Phát ban xảy ra sau khi nhiễm thủy đậu 1 – 2 ngày, là các mụn nước nhỏ màu đỏ. Phát ban bắt đầu ở vùng da đầu, tiếp theo là mặt và phần thân rồi lan đến tay và chân. Mụn nước cũng có thể xuất hiện trong miệng, âm đạo và mí mắt. Các nốt phát ban thường rất ngứa. Sau một vài ngày, các mụn nước đóng vảy cứng.
Nốt thủy đậu ở trên mặt bị bưng mủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi, em lo quá. Em bị thủy đậu đã là ngày thứ 6 rồi. Bây giờ những nốt thủy đậu ở trên mặt có một vài nốt bị mưng mủ. Em vẫn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày nhưng không hiểu sao lại bị như vậy. Em lo quá. Làm sao để nốt thủy đậu không để lại sẹo thưa bác sĩ? Em là nữ năm nay 28 tuổi.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Để tránh hình thành sẹo do thủy đậu bội nhiễm, em cần bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ và dùng kháng sinh đường uống để chữa trị nhiễm khuẩn. Khi các nốt thủy đậu bong vảy, em có thể dùng kem trị sẹo Contratubex nếu không có chống chỉ định.
Khi đi ra nắng em nhớ đội mũ, tránh để tổn thương mới tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Chúc em mau khỏe, thân mến
Nổi nốt đỏ, sưng có phải bị lây thủy đậu?
Câu hỏi bởi: hongnguyen
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ, 14 tuổi. Bạn ngồi bàn trên cháu bị thủy đậu nhưng vẫn đi học. 2 hôm qua cháu có biểu hiện xuất hiện những nốt đỏ (lúc đầu khá mờ, sau đó rõ dần và hơi sưng, nhìn có vẻ như có 1 chút nước bên trong). Cháu không sốt, mệt hay không muốn ăn. Cháu muốn hỏi như thế có phải thủy đậu không ạ và bạn cháu mới bị thủy đậu vào thứ 7 tuần trước, đến thứ 2 đầu tuần này cháu thấy trên tay và cổ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ chừng 2-3 mm. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu với!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi) hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với biểu hiện nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những tình huống nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.
Trường hợp của cháu không loại trừ khả năng cháu bị lây bệnh thủy đậu từ bạn. Không biết cháu đã được tiêm phòng thủy đậu chưa. Nếu đã được tiêm phòng thì cháu sẽ chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng. Tốt nhất là cháu nên đi khám sớm để các bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nốt thủy đậu có mủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi rồi, bị thuỷ đậu đây cũng lần thứ 2 ạ. Cháu mới bị được có 4 ngày, cháu dùng thuốc Acyclovir Stada kết hợp với bôi thuốc Osafovir trong suốt 4 ngày, cháu thấy toàn bộ các nốt đều có mủ. Vậy cháu có bị làm sao không bác sĩ, có để lại sẹo không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Có thể cháu đang có nhầm lẫn chăng, các nốt thủy đậu ban đầu mới xuất hiện thì có màu trong, trong khoảng 24 giờ sau đó có màu hơi đục (liệu cháu có nhầm dịch đục với mủ không?). Với các nốt thủy đậu chưa vỡ, hầu như không có nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu nốt thủy đậu có dịch mủ (là xác của vi khuẩn bội nhiễm với tế bào bạch cầu), thì có thể để lại sẹo nếu không được chữa trị sớm. Cháu nên khám bác sĩ để có đánh giá cụ thể hơn.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh.
Nốt phỏng thủy đậu chuyển màu đục và có mủ.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em bị bệnh thủy đậu đã 4 ngày em dùng thuốc và chữa trị tại nhà. Hiện tại những nốt phỏng đã chuyển màu đục và có mủ. Liệu em có nên tiếp tục dùng thuốc đến khi nốt phỏng xẹp xuống hay không em cảm thấy bất an nhưng em sợ cảm giác đi bệnh viện nên em không dám đi.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em nên tiếp tục dùng thuốc, nếu nốt phỏng có mủ em cần uống thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm, khi nốt phỏng vỡ cần bôi Xanh methylen. Việc uống thuốc của em do bác sĩ khám và chỉ định trực tiếp.
Chúc em sớm khỏi bệnh.
Nốt thủy đậu ở trên mặt bị bưng mủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi, em lo quá. Em bị thủy đậu đã là ngày thứ 6 rồi. Bây giờ những nốt thủy đậu ở trên mặt có một vài nốt bị mưng mủ. Em vẫn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày nhưng không hiểu sao lại bị như vậy. Em lo quá. Làm sao để nốt thủy đậu không để lại sẹo thưa bác sĩ? Em là nữ năm nay 28 tuổi.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Để tránh hình thành sẹo do thủy đậu bội nhiễm, em cần bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ và dùng kháng sinh đường uống để chữa trị nhiễm khuẩn. Khi các nốt thủy đậu bong vảy, em có thể dùng kem trị sẹo Contratubex nếu không có chống chỉ định.
Khi đi ra nắng em nhớ đội mũ, tránh để tổn thương mới tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Chúc em mau khỏe, thân mến
Nổi nốt đỏ, sưng có phải bị lây thủy đậu?
Câu hỏi bởi: hongnguyen
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ, 14 tuổi. Bạn ngồi bàn trên cháu bị thủy đậu nhưng vẫn đi học. 2 hôm qua cháu có biểu hiện xuất hiện những nốt đỏ (lúc đầu khá mờ, sau đó rõ dần và hơi sưng, nhìn có vẻ như có 1 chút nước bên trong). Cháu không sốt, mệt hay không muốn ăn. Cháu muốn hỏi như thế có phải thủy đậu không ạ và bạn cháu mới bị thủy đậu vào thứ 7 tuần trước, đến thứ 2 đầu tuần này cháu thấy trên tay và cổ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ chừng 2-3 mm. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu với!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi) hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với biểu hiện nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những tình huống nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.
Trường hợp của cháu không loại trừ khả năng cháu bị lây bệnh thủy đậu từ bạn. Không biết cháu đã được tiêm phòng thủy đậu chưa. Nếu đã được tiêm phòng thì cháu sẽ chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng. Tốt nhất là cháu nên đi khám sớm để các bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nốt thủy đậu có mủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi rồi, bị thuỷ đậu đây cũng lần thứ 2 ạ. Cháu mới bị được có 4 ngày, cháu dùng thuốc Acyclovir Stada kết hợp với bôi thuốc Osafovir trong suốt 4 ngày, cháu thấy toàn bộ các nốt đều có mủ. Vậy cháu có bị làm sao không bác sĩ, có để lại sẹo không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Có thể cháu đang có nhầm lẫn chăng, các nốt thủy đậu ban đầu mới xuất hiện thì có màu trong, trong khoảng 24 giờ sau đó có màu hơi đục (liệu cháu có nhầm dịch đục với mủ không?). Với các nốt thủy đậu chưa vỡ, hầu như không có nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu nốt thủy đậu có dịch mủ (là xác của vi khuẩn bội nhiễm với tế bào bạch cầu), thì có thể để lại sẹo nếu không được chữa trị sớm. Cháu nên khám bác sĩ để có đánh giá cụ thể hơn.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh.
Nốt phỏng thủy đậu chuyển màu đục và có mủ.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em bị bệnh thủy đậu đã 4 ngày em dùng thuốc và chữa trị tại nhà. Hiện tại những nốt phỏng đã chuyển màu đục và có mủ. Liệu em có nên tiếp tục dùng thuốc đến khi nốt phỏng xẹp xuống hay không em cảm thấy bất an nhưng em sợ cảm giác đi bệnh viện nên em không dám đi.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em nên tiếp tục dùng thuốc, nếu nốt phỏng có mủ em cần uống thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm, khi nốt phỏng vỡ cần bôi Xanh methylen. Việc uống thuốc của em do bác sĩ khám và chỉ định trực tiếp.
Chúc em sớm khỏi bệnh.
Theo ViCare