Sởi và sốt phát ban có thể có nhiều điểm chung về triệu chứng như nổi sắc tố ở da, vì vậy bệnh nhân cần có sự trợ giúp của bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả. Sau đây là những giải đáp thắc mắc của chuyên gia về cách phân biệt bệnh.
Nổi ban giống như sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Em năm nay 27 tuổi, là nữ giới. Em bị nổi ban giống sởi nhưng đi khám bác sĩ nói vì nóng quá nên bị nổi. Em xét nghiệm máu cũng không bị gì. Nó rất ngứa, em bị 1 tháng rồi nhưng khoảng 2 tuần nay ban ngày thì nó lặn hết nhưng chiều tối lại nổi lên. Bác sĩ cho em hỏi em bị gì vậy ạ?
Xin cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì khả năng nhiều bạn bị dị ứng hay còn gọi là mề đay.
Mề đay là một tình trạng viêm ở lớp bì gây nên phù nề tại chỗ ngoài da. Nổi mẩn trên da với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau: từ những sẩn đỏ nhỏ bằng đầu đũa đến từng mảng đỏ, sưng phù và luôn kèm theo biểu hiện ngứa. Mề đay có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc thậm chí cả ngày. Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh kéo dài trong vài tuần là mề đay cấp tính, trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính. Có rất nhiều lí do khác nhau gây mề đay. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, rất ngứa. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… Cá biệt, cũng có tình huống nguy kịch, người bệnh có sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Một số tác nhân gây mề đay không dễ nhận diện, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết tìm các kháng nguyên. Bạn không được tự ý uống thuốc. Bạn nên uống nhiều nước, có thể uống thêm nước cam, chanh để tăng sức đề kháng. Hạn chế cắm các loại hoa có mùi thơm, nuôi chó mèo trong nhà.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Phân biệt sốt phát ban và sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bé nhà tôi được 10 tháng tuổi, bé bị sốt mấy hôm nay. Đi khám thì bác sĩ chẩn đoán viêm họng. Hai hôm nay bé hết sốt rồi nhưng khắp người lại nổi các ban đỏ, tôi không biết là bé bị sốt phát ban hay bị sởi ạ. Bác sĩ có thể cho tôi biết sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào không ạ? Tôi mong bác sĩ trả lời giúp tôi để có thể phân biệt đúng bệnh và chăm sóc bé nhà tôi đúng cách hơn ạ.
Tôi cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Sốt phát ban là một từ chung chỉ các bệnh, thường do vi rút gây ra, triệu chứng của bệnh là sốt, sau đó là phát các ban ở trên da. Sởi cũng là một bệnh sốt phát ban. Trong các bệnh sốt phát ban, sởi là bệnh nặng nhất, sau đó là bệnh rubeon… Cách phân biệt giữa sởi và sốt phát ban thông thường:
Sốt phát ban thông thường: Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Ban sởi cũng biến mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn, nổi trên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, bé bị sởi có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt đồng thời các biểu hiện cũng rầm rộ hơn, sốt cao hơn, bé mệt mỏi li bì hơn, còn bé sốt phát ban thường vẫn ăn chơi bình thường mặc dù có sốt và phát ban.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Dấu hiệu nhận biết biến chứng của sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em được 9 tháng tuổi cháu cân nặng 7,5kg là bé trai. Cháu bị lên sởi khoảng 10 ngày nay và các nốt ban sởi đã bay hết. Em rất lo vì biến chứng của sởi rất phức tạp. Thường thì sau khi sởi bay biến chứng mới xảy ra. Từ khi bị bênh đến giờ cháu có hiện tượng đi ngoài ngày 2 -3 lần và đái nhiều. Cháu không sốt. Ăn uống vẫn bình thường. Vậy xin bác sĩ giải đáp xem cháu có bị biến chứng không? Và các dấu hiệu để nhận biết biến chứng như thế nào?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, dễ bùng phát thành dịch, triệu chứng của bệnh gồm: sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng… Khi bị nhiễm sởi, trẻ thường có những triệu chứng sau đây:
Sốt, trẻ thường bị sốt cao, khi sốt thuyên giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.
Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.
Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số biểu hiện kèm theo như: Viêm long đường hô hấp, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.
Chăm sóc khi trẻ bị mắc sởi nên giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, giữ gìn phòng trẻ thông thoáng, sạch sẽ. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu. Con của em bị sởi 10 ngày, các ban dạng sởi đã bay hết, cháu không sốt, ăn uống bình thường, cháu đái nhiều, chỉ có đi ngoài ngày 2-3 lần, theo tôi cháu không bị biến chứng đi ngoài do sởi. Em vẫn nên theo dõi, nếu bé đi ngoài tăng lên 4-5 lần 1 ngày, hoặc có sốt lại, hoặc mệt mỏi, bỏ bú nên đưa bé đi khám ngay. Bé trai nhà em 8 tháng tuổi, được 7,5kg, như vậy là bé bị suy dinh dưỡng (theo Tổ chức Y tế thế giới).
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Em có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng của trẻ duy dinh dưỡng như sau:
Cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời nên cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Ngoài việc bú mẹ, cháu cần ăn thêm 4 bữa 1 ngày.
Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ trong bữa ăn của trẻ.
Cho trẻ ăn thêm hoa quả chín.
Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Chúc sức khỏe hai mẹ con em!
Biểu hiện bệnh sởi ở trẻ 5 tháng tuổi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi con cháu được 5 tháng 10 ngày tuổi rồi. 3 ngày trước cháu bị sốt, nay khỏi sốt nhưng mà ban mọc sần khắp mặt, tai, cổ, ngực, bụng và lưng. Cháu bị đi ngoài nữa nhưng không bị đau mắt thì có phải bị sởi không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sởi là đang gây thành dịch, bệnh do virus sởi gây nên, lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Một số bệnh sốt phát ban có thể chẩn đoán nhầm với bệnh sởi như: Rubella: Phát ban không trình tự, ít khi có viêm long và thường có hạch cổ, nhiễm enterovirus: Phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng, hay kèm rối loạn tiêu hóa. Phát ban do các vi rút khác. Ban dị ứng: kèm theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan…
Đối với trẻ duới 5 tháng tuổi có thể mắc sởi có thể do mẹ trẻ chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc xin sởi trước đó, hoặc mẹ trẻ có tiêm vắc xin sởi nhưng nồng độ kháng thể truyền cho con thấp…
Chính vì vậy qua mô tả của bạn: cháu có triệu chứng của sốt phát ban, còn để chẩn đoán chính xác bị sởi không? Bạn có thể đưa cháu đến cơ sở y tế làm xét nghiệm để chẩn đoán sởi. Ngoài ra bạn nên cho trẻ bú mẹ để nâng cao sức đề kháng, sử dụng vitamin đặc biệt vitamin A theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh mũi họng và toàn thân, bù đủ nước và điện giải bằng Oresol khi trẻ đi ngoài, chườm khi sốt nhẹ, dùng hạ sốt khi sốt cao. Khi trẻ có các triệu chứng khò khè, thở nhanh, li bì… nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe.
Nổi ban giống như sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Em năm nay 27 tuổi, là nữ giới. Em bị nổi ban giống sởi nhưng đi khám bác sĩ nói vì nóng quá nên bị nổi. Em xét nghiệm máu cũng không bị gì. Nó rất ngứa, em bị 1 tháng rồi nhưng khoảng 2 tuần nay ban ngày thì nó lặn hết nhưng chiều tối lại nổi lên. Bác sĩ cho em hỏi em bị gì vậy ạ?
Xin cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì khả năng nhiều bạn bị dị ứng hay còn gọi là mề đay.
Mề đay là một tình trạng viêm ở lớp bì gây nên phù nề tại chỗ ngoài da. Nổi mẩn trên da với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau: từ những sẩn đỏ nhỏ bằng đầu đũa đến từng mảng đỏ, sưng phù và luôn kèm theo biểu hiện ngứa. Mề đay có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc thậm chí cả ngày. Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh kéo dài trong vài tuần là mề đay cấp tính, trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính. Có rất nhiều lí do khác nhau gây mề đay. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, rất ngứa. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… Cá biệt, cũng có tình huống nguy kịch, người bệnh có sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Một số tác nhân gây mề đay không dễ nhận diện, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết tìm các kháng nguyên. Bạn không được tự ý uống thuốc. Bạn nên uống nhiều nước, có thể uống thêm nước cam, chanh để tăng sức đề kháng. Hạn chế cắm các loại hoa có mùi thơm, nuôi chó mèo trong nhà.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Phân biệt sốt phát ban và sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bé nhà tôi được 10 tháng tuổi, bé bị sốt mấy hôm nay. Đi khám thì bác sĩ chẩn đoán viêm họng. Hai hôm nay bé hết sốt rồi nhưng khắp người lại nổi các ban đỏ, tôi không biết là bé bị sốt phát ban hay bị sởi ạ. Bác sĩ có thể cho tôi biết sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào không ạ? Tôi mong bác sĩ trả lời giúp tôi để có thể phân biệt đúng bệnh và chăm sóc bé nhà tôi đúng cách hơn ạ.
Tôi cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Sốt phát ban là một từ chung chỉ các bệnh, thường do vi rút gây ra, triệu chứng của bệnh là sốt, sau đó là phát các ban ở trên da. Sởi cũng là một bệnh sốt phát ban. Trong các bệnh sốt phát ban, sởi là bệnh nặng nhất, sau đó là bệnh rubeon… Cách phân biệt giữa sởi và sốt phát ban thông thường:
Sốt phát ban thông thường: Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Ban sởi cũng biến mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn, nổi trên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, bé bị sởi có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt đồng thời các biểu hiện cũng rầm rộ hơn, sốt cao hơn, bé mệt mỏi li bì hơn, còn bé sốt phát ban thường vẫn ăn chơi bình thường mặc dù có sốt và phát ban.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Dấu hiệu nhận biết biến chứng của sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em được 9 tháng tuổi cháu cân nặng 7,5kg là bé trai. Cháu bị lên sởi khoảng 10 ngày nay và các nốt ban sởi đã bay hết. Em rất lo vì biến chứng của sởi rất phức tạp. Thường thì sau khi sởi bay biến chứng mới xảy ra. Từ khi bị bênh đến giờ cháu có hiện tượng đi ngoài ngày 2 -3 lần và đái nhiều. Cháu không sốt. Ăn uống vẫn bình thường. Vậy xin bác sĩ giải đáp xem cháu có bị biến chứng không? Và các dấu hiệu để nhận biết biến chứng như thế nào?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, dễ bùng phát thành dịch, triệu chứng của bệnh gồm: sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng… Khi bị nhiễm sởi, trẻ thường có những triệu chứng sau đây:
Sốt, trẻ thường bị sốt cao, khi sốt thuyên giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.
Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.
Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số biểu hiện kèm theo như: Viêm long đường hô hấp, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.
Chăm sóc khi trẻ bị mắc sởi nên giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, giữ gìn phòng trẻ thông thoáng, sạch sẽ. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu. Con của em bị sởi 10 ngày, các ban dạng sởi đã bay hết, cháu không sốt, ăn uống bình thường, cháu đái nhiều, chỉ có đi ngoài ngày 2-3 lần, theo tôi cháu không bị biến chứng đi ngoài do sởi. Em vẫn nên theo dõi, nếu bé đi ngoài tăng lên 4-5 lần 1 ngày, hoặc có sốt lại, hoặc mệt mỏi, bỏ bú nên đưa bé đi khám ngay. Bé trai nhà em 8 tháng tuổi, được 7,5kg, như vậy là bé bị suy dinh dưỡng (theo Tổ chức Y tế thế giới).
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Em có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng của trẻ duy dinh dưỡng như sau:
Cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời nên cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Ngoài việc bú mẹ, cháu cần ăn thêm 4 bữa 1 ngày.
Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ trong bữa ăn của trẻ.
Cho trẻ ăn thêm hoa quả chín.
Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Chúc sức khỏe hai mẹ con em!
Biểu hiện bệnh sởi ở trẻ 5 tháng tuổi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi con cháu được 5 tháng 10 ngày tuổi rồi. 3 ngày trước cháu bị sốt, nay khỏi sốt nhưng mà ban mọc sần khắp mặt, tai, cổ, ngực, bụng và lưng. Cháu bị đi ngoài nữa nhưng không bị đau mắt thì có phải bị sởi không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sởi là đang gây thành dịch, bệnh do virus sởi gây nên, lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Một số bệnh sốt phát ban có thể chẩn đoán nhầm với bệnh sởi như: Rubella: Phát ban không trình tự, ít khi có viêm long và thường có hạch cổ, nhiễm enterovirus: Phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng, hay kèm rối loạn tiêu hóa. Phát ban do các vi rút khác. Ban dị ứng: kèm theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan…
Đối với trẻ duới 5 tháng tuổi có thể mắc sởi có thể do mẹ trẻ chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc xin sởi trước đó, hoặc mẹ trẻ có tiêm vắc xin sởi nhưng nồng độ kháng thể truyền cho con thấp…
Chính vì vậy qua mô tả của bạn: cháu có triệu chứng của sốt phát ban, còn để chẩn đoán chính xác bị sởi không? Bạn có thể đưa cháu đến cơ sở y tế làm xét nghiệm để chẩn đoán sởi. Ngoài ra bạn nên cho trẻ bú mẹ để nâng cao sức đề kháng, sử dụng vitamin đặc biệt vitamin A theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh mũi họng và toàn thân, bù đủ nước và điện giải bằng Oresol khi trẻ đi ngoài, chườm khi sốt nhẹ, dùng hạ sốt khi sốt cao. Khi trẻ có các triệu chứng khò khè, thở nhanh, li bì… nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe.
Theo ViCare