Phải làm gì khi đi ngoài ra máu


4,226
1
1
Xu
53
Đi ngoài ra máu biểu hiện một số bệnh lý khá nguy hiểm. Bên cạnh việc tìm kiếm giúp đỡ từ các y bác sĩ, chúng ta cần biết nên làm gì khi bắt gặp dấu hiệu này?

Bị đi ngoài ra máu nên uống thuốc gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em bị đi ngoài ra máu, uống thực phẩm chức năng nhưng vẫn không hết. Vậy em nên dùng thuốc gì để khỏi vì em bị mấy tháng nay rồi?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Có nhiều lí do đi ngoài ra máu, thông thường là do:

Bệnh trĩ: đi ngoài ra máu tươi, máu thường ở cuối bãi phân,

Việm đại tràng: phân có nhầy, lẫn máu, thường có đau quặn, mót rặn, đi ngoài phân có nhầy máu

Do táo bón là tổn thương ống hậu môn. Đi ngoài phân táo, có máu

Các lí do khác ít gặp hơn: u đại tràng, ung thư đại tràng, nứt kẽ hậu môn, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu…

Em không nói rõ em đi ngoài ra máu như thế nào, do đó em nên khám để biết lí do đi ngoài ra máu là gì từ đó có hướng chữa trị.

Chúc em sức khỏe!

Bị nóng trong, đi ngoài ra máu, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bé nhà em được 10 tháng mà mới nặng 7kg, cháu hay bị táo, mấy hôm qua còn đi ngoài ra máu. Có cách nào giúp bé tăng cân và và đỡ nóng trong không bác sĩ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào bạn!

Táo bón có dấu hiệu là phân khô và rắn hơn bình thường khiến việc đi tiêu của trẻ gặp khó khăn và trẻ bị đau rát và chảy máu khi đi tiêu. Nếu phân bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể khiến trẻ bị đau vùng bụng và bỏ ăn. Tùy vào độ tuổi và chế độ ăn mà có rất nhiều lí do khác nhau gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.

Do sai lầm chế độ ăn uống và sinh hoạt: Ăn chưa đủ số lượng hàng ngày: ăn thiếu, ăn ít.

Do chế độ ăn nhiều bột và đường nên thiếu chất bã hoặc do uống ít nước. Trẻ ít vận động. Ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ. Mẹ bị táo bón con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón. Trẻ uống ít nước, ăn ít hoa quả, ít rau xanh.

Do giảm trương lực ruột trong bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu.

Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá: Các dị tật bẩm sinh (phình đại tràng bẩm sinh, dãn đại tràng. Táo bón thường bắt đầu sớm ngay sau khi đẻ và thường kéo dài hàng tháng). Các tổn thương tiêu hoá mắc phải: bé nứt hậu môn, trĩ, nên đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Bé nhà bạn được 9 tháng rồi mà nặng có 7 kg, hay bị táo bón đây có thể là lí do khiến bé không tăng cân.

Để xử lý tình trạng này bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Cho bé ăn đủ số lượng và uống nhiều nước hàng ngày.

Cho bé ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Chọn các rau có tính chất nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, rau dền, Khi nấu bột và cháo phải băm nhỏ, ăn cả cái. Cho bé ăn các loại hoa quả chuối tiêu, đu đủ, bưởi cam, quýt, thanh long.

Khi bé bị táo bón không nên cho bé ăn cà rốt, hồng xiêm, táo.

Xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng giữa hai bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.

Tăng cường cho trẻ vận động. Theo dõi cân nặng cho bé sau một tháng áp dụng các biện pháp trên.

Nếu không có cải thiện tình hình bệnh, bạn nên cho bé đi khám dinh dưỡng để được chẩn đoán lí do chính xác và chữa trị kịp thời.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Đi ngoài ra máu, đau hậu môn điều trị thế nào?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ, cháu năm nay 23 tuổi. Trước đây 1 năm có hay bị đi ngoài ra máu. Nhưng khi ăn nhiều rau, uống nước thì bệnh hết hẳn rõ rệt. Nhưng từ lúc cháu ra nước ngoài thì lại bị đau lại, đi ngoài ra máu mà đi ngoài lại càng đau hơn, đi xong vẫn đau âm ỉ, thậm chí không ngủ được. Cháu ít uống nước, nhưng rau củ vẫn ăn bình thường ạ. Cháu xin hỏi bác sĩ là cháu bị gì và chữa trị ra sao? Cháu cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Đi ngoài ra máu có thể do rất nhiều lí do, do không được thăm khám trực tiếp nên rất khó để biết chính xác cháu bị bệnh gì. Nhưng theo những gì cháu mô tả trong thư thì rất có thể cháu bị bệnh trĩ. Bệnh trĩ hình thành do sự giãn nở quá mức của búi tĩnh mạch hậu môn – trực tràng gây viêm sưng hoặc chảy máu. Bệnh khá phổ biến ở nước ta, thường phân ra thành trĩ nội (búi trĩ bắt đầu ở phía trên đường lược) và trĩ ngoại (búi trĩ bắt đầu ở phía dưới đường lược).

Trĩ nội được phân độ ra làm 4 độ. Với các mức độ khác nhau thì các phương pháp chữa trị cũng khác nhau. Bệnh trĩ ngoại thường được phát hiện sớm hơn và chữa trị đơn giản hơn, trĩ nội thường phát hiện muộn, người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi búi trĩ thò ra bên ngoài hoặc có các biến chứng sung huyết, chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ…

Biện pháp chữa trị:

Chế độ ăn uống: Cháu nên ăn bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn, ăn nhiều rau xanh và quả tươi

Hạn chế sử dụng các chất kích thích rượu bia, café, đồ ăn cay nóng… các thực phẩm này gây tắc nghẽn, kích thích hậu môn từ đó dẫn đến táo bón là lí do chủ yếu gây ra bệnh trĩ

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón và tăng cường sức khỏe

Có thể uống thuốc, sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc đặt

Dùng thuốc có tác dụng giảm đau, chống phù nề, cầm máu, chống viêm… tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng trong các đợt cấp của bệnh mà không thấy khả năng chữa trị tận gốc

Điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa trong các tình huống cần thiết

Để có biện pháp chữa trị thích hợp cháu nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra giải pháp chữa trị đúng đắn.

Chúc cháu khỏe mạnh!

Bị sa búi trĩ, đi ngoài ra máu và nóng ran bụng sau khi ăn đồ ăn lẫn ớt, phải làm sao?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi, em bị đi ngoài ra máu. Sau sinh em bé, em có bị sa búi trĩ thì thoảng ăn gì lẫn ớt vào là bị đi ngoài ra máu và có hiện tượng nóng ran bụng. Đi ngoài xong thì không nóng nữa nhưng máu thì không ngừng chảy. Sau vài tiếng đồng hồ lại thấy bụng nóng và đau dâm dâm trở lại ạ. Em phải chữa trị như thế nào?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Bạn bị đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, như vậy là bạn có triệu chứng bệnh trĩ. Khi ăn ớt hoặc ăn đồ cay nóng sẽ làm cho bệnh trĩ tái phát. Trong đông y bệnh được quan niệm trĩ là do dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ. Do vậy bạn không nên ăn ớt nữa. Ngoài ra bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trong quá trình chữa trị bệnh trĩ. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần ăn nhiều chất dinh dưỡng có chứa chất xơ như trái cây, rau quả, các loại rau ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng nhằm giảm thiểu đau đớn khi đi tiêu.

Nên uống nhiều nước hàng ngày khi chữa trị, tránh ăn các đồ ngọt, cay, nóng, uống các chất kích thích gây hại đường ruột. Tránh làm những động tác nặng, không ngồi hay đứng quá lâu, co gồng hậu môn sẽ giảm thiểu được tình trạng chảy máu búi trĩ do căng giãn các tĩnh mạch bên trong. Giữ vệ sinh hằng ngày sau khi đi tiêu, nên ngâm với nước ấm có pha với muối. Bạn có thể uống nước rau dấp cá xay sống hoặc ăn rau dấp cá sống trước khi ăn ớt thì cũng có thể sẽ không bị đại tiện ra máu nữa.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl