Mỗi độ tuổi, mỗi thể trạng con người lại có khả năng hồi phục khác nhau. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp về khả năng hồi phục của người già sau chấn thương, tai nạn.
Cụ 70 tuổi bị ngã xuất huyết não có khả năng phục hồi?
Câu hỏi bởi: duongnguyen307
Thưa bác sĩ.
Bố tôi năm nay 70 tuổi, bị ngã và bị xuất huyết não, đã mổ và chữa trị. Xin hỏi bố tôi có khả năng phục hồi không ạ?
Tôi cảm ơn
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn.
Nếu bị xuất huyết não do chấn thương, được phát hiện và phẫu thuật kịp thời thì khả năng hồi phục rất cao, nhiều tình huống phục hồi hoàn toàn. Một só tình huống kèm theo có tổn thương não hoặc phát hiện muộn, tuổi cao khả năng phục hồi kém hơn. Thậm chí tiên lượng rất xấu. Hy vọng bố của bạn đã được phẫu thuật kịp thời và sẽ hồi phục tốt.
Chúc bố bạn mau khỏe!
Ông 80 tuổi bị nhồi máu cơ tim, khả năng nói kém liệu có phục hồi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ông tôi năm nay 80 tuổi vừa trải qua căn bệnh nhồi máu não hơn 1 tháng. Hiện giờ, ông bị liệt nửa người bên phải và khả năng nói chuyện của ông rất yếu, thỉnh thoảng ông mới nói được một tiếng. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu ông tôi có khả năng phục hồi như trước hay không.
Xin cảm ơn.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch não cần lưu ý những điểm sau:
Giai đoạn đầu: Các kỹ thuật vị thế: Bố trí giường nằm, các vị thế nằm đúng theo mẫu phục hồi. Tập vận động thụ động nửa người bên liệt: Khớp vai: Gấp, duỗi,dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài. Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay. Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay. Các ngón tay: Gấp , duỗi, dạng, khép các ngón tay. Khớp háng: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài. Khớp gối: Gấp, duỗi. Khớp cổ chân: Gấp, duỗi. Các ngón chân: Gấp, duỗi dạng, khép.
2. Giai đoạn sau:
Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động.
Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.
Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp.
Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc (hoạt động trị liệu).
Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).
3. Giai đoạn hoà nhập:
Phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.
Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.
Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc…
Tham gia các hoạt động hoà nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.
Việc làm và thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phải học một nghề mới hoặc có những hoạt động gì tạo thu nhập? Điều trị thuốc điều trị theo lí do: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều hoà đường máu, thuốc chữa trị rối loạn mỡ máu, thuốc điều hoà huyết não v.v… Như vậy tốt nhất bạn nên đưa ông đến chuyên khoa Phục hồi chức năng hoặc y học cổ truyền để chữa trị và phục hồi. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp đỡ ông bạn. Tuy nhiên có phục hồi được hay không là phụ thuộc đáp ứng chữa trị của bệnh nhân bạn nhé.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bị bệnh tai biến nửa bán cầu trái làm sao để mau hồi phục?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ba em 64 tuổi, bị bệnh tai biến nửa bán cầu trái. Tay chân bên liệt hay bị tê có ảnh hưởng gì không? Ba em đã tập vật lí trị liệu được 4 tháng, hiện nay đi đứng tạm được, chỉ còn cánh tay chưa cử động được nhiều và chưa nói được. Mong bác sĩ tư vấn giúp em để em biết thêm phương pháp giúp ba em mau hồi phục.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn.
Ba bạn bị tai biến mạch máu não ở tuổi 64, đây là tuổi chưa phải quá già nhưng cũng không còn trẻ. Bệnh tai biến mạch máu não xảy ra chủ yếu do cao huyết áp, người bệnh không được theo dõi và chữa trị chu đáo về huyết áp. Tai biến xảy ra trong tình trạng huyết áp tối đa và tối thiểu quá cao, trong khi mạch máu não nằm ở vùng não là vùng xung yếu nhất lại bị xơ vữa. Từ đó bị vỡ chẳng khác nào chỗ đê bị xung yếu khi mùa lũ. Ba bạn tai biến bên bán cầu não trái, bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm tạm thời ổn định.
Ba bạn đã chữa trị thêm vật lý trị liệu được 4 tháng, hiện tại đi đứng tương đối khá, nhưng cánh tay cử động chưa được nhiều và nói chưa được. Như vậy chứng tỏ ba bạn bị tai biến mạch máu não ở vùng não có chức năng về vận động và ngôn ngữ. Do vậy về vận động tay chưa tốt lắm và nói chưa được.
Vấn đề hồi phục sau tai biến phụ thuộc vào tuổi tác, tuổi trẻ sẽ phục hồi tốt hơn. Phụ thuộc vào chức năng vùng não mà bị tai biến và đặc biệt quan trọng là mức độ bị tai biến nặng hay nhẹ. Nếu tai biến nặng, người bệnh hôn mê không hồi phục và tử vong. Về tai biến của ba bạn theo bác sĩ là ở mức độ trung bình. Vấn đề quan trọng là cần phải chữa trị và theo dõi liên tục để huyết áp ổn định không gây tai biến tái phát. Nếu tai biến tái phát thì bệnh sẽ năng hơn rất nhiều. Về chữa trị sau khi bệnh tai biến đã ổn định thì cần chữa trị thêm một đợt vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt để phục hồi chức năng về vận động và ngôn ngữ cho người bệnh.
Bạn có thể cho ba đến Bệnh viện Y học cổ truyền để châm cứu, bấm huyệt, thuỷ châm, mát xa, giúp vận động và ngôn ngữ tiến triển hồi phục tốt hơn. Ngoài ra hiện nay có phương pháp chữa trị đột quỵ bằng tế bào gốc hiệu quả rất tốt, bạn có thể gặp bác sĩ khoa Thần kinh đã chữa trị cho ba bạn để hỏi và tìm hiểu thêm.
Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ!
U phổi di căn não mổ hở có hồi phục sức khỏe lại và có bị lại không
Câu hỏi bởi: Trần Thị Kim Trang
Thưa bác sĩ ba của e năm nay 70 tuổi đang bị u phổi di căn não,ba e đã mổ khối u ở não bằng tia gamma knife ở bệnh viện chợ rẫy,bác sĩ bên khoa ngoại lồng ngực bảo ba e mổ thêm khối u ở phổi, e xin mổ nội soi nhưng bác sĩ trả lời kg đựoc lựa chọn,e đang phân vân kg biết với trường hợp ba e vậy mổ hở có hồi phục sức khoe lại được kg và có bị lại kg?mổ phổi có phưong pháp mổ nào nhẹ nhàng như mổ não bằng tia gamma kg bác sĩ.Xin bác sĩ tư vấn giúp e ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Mổ hở và mổ nội soi chỉ khác nhau ở chỗ: mổ nội soi ít xâm lấn hơn, vết mổ chỉ là những lỗ nhỏ, mổ phanh vết mổ dài và lớn, việc hậu phẫu nhẹ nhàng hơn, còn sự can thiệp chính của ca phẫu thuật vẫn như nhau, và không phải ca nào cũng sử dụng kỹ thuật nội soi đươc.
Có lẽ bệnh nhân ở trường hợp khối u ở lồng ngực lớn cần phải mổ hở để lấy hết trọn khối u nên mổ nội soi không thực hiện được (mổ nội soi cấu ra từng ít một, sẽ để sót tổn thương). Mặt khác bệnh nhân là u phổi di căn lên não, đã giải quyết khối di căn ở não thì vẫn phải can thiệp khối u chính ở phổi cho nên bạn cần phải theo sự tư vấn của bác sĩ phẫu thuật lồng ngực. Bạn cũng nên an tâm vì bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật và tiên lương sau mổ tốt thì các bác sĩ mới đưa ra chỉ định phẫu thuật.
Bệnh nhân được mổ u não bằng dao gamma knife là danh từ hay dùng, nhưng thực ra đây là kỹ thuật xạ phẫu để tiêu diệt khối u nhỏ trong não, tức là dùng tia phóng xạ mạnh (tia gamma) từ nhiều nguồn chiếu hội tụ vào một chỗ để điều trị tổn thương . Dao gamma chỉ được xem xét sử dụng cho một số trường hợp bướu não và tổn thương dị dạng mạch máu não có kích thước nhỏ, nằm ở vị trí sâu, khó với tới một cách an toàn hoặc khó “lấy trọn” bằng lưỡi dao mổ.
Hiện tại phẫu thuật lồng ngực chủ yếu vẫn là mổ hở, giải quyết triệt để tổn thương (bóc tách lấy gọn), việc hậu phẫu mở lồng ngực cũng không trầm trọng nặng nề đặc biệt so với các cuộc mổ ở nơi khác nên việc phục hổi sức khỏe ở bệnh nhân là khả quan.
Bạn hỏi có tái phát lại hay không? Thì rất khó trả lời vì còn phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u, sự di căn ở mức độ nào? đã sang gan chưa? Nhưng khối u ở phổi thường là u biệt hóa cao, mức độ phát triển xâm lấn và di căn ít hơn ở nơi khác (như ở gan chẳng hạn), cho nên nếu lấy gọn thì có thể kéo dài tuổi tho cho bệnh nhân được rất nhiều.
Chúc bệnh nhân mau lành bệnh
Cách giúp bệnh nhân bị dồn cột sống nhanh hồi phục?
Câu hỏi bởi: Đô nhi
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi năm nay 62 tuổi, mấy hôm trước mẹ tôi bị ngã. Chúng tôi có đưa mẹ tôi đi khám và bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị dồn cột sống. Hiện tại mẹ tôi đang điều trị tại nhà, chỉ có thể nằm ngửa và rất đau nhức. Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi để bệnh của mẹ tôi được mau chóng phục hồi.
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh nhân bị ngã, không bị gãy dập vỡ cột sống mà chỉ bị “dồn cột sống” thì các biểu hiện sẽ lui dần trong thời gian tới. Bạn nên chườm lạnh lên cột sống (ngày 1-2 lần, mỗi lần 20-30 phút), xoa bóp cơ vùng lưng, hạn chế vận động (lăn trở thay quần áo thật nhẹ nhàng, hạn chế nâng ngồi dậy), dùng thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề.
Chúc bạn khỏe!
Cụ 70 tuổi bị ngã xuất huyết não có khả năng phục hồi?
Câu hỏi bởi: duongnguyen307
Thưa bác sĩ.
Bố tôi năm nay 70 tuổi, bị ngã và bị xuất huyết não, đã mổ và chữa trị. Xin hỏi bố tôi có khả năng phục hồi không ạ?
Tôi cảm ơn
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn.
Nếu bị xuất huyết não do chấn thương, được phát hiện và phẫu thuật kịp thời thì khả năng hồi phục rất cao, nhiều tình huống phục hồi hoàn toàn. Một só tình huống kèm theo có tổn thương não hoặc phát hiện muộn, tuổi cao khả năng phục hồi kém hơn. Thậm chí tiên lượng rất xấu. Hy vọng bố của bạn đã được phẫu thuật kịp thời và sẽ hồi phục tốt.
Chúc bố bạn mau khỏe!
Ông 80 tuổi bị nhồi máu cơ tim, khả năng nói kém liệu có phục hồi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ông tôi năm nay 80 tuổi vừa trải qua căn bệnh nhồi máu não hơn 1 tháng. Hiện giờ, ông bị liệt nửa người bên phải và khả năng nói chuyện của ông rất yếu, thỉnh thoảng ông mới nói được một tiếng. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu ông tôi có khả năng phục hồi như trước hay không.
Xin cảm ơn.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch não cần lưu ý những điểm sau:
Giai đoạn đầu: Các kỹ thuật vị thế: Bố trí giường nằm, các vị thế nằm đúng theo mẫu phục hồi. Tập vận động thụ động nửa người bên liệt: Khớp vai: Gấp, duỗi,dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài. Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay. Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay. Các ngón tay: Gấp , duỗi, dạng, khép các ngón tay. Khớp háng: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài. Khớp gối: Gấp, duỗi. Khớp cổ chân: Gấp, duỗi. Các ngón chân: Gấp, duỗi dạng, khép.
2. Giai đoạn sau:
Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động.
Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.
Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp.
Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc (hoạt động trị liệu).
Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).
3. Giai đoạn hoà nhập:
Phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.
Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.
Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc…
Tham gia các hoạt động hoà nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.
Việc làm và thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phải học một nghề mới hoặc có những hoạt động gì tạo thu nhập? Điều trị thuốc điều trị theo lí do: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều hoà đường máu, thuốc chữa trị rối loạn mỡ máu, thuốc điều hoà huyết não v.v… Như vậy tốt nhất bạn nên đưa ông đến chuyên khoa Phục hồi chức năng hoặc y học cổ truyền để chữa trị và phục hồi. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp đỡ ông bạn. Tuy nhiên có phục hồi được hay không là phụ thuộc đáp ứng chữa trị của bệnh nhân bạn nhé.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bị bệnh tai biến nửa bán cầu trái làm sao để mau hồi phục?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ba em 64 tuổi, bị bệnh tai biến nửa bán cầu trái. Tay chân bên liệt hay bị tê có ảnh hưởng gì không? Ba em đã tập vật lí trị liệu được 4 tháng, hiện nay đi đứng tạm được, chỉ còn cánh tay chưa cử động được nhiều và chưa nói được. Mong bác sĩ tư vấn giúp em để em biết thêm phương pháp giúp ba em mau hồi phục.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn.
Ba bạn bị tai biến mạch máu não ở tuổi 64, đây là tuổi chưa phải quá già nhưng cũng không còn trẻ. Bệnh tai biến mạch máu não xảy ra chủ yếu do cao huyết áp, người bệnh không được theo dõi và chữa trị chu đáo về huyết áp. Tai biến xảy ra trong tình trạng huyết áp tối đa và tối thiểu quá cao, trong khi mạch máu não nằm ở vùng não là vùng xung yếu nhất lại bị xơ vữa. Từ đó bị vỡ chẳng khác nào chỗ đê bị xung yếu khi mùa lũ. Ba bạn tai biến bên bán cầu não trái, bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm tạm thời ổn định.
Ba bạn đã chữa trị thêm vật lý trị liệu được 4 tháng, hiện tại đi đứng tương đối khá, nhưng cánh tay cử động chưa được nhiều và nói chưa được. Như vậy chứng tỏ ba bạn bị tai biến mạch máu não ở vùng não có chức năng về vận động và ngôn ngữ. Do vậy về vận động tay chưa tốt lắm và nói chưa được.
Vấn đề hồi phục sau tai biến phụ thuộc vào tuổi tác, tuổi trẻ sẽ phục hồi tốt hơn. Phụ thuộc vào chức năng vùng não mà bị tai biến và đặc biệt quan trọng là mức độ bị tai biến nặng hay nhẹ. Nếu tai biến nặng, người bệnh hôn mê không hồi phục và tử vong. Về tai biến của ba bạn theo bác sĩ là ở mức độ trung bình. Vấn đề quan trọng là cần phải chữa trị và theo dõi liên tục để huyết áp ổn định không gây tai biến tái phát. Nếu tai biến tái phát thì bệnh sẽ năng hơn rất nhiều. Về chữa trị sau khi bệnh tai biến đã ổn định thì cần chữa trị thêm một đợt vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt để phục hồi chức năng về vận động và ngôn ngữ cho người bệnh.
Bạn có thể cho ba đến Bệnh viện Y học cổ truyền để châm cứu, bấm huyệt, thuỷ châm, mát xa, giúp vận động và ngôn ngữ tiến triển hồi phục tốt hơn. Ngoài ra hiện nay có phương pháp chữa trị đột quỵ bằng tế bào gốc hiệu quả rất tốt, bạn có thể gặp bác sĩ khoa Thần kinh đã chữa trị cho ba bạn để hỏi và tìm hiểu thêm.
Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ!
U phổi di căn não mổ hở có hồi phục sức khỏe lại và có bị lại không
Câu hỏi bởi: Trần Thị Kim Trang
Thưa bác sĩ ba của e năm nay 70 tuổi đang bị u phổi di căn não,ba e đã mổ khối u ở não bằng tia gamma knife ở bệnh viện chợ rẫy,bác sĩ bên khoa ngoại lồng ngực bảo ba e mổ thêm khối u ở phổi, e xin mổ nội soi nhưng bác sĩ trả lời kg đựoc lựa chọn,e đang phân vân kg biết với trường hợp ba e vậy mổ hở có hồi phục sức khoe lại được kg và có bị lại kg?mổ phổi có phưong pháp mổ nào nhẹ nhàng như mổ não bằng tia gamma kg bác sĩ.Xin bác sĩ tư vấn giúp e ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Mổ hở và mổ nội soi chỉ khác nhau ở chỗ: mổ nội soi ít xâm lấn hơn, vết mổ chỉ là những lỗ nhỏ, mổ phanh vết mổ dài và lớn, việc hậu phẫu nhẹ nhàng hơn, còn sự can thiệp chính của ca phẫu thuật vẫn như nhau, và không phải ca nào cũng sử dụng kỹ thuật nội soi đươc.
Có lẽ bệnh nhân ở trường hợp khối u ở lồng ngực lớn cần phải mổ hở để lấy hết trọn khối u nên mổ nội soi không thực hiện được (mổ nội soi cấu ra từng ít một, sẽ để sót tổn thương). Mặt khác bệnh nhân là u phổi di căn lên não, đã giải quyết khối di căn ở não thì vẫn phải can thiệp khối u chính ở phổi cho nên bạn cần phải theo sự tư vấn của bác sĩ phẫu thuật lồng ngực. Bạn cũng nên an tâm vì bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật và tiên lương sau mổ tốt thì các bác sĩ mới đưa ra chỉ định phẫu thuật.
Bệnh nhân được mổ u não bằng dao gamma knife là danh từ hay dùng, nhưng thực ra đây là kỹ thuật xạ phẫu để tiêu diệt khối u nhỏ trong não, tức là dùng tia phóng xạ mạnh (tia gamma) từ nhiều nguồn chiếu hội tụ vào một chỗ để điều trị tổn thương . Dao gamma chỉ được xem xét sử dụng cho một số trường hợp bướu não và tổn thương dị dạng mạch máu não có kích thước nhỏ, nằm ở vị trí sâu, khó với tới một cách an toàn hoặc khó “lấy trọn” bằng lưỡi dao mổ.
Hiện tại phẫu thuật lồng ngực chủ yếu vẫn là mổ hở, giải quyết triệt để tổn thương (bóc tách lấy gọn), việc hậu phẫu mở lồng ngực cũng không trầm trọng nặng nề đặc biệt so với các cuộc mổ ở nơi khác nên việc phục hổi sức khỏe ở bệnh nhân là khả quan.
Bạn hỏi có tái phát lại hay không? Thì rất khó trả lời vì còn phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u, sự di căn ở mức độ nào? đã sang gan chưa? Nhưng khối u ở phổi thường là u biệt hóa cao, mức độ phát triển xâm lấn và di căn ít hơn ở nơi khác (như ở gan chẳng hạn), cho nên nếu lấy gọn thì có thể kéo dài tuổi tho cho bệnh nhân được rất nhiều.
Chúc bệnh nhân mau lành bệnh
Cách giúp bệnh nhân bị dồn cột sống nhanh hồi phục?
Câu hỏi bởi: Đô nhi
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi năm nay 62 tuổi, mấy hôm trước mẹ tôi bị ngã. Chúng tôi có đưa mẹ tôi đi khám và bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị dồn cột sống. Hiện tại mẹ tôi đang điều trị tại nhà, chỉ có thể nằm ngửa và rất đau nhức. Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi để bệnh của mẹ tôi được mau chóng phục hồi.
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh nhân bị ngã, không bị gãy dập vỡ cột sống mà chỉ bị “dồn cột sống” thì các biểu hiện sẽ lui dần trong thời gian tới. Bạn nên chườm lạnh lên cột sống (ngày 1-2 lần, mỗi lần 20-30 phút), xoa bóp cơ vùng lưng, hạn chế vận động (lăn trở thay quần áo thật nhẹ nhàng, hạn chế nâng ngồi dậy), dùng thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare