Gãy xương cẳng chân là một tai nạn trong cuộc sống mà nhiều người gặp phải. Những câu hỏi dưới đây là vô cùng phổ biến và những lời giải đáp có thể có ích cho bạn khi tìm hiểu về tai nạn này.
Bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy thì hồi phục ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 21 tuổi, bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy cách đây 2 tháng. Bác sĩ cho cháu hỏi là đóng đinh nội tủy có bị lệch hay gãy lại không ạ. Và cháu thấy đùi chân gãy có triệu chứng bé hơn chân kia. Cháu có bị nghiêm trọng không ạ và cần có biện pháp gì để to trở lại?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị gãy cả 2 xương cẳng chân đã đóng đinh nội tủy thì thường không bị di lệch hoặc gãy lại (trừ tình huống gặp chấn thương lớn). Do bất động và hạn chế vận động nên đùi bên chân gãy sẽ bé hơn và nhẽo hơn bên kia là dấu hiệu thường gặp. Bạn có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 2 nạng, chân chạm đất nhưng chưa chịu hoàn toàn sức nặng lên chân bị gãy. Sau 3 tháng có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 1 nạng và trụ dần chân gãy chịu sức nặng của cơ thể để dần dần bỏ hẳn nạng. Khi bạn đi lại bình thường thì đùi sẽ to lại bình thường như cũ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Gãy xương cẳng chân
Câu hỏi bởi: Phạm Vũ quốc thiên
Thưa bác sĩ, em bị gãy xương cẳng chân, gãy hở độ lllA 1/3 trên giữa xương Chày. Em đã phẫu thuật đuợc 6 tháng đến nay chụp lại phim nhưng xương vẫn chưa liền. Có phải xương em gãy ở vị trí đó rất khó liền không ạ, nếu không liền em phải làm sao mới đi lại đuợc, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tôi xin chia sẻ sự không may xảy ra ở bạn là chấn thương gây gãy chân và đã phẫu thuật nhưng sau 6 tháng xương vẫn chưa liền.
Nguyên nhân gây chậm liền xương có rất nhiều (xem : http://bacsinoitru.vn/f91/qua-trinh-lien-xuong-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-khop-gia-299.html )
Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao xương chậm liền bạn phải đi khám ở khoa xương bệnh viện Việt Đức, Hà Nội hoặc bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, khi đi mang theo toàn bộ giấy tờ liên quan đến chấn thương của bạn cũng như phương pháp phẫu thuật, thuốc điều trị sau phẫu thuật để bác sĩ có biện pháp phù hợp.
Trường hơp của bạn nếu cứ tiếp tục để theo dõi cũng rất khó liền. Bạn không nói rõ phương pháp kết gép xương đã thực hiện là phương pháp nào? Quá trình điều trị vết thương hở do gãy xương có bị bội nhiễm hay không? Cho nên khó có thể tư vấn cho bạn làm sao mới đi lại được, mà chỉ có lời khuyên là bạn nên đến nơi có chuyên môn cao nhất về chấn thương và chỉnh hình. Và một điều bạn không nên làm là: bó thuốc nam, vì bạn là gãy xương hở, đồng thời tác dụng nhanh liền xương của thuốc nam chưa được chứng minh.
Hy vọng tư vấn trên giúp ích nhiều cho bạn.
Gãy 2 xương cẳng chân được 2 tháng, có thể tập đi lại chưa?
Câu hỏi bởi: trong kien
Chào bác sĩ.
Tôi bị gãy 2 xương cẳng chân được 3 tháng rồi. Giờ thấy nó vẫn sưng ở bàn chân, tập đi không có đau, nhưng chưa đi lại được bình thường. Bác sĩ cho tôi hỏi bây giờ tôi đã tập đi được chưa và khi nào thì nó bình phục hoàn toàn?
Tôi cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn không cung cấp thông tin vể biện pháp sử lý sau khi bị gãy 2 xương cẳng chân: bó bột, nẹp vít hay đóng đinh nội tủy nên không thể giải đáp cụ thể được. Nếu đóng đinh nội tủy thì việc tập chống cứng khớp gối và cổ chân được thực hiện ngay sau khi lành vết mổ, tập đi lại bằng 2 nạng sau mổ 4 tuần, sau 2 tháng tập đi bằng 1 nạng có chống chân chịu một phần sức nặng cơ thể, sau 3 tháng bỏ nạng đi lại nhẹ nhàng. Nếu sử dụng nẹp vít, thì thời gian chịu lực lên chân bị gãy có chậm hơn chút ít Nếu bó bột thì sau 2 tháng mới tháo bột, tập co duỗi chống cứng khớp gối, khớp cổ chân, sau 3 tháng mới tập đi lại bằng nạng có chịu một phần sức nặng lên chân bị gãy.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Gãy kín xương chày cẳng chân không di lệch bao lâu sau bó bột thì đi được?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị gãy kín xương chày cẳng chân không di lệch bó bột 8 tuần và đã tháo cách đây 3 ngày! Em đang tập đi nhưng khi đi thì gót chân bên gãy bị đau và đau hơn khi đi nhiều! Cho em hỏi đau gót sau bất động lâu như vậy thì có điều gì bất thường không và sau bao lâu nữa thì em có thể đi bình thường được!
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu sau tháo bột bạn đã chụp Xquang kiểm tra thấy can xương tốt, không thấy tổn thương xương khác kèm theo thì bạn không cần quá lo lắng. Việc tập luyện sau gãy sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh, khả năng liền của mỗi người, thông thường bệnh nhân vẫn luôn được các bác sĩ chữa trị và bác sĩ phục hồi chức năng khuyên nên tập đi sớm nhất có thể. Với bó bột sẽ có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn phẫu thuật nhưng tác động tới vận động khớp và làm yếu sức cơ, vì vậy vận động sớm sẽ giúp giảm nguy cơ cứng khớp và yếu sức cơ sau bó bột. Việc tập phục hồi chức năng sau bó bột đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân, bác sỹ phục hồi chức năng và bác sỹ chấn thương chỉnh hình mới có thể đạt được kết quả tốt nhất được. Thông thường bó bột từ 4-8 tuần, sau khi tháo bột bạn tập đi với nạng đến khi ổ gãy chịu được lực, không còn đau thì có thể bỏ nạng và tập đi lại bình thường, thời gian tập thường từ 6 tháng đến 2 năm.
Chúc bạn sớm bình phục!
Đi chân thấp chân cao do gãy xương mác phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm rồi cháu 17 tuổi, cháu bị gãy 1/3 mác chân phải, nhưng cháu đi bệnh viện khám để bó bột thì bác sĩ bệnh viện nói không cần. Đến bây giờ, chân cháu đi bên thấp bên cao. Chân cháu có thể đi lại bình thường được không bác sĩ? Cháu cần phải làm gì để chân hồi phục?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu bị gãy 1/3 xương mác chân phải (gãy xương cẳng chân phải). Các di chứng có thể gặp phải sau khi bị gãy xương cẳng chân đó là:
Chậm liền xương: sau 4-5 tháng mà xương không liền.
Khớp giả: ngoài 6 tháng mà xương không liền và cần phải mổ để ghép xương và cố định lại xương.
Can lệch: gây nên ngắn chi, lệch trục chi và không đi lại được. Cần mổ sửa trục khi xoay trong quá 5 độ, xoay ngoài quá 10 độ và chi ngắn quá 2 cm.
Viêm xương nhất là sau gãy xương hở: việc chữa trị rất tốn kém và phức tạp.
Vì cháu không nói rõ mình bị gãy xương mác đã bao lâu rồi, tuy nhiên theo cháu kể thì có thể cháu đã bị di chứng sau gãy xương (do can lệch). Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Ngoại để được khám và chữa trị kịp thời, hồi phục chức năng đi lại bình thường của đôi chân (nhất là đang ở độ tuổi 16). Trong thời gian này, cháu nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu can xi để nhanh liền xương như tôm, cua, cá, sữa giàu canxi hoặc thuốc bổ sung can xi.
Chúc cháu mau khỏi!
Bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy thì hồi phục ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 21 tuổi, bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy cách đây 2 tháng. Bác sĩ cho cháu hỏi là đóng đinh nội tủy có bị lệch hay gãy lại không ạ. Và cháu thấy đùi chân gãy có triệu chứng bé hơn chân kia. Cháu có bị nghiêm trọng không ạ và cần có biện pháp gì để to trở lại?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị gãy cả 2 xương cẳng chân đã đóng đinh nội tủy thì thường không bị di lệch hoặc gãy lại (trừ tình huống gặp chấn thương lớn). Do bất động và hạn chế vận động nên đùi bên chân gãy sẽ bé hơn và nhẽo hơn bên kia là dấu hiệu thường gặp. Bạn có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 2 nạng, chân chạm đất nhưng chưa chịu hoàn toàn sức nặng lên chân bị gãy. Sau 3 tháng có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 1 nạng và trụ dần chân gãy chịu sức nặng của cơ thể để dần dần bỏ hẳn nạng. Khi bạn đi lại bình thường thì đùi sẽ to lại bình thường như cũ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Gãy xương cẳng chân
Câu hỏi bởi: Phạm Vũ quốc thiên
Thưa bác sĩ, em bị gãy xương cẳng chân, gãy hở độ lllA 1/3 trên giữa xương Chày. Em đã phẫu thuật đuợc 6 tháng đến nay chụp lại phim nhưng xương vẫn chưa liền. Có phải xương em gãy ở vị trí đó rất khó liền không ạ, nếu không liền em phải làm sao mới đi lại đuợc, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tôi xin chia sẻ sự không may xảy ra ở bạn là chấn thương gây gãy chân và đã phẫu thuật nhưng sau 6 tháng xương vẫn chưa liền.
Nguyên nhân gây chậm liền xương có rất nhiều (xem : http://bacsinoitru.vn/f91/qua-trinh-lien-xuong-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-khop-gia-299.html )
Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao xương chậm liền bạn phải đi khám ở khoa xương bệnh viện Việt Đức, Hà Nội hoặc bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, khi đi mang theo toàn bộ giấy tờ liên quan đến chấn thương của bạn cũng như phương pháp phẫu thuật, thuốc điều trị sau phẫu thuật để bác sĩ có biện pháp phù hợp.
Trường hơp của bạn nếu cứ tiếp tục để theo dõi cũng rất khó liền. Bạn không nói rõ phương pháp kết gép xương đã thực hiện là phương pháp nào? Quá trình điều trị vết thương hở do gãy xương có bị bội nhiễm hay không? Cho nên khó có thể tư vấn cho bạn làm sao mới đi lại được, mà chỉ có lời khuyên là bạn nên đến nơi có chuyên môn cao nhất về chấn thương và chỉnh hình. Và một điều bạn không nên làm là: bó thuốc nam, vì bạn là gãy xương hở, đồng thời tác dụng nhanh liền xương của thuốc nam chưa được chứng minh.
Hy vọng tư vấn trên giúp ích nhiều cho bạn.
Gãy 2 xương cẳng chân được 2 tháng, có thể tập đi lại chưa?
Câu hỏi bởi: trong kien
Chào bác sĩ.
Tôi bị gãy 2 xương cẳng chân được 3 tháng rồi. Giờ thấy nó vẫn sưng ở bàn chân, tập đi không có đau, nhưng chưa đi lại được bình thường. Bác sĩ cho tôi hỏi bây giờ tôi đã tập đi được chưa và khi nào thì nó bình phục hoàn toàn?
Tôi cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn không cung cấp thông tin vể biện pháp sử lý sau khi bị gãy 2 xương cẳng chân: bó bột, nẹp vít hay đóng đinh nội tủy nên không thể giải đáp cụ thể được. Nếu đóng đinh nội tủy thì việc tập chống cứng khớp gối và cổ chân được thực hiện ngay sau khi lành vết mổ, tập đi lại bằng 2 nạng sau mổ 4 tuần, sau 2 tháng tập đi bằng 1 nạng có chống chân chịu một phần sức nặng cơ thể, sau 3 tháng bỏ nạng đi lại nhẹ nhàng. Nếu sử dụng nẹp vít, thì thời gian chịu lực lên chân bị gãy có chậm hơn chút ít Nếu bó bột thì sau 2 tháng mới tháo bột, tập co duỗi chống cứng khớp gối, khớp cổ chân, sau 3 tháng mới tập đi lại bằng nạng có chịu một phần sức nặng lên chân bị gãy.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Gãy kín xương chày cẳng chân không di lệch bao lâu sau bó bột thì đi được?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị gãy kín xương chày cẳng chân không di lệch bó bột 8 tuần và đã tháo cách đây 3 ngày! Em đang tập đi nhưng khi đi thì gót chân bên gãy bị đau và đau hơn khi đi nhiều! Cho em hỏi đau gót sau bất động lâu như vậy thì có điều gì bất thường không và sau bao lâu nữa thì em có thể đi bình thường được!
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu sau tháo bột bạn đã chụp Xquang kiểm tra thấy can xương tốt, không thấy tổn thương xương khác kèm theo thì bạn không cần quá lo lắng. Việc tập luyện sau gãy sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh, khả năng liền của mỗi người, thông thường bệnh nhân vẫn luôn được các bác sĩ chữa trị và bác sĩ phục hồi chức năng khuyên nên tập đi sớm nhất có thể. Với bó bột sẽ có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn phẫu thuật nhưng tác động tới vận động khớp và làm yếu sức cơ, vì vậy vận động sớm sẽ giúp giảm nguy cơ cứng khớp và yếu sức cơ sau bó bột. Việc tập phục hồi chức năng sau bó bột đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân, bác sỹ phục hồi chức năng và bác sỹ chấn thương chỉnh hình mới có thể đạt được kết quả tốt nhất được. Thông thường bó bột từ 4-8 tuần, sau khi tháo bột bạn tập đi với nạng đến khi ổ gãy chịu được lực, không còn đau thì có thể bỏ nạng và tập đi lại bình thường, thời gian tập thường từ 6 tháng đến 2 năm.
Chúc bạn sớm bình phục!
Đi chân thấp chân cao do gãy xương mác phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm rồi cháu 17 tuổi, cháu bị gãy 1/3 mác chân phải, nhưng cháu đi bệnh viện khám để bó bột thì bác sĩ bệnh viện nói không cần. Đến bây giờ, chân cháu đi bên thấp bên cao. Chân cháu có thể đi lại bình thường được không bác sĩ? Cháu cần phải làm gì để chân hồi phục?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu bị gãy 1/3 xương mác chân phải (gãy xương cẳng chân phải). Các di chứng có thể gặp phải sau khi bị gãy xương cẳng chân đó là:
Chậm liền xương: sau 4-5 tháng mà xương không liền.
Khớp giả: ngoài 6 tháng mà xương không liền và cần phải mổ để ghép xương và cố định lại xương.
Can lệch: gây nên ngắn chi, lệch trục chi và không đi lại được. Cần mổ sửa trục khi xoay trong quá 5 độ, xoay ngoài quá 10 độ và chi ngắn quá 2 cm.
Viêm xương nhất là sau gãy xương hở: việc chữa trị rất tốn kém và phức tạp.
Vì cháu không nói rõ mình bị gãy xương mác đã bao lâu rồi, tuy nhiên theo cháu kể thì có thể cháu đã bị di chứng sau gãy xương (do can lệch). Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Ngoại để được khám và chữa trị kịp thời, hồi phục chức năng đi lại bình thường của đôi chân (nhất là đang ở độ tuổi 16). Trong thời gian này, cháu nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu can xi để nhanh liền xương như tôm, cua, cá, sữa giàu canxi hoặc thuốc bổ sung can xi.
Chúc cháu mau khỏi!
Theo ViCare