Sởi và những câu hỏi thường gặp


4,226
1
1
Xu
53
Sởi là một bệnh virus rất dễ lây lan. Sởi gây ra sốt, ho, viêm kết mạc, và phát ban. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi… của người bệnh. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 7 – 14 ngày sau khi tiếp xúc. Bệnh sởi có thể gây chết người.

Cách phòng tránh bệnh sởi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em muốn hỏi bác sĩ cách phòng bệnh sởi ạ?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, gây dịch, do virus sởi gây nên. Bệnh có thể gây nên dịch, và tử vong ở trẻ em. Chính vì thế mà biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh sởi rất quan trọng trong cộng đồng.

1. Đối với bệnh nhân mắc sởi:

Phải cách ly, tránh nơi đông người.

Nằm ở trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.

Vệ sinh răng miệng, và thân thể.

Ăn lỏng dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giàu vitamin đặc biệt vitamin A.

Cho bệnh nhân (trẻ) uống đủ nước hoa quả, Oresol. Khi trẻ tiêu chảy, chú ý bù nước và điện giải.

Chườm ấm khi bệnh nhân sốt nhẹ, dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.

Chỉ định dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để khám và chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu nặng của trẻ em: trẻ mệt, li bì, kích thích, bỏ bú, sốt cao, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy. Ban sởi đã bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.

2. Phòng bệnh:

Phòng chủ động bằng vắc xin:

+ Tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

+ Tiêm phòng vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn

Phòng bệnh chung:

+ Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người.

+ Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.

+ Nâng cao thể trạng, ăn uống đầy đủ bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên ngành Truyền nhiễm hoặc Nhi khoa để có thể được giải đáp thêm.

Chúc bạn khỏe.

Các triệu chứng bị sởi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con tôi 4 tuổi 6 tháng. Cháu bị ho nhiều khi thức, không ho khi đã ngủ say, chảy nước mắt, không sốt, trên mặt xuất hiện những lấm tấm đỏ. Cháu bắt đầu ho từ hôm nay, chiều nay thì trên mặt xuất hiện các nốt đỏ. Trong miệng không thấy bọc trắng. Bác sĩ cho hỏi con tôi có bị sởi không? Tôi không dám đưa cháu đến viện vì sợ lây. Cháu mới tiêm 1 mũi sởi – quai bị – rubela.

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ. Bệnh có các triệu chứng như sau :

1. Thể điển hình

Giai đoạn ủ bệnh : 7- 21 ngày

Giai đoạn khởi phát ( giai đoạn viêm long): 2 – 4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hát koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5 – 1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên)

Giai đoạn toàn phát: kéo dài 2 – 5 ngày. Thường sau sốt cao 3 – 4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, ban xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan ban chân. Khi mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn sẫm màu, để lại vết lằn da hổ và biến mất theo thứ tự xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.

2. Thể không điển hình

Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.

Người bệnh có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

Chính vì thế qua mô tả của bạn: cháu có ho, chảy nước mắt, và có ban. Cháu mới tiêm 1 mũi sởi – quai bị – Rubella lúc nào? Bạn nên đưa cháu đến cơ sở Y tế chuyên khoa Truyền nhiễm hoặc chuyên khoa Nhi để khám và chẩn đoán kịp thời.

Chúc cháu mau khỏe.

Nguyên nhân bị nhiễm virut sởi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con gái tôi 5 tuổi, nặng 25kg, sức khoẻ của cháu rất tốt. Ngày 20/4 vừa rồi cháu mới tiêm vacxin sởi mũi đầu (mũi1) đến đêm 21/4 cháu bị sốt 39 độ, sau khi uống hạ sốt cháu chỉ còn sốt nhẹ (dưới 38 độ C) cho đến tối 22/4 cháu không còn sốt nữa, ngày 23/4 cháu hoàn toàn bình phục. Đến đêm 23/4 cháu bị sốt trở lại kèm theo là ban dỏ cho đến hôm qua 27/4 cháu vẫn sốt.

Bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương kết luận cháu đã mắc virut sởi sau khi khám và làm những xét nghiệm cần thiết. Như vậy cảm phiền bác sĩ có thể lý giải giúp cho những lí do nào đã dẫn tới con tôi mắc virut sởi được không ạ? Nơi tôi sinh sống là chung cư nên rất đông trẻ em nhưng đến nay chưa bị thêm bé nào. Gia đình tôi rất mong nhận đươc sự hồi đáp của bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Bệnh sởi và bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Nguyên nhân gây bệnh sởi do: Lây qua đường hô hấp. Lây trực tiếp khi bệnh nhân sởi ho, hắt hơi, nói chuyện Lây gián tiếp ít gặp vì vi-rút sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh. Bệnh sởi rất dễ lây với tỷ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng hoặc chưa bị sởi bao giờ. Bệnh nhân sởi phát tán vi-rút sởi cho người khác trong thời gian:

4 ngày trước mọc ban sởi

4 ngày sau mọc ban sởi

Việc tiêm vacxin sởi là biện pháp chủ động để phòng sởi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vacxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vacxin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15 % trẻ không đáp ứng do các yếu tố như: còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vacxin…

Việc tiêm phòng mũi thứ 2 là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những tình huống chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa tiêm vacxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch cộng đồng lên trên 95%. Cũng như các vacxin khác, tiêm vacxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%, và việc đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vacxin, loại vacxin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vacxin và kỹ thuật tiêm chủng

Tác dụng phụ của việc tiêm vacxin sởi: vacxin sởi được đánh giá là an toàn, các phản ứng sau tiêm thường nhẹ như: sốt, phát ban, sưng, nóng đỏ đau tại chỗ tiêm…Hầu như tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần chữa trị gì. Và thông thường, sau khi tiêm vacxin phải cần từ 2 đến 3 tuần để cớ thể tạo kháng thể bảo vệ. Trong thời gian cơ thể chưa có miễn dịch bảo vệ thì cơ thể vẫn có nguy cơ phơi nhiễm và mắc bệnh.

Qua mô tả của bạn: cháu mới tiêm phòng hôm 20/04. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày cháu có triệu chứng sốt và phát ban, và được các bác sĩ viện nhi chẩn đoán là bị sởi, có thể được lý giải như sau: Cháu có thể đã bị nhiễm sởi trước khi tiêm phòng vacxin ( do thời gian ủ bệnh sau khi bị nhiễm vi rút sởi thường là từ 7 – 21 ngày, trung bình là 14 ngày), và vacxin sởi khi tiêm phòng phải 2 – 3 tuần mới kích thích được cơ thể sinh kháng thế chống lại vi rút sởi.

Chính vì vậy, bạn nên cho cháu cách ly để tránh lây lan. Cho cháu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin đặc biệt vitamin A, bù đủ nước và điện giải, hạ sốt, vệ sinh răng miệng, thân thể hàng ngày, dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu bất thường như: hết sốt tự nhiên sốt cao lại, rối loạn ý thức, chói mắt, đi ngoài, ho nhiều hơn và có đờm…phải đưa cháu khám lại ngay các cơ sở y tế.

Chúc cháu mau khỏe.

Nguyên nhân bị nhiễm virut sởi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con gái tôi 5 tuổi, nặng 25kg, sức khoẻ của cháu rất tốt. Ngày 20/4 vừa rồi cháu mới tiêm vacxin sởi mũi đầu (mũi1) đến đêm 21/4 cháu bị sốt 39 độ, sau khi uống hạ sốt cháu chỉ còn sốt nhẹ (dưới 38 độ C) cho đến tối 22/4 cháu không còn sốt nữa, ngày 23/4 cháu hoàn toàn bình phục. Đến đêm 23/4 cháu bị sốt trở lại kèm theo là ban dỏ cho đến hôm qua 27/4 cháu vẫn sốt.

Bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương kết luận cháu đã mắc virut sởi sau khi khám và làm những xét nghiệm cần thiết. Như vậy cảm phiền bác sĩ có thể lý giải giúp cho những lí do nào đã dẫn tới con tôi mắc virut sởi được không ạ? Nơi tôi sinh sống là chung cư nên rất đông trẻ em nhưng đến nay chưa bị thêm bé nào. Gia đình tôi rất mong nhận đươc sự hồi đáp của bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Bệnh sởi và bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Nguyên nhân gây bệnh sởi do: Lây qua đường hô hấp. Lây trực tiếp khi bệnh nhân sởi ho, hắt hơi, nói chuyện Lây gián tiếp ít gặp vì vi-rút sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh. Bệnh sởi rất dễ lây với tỷ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng hoặc chưa bị sởi bao giờ. Bệnh nhân sởi phát tán vi-rút sởi cho người khác trong thời gian:

4 ngày trước mọc ban sởi

4 ngày sau mọc ban sởi

Việc tiêm vacxin sởi là biện pháp chủ động để phòng sởi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vacxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vacxin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15 % trẻ không đáp ứng do các yếu tố như: còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vacxin…

Việc tiêm phòng mũi thứ 2 là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những tình huống chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa tiêm vacxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch cộng đồng lên trên 95%. Cũng như các vacxin khác, tiêm vacxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%, và việc đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vacxin, loại vacxin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vacxin và kỹ thuật tiêm chủng

Tác dụng phụ của việc tiêm vacxin sởi: vacxin sởi được đánh giá là an toàn, các phản ứng sau tiêm thường nhẹ như: sốt, phát ban, sưng, nóng đỏ đau tại chỗ tiêm…Hầu như tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần chữa trị gì. Và thông thường, sau khi tiêm vacxin phải cần từ 2 đến 3 tuần để cớ thể tạo kháng thể bảo vệ. Trong thời gian cơ thể chưa có miễn dịch bảo vệ thì cơ thể vẫn có nguy cơ phơi nhiễm và mắc bệnh.

Qua mô tả của bạn: cháu mới tiêm phòng hôm 20/04. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày cháu có triệu chứng sốt và phát ban, và được các bác sĩ viện nhi chẩn đoán là bị sởi, có thể được lý giải như sau: Cháu có thể đã bị nhiễm sởi trước khi tiêm phòng vacxin ( do thời gian ủ bệnh sau khi bị nhiễm vi rút sởi thường là từ 7 – 21 ngày, trung bình là 14 ngày), và vacxin sởi khi tiêm phòng phải 2 – 3 tuần mới kích thích được cơ thể sinh kháng thế chống lại vi rút sởi.

Chính vì vậy, bạn nên cho cháu cách ly để tránh lây lan. Cho cháu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin đặc biệt vitamin A, bù đủ nước và điện giải, hạ sốt, vệ sinh răng miệng, thân thể hàng ngày, dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu bất thường như: hết sốt tự nhiên sốt cao lại, rối loạn ý thức, chói mắt, đi ngoài, ho nhiều hơn và có đờm…phải đưa cháu khám lại ngay các cơ sở y tế.

Chúc cháu mau khỏe.

Triệu chứng bệnh sởi là gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Hiện tôi bị mọc nốt đỏ đầy người vậy tôi có phải bị lên sởi không? Triệu chứng bệnh sởi là thế nào ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Trần Đắc Tiến


Chào bạn.

Mọc nốt đỏ đầy người chưa chắc đã phải là bệnh sởi bạn nên đến các cơ sở y tế khám để được giải đáp và chữa trị. Biểu hiện của bệnh sởi là bệnh nhân thường có sốt cao khoảng 2 – 3 ngày kèm theo có viêm long đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mạ mắt. Sốt sau khoảng 3 ngày thì có mọc ban tuần tự từ sau tai, đầu, mặt cổ, lưng, bụng tay chân, và sốt giảm dần. Sau đó ban bay cũng theo tuần tự từ đầu, mặt cổ, lưng bụng và tay chân; ban bay để lại những vết thâm xen lẫn khoảng trắng như da con hổ người ta gọi là triệu trứng vằn da hổ.

Chúc bạn sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl