Nhiều người vô tư quên chăm sóc da đầu khi có các triệu chứng bất thường. Trên thực tế, ngứa da đầu có thể là một hiện tượng bệnh lý rất cần được quan tâm đấy.
Bị ngứa da đầu tróc vẩy và ngứa toàn thân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: hoàng tín
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi: Em bị ngứa da đầu tróc vảy và vào chiều tối là em ngứa toàn thân gần một năm nay. Em đi chữa trị ở da liễu hoài cũng không hết (dùng thuốc thì hết còn không uống thì tái phát). Bác sĩ cho em sĩ tư vấn cho em và chỉ cho em cách chữa trị tận gốc.
Em cảm ơn !
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo em mô tả em bị á sừng liên cầu. Bệnh này tạo gàu da đầu tren nền chất bã nhờn tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Em nên đi khám, nếu không em có thể dùng phác đồ sau đây liên tục 2 tháng sẽ có kết quả:
– Viokox (Lọai tẩy gàu và chống rụng tóc) x 1 chai mỗi ngày gôi 1 lần
– Acnotin 20mg x 60 viên mỗi ngày uống 1 viên
Em thử dùng sẽ thấy kết quả.
Chào em!
Đau ngứa da đầu, rụng nhiều tóc là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 20 tuổi, là nữ giới. Da đầu em thường hay bị ngứa còn bị đau rất khó chịu, tóc rụng rất nhiều khi gội đầu và kể cả khi không gội đầu. Bác sĩ cho em hỏi đây có phải là biểu hiện của bệnh gì đó hay chỉ là rụng tóc thông thường? Và cho em biện pháp ngăn ngừa rụng tóc được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị ngứa nhiều vùng da đầu, kèm theo rụng tóc nhiều thì trước hết cần phải xác định xem việc rụng tóc có ở mức bệnh lý hay không. Thông thường, rụng tóc trên 100 sợi mỗi ngày và không thấy tóc mọc thay thế là triệu chứng bệnh lý. Nguyên nhân rụng tóc rất đa dạng như: do nguồn nước không sạch, chế độ ăn uống mất cân bằng, do sử dụng dầu gội đầu không hợp, cơ thể yếu (suy nhược cơ thể, sau đợt ốm dậy,…), rối loạn tâm lý, căng thẳng, lạm dụng hóa mỹ phẩm, sử dụng một số thuốc (xạ trị, hoá trị liệu, hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ,…), do thói quen sinh hoạt có hại cho tóc (cào gãi, giật tóc, nhổ tóc,…), bệnh lý da và quanh vùng chân tóc (nấm tóc, viêm nang lông, rụng tóc pelade,….),… Trường hợp của em có ngứa nhiều vùng da đầu, rụng tóc nhưng không rõ có mụn nước, thay đổi màu sắc vùng da đầu hoặc có vảy da hay không.
Trước hết, em nên ngừng các loại dầu gội đầu, chỉ gội bằng nước sạch để loại trừ yếu tố không hợp dầu gội, tránh cào gãi, chà xát da đầu, cũng như nhẹ nhàng với mái tóc để tránh rụng. Đồng thời, em nên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Trong tình huống không đỡ, thì nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám nhằm xác định chính xác lí do rụng tóc, từ đó có biện pháp chữa trị hiệu quả.
Chúc em vui khoẻ!
Ngứa da đầu và có thói quen nhổ tóc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Năm nay em 29 tuổi rồi. 2 năm nay tóc em ngứa nhiều lắm, ngứa mà em gãi không hết, càng gãi càng ngứa, nên em có thói quen nhổ tóc, giờ tóc em xói hết phần đầu và 2 bên thái dương luôn. Giờ em phải làm sao để tóc mọc nhanh hơn và bớt ngứa ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạn bị tật nhổ tóc. Tật nhổ tóc thường xảy ra ở bé gái có thói quen nhổ tóc, một ngày vài chục sợi nhiều ngày trụi cả vùng, những vủng bị thương là 2 bên thái dương và vùng đỉnh. Nguyên nhân ban đầu là do ngứa (có thể do viêm nhiễm hay do nấm), nhổ làm giảm ngứa sau thành phản xạ (thói quen) và cũng có thể do căng thẳng, suy nghĩ như làm bài toán khó, stress nên nhổ tóc để giảm căng thăng. Để giảm chỉ có cách bỏ thói quen nhổ tóc, trị nguyên nhân viêm nhiễm làm ngứa (dùng kháng sinh, kháng nấm), dùng tuốc chống căng thẳng, chống ngứa, chống stress và dùng thuốc kích thích mọc tóc. Tốt nhất bạn nên tới bác sĩ Da liễu khám để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Nam 13 tuổi bị ngứa da đầu điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: nhok rome
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 13 tuổi, là nam giới. Trên da đầu của cháu thường xuyên bị ngứa, chẳng những vậy trên đó còn nổi những đốm đỏ. Cho cháu xin hỏi cháu bị bệnh gì và cách điều trị ra sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Theo như những biểu hiện cháu chia sẻ, có khả năng nhiều cháu bị viêm da đầu. Viêm da đầu là một trong những triệu chứng bệnh lý da hay gặp. Viêm da đầu có thể do phản ứng của da đầu trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da hoặc do nấm. Viêm da đầu không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chữa trị hiệu quả viêm da đầu là phải tìm được lí do, vì vậy cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu, làm một số xét nghiệm cần thiết tìm lí do, chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Da đầu bị ngứa
Câu hỏi bởi: Lê Phương Dung
Thưa bác sĩ, cháu bị ngứa da đầu và xuất hiện tình trạng vảy gầu mảng. Da đầu không có mụn đỏ nhưng rất ngứa. Bác sĩ có thể chẩn đoán giúp cháu không ạ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Theo cháu mô tả thì có thể cháu bi viêm chân tóc. Bệnh viêm chân tóc hay gặp ở những người đầu nhiều dầu do vi khuẩn liên tụ cầu Proteus hoặc nấm trichophyton gây nên. Những người lao động vất vả đầu tóc luôn đẫm mồ hôi, bụi bặm mà ít được tắm gội hay ù người vì gội quá nhiều, dùng dầu gội có độ tẩy gầu cao, lại hay cào vò làm xây xước da đầu mà dẫn đến viêm chân tóc.
Bệnh biểu hiện bằng các sẩn nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vẩy, rất ngứa, mọc nhiều nhất ở vùng gáy, hai bên tóc mai. Nếu bệnh nặng, sẩn có thể lan cả đến vùng râu, lông nách, lông mi, tiến triển dai dẳng nhiều tháng nhiều năm. Nếu gãi nhiều, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát, gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ. Viêm chân tóc mạn tính có thể dẫn tới suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, giảm sút trí nhớ.
Điều trị viêm chân tóc không đơn giản vì phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn nặng, nổi hạch đau ở cổ), thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ có chỉ định thích hợp. Để thuốc có tác dụng, bệnh nhân phải biết căn nguyên của bệnh và tự giác thực hiện một chế độ gội đầu hợp lý: không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gầu cao, không cào vò mạnh làm xây xước da đầu, không làm tróc vẩy các mụn.
Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa. Việc tự ý bôi thuốc không những vô tác dụng mà còn kích thích tình trạng viêm da, nhiễm khuẩn trở nên nặng thêm, lại càng không nên tự cho mình “nóng gan”, “yếu thận” mà đi uống thuốc Bắc, tiêm vitamin C tĩnh mạch, nhiều khi tiền mất tật mang.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi. Cháu nên đến Viện Da liễu để các bác sĩ khám và điều trị sớm.
Chúc cháu mạnh khoẻ.
Bị ngứa da đầu tróc vẩy và ngứa toàn thân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: hoàng tín
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi: Em bị ngứa da đầu tróc vảy và vào chiều tối là em ngứa toàn thân gần một năm nay. Em đi chữa trị ở da liễu hoài cũng không hết (dùng thuốc thì hết còn không uống thì tái phát). Bác sĩ cho em sĩ tư vấn cho em và chỉ cho em cách chữa trị tận gốc.
Em cảm ơn !
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo em mô tả em bị á sừng liên cầu. Bệnh này tạo gàu da đầu tren nền chất bã nhờn tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Em nên đi khám, nếu không em có thể dùng phác đồ sau đây liên tục 2 tháng sẽ có kết quả:
– Viokox (Lọai tẩy gàu và chống rụng tóc) x 1 chai mỗi ngày gôi 1 lần
– Acnotin 20mg x 60 viên mỗi ngày uống 1 viên
Em thử dùng sẽ thấy kết quả.
Chào em!
Đau ngứa da đầu, rụng nhiều tóc là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 20 tuổi, là nữ giới. Da đầu em thường hay bị ngứa còn bị đau rất khó chịu, tóc rụng rất nhiều khi gội đầu và kể cả khi không gội đầu. Bác sĩ cho em hỏi đây có phải là biểu hiện của bệnh gì đó hay chỉ là rụng tóc thông thường? Và cho em biện pháp ngăn ngừa rụng tóc được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị ngứa nhiều vùng da đầu, kèm theo rụng tóc nhiều thì trước hết cần phải xác định xem việc rụng tóc có ở mức bệnh lý hay không. Thông thường, rụng tóc trên 100 sợi mỗi ngày và không thấy tóc mọc thay thế là triệu chứng bệnh lý. Nguyên nhân rụng tóc rất đa dạng như: do nguồn nước không sạch, chế độ ăn uống mất cân bằng, do sử dụng dầu gội đầu không hợp, cơ thể yếu (suy nhược cơ thể, sau đợt ốm dậy,…), rối loạn tâm lý, căng thẳng, lạm dụng hóa mỹ phẩm, sử dụng một số thuốc (xạ trị, hoá trị liệu, hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ,…), do thói quen sinh hoạt có hại cho tóc (cào gãi, giật tóc, nhổ tóc,…), bệnh lý da và quanh vùng chân tóc (nấm tóc, viêm nang lông, rụng tóc pelade,….),… Trường hợp của em có ngứa nhiều vùng da đầu, rụng tóc nhưng không rõ có mụn nước, thay đổi màu sắc vùng da đầu hoặc có vảy da hay không.
Trước hết, em nên ngừng các loại dầu gội đầu, chỉ gội bằng nước sạch để loại trừ yếu tố không hợp dầu gội, tránh cào gãi, chà xát da đầu, cũng như nhẹ nhàng với mái tóc để tránh rụng. Đồng thời, em nên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Trong tình huống không đỡ, thì nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám nhằm xác định chính xác lí do rụng tóc, từ đó có biện pháp chữa trị hiệu quả.
Chúc em vui khoẻ!
Ngứa da đầu và có thói quen nhổ tóc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Năm nay em 29 tuổi rồi. 2 năm nay tóc em ngứa nhiều lắm, ngứa mà em gãi không hết, càng gãi càng ngứa, nên em có thói quen nhổ tóc, giờ tóc em xói hết phần đầu và 2 bên thái dương luôn. Giờ em phải làm sao để tóc mọc nhanh hơn và bớt ngứa ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạn bị tật nhổ tóc. Tật nhổ tóc thường xảy ra ở bé gái có thói quen nhổ tóc, một ngày vài chục sợi nhiều ngày trụi cả vùng, những vủng bị thương là 2 bên thái dương và vùng đỉnh. Nguyên nhân ban đầu là do ngứa (có thể do viêm nhiễm hay do nấm), nhổ làm giảm ngứa sau thành phản xạ (thói quen) và cũng có thể do căng thẳng, suy nghĩ như làm bài toán khó, stress nên nhổ tóc để giảm căng thăng. Để giảm chỉ có cách bỏ thói quen nhổ tóc, trị nguyên nhân viêm nhiễm làm ngứa (dùng kháng sinh, kháng nấm), dùng tuốc chống căng thẳng, chống ngứa, chống stress và dùng thuốc kích thích mọc tóc. Tốt nhất bạn nên tới bác sĩ Da liễu khám để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Nam 13 tuổi bị ngứa da đầu điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: nhok rome
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 13 tuổi, là nam giới. Trên da đầu của cháu thường xuyên bị ngứa, chẳng những vậy trên đó còn nổi những đốm đỏ. Cho cháu xin hỏi cháu bị bệnh gì và cách điều trị ra sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Theo như những biểu hiện cháu chia sẻ, có khả năng nhiều cháu bị viêm da đầu. Viêm da đầu là một trong những triệu chứng bệnh lý da hay gặp. Viêm da đầu có thể do phản ứng của da đầu trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da hoặc do nấm. Viêm da đầu không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chữa trị hiệu quả viêm da đầu là phải tìm được lí do, vì vậy cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu, làm một số xét nghiệm cần thiết tìm lí do, chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Da đầu bị ngứa
Câu hỏi bởi: Lê Phương Dung
Thưa bác sĩ, cháu bị ngứa da đầu và xuất hiện tình trạng vảy gầu mảng. Da đầu không có mụn đỏ nhưng rất ngứa. Bác sĩ có thể chẩn đoán giúp cháu không ạ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Theo cháu mô tả thì có thể cháu bi viêm chân tóc. Bệnh viêm chân tóc hay gặp ở những người đầu nhiều dầu do vi khuẩn liên tụ cầu Proteus hoặc nấm trichophyton gây nên. Những người lao động vất vả đầu tóc luôn đẫm mồ hôi, bụi bặm mà ít được tắm gội hay ù người vì gội quá nhiều, dùng dầu gội có độ tẩy gầu cao, lại hay cào vò làm xây xước da đầu mà dẫn đến viêm chân tóc.
Bệnh biểu hiện bằng các sẩn nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vẩy, rất ngứa, mọc nhiều nhất ở vùng gáy, hai bên tóc mai. Nếu bệnh nặng, sẩn có thể lan cả đến vùng râu, lông nách, lông mi, tiến triển dai dẳng nhiều tháng nhiều năm. Nếu gãi nhiều, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát, gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ. Viêm chân tóc mạn tính có thể dẫn tới suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, giảm sút trí nhớ.
Điều trị viêm chân tóc không đơn giản vì phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn nặng, nổi hạch đau ở cổ), thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ có chỉ định thích hợp. Để thuốc có tác dụng, bệnh nhân phải biết căn nguyên của bệnh và tự giác thực hiện một chế độ gội đầu hợp lý: không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gầu cao, không cào vò mạnh làm xây xước da đầu, không làm tróc vẩy các mụn.
Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa. Việc tự ý bôi thuốc không những vô tác dụng mà còn kích thích tình trạng viêm da, nhiễm khuẩn trở nên nặng thêm, lại càng không nên tự cho mình “nóng gan”, “yếu thận” mà đi uống thuốc Bắc, tiêm vitamin C tĩnh mạch, nhiều khi tiền mất tật mang.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi. Cháu nên đến Viện Da liễu để các bác sĩ khám và điều trị sớm.
Chúc cháu mạnh khoẻ.
Theo ViCare