Sởi có để lại di chứng gì hay không?


4,226
1
1
Xu
53
Sởi có thể để lại di chứng, gây một số bất lợi trong sinh hoạt nếu như không có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Những thông tin sau sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những di chứng này.

Bé bị bong da sau khi lên sởi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bé trai nhà em năm nay 3,5 tuổi. Tuần trước bé bị lên sởi, hiện đã bay hết nốt ban được 3 ngày, giờ bé đang bị bong da. Da bé bị bong thành từng tảng to ở khu vực hậu môn, các khu vực khác thì bị sủi vảy và ngứa. Em muốn hỏi có thể bôi cho bé loại kem hay thuốc gì để da bé hết ngứa và hết bong tróc không ạ? Hiện em đang tích cực cho bé uống nước cam, chanh và nước lọc, không bổ sung thuốc gì. Và sau khi bị sởi thì bé có phải tiêm vắc-xin sởi không ạ? Trước đấy bé chưa tiêm vắc-xin sởi.

Em xin cảm ơn giải đáp của bác sĩ ạ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào em!

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn, bệnh lây nhiễm người sang người do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Thời điểm lây lan mạnh nhất là trước giai đoạn mọc những nốt ban đến 4 ngày sau phát ban. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

Bệnh sởi được chia làm các giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể bị sốt từ 38,5 độ C đến 39 độ C.

Giai đoạn xuất tiết: Đây là thời kỳ dễ lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp. Giai đoạn này trẻ có những biểu hiện xuất tiết như chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có biểu hiện viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

Giai đoạn phát ban: Xuất hiện ban, biểu hiện điển hình của sởi. Ban xuất hiện tuần tự đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng, lưng, 2 tay và sau cùng là 2 chân. Ban sởi màu đỏ, có một số ban kết hợp lại với nhau. Xen kẽ giữa các ban đỏ là các vùng da lành. Đây cũng là một trong những dấu hiệu phân biệt với các loại phát ban khác.

Giai đoạn phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị tác động những vết thâm đen trên bề mặt da, có vết vằn như da hổ hoặc bong thành từng mảng và ngứa.

Vậy là con em đang ở giai đoạn phục hồi, em nên thường xuyên rửa mặt, vệ sinh răng miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho bé, lau người cho bé hàng ngày bằng khăn sạch, mềm; cách ly bé, cho bé ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Em nên cho bé ăn thức ăn lỏng nhưng đủ dinh dưỡng để dễ tiêu hóa, bổ sung thêm nước hoa quả và vitamin C cho bé. Em có thể dùng hồ nước bôi vào những vùng da bị bong cho bé dễ chịu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những tình huống đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc-xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời. Cẩn thận thì em cho bé xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì không cần tiêm vắc-xin sởi nữa.

Chúc hai mẹ con em vui, khỏe!

Phụ sản bị sởi có tác động gì đến em bé không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Mẹ em có bầu được 4 tuần thì mắc bệnh sởi vậy có tác động gì đến em bé không ạ?

Em cám ơn ạ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn!

Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhất khi người phụ nữ nhiễm vi rút sởi trong thai kỳ. Vi rút sởi tác hại trên cả người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, kiến thức chuyên sâu về bệnh sởi và nhất là biến chứng của bệnh sởi trên phụ nữ có thai còn thiếu và chưa được phổ biến một cách rộng rãi.

Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin cung cấp một số nghiên cứu về ảnh hưởng của virus trong thời kỳ mang thai.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Eberhart Phillips JE năm 1993 trên 58 phụ nữ mang thai có mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy: Đối với người mẹ: 35 người mẹ nhập viện chữa trị vì bệnh sởi (chiếm 60%), trong đó 15 người mẹ (26%) đã được chẩn đoán với bệnh viêm phổi do biến chứng của bệnh sởi, và 2 phụ nữ mang thai (chiếm tỷ lệ 3%) tử vong do các biến chứng bệnh sởi. Ngoại trừ 3 tình huống chấm dứt thai kỳ do nạo phá thai, 18 phụ nữ mang thai đã chấm dứt mang thai sớm vì sảy thai và sinh non (chiếm tỷ lệ 31%). Có hai trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh mặc dù người mẹ nhiễm vi rút sởi vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Không có trẻ nào sinh ra được chẩn đoán là mắc bệnh sởi bẩm sinh.

Nghiên cứu của Makiko Egashira Chiba và các cộng sự đăng trên tạp chí truyền nhiễm (Journal of Infection) năm 2003 cho biết: Trên 8 phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi trong một vụ dịch, có 4 tình huống nhiễm vi rút sởi trước tuần thứ 24 của thai kỳ và 4 tình huống nhiễm vi rút sởi sau tuần 24 của thai kỳ. Trong số bốn tình huống trước mắc sởi trước 24 tuần của thai kỳ thì có ba tình huống có sảy thai và thai chết lưu. Ngược lại, 4 phụ nữ mang thai sau 25 tuần của thai kỳ thì sinh đúng thời hạn, tuy nhiên hai trong số bốn trẻ sơ sinh được chẩn đoán là mắc bệnh sởi bẩm sinh. Không có người mẹ tử vong do các biến chứng của bệnh sởi, tuy nhiên có 03 tình huống có biến chứng do bệnh sởi nhưng được cứu sống (02 là viêm phổi và 01 tình huống bị sốc do xuất huyết).

Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi cho người mẹ mắc bệnh sởi và thai nhi, dự phòng bệnh sởi là vấn đề quan trọng nhất để phòng tránh những biến chứng của bệnh. Để phòng bệnh sởi trong thời kỳ mang thai, khuyến cáo tất cả những phụ nữ trong độ tuối sinh đẻ mà chưa tiêm phòng vắc xin sởi thì cần phải tiêm phòng ngay trước khi có ý định mang thai, thời gian an toàn từ khi tiêm phòng đến khi có thai ít nhất là 1 tháng. Trên đây là một số thông tin về tác động của bệnh sởi tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Khi phụ nữ mang thai phát hiện mình bị mắc bệnh sởi cần đi khám và có tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, điều này là hết sức quan trọng cho sức khỏe của mẹ và em bé.

Chúc bạn gia đình mạnh khỏe, bình an!.

Mẹ đã từng bị Rubella, con có thể bị sởi không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Tôi đã từng bị Rubella thì con trai tôi 8 tháng tuổi có nguy cơ mắc sởi không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn.

Bệnh Rubella còn gọi là bệnh sởi Đức, khác với bệnh sởi, nên khi bạn đã mắc bệnh Rubella thì cơ thể bạn có kháng thể kháng lại bệnh Rubella, và bạn sẽ truyền kháng thể kháng bệnh Rubella sang con trong thời kỳ mang thai. Không biết bạn đã đi tiêm phòng sởi hay đã mắc bệnh sởi chưa, nếu chưa mắc hoặc bạn chưa tiêm phòng sởi khi còn nhỏ, thì con bạn chưa có kháng thể kháng bệnh sởi.

Trong thời gian này, bạn nên cho trẻ bú mẹ đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ mắt, mũi, họng cho cháu, đảm bảo cháu sống trong môi trường sạch, thoáng khí, dinh dưỡng đầy đủ. Người lớn trong gia đình, khi về đến nhà, cần rửa tay, thay quần áo trước khi tiếp xúc với cháu. Khi cháu đủ 9 tháng, bạn đưa con đi tiêm phòng sởi theo đúng lịch tiêm chủng của cháu.

Chúc bạn vui vẻ.

Sởi không phát ra ngoài hoàn toàn, có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi, em 25 tuổi. Hôm qua em bắt đầu bị sởi nhưng lúc đầu sởi mọc ở ngực nhiều. Cho đến tối thì bay gần hết nhưng trong cổ họng em có cảm giác ngứa, nhất là khi ăn. Vậy có phải sởi nó không phát ra ngoài hoàn toàn và có nguy hiểm không bác sĩ?

Em xin cảm ơn ạ!

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thường lây qua đường hô hấp. Cơ chế gây bệnh của vi rút sởi là: vi rút thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây vi rút nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó vi rút vào máu ( nhiễm virus máu lần thứ nhất). Thời kỳ này tương ứng với thời kỳ nung bệnh. Sau đó từ máu, theo các bạch cầu, vi rút đến các phủ tạng ( phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và các biểu hiện lâm sàng thời kỳ toàn phát.

Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải vi rút của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí. Từ khoảng ngày thứ 3 từ khi mọc ban, cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể tăng lên thì vi rút bị loại khỏi máu. Bệnh chuyển sang thời kỳ lui bệnh. Biểu hiện lâm sàng là sốt, viêm long và phát ban lâm sàng của sởi có thể phân thành các thể: Bệnh sởi cổ điển: ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch lành mạnh. Bệnh sởi nhẹ: ở những bệnh nhân đã có sẵn kháng thể kháng sởi nhưng không được bảo vệ hoàn toàn. Bệnh sởi không điển hình, bệnh sởi nặng ở người già và trẻ em bị thiếu vitamin A, và có thể ở cả phụ nữ có thai.

Qua câu hỏi của bạn mình có thể trả lời như sau: Đánh giá sởi nặng không chỉ dựa vào ban sởi, vì ban thưa có thể gặp ở thể nhẹ nhưng cũng có thể gặp ở thể nặng khi bệnh nhân suy dinh dưỡng nên phản ứng yếu. Ngược lại ban mọc dầy không nhất thiết là nặng vì có thể gặp ở trẻ dinh dưỡng tốt, tính phản ứng mạnh.

Bạn nên cố gắng ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, và vệ sinh thân thể hàng ngày. Nếu có sốt nhẹ nên lau người bằng nước ấm, chườm mát, uống thuốc hạ sốt khi sốt cao. Uống đủ nước và điện giải. Có thể dùng một chút thuốc kháng Histamine khi ngứa. Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể đi khám tại các cơ sở y tế để có thể khám và chẩn đoán kịp thời.

Chúc bạn mau khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl