kg có lùn và mập không?
Câu hỏi bởi: my 5253
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay học lớp 10, cân nặng của cháu là 58kg, và chiều cao là 1m53. Với chỉ số như vậy cháu có lùn và mập không? Chiều cao tiêu chuẩn của cháu là bao nhiêu ạ?
Con cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Như những gì cháu nói, thì theo tiêu chuẩn chiều cao của cháu bị thiếu 2 cm và hơi mập. Song việc phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Di truyền (bố mẹ cháu có cao hay không), dinh dưỡng, môi trường, sự rèn luyện bản thân… Cháu đang ở độ tuổi dậy thì, chiều cao có thể tăng vọt từ 10-12 cm nếu như dinh dưỡng tốt và tập thể dục thường xuyên, kiên trì. Cháu nên có kế hoạch cụ thể và kiên trì để có thể đạt được chiều cao tối đa.
Cháu có thể áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chú ý đến việc bổ sung canxi vì nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Cháu có thể ăn những thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua, ốc, sữa… Các loại hoa quả, rau xanh cung cấp vitamin. Tránh các thực phẩm có hại cho sức khỏe: Đồ ăn nhanh, thức ăn chiên dầu mỡ quá nhiều, đồ uống có cồn, có ga… Ngủ đủ giấc, sâu giấc. Nên ngủ trước 22 giờ, vì thời điểm này là thời điểm thuận lợi để cơ thể sản sinh ra hormon tăng trưởng tốt nhất. Cháu luôn có kế hoạch thể dục thường xuyên với các bộ môn giúp phát triển chiều cao: Bơi lội, đu xà, bóng rổ…
Chúc cháu luôn vui vẻ!
Trẻ bị bệnh tay chân miệng và biếng ăn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin bác sĩ cho em biết cháu bé nhà em được 18 tháng mới được có 9,5 kg là có đạt tiêu chuẩn cân nặng so với tháng tuổi không ạ. Cháu bé nhà em rất biếng ăn và đang bị bệnh tay chân miệng. Xin bác sĩ cho em biết làm thế nào cho bé hết biếng ăn ạ.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ được 18 tháng tuổi là từ 8,5 kg đến 11,5 kg. Do đó, bé nhà bạn được 9,5 kg là đạt tiêu chuẩn về cân nặng.
Hiện tại cháu bé đang bị bệnh tay chân miệng, tình trạng bệnh làm cho trẻ khó chịu, sức khỏe sa sút nên trẻ thường bỏ bú, ăn uống kém hơn so với bình thường. Sau khi khỏi ốm trẻ sẽ ăn uống trở lại bình thường. Nếu trẻ thường xuyên biếng ăn, bạn nên chế biến đồ ăn cho trẻ sao cho thật bắt mắt chẳng hạn như món cháo của bé có màu xanh của rau, màu đỏ của thịt hoặc màu vàng của trứng,… để thu hút trẻ, làm cho trẻ cảm thấy thích thú hơn với việc ăn uống. Đồng thời với chế độ ăn mỗi bữa có đủ rau, thịt, cá, trứng,… sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra bạn cần cho trẻ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ, không nên cho trẻ nghịch hay chơi trò chơi trong khi ăn vì nếu không sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ mà mỗi lần bạn cho bé ăn cũng sẽ vất vả hơn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây nên. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày, tuy nhiên có một tỉ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề như: viêm phổi, viêm não,… Vì vậy, bạn càng phải chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vì trẻ biếng ăn nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu bé có các triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ C, li bì hay khó thở, tím tái bạn cần phải đưa cháu đến bệnh viện ngay.
Chúc bé mau khỏe!
18 tuổi cao 1m61 có còi xương không?
Câu hỏi bởi: van cam
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và nặng 47 kg, vậy cháu có bị còi xương không ạ? Và làm thế nào để tăng cân nặng chiều cao được ạ
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và còn tiếp tục phát triển chiều cao nữa nên không thể khẳng định là cháu bị còi xương được. Còn để đánh giá xem với chiều cao và cân nặng của cháu như vậy có thiếu cân hay thừa cân, béo phì hay không thì cần phải dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng/(chiều cao)2 Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị là Kg, chiều cao tính theo đơn vị là m.
Đánh giá kết quả như sau:
BMI từ 18 – 25: bình thường. BMI dưới 18: thiếu cân, suy dinh dưỡng BMI trên 25: thừa cân, béo phì
Trường hợp của cháu, tính được BMI = 18,1 vẫn trong giới hạn bình thường nhưng bình thường ở ngưỡng dưới nên cháu vẫn cần phải chú ý chế độ ăn uống để tăng cân nặng.
Chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng: glucid, lipid, protid, các vitamin và khoáng chất. Glucid có chủ yếu trong gạo, protid có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,… Lipid có nhiều trong mỡ động vật, dầu thực vật. Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả,…
Vì vậy, trong mỗi bữa ăn của cháu nên có đầy đủ các thành phần trên để có đủ chất cho cơ thể phát triển. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cho chiều cao phát triển tốt. Ngoài ra, có một số bài tập thể dục thể thao giúp cho chiều cao phát triển tốt hơn như bơi lội, xà đơn, xà kép,…Cháu nên tập luyện các môn thể thao đó, đặc biệt là môn bơi lội, không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp cơ thể phát triển cân đối vì khi bơi, toàn bộ các cơ đều tham gia hoạt động.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare