Tổng hợp phương pháp điều trị nấm mắt


4,226
1
1
Xu
53
Nấm mắt có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, vì thế người bệnh cần có sự hợp tác với bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Cách chữa viêm kết mạc, viêm bờ mi


Câu hỏi bởi: Trần hồng thúy

Thưa bác sĩ. Em bị ngứa ở đầu con mắt và ở bờ mi. Em cũng đi làm xét nghiệm, bị viêm kết mạc vài mắt và xét nghiệm nấm thì không có nấm mọc. Em điều trị mấy đợt thuốc rồi mà chưa thấy đỡ mấy ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn.
Viêm mắt bao gồm viêm kết mac, viêm giác mạc, viêm mi mắt … và đã được điều trị. Nguyên nhân có thể do bị nhiễm khuẩn hay vệ sinh mắt cùng các dụng cụ cho mắt như kính và nhất là kính áp tròng hay các đồ trang điểm. Bạn đã được điều trị nhiều lần mà lại không đỡ nhất là lại được nghi nguyên nhân do nấm. Chắc bác sĩ chữa cho bạn đã gặp khó khăn rồi .
Điều mà tôi tư vấn cho bạn là vệ sinh mắt cho thật tốt và đúng cách và tới ngay một khoa mắt hay bệnh viện mắt mà khám nhé.
Chào bạn.

Bệnh nấm men ở mắt phải chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Ngọc Huyền

Chào bác sĩ!

Ba con khi cắt tôn do không cẩn thận nên bị bụi tôn bay vào mắt làm mắt bị sưng lên. Khi xuống bệnh viện Mắt khám, người ta nói bị nấm men. Ba con đã uống thuốc và nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ, nhưng không thuyên giảm. Giờ mắt bị kéo màng trắng tại con ngươi, không còn thấy đường nữa. Bác sĩ tư vấn dùm con có cách nào khác để chữa bệnh này không?

Con cám ơn ạ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Những loại nấm gây bệnh ở mắt chủ yếu là nấm sợi và nấm men. Nấm sợi gồm có Aspergillus, Fusarium, Mucorales,… gây bệnh ở mắt do người bệnh sinh sống ở những nơi có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi cho nấm phát triển. Nấm men ở mắt (Parapsilosis, Tropicalis,…) thường xuất hiện những người đã từng gặp các tổn thương như viêm giác mạc, ngứa mắt, người dùng nhiều thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid,…

Viêm loét giác mạc do nấm: mắt bị tổn thương do các loại nấm sợi (Fusarium, Aspergillus, Penicillium, Cylindrocarpon,…), nấm men (Albicans, Parapsilosis) gây ra. Những người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, từng bị tổn thương về mắt như bị hạt thóc bắn vào mắt hoặc cành cây, nông cụ, mảnh kính chọc vào mắt có nguy cơ cao mắc viêm loét giác mạc do nấm.

Bệnh này có thể gây tăng nhãn áp, viêm nội nhãn hoặc là những biến chứng nặng nề hơn như hoại tử, thủng giác mạc. Trường hợp ba bạn có thể là bị viêm loét giác mạc do nấm men. Ba bạn đã chữa trị nhưng không thuyên giảm. Bạn cần đưa ba bạn đi tái khám xem mắt ba bạn có bị biến chứng gì không. Bác sĩ cần thăm khám trực tiếp mới có thể đánh giá được mức độ tổn thương ở mắt của ba bạn, từ đó mới có hướng chữa trị thích hợp.

Chúc ba con bạn mạnh khỏe!

Nam 17 tuổi bị xung huyết mắt


Câu hỏi bởi: 986476163

Thưa bác sĩ!

Năm nay cháu 17 tuổi. Dạo này cháu có uống thuốc nhỏ mắt V.rohto và thấy mắt bị sưng. Không biết đó có phải là tác dụng phụ của thuốc là xung huyết mắt hay không? Và cháu muốn hỏi bác sĩ rằng bệnh xung huyết mắt có nghiêm trọng không? Nó ảnh như thế nào đến mắt? Cách điều trị ra sao ạ?

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ


Chào cháu!

Cháu không mô tả rõ biểu hiện sưng mắt là sưng tổ chức phần mềm xung quanh hay là kèm theo cả viêm kết mạc, có kèm theo xuất huyết…?

V. Rohto là thuốc nhãn khoa được bào chế theo công thức mới, chứa các hoạt chất có tác dụng phòng hoặc chữa chứng mỏi mắt. Trong thành phần của thuốc, ngoài Panthenol là vitamin thiết yếu cần cho hoạt động bình thường của mắt, Potassium L-Aspartate và vitamin B6 được đưa vào để làm tăng hiệu lực của thuốc, giảm nhẹ hoặc phòng ngừa chứng mỏi mắt. Thuốc được dùng để giảm mỏi mắt hoặc xung huyết mắt tại nơi làm việc hoặc ở nhà và để phòng bệnh khi bơi lội. Panthenol là một trong các acid Pantothenic (vitamin nhóm B), được coi là cần thiết để giữ mắt ở tình trạng khỏe mạnh. Ngoài ra, new V.Rohto còn được bổ sung Sodium Chondroitin Sulfate là một thành phần của nước mắt giúp bảo vệ giác mạc trong môi trường bụi và khô và giúp phòng bệnh khô mắt có hiệu quả.

Chỉ định: nhỏ mắt bằng V.Rohto trong các tình huống sau: mắt mỏi, xung huyết kết mạc, bệnh mắt do tia cực tím, nhìn mờ, mắt ngứa, cộm mắt, phòng các bệnh về mắt khi bơi lội hoặc do bụi, mồ hôi rơi vào mắt, khó chịu do dùng kính tiếp xúc cứng và giữ ẩm cho mắt. Chống chỉ định: không uống thuốc cho bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp. Qua sơ lược giới thiệu về thuốc cho thấy đây là thuốc chữa trị chứng xung huyết mắt chứ không gây nên xung huyết mắt như cháu nói đâu.

Xung huyết mắt có thể là biểu hiện của các bệnh như: đau mắt đỏ (viêm kết mạc), xuất huyết dưới kết mạc… Đau mắt đỏ là một nhiễm trùng mắt do virus hoặc vi khuẩn gây nên với triệu chứng mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều và có thể ngứa hoặc rất ngứa. Nếu do virus gây bệnh thì nước mắt chảy ra trong và loãng và khi ngủ dậy 2 mí mắt có thể dính vào nhau. Nếu lí do do vi khuẩn (hay gặp hơn) cũng có biểu hiện như do virus nhưng gỉ mắt có màu vàng như mủ và đặc. Điều trị tùy thuộc lí do, nếu do virus thì chủ yếu là giữ gìn vệ sinh mắt sạch sẽ, nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể và bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày (tuy nhiên có thể sử dụng thêm kháng sinh nhỏ mắt để phòng bội nhiễm). Nếu do vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh. Ngoài ra, có thể gặp đau mắt đỏ do dị ứng (do tiếp xúc với phấn hoa, bụi, nấm, mỹ phẩm… tuy nhiên thường kèm theo các biểu hiện của dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, hen…

Xuất huyết mắt: bình thường nó tự biến mất trong vòng 10-14 ngày. Nếu biểu hiện này xảy ra tự nhiên không thấy bất kỳ chấn thương nào thì không cần chữa trị mà chỉ nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Nếu xuất huyết dưới kết mạc do thiếu vitamin C thì phải bổ sung đầy đủ vitamin C hàng ngày. Nên uống ít rượu, bia, tránh các hành động gây tổn thương cho mắt như dụi mắt, tránh va đập, đùa nghịch gây hại cho mắt…

Tốt nhất, cháu nên đi khám chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác và chữa trị hiệu quả.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Bị viêm giác mạc chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Ngoc lan

Chào bác sĩ.

Năm nay cháu 31 tuổi, tháng 4/2015 cháu bị đau mắt bên phải, cháu đã đi bệnh viện khám được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm giác mạc và cho thuốc uống, nhỏ. Nhưng tới bây giờ mỗi khi thay đổi thời tiết, hoặc bị nước vào mắt, những hôm đi làm ca đêm thì mắt bên phải của cháu lại bị dặm, nhức, nhìn không rõ. Hiện tại cháu vẫn đang uống và nhỏ thuốc theo đơn của bệnh viện. Nhưng chỉ đỡ được khoảng 2 tuần rồi lại trở lại tình trạng như trên. Cháu rất lo lắng.

Từ khi bị đau mắt đến bây giờ tháng nào cháu cũng đi khám lại. Tháng trước cháu đi khám bác sĩ bảo mắt phải của cháu bị cận loạn 2,5. Bác sĩ đã kê đơn thuốc uống bổ mắt, thuốc nhỏ và khuyên cháu nên đeo kính. Nhưng cháu còn băn khoăn không biết nên đeo hay không vì mắt cháu đang bị đau. Cho nên ngày 21/8 cháu đi Bệnh viện mắt Trung ương khám thì được chẩn đoán là: Sẹo và đục giác mạc mắt phải. (Mắt phải TL không kính: 20/50, TL kính lỗ không tăng. Mắt trái. TL không kính: 20/30, TL kính lỗ 20/25). Lúc đi khám cháu không nhớ không hỏi về việc có nên đeo kính vào lúc này không. Mong bác sĩ cho cháu một lời khuyên. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Viêm giác mạc là tình trạng viêm lớp mô trong suốt có hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ đồng tử và mống mắt (lòng đen của mắt). Viêm giác mạc có thể do chấn thương tương đối nhỏ, chẳng hạn như bị móng tay quệt vào, hoặc sử dụng kính sát tròng. Viêm giác mạc nhiễm trùng có thể gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là vi khuẩn và nấm có trong nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh viêm giác mạc hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm giác mạc hiện có.

Điều trị viêm giác mạc tùy thuộc vào lí do gây ra nhiễm trùng. Nếu viêm giác mạc không đáp ứng với thuốc, hoặc nếu nó gây tổn thương vĩnh viễn đến giác mạc làm giảm đáng kể tầm nhìn, bác sĩ có thể đề nghị được ghép giác mạc.

Trường hợp của cháu theo tôi là viêm giác mạc có liên quan tới nhiễm trùng, đã có biến chứng sẹo và đục giác mạc phải. Nếu tầm nhìn bị tác động nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc. Cháu đã đi khám và được bác sĩ chuyên khoa mắt đưa ra phác đồ chữa trị, cháu cần tuân thủ chữa trị và đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi kịp thời diễn biến bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định chữa trị bổ sung nếu cần thiết.

Chúc cháu mau khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl