Tổng hợp những phương pháp chữa trị khi cộm mắt


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Tuyển tập sau đây sẽ tổng hợp những trường hợp cộm mắt thường xảy ra cũng như lời khuyên, giải đáp của bác sĩ về phương pháp chữa trị hiện tượng phổ biến này.

Mắt bị cộm, chảy nước, có ghèn, chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Chiều thứ 5 khi đi trên đường về mắt cháu có cảm giác bị cộm như có bụi bay vào, cháu có dụi nhưng vẫn không hết. Về đến nhà có rửa nước và vẫn còn bị cộm. Đến ngày hôm sau đỡ hơn một chút và có mua thuốc nhỏ mắt về nhỏ, tối ngủ có đỡ hơn nhưng nửa đêm đó cháu bị giật mình tỉnh dậy dụi mắt thì ra ghèn cứng – khô, lấy ra xong thì bị chảy nước mắt. Sáng hôm sau cho đến chiều thường xuất hiện hay có ghèn, nhưng không còn cộm. Nhưng chiều sau khi ra đường về mắt cộm trở lại. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu ạ!

Cháu cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Theo những gì cháu kể trong thư thì có khả năng hạt bụi đã khiến giác mạc của cháu bị xước. Giác mạc là phần trong suốt nằm trước lòng đen của mắt. Giác mạc bị xước sẽ gây ra cảm giác cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thậm chí đau nhắc trong mắt. Xước giác mạc nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đén sẹo ở giác mạc, làm giảm thị lực vĩnh viễn.

Để sơ cứu:

Sau khi bị xước giác mạc, cần nhanh chóng lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ đầy cốc hoặc một chiếc ly sạch, nhỏ. Đặt rìa mép cốc tì vào xương nền hốc mắt. Sau đó chớp chớp mắt nhiều lần vào nước để dị vật trôi ra theo làn nước.

Nếu bị nạn ở nơi làm việc không có đầy đủ nước muối thì để cho vòi nước ấm chảy qua mắt hoặc bắn nước vào mắt. Rửa mắt có thể làm trôi đi dị vật gây khó chịu.

Thực hiện chớp mắt nhiều lần trong làn nước và cả bên ngoài. Động tác này có thể loại bỏ những hạt bụi hoặc cát nhỏ. Kéo mi mắt trên qua mi mắt dưới. Lông mi của mi mắt dưới có thể chải đi dị vật nằm ở bề mặt trong của mi mắt trên. Tuyệt đối tránh dụi mắt sau khi bị thương. Tránh đụng chạm hoặc ấn vào mắt có thể làm xước giác mạc nặng thêm. Nếu sau khi sơ cứu mắt đã đỡ cộm, đau thì tra ngay thuốc mỡ dành cho mắt sau đó băng kín mắt lại. Mục đích của việc dùng kháng sinh mỡ để làm liền vết xước giác mạc, thuốc không bị trôi đi. Nếu bị xước nhẹ, chỉ băng một đêm, sáng hôm sau mắt đã dễ chịu hơn.

Tuy nhiên nếu tra thuốc mỡ, băng mắt lại mà không có dịu hơn, mắt vẫn khó mở, đau xót, chảy nước mắt giàn giụa, sợ sáng, đau chói thì phải đến bệnh viện khám. Vì khi đó, thương tổn có thể không chỉ đơn giản là xước giác mạc mà còn có chấn thương sâu, nặng hơn.

Chúc cháu mau khỏe!

Mắt có cục máu đông ở tròng trắng, phồng và nổi cộm, có chữa trị được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Một bên mắt của cháu có nổi cục máu đông ở tròng trắng đã lâu, cháu có đi nhiều bác sĩ uống và nhỏ thuốc nhưng đều không tan. Đôi khi chổ đó nó phồng lên như bong bóng rất cộm nhìn mất thẩm mỹ. Bệnh này có thể chữa trị được không thưa bác sĩ? Và chữa trị như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Xuất huyết dưới kết mạc có thể do nhiều lí do gây ra, có thể do chấn thương, ho dữ dội, hắt hơi quá mạnh, thiếu vitamin C, lạm dụng chất kích thích như rượu bia,… Ngoài ra, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa,… Cũng có nguy cơ bị xuất huyết dưới kết mạc. Trường hợp của em, có tình trạng xuất huyết dưới kết mạc, đã đi khám và được chữa trị thuốc không đỡ nhưng không rõ đã chữa trị được lâu chưa. Nếu xuất huyết dưới kết mạc mà không thấy tổn thương nào khác với mắt thì không cần chữa trị đặc biệt gì, chỉ cần tra thuốc mắt để tránh cộm, sau khoảng 10 -14 ngày, vết xuất huyết sẽ giảm và mất. Tuy nhiên, nếu vết xuất hiện tồn tại kéo dài, thường xuyên gây khó chịu thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Mắt khám kiểm tra và được chữa trị thích hợp.

Chúc em mạnh khỏe.

Mắt bị nổi hột, xuất huyết, sờ lên thấy cộm thì bị gì và cách chữa trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: Phi Phiêu

Thưa bác sĩ!

Mắt em bị nổi hột ở trong của mí mắt trên, lâu lâu cũng có ngứa, không thường xuyên. Phía trong của mí mắt trên nổi mấy hột màu trắng, có hiện tượng xuất huyết. Nhắm mắt lại, sờ lên thì thấy cộm ạ. Bác sĩ cho em hỏi đó là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào? Nó có để lại di chứng gì không ạ?

Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bạn Phiêu thân mến!

Bạn sờ thấy cộm trên mi mắt thì nhiều khả năng là chắp mi. Chắp mi nếu nhỏ sẽ tồn tại bên trong mi mắt, có màu trắng hay vàng nhạt và thỉnh thoảng gây ngứa. Nếu đúng là chắp mi thì cần phẫu thuật nạo vét chắp mới khỏi được. Nếu để lâu ngày chắp cũng không gây tác hại gì nghiêm trọng mà chỉ gây sẹo dúm sâu mi mắt.

Chào bạn!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị cộm ở mí mắt dưới có phải bị viêm kết mạc không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 25 tuổi, mắt phải bên dưới gần khóe mắt của em bị cộm như có vật lạ bên trong, tuy nhiên chỉ khi mỗi liếc mắt xuống hướng cánh mũi (nơi bị cộm) thì mới có cảm giác này còn bình thường nhìn các hướng khác không bị, mắt em không ra ghèn nhiều, bị đỏ ít (do khô giác mạc) không bị ngứa. Trước đây sau khi ngủ dậy trong thời gian hơn 1 tiếng nếu em ra đường gặp ánh mặt trời thì mắt bị chói sáng chảy nước mắt, hiện nay đã bớt hiện tượng này.

Em đã từng chữa trị viêm bờ mi mắt trên và đã khỏi, tuy nhiên chỗ xốn cộm bên dưới vẫn còn âm ỉ tới nay. Em đã đi kiểm ta ở bệnh viện, bác sĩ chỉ kiểm tra mí mắt trên và cho em thuốc nhỏ mắt TOBIDEX trị viêm kết mạc. Tới hôm qua sử dụng đã là 3 tuần nhưng vẫn chưa bớt, hiện tai khi nhỏ mắt em thấy nhói đau nhẹ ở khóe mắt rồi hết. Còn chỗ xốn cộm có vẻ thấy cộm hơn trước. Không biết liệu có nguy hiểm không và không biết có phải em bị viêm kết mạc hay là bị bệnh khác, mong được bác sĩ giải đáp.

Em xin cảm ơn.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Qua thông tin em cung cấp, mắt phải của em có cộm ở mi mắt khi nhìn xuống, đỏ nhẹ, em đã chữa trị viêm bờ mi trên và đã đi khám chữa trị viêm kết mạc,.. Như vậy, hiện tại tình trạng viêm nhiễm kết mạc của em vẫn còn và việc chữa trị triệt để là cần thiết. Tình trạng cộm mi mắt dưới có thể do viêm kết mạc hoặc kết hợp với viêm bờ mi, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể liên quan tới nhiều yếu tố: do vi khuẩn không còn đáp ứng tốt với kháng sinh chữa trị hoặc do giữ gìn vệ sinh không đúng cách trong chữa trị,… Do vậy, em nên sớm tới khám lại tại cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để bác sĩ xác định chính xác tình trạng tổn thương và lựa chọn biện pháp chữa trị thích hợp nhất.

Chúc em mau khỏi!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl