Bị dị ứng thuốc vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến những trường hợp xấu nhất. Vậy, khi phát hiện cơ thể đang mắc phải vấn đề này, chúng ta nên phải làm gì?
Bị dị ứng thuốc phải làm sao?
Câu hỏi bởi: van quy
Thưa bác sĩ!
Em hay bị dị ứng khi uống thuốc, vậy em nên làm thế nào ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Dị ứng thuốc là tình huống cơ thể không dung nạp được với thuốc uống, tiêm, bôi vào cơ thể dẫn đến các triệu chứng gây hại cho sức khỏe người uống thuốc. Tùy theo cơ địa mà người uống thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào kể cả những thuốc hiếm bị dị ứng như vitamin B1. Trường hợp dị ứng thuốc nặng, người uống thuốc bị sốc thuốc có thể dẫn đến tử vong.
Khi bị dị ứng do thuốc, em cần ngừng ngay loại thuốc đang sử dụng, nếu dị ứng nhẹ, em dùng các thuốc chống dị ứng, sau đó em phải nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ không chỉ định uống thuốc đó nữa, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc khác thay thế để chữa trị khi em bị bệnh. Việc uống thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng chữa trị biểu hiện, giải trừ ảnh hưởng của histamin trong cơ thể, làm mất hậu quả của dị ứng, nên em không lên lạm dụng thuốc chống dị ứng. Trường hợp nặng, em phải đi bệnh viện ngay để các bác sĩ kịp thời chữa trị chống dị ứng và phòng các tai biến xảy ra do dị ứng thuốc.
Chúc em sức khỏe!
Dị ứng thuốc Tây, điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị dị ứng thuốc tây. Mỗi lần dùng thuốc là người nổi mẩn ngứa. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa trị mẩn ngứa.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Em chỉ nói em bị dị ứng với thuốc Tây, không biết em bị dị ứng thuốc gì? Kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau, vitamin…? Biểu hiện sau dùng thuốc, ngoài nổi mẩn ngứa, em có kèm theo các biểu hiện khác không? Thuốc do bác sĩ chỉ định hay thuốc em tự mua? Tôi không thể giải đáp chính xác cho em được.
Em có thể tham khảo một số cách xử trí dị ứng sau dùng thuốc dưới đây:
Dị ứng thuốc có thể xảy ra do tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Dị ứng có thể xẩy ra do việc sử dụng thuốc của người dân, dùng thuốc, tiêm thuốc không theo đơn, không theo hướng dẫn của bác sĩ, không đúng bệnh và liều lượng cũng là lí do gây ra dị ứng thuốc.
Một số thuốc hay gây dị ứng là dòng thuốc kháng sinh (Pennicilin, Streptomycin, Chlorocid, Sulfamid), thuốc hạ nhiệt, giảm đau (Aspirin, Pyramidon, Paracetamol, Butadion), thuốc an thần, gây ngủ, gây tê (Luminal, Gardenal, Novocain), thuốc chữa bệnh phong, lao, sốt rét, đái tháo đường, đau khớp, gút, một số loại thuốc bổ, vitamin, thuốc Đông y… với người có cơ địa dị ứng cũng gây nên tai biến dị ứng.
Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc rất đa dạng, nhẹ là các kích ứng gây buồn nôn, nôn, nặng có thể sốt cao, hôn mê, tổn thương các cơ quan như thận, gan… dẫn đến tử vong.
Các biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng thuốc:
Mề đay: Là triệu chứng lâm sàng nhẹ và thường là biểu hiện ban đầu, gặp phần lớn các tình huống bị dị ứng thuốc. Sau khi uống thuốc từ 5-10 phút, hoặc vài ngày, người bệnh cảm thấy nóng người, ngứa, da nổi ban cùng sẩn phù. Trường hợp nặng có thể khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao… Phù Quincke: Là tình trạng phù cục bộ, thường xuất hiện nhanh, sau khi uống thuốc, ở những vùng da mỏng như môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục… Màu da vùng phù bình thường hoặc hơi hồng nhạt, đôi khi phối hợp với mề đay. Trường hợp phù Quincke ở họng, thanh quản, người bệnh có thể bị nghẹt thở; ở ruột, dạ dày gây đau bụng; ở não gây đau đầu… Viêm da dị ứng: Triệu chứng là ban đỏ, ngứa, phù da, mụn nước và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Thời gian xuất hiện nhanh sau một vài giờ, trung bình sau vài ba ngày, có khi hàng tuần sau khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc. Đỏ da toàn thân: Bệnh thường xẩy ra từ 2-3 ngày, trung bình 6-7 ngày, đôi khi 2-3 tuần sau khi uống thuốc. Người bệnh thấy nóng người, ngứa khắp người, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, ban đỏ toàn thân, trên da có vảy trắng, các kẽ chân tay có thể nứt và chảy nước vàng, nếu bị bội nhiễm có mủ. Chứng mất bạch cầu hạt: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhanh, nổi ban dạng sởi, dạng xuất huyết, loét hoại tử niêm mạc miệng, mũi họng, cơ quan sinh dục, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm xuất huyết bệnh nhân dễ bị tử vong. Bệnh huyết thanh: Thường triệu chứng vào ngày thứ hai đến ngày thứ 14, sau khi uống thuốc. Bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38-39 độ C, gan to, mề đay khắp người. Nếu phát hiện kịp thời và ngừng ngay việc uống thuốc, các biểu hiện trên sẽ dần hết. Hồng ban đa dạng: Xuất hiện sau một vài ngày uống thuốc. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau khớp, sưng hạch, có cảm giác nóng bỏng toàn thân, trên da xuất hiện các sẩn tròn giống sẩn mề đay, rìa nổi gờ cao, đỏ hơi cộm, vùng trung tâm của sẩn hơi lõm và nhăn. Ngoài sẩn còn có các mụn nước, bọng nước, tổn thương niêm mạc các hốc tự nhiên, tổn thương nội tạng… tình huống nặng có thể gây tử vong. Sốc phản vệ: Là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong. Triệu chứng đa dạng, có thể xảy ra ngay sau khi uống thuốc vài giây cho đến 20-30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ như tê môi, lưỡi, bồn chồn, sợ hãi… Tiếp đó là sự xuất hiện nhanh các biểu hiện như khó thở, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa khắp người, đau quặn bụng, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, thể cấp tính người bệnh có thể hôn mê, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và tử vong sau ít phút.
Dị ứng thuốc là một tai biến nhiều khi rất nguy hiểm, gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan, từ ngoài da đến nội tạng. Cấp cứu và chữa trị nhiều khi rất phức tạp, kéo dài, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là với bệnh nhân ở xa cơ sở y tế. Dự phòng dị ứng thuốc không phải dễ, nhiều khi ngay cả bản thân thầy thuốc cũng không thể lường trước được phản ứng của từng bệnh nhân đối một loại thuốc nào đó.
Vì vậy, cách tốt nhất mọi người không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để chữa trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Khi thấy nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một triệu chứng bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào… thì bệnh nhân không được tự ý chữa trị bằng các biện pháp dân gian mà phải đến bệnh viện ngay để được khám chữa kịp thời. Người bệnh nên nhớ tiền sử dị ứng thuốc của mình và báo với bác sĩ khi phải chữa bệnh và sử dụng thuốc. Khi có triệu chứng dị ứng thuốc thì phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức, báo cho bác sĩ chữa trị của mình, để có hướng khắc phục và chữa trị kịp thời.
Chúc sức khỏe!
Bị dị ứng thuốc nặng phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị dị ứng thuốc tây không rõ là loại thuốc nào. Lần đầu thì em có mua thuốc ho ở tiệm thuốc tây bình thường uống và bị dị ứng. Lần sau em mua thuốc sổ mũi uống cũng bị. Triệu chứng bệnh xảy ra khi dùng thuốc sau vài tiếng cảm thấy nóng trên những vùng da nhạy cảm như miệng và dưới háng và ngay cả trên dương vật cũng bị nóng rồi sau đó bắt đầu lỡ loét ra và có mủ nước nữa thưa bác sĩ. Em dùng thuốc chữa trị trong vòng khoảng 2 tuần thì hết. Lần sau bị là bệnh nặng hơn lần trước. Vậy bác sĩ cho em hỏi em bị dị ứng với gì để em có thể loại bỏ không dùng tới nữa. Và bệnh đó là bệnh gì có thể trị dứt điểm được không thưa bác sĩ. Mong bác sĩ trả lời giùm em.
Thân chào bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Khi ta dị ứng với một loại thuốc nào thì phải tránh nếu dùng vào sẽ bị lại và ngày càng nặng hơn. Em có cơ địa dị ứng bản thân em phải ghi nhớ loại thuốc đó chứ không thấy ai nhớ nổi vì tất cả các loại kể cả thuốc chống dị ứng đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Ở cá thể nào đó nếu bị dị ứng loại thuốc nào đó thì suốt đời phải tránh loại thuốc đó. Ở em cũng vậy, em phải ghi nhớ và tránh loại thuốc mà em dị ứng. Hiện tại có phương pháp giải mẫn cảm rất phức tạp, tốt nhất em nên tránh.
Chào em!
Dị ứng thuốc giảm cân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: trjeu tam
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, là nữ giới, em có mua viên giảm cân Eva Nice về uống được ngày đầu tiên thì da mặt em có cảm giác nóng, da ngứa và đỏ như vậy có phải là em đã bị dị ứng thuốc không? Giờ em phải chữa trị thế nào?
Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Bùi Thị Thư
Chào em.
Theo như em mô tả thì triệu chứng của em là dị ứng sau khi sử dụng thuốc. Em nên đi khám để được chữa trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Em có thể dùng thuốc chống dị ứng như Clarityne 10mg ngày 1 viên, kết hợp với vitamin C 500mg ngày uống 2 viên chia 2 lần.Em sử dụng hai thuốc trên trong 3-5 ngày kết hợp với uống nhiều nước để tăng đào thải thuốc ra ngoài cơ thể.
Em cần nhớ không nên sử dụng lại loại thuốc đã gây dị ứng này vào những lần sau. Em nên lựa chọn cho mình phương pháp giảm cân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.
Chúc em vui khoẻ.
Bị dị ứng thuốc tây phải xử lý thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị dị ứng thuốc tây, cứ mỗi lần em uống vào là em thấy khó thở, nghẹt mũi, đặt biệt là mắt, ngứa và sưng kinh khủng đến nỗi không nhìn thấy gì. Mỗi lần em đau cảm cúm, sốt, nhức đầu hay nhức răng dùng thuốc vào đều bị như vậy đến nỗi giờ đau em chẳng dám uống thuốc nữa mà cứ để vậy chịu trận. Bác sĩ giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Không phải thuốc tây nào cũng gây dị ứng tùy theo từng người, mỗi người có thể dị ứng vài loại mà thôi. Một số thuốc hay gây dị ứng như:
Protein huyết thanh, vacxin, tinh chất cơ quan. Kháng sinh Penixilin, Cephalosporin, Streptromycin, Kanamycin, Neomycin, Tetracyclin, Erythromycin. Các Sulphamides (như Biseptol….) Các thuốc chống lao: Riphamycin, Ethambutol, PAS. – Thuốc gây tê: Novocain, Lidocain. Thuốc giảm đau, hạ sốt: Aspirin, Paracetamol, Pyrazolon, (phenylbutazon, Antipyrin), Diclofenac. Thuốc chống sốt rét Thuốc chống đông Heparin Thuốc thần kinh tâm thần: Gardenal, Chlorpromazin Iodures và các thuốc cản quang có iốt Các thuốc kim khí nặng: muối vàng, Bismuth, thuỷ ngân. Các vitamin B1, B6, PP.
Chú ý:
Thuốc nào cũng có thể có khả năng gây dị ứng. Các lần trước uống thuốc không thấy hiện tượng gì nhưng những lần sau có thể lại bị dị ứng. Và em chú ý khi dùng thuốc phải biết dùng thuốc gì, và xem bị dị ứng loại nào, suốt đời phải tránh loại thuốc đó nếu dùng sẽ dị ứng và nặng hơn. Vậy em phải ghi chép các loại thuốc làm em dị ứng, mỗi khi đi khám cho bác sĩ tránh kê đơn.
Chào em!
Bị dị ứng thuốc phải làm sao?
Câu hỏi bởi: van quy
Thưa bác sĩ!
Em hay bị dị ứng khi uống thuốc, vậy em nên làm thế nào ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Dị ứng thuốc là tình huống cơ thể không dung nạp được với thuốc uống, tiêm, bôi vào cơ thể dẫn đến các triệu chứng gây hại cho sức khỏe người uống thuốc. Tùy theo cơ địa mà người uống thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào kể cả những thuốc hiếm bị dị ứng như vitamin B1. Trường hợp dị ứng thuốc nặng, người uống thuốc bị sốc thuốc có thể dẫn đến tử vong.
Khi bị dị ứng do thuốc, em cần ngừng ngay loại thuốc đang sử dụng, nếu dị ứng nhẹ, em dùng các thuốc chống dị ứng, sau đó em phải nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ không chỉ định uống thuốc đó nữa, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc khác thay thế để chữa trị khi em bị bệnh. Việc uống thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng chữa trị biểu hiện, giải trừ ảnh hưởng của histamin trong cơ thể, làm mất hậu quả của dị ứng, nên em không lên lạm dụng thuốc chống dị ứng. Trường hợp nặng, em phải đi bệnh viện ngay để các bác sĩ kịp thời chữa trị chống dị ứng và phòng các tai biến xảy ra do dị ứng thuốc.
Chúc em sức khỏe!
Dị ứng thuốc Tây, điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị dị ứng thuốc tây. Mỗi lần dùng thuốc là người nổi mẩn ngứa. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa trị mẩn ngứa.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Em chỉ nói em bị dị ứng với thuốc Tây, không biết em bị dị ứng thuốc gì? Kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau, vitamin…? Biểu hiện sau dùng thuốc, ngoài nổi mẩn ngứa, em có kèm theo các biểu hiện khác không? Thuốc do bác sĩ chỉ định hay thuốc em tự mua? Tôi không thể giải đáp chính xác cho em được.
Em có thể tham khảo một số cách xử trí dị ứng sau dùng thuốc dưới đây:
Dị ứng thuốc có thể xảy ra do tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Dị ứng có thể xẩy ra do việc sử dụng thuốc của người dân, dùng thuốc, tiêm thuốc không theo đơn, không theo hướng dẫn của bác sĩ, không đúng bệnh và liều lượng cũng là lí do gây ra dị ứng thuốc.
Một số thuốc hay gây dị ứng là dòng thuốc kháng sinh (Pennicilin, Streptomycin, Chlorocid, Sulfamid), thuốc hạ nhiệt, giảm đau (Aspirin, Pyramidon, Paracetamol, Butadion), thuốc an thần, gây ngủ, gây tê (Luminal, Gardenal, Novocain), thuốc chữa bệnh phong, lao, sốt rét, đái tháo đường, đau khớp, gút, một số loại thuốc bổ, vitamin, thuốc Đông y… với người có cơ địa dị ứng cũng gây nên tai biến dị ứng.
Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc rất đa dạng, nhẹ là các kích ứng gây buồn nôn, nôn, nặng có thể sốt cao, hôn mê, tổn thương các cơ quan như thận, gan… dẫn đến tử vong.
Các biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng thuốc:
Mề đay: Là triệu chứng lâm sàng nhẹ và thường là biểu hiện ban đầu, gặp phần lớn các tình huống bị dị ứng thuốc. Sau khi uống thuốc từ 5-10 phút, hoặc vài ngày, người bệnh cảm thấy nóng người, ngứa, da nổi ban cùng sẩn phù. Trường hợp nặng có thể khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao… Phù Quincke: Là tình trạng phù cục bộ, thường xuất hiện nhanh, sau khi uống thuốc, ở những vùng da mỏng như môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục… Màu da vùng phù bình thường hoặc hơi hồng nhạt, đôi khi phối hợp với mề đay. Trường hợp phù Quincke ở họng, thanh quản, người bệnh có thể bị nghẹt thở; ở ruột, dạ dày gây đau bụng; ở não gây đau đầu… Viêm da dị ứng: Triệu chứng là ban đỏ, ngứa, phù da, mụn nước và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Thời gian xuất hiện nhanh sau một vài giờ, trung bình sau vài ba ngày, có khi hàng tuần sau khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc. Đỏ da toàn thân: Bệnh thường xẩy ra từ 2-3 ngày, trung bình 6-7 ngày, đôi khi 2-3 tuần sau khi uống thuốc. Người bệnh thấy nóng người, ngứa khắp người, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, ban đỏ toàn thân, trên da có vảy trắng, các kẽ chân tay có thể nứt và chảy nước vàng, nếu bị bội nhiễm có mủ. Chứng mất bạch cầu hạt: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhanh, nổi ban dạng sởi, dạng xuất huyết, loét hoại tử niêm mạc miệng, mũi họng, cơ quan sinh dục, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm xuất huyết bệnh nhân dễ bị tử vong. Bệnh huyết thanh: Thường triệu chứng vào ngày thứ hai đến ngày thứ 14, sau khi uống thuốc. Bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38-39 độ C, gan to, mề đay khắp người. Nếu phát hiện kịp thời và ngừng ngay việc uống thuốc, các biểu hiện trên sẽ dần hết. Hồng ban đa dạng: Xuất hiện sau một vài ngày uống thuốc. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau khớp, sưng hạch, có cảm giác nóng bỏng toàn thân, trên da xuất hiện các sẩn tròn giống sẩn mề đay, rìa nổi gờ cao, đỏ hơi cộm, vùng trung tâm của sẩn hơi lõm và nhăn. Ngoài sẩn còn có các mụn nước, bọng nước, tổn thương niêm mạc các hốc tự nhiên, tổn thương nội tạng… tình huống nặng có thể gây tử vong. Sốc phản vệ: Là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong. Triệu chứng đa dạng, có thể xảy ra ngay sau khi uống thuốc vài giây cho đến 20-30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ như tê môi, lưỡi, bồn chồn, sợ hãi… Tiếp đó là sự xuất hiện nhanh các biểu hiện như khó thở, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa khắp người, đau quặn bụng, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, thể cấp tính người bệnh có thể hôn mê, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và tử vong sau ít phút.
Dị ứng thuốc là một tai biến nhiều khi rất nguy hiểm, gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan, từ ngoài da đến nội tạng. Cấp cứu và chữa trị nhiều khi rất phức tạp, kéo dài, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là với bệnh nhân ở xa cơ sở y tế. Dự phòng dị ứng thuốc không phải dễ, nhiều khi ngay cả bản thân thầy thuốc cũng không thể lường trước được phản ứng của từng bệnh nhân đối một loại thuốc nào đó.
Vì vậy, cách tốt nhất mọi người không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để chữa trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Khi thấy nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một triệu chứng bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào… thì bệnh nhân không được tự ý chữa trị bằng các biện pháp dân gian mà phải đến bệnh viện ngay để được khám chữa kịp thời. Người bệnh nên nhớ tiền sử dị ứng thuốc của mình và báo với bác sĩ khi phải chữa bệnh và sử dụng thuốc. Khi có triệu chứng dị ứng thuốc thì phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức, báo cho bác sĩ chữa trị của mình, để có hướng khắc phục và chữa trị kịp thời.
Chúc sức khỏe!
Bị dị ứng thuốc nặng phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị dị ứng thuốc tây không rõ là loại thuốc nào. Lần đầu thì em có mua thuốc ho ở tiệm thuốc tây bình thường uống và bị dị ứng. Lần sau em mua thuốc sổ mũi uống cũng bị. Triệu chứng bệnh xảy ra khi dùng thuốc sau vài tiếng cảm thấy nóng trên những vùng da nhạy cảm như miệng và dưới háng và ngay cả trên dương vật cũng bị nóng rồi sau đó bắt đầu lỡ loét ra và có mủ nước nữa thưa bác sĩ. Em dùng thuốc chữa trị trong vòng khoảng 2 tuần thì hết. Lần sau bị là bệnh nặng hơn lần trước. Vậy bác sĩ cho em hỏi em bị dị ứng với gì để em có thể loại bỏ không dùng tới nữa. Và bệnh đó là bệnh gì có thể trị dứt điểm được không thưa bác sĩ. Mong bác sĩ trả lời giùm em.
Thân chào bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Khi ta dị ứng với một loại thuốc nào thì phải tránh nếu dùng vào sẽ bị lại và ngày càng nặng hơn. Em có cơ địa dị ứng bản thân em phải ghi nhớ loại thuốc đó chứ không thấy ai nhớ nổi vì tất cả các loại kể cả thuốc chống dị ứng đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Ở cá thể nào đó nếu bị dị ứng loại thuốc nào đó thì suốt đời phải tránh loại thuốc đó. Ở em cũng vậy, em phải ghi nhớ và tránh loại thuốc mà em dị ứng. Hiện tại có phương pháp giải mẫn cảm rất phức tạp, tốt nhất em nên tránh.
Chào em!
Dị ứng thuốc giảm cân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: trjeu tam
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, là nữ giới, em có mua viên giảm cân Eva Nice về uống được ngày đầu tiên thì da mặt em có cảm giác nóng, da ngứa và đỏ như vậy có phải là em đã bị dị ứng thuốc không? Giờ em phải chữa trị thế nào?
Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Bùi Thị Thư
Chào em.
Theo như em mô tả thì triệu chứng của em là dị ứng sau khi sử dụng thuốc. Em nên đi khám để được chữa trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Em có thể dùng thuốc chống dị ứng như Clarityne 10mg ngày 1 viên, kết hợp với vitamin C 500mg ngày uống 2 viên chia 2 lần.Em sử dụng hai thuốc trên trong 3-5 ngày kết hợp với uống nhiều nước để tăng đào thải thuốc ra ngoài cơ thể.
Em cần nhớ không nên sử dụng lại loại thuốc đã gây dị ứng này vào những lần sau. Em nên lựa chọn cho mình phương pháp giảm cân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.
Chúc em vui khoẻ.
Bị dị ứng thuốc tây phải xử lý thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị dị ứng thuốc tây, cứ mỗi lần em uống vào là em thấy khó thở, nghẹt mũi, đặt biệt là mắt, ngứa và sưng kinh khủng đến nỗi không nhìn thấy gì. Mỗi lần em đau cảm cúm, sốt, nhức đầu hay nhức răng dùng thuốc vào đều bị như vậy đến nỗi giờ đau em chẳng dám uống thuốc nữa mà cứ để vậy chịu trận. Bác sĩ giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Không phải thuốc tây nào cũng gây dị ứng tùy theo từng người, mỗi người có thể dị ứng vài loại mà thôi. Một số thuốc hay gây dị ứng như:
Protein huyết thanh, vacxin, tinh chất cơ quan. Kháng sinh Penixilin, Cephalosporin, Streptromycin, Kanamycin, Neomycin, Tetracyclin, Erythromycin. Các Sulphamides (như Biseptol….) Các thuốc chống lao: Riphamycin, Ethambutol, PAS. – Thuốc gây tê: Novocain, Lidocain. Thuốc giảm đau, hạ sốt: Aspirin, Paracetamol, Pyrazolon, (phenylbutazon, Antipyrin), Diclofenac. Thuốc chống sốt rét Thuốc chống đông Heparin Thuốc thần kinh tâm thần: Gardenal, Chlorpromazin Iodures và các thuốc cản quang có iốt Các thuốc kim khí nặng: muối vàng, Bismuth, thuỷ ngân. Các vitamin B1, B6, PP.
Chú ý:
Thuốc nào cũng có thể có khả năng gây dị ứng. Các lần trước uống thuốc không thấy hiện tượng gì nhưng những lần sau có thể lại bị dị ứng. Và em chú ý khi dùng thuốc phải biết dùng thuốc gì, và xem bị dị ứng loại nào, suốt đời phải tránh loại thuốc đó nếu dùng sẽ dị ứng và nặng hơn. Vậy em phải ghi chép các loại thuốc làm em dị ứng, mỗi khi đi khám cho bác sĩ tránh kê đơn.
Chào em!
Theo ViCare