Đề phòng polyp mũi: Khó hay dễ?


4,226
1
1
Xu
53
Trong nhiều trường hợp, không thể đề phòng polyp mũi, tuy nhiên, rửa mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp hữu hiệu để khắc phục những căn bệnh có liên quan.

Nghẹt mũi, khó thở là polyp mũi hay viêm mũi dị ứng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em tên là Tú, năm nay 17 tuổi. Mũi em bị nghẹt và rất khó thở, em bị như vậy đã 5 năm rồi mà bệnh không giảm bớt tý nào. Em có đi khám nhiều nơi họ bảo bị viêm mũi dị ứng. Họ cho thuốc uống cũng không có đỡ hơn tý nào. Em nghe có người mách em lại đi thế là ông bác sĩ này nói em bị polyp mũi. Bên mũi trái em bị viêm polyp ông kê đơn thuốc em uống mà không có đỡ. Bác sĩ giải đáp cho em xem em phải làm sao để khỏi bệnh này ạ?

Em xin trân thành cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn.

Việc phòng ngừa và chữa trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu:

– Kiểm soát môi trường tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông. Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

– Dùng thuốc: Hầu hết các tình huống viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với chữa trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Không nên uống thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó chữa trị.

– Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các tình huống dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian chữa trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các biểu hiện chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng. Để biết có polyp mũi hay không thì cần nội soi tai mũi họng mới có thể biết được. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng này bạn nên đến trung tâm miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai để chữa trị hiệu quả theo các bước trên nhé.

Chúc bạn sống khỏe!

Nghẹt mũi thường xuyên phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em hay bị nghẹt mũi, đi khám khoa Tai Mũi Họng bác sĩ chỉ cho thuốc về uống nhưng em không thấy đỡ. Em hay bị nghẹt mũi ngày phải nhỏ thuốc Xylobalan 3 lần mới thở được ạ. Giờ em phải làm sao ạ? Em bị cả viêm amidan viêm họng hạt nữa. Giờ em đi cắt amidan liệu mũi của em có đỡ được không ạ. Bác sĩ có lòng tốt thì để lại cho em lời khuyên giờ em không biết tin vào đâu để mà điều trị ạ. Cứ lên bệnh viện tuyến tỉnh rồi mà cũng không chữa được ạ.

Em xin chân thành cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Các viêm nhiễm mãn tính của vùng họng miệng (viêm họng hạt, viêm amidan mãn tính, viêm lợi) vừa là lí do vừa là yếu tố thuận lợi gây nên các bệnh viêm mũi xoang (viêm xoang mãn tính, viêm mũi) và ngược lại. Các viêm nhiễm vùng hầu họng và các viêm nhiễm của mũi xoang ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo thành vòng xoắn bệnh lý làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng và khó chữa trị hơn. Nếu amidan của bạn bị viêm nhiều lần, quá phát thì sẽ phải cắt thì mới có thể chữa trị triệt để được từ đó các viêm nhiễm của mũi họng mới có thể đỡ giảm được. Các bệnh viêm nhiễm này cần phải được chữa trị tích cực bằng các thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm kết hợp với phòng bệnh tốt bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Bạn nên tới khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương để bác sĩ trực tiếp khám và chữa trị cho bạn.

Chúc bạn khỏe!

Em bị nghẹt mũi, sổ mũi xanh đặc nhiều ngày


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em bị nghẹt mũi, sổ mũi xanh đặc nhiều ngày nên đã đến bệnh viện khám và được chẩn đoán là viêm xoang cấp. Bác sĩ có kê đơn thuốc uống trong 6 ngày. Em uống đã hết ngày thứ 4 rồi em mà vẫn còn xì mũi ra nước mũi xanh đặc, mũi thì cứ sụt sịt. Không biết liệu thuốc trên có tác dụng không hay phải cần uống thêm 1 thời gian nữa thưa bác sĩ? Đơn thuốc được kê cho em là: REMECLAR 500, PREDSANTYL 16mg, EBOST 10mg.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bị viêm xoang cấp và viêm họng cấp mà dùng kháng sinh đường uống thường không thấy tác dụng. Bạn nên tái khám lại và xin toa thuốc chữa trị bằng đường tiêm kháng sinh và kháng viêm mạnh thì mới có thể chữa trị dứt điểm được bệnh viêm xoang. Viêm xoang những lần đầu tiên không chữa trị dứt điểm dễ chuyển thành mãn tính, khi đã trở thành mãn tính thì việc chữa trị rất khó khăn, thường không khỏi hẳn, thỉnh thoảng lại tái phát.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Nghẹt mũi kéo dài chữa trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: songbien

Chào bác sĩ!

Em là nam 24 tuổi, cách đây 3 tuần em có một lần bị chảy nước mũi nhiều loãng và trong như khi ăn đồ cay vậy. Sau đó em bắt đầu bị ngạt mũi nhẹ 1 bên luân phiên nhau, ngồi hay đứng thì có dễ chịu hơn 1 chút nhưng nằm thì 1 bên bị ngạt. Em thường ngạt mũi trái nhưng nghiêng bên phải thì nó lại chuyển sang ngạt mũi phải cứ nghiêng bên nào thì cảm giác như máu dồn từ bên kia sang gây ngạt bên đó, nó không tắc hoàn toàn nhưng cứ phải khịt mũi rất khó chịu. Em có sử dụng thuốc xịt thì thấy hết ngạt mũi được khoảng 1,5-2 ngày sau đó lại bị như cũ. Khi lấy ngón tay day nhẹ cánh mũi dạng mat-xa thì thấy dễ chịu và đỡ ngạt hơn.Em vẫn nói bình thường không thấy thay đổi về giọng nói. Em đặc biệt dị ứng với khói thuốc lá và điều hòa vì cứ ở trong 2 môi trường đó là mũi như khô và bịt lại. Trước đó em có nội soi Tai – mũi – họng, siêu âm vùng cổ kết quả là viêm họng mãn tính ngoài ra tất cả đều bình thường. Xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì và điều trị ra sao, uống thuốc xịt mũi kéo dài có tốt không ạ ?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Viêm họng mãn tính là viêm mãn tính niêm mạc họng, thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mãn tính, viêm thanh, khí phế quản mãn tính. Viêm họng mãn tính thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo. Bệnh nhân luôn cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt. Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh, ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh, nuốt hơi nghẹn, tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường. Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

Một số lí do gây bệnh:

Nhiễm khuẩn tái phát đi phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mãn tính, viêm xoang. Viêm amidan mãn tính và nhiễm trùng răng lợi. Sử dụng thuốc lá nhiều, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều thức ăn cay nóng hoặc sống trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp. Viêm họng mãn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mãn tính, viêm thanh – khí phế quản mãn tính… hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan… gây nên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm.

Bạn bị chảy nước mũi nhiều loãng và trong cách đây 2 tuần. Sau đó bạn bắt đầu bị ngạt mũi. Bạn đã sử dụng thuốc xịt thì thấy hết ngạt mũi được khoảng 1,5-2 ngày sau đó lại bị như cũ. Bạn đặc biệt dị ứng với khói thuốc lá và điều hòa vì cứ ở trong 2 môi trường đó là mũi như khô và bịt lại. Bạn đã nội soi tai – mũi – họng kết quả là viêm họng mãn tính. Như vậy trường hợp viêm họng mãn tính của bạn là do viêm mũi do dị ứng. Lúc đầu bạn có thể bị dị ứng mũi gây tiết dịch. Sau đó dịch tiết ra nhiều, quánh lại có thể kết hợp với viêm gây nên hiện tượng mũi nghẹt. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là lí do rất hay gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng gây viêm họng.

Hiện tại bạn đang dùng thuốc xịt mũi.

Thuốc xịt có ưu điểm hơn thuốc nhỏ mũi cùng loại, bởi các phần tử thuốc được phân chia cực kỳ nhỏ, xịt dưới dạng phun mù, thuốc rất dễ xâm nhập vào khoang mũi nên có thể phân tán đều và bám dính tốt lên niêm mạc mũi, thuốc tác dụng được nhanh và kéo dài. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc liên tục dài ngày vì có thể gây sung huyết ở niêm mạc mũi, viêm mũi do phản ứng lại. Mặt khác, nếu lạm dụng làm cho mạch máu ở mũi co lại nhiều quá, lâu quá, còn có thể làm cho niêm mạc mũi bị teo lại, khí thở vào dễ bị khô và niêm mạc mũi mất chức năng, việc phục hồi lại sẽ rất khó khăn. Do vậy, chỉ nên xịt mũi 1-3 lần trong ngày và không dùng quá 5-6 ngày. Khi xịt thuốc bạn nên xịt cách quãng dung dịch xisat sát khuẩn kèm theo để loại bỏ chất bẩn và dị nguyên. Cách tốt nhất là bạn nên xông mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý có tác dụng phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp rất tốt và không gây hại. Việc sử dụng máy xông khí dung xông nước muối hàng ngày rất tốt cho tình trạng viêm mũi, viêm họng của bạn. Bạn có thể xông nước muối sinh lý hàng ngày với mục đích để loại bỏ các dị nguyên, làm sạch đường mũi họng. Trong giai đoạn cấp, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc xông thêm các loại thuốc khác để chữa trị nhanh hơn, tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào xông mũi để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Chúc bạn chóng khỏe!

đau đầu, kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi, nhiều đờm


Câu hỏi bởi: moichuyenroicungqua123

Kính chào bác sĩ.

Tôi là nữ, năm nay 29 tuổi, hiện đang làm công việc văn phòng cho 1 công ty may, trước đây tôi từng là nhân viên gọi điện thoại nhắc phí cho 1 công ty bảo hiểm. Sau khi sinh em bé cách đây 4 năm, tôi hay bị tụt huyết áp, thường bị nghẹt mũi, sổ mũi nên đã đi khám và bác sĩ cho biết tôi bị viêm mũi xoang và viêm họng xuất tiết nhưng vì không có nhiều thời gian nên tôi chỉ dũng thuốc qua loa rồi không để ý tới nó nữa. Khoảng thời gian làm bên bảo hiểm, do áp lực công việc và thường xuyên gọi điện thoại nên tôi bị đau đầu, mất ngủ. Triệu chứng đau đầu gồm có: thường đau đỉnh đầu, có lúc đau nửa đầu, có lúc đau sau gáy, có lúc đau ngay tại thái dương, có lúc đau ở tai, thỉnh thoảng ù tai, đau nhiều vào buổi sáng, thường hay ngáp, nếu nói chuyện vói ai đó thì sẽ không ngáp, thỉnh thoảng bị chóng mặt. Sau này khi đã nghỉ làm bảo hiểm và chuyển sang công việc văn phòng bên công ty may tôi vẫn bị đau đầu (biểu hiện như cũ) nhưng đã không còn mất ngủ. Mỗi khi lên xưởng sản xuất tôi lại càng đau đầu kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi, cổ họng nhiều đờm. Tới nay huyết áp của tôi vẫn bị tụt mỗi khi tôi mệt mỏi hoặc bị sốt. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì, việc đau đầu có liên quan đến bệnh viêm mũi xoang không hay do huyết áp hoặc thiếu máu não?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tình trạng đau đầu của bạn có thể do các lí do sau gây ra:

Bệnh viêm mũi xoang

Huyết áp thấp gây thiếu máu lên não

Stress: đây là lí do gây đau đầu ở hơn một nửa số bệnh nhân.

Hoặc do một bệnh lý tiềm ẩn khác.

Vì vậy để chữa trị dứt điểm chứng đau đầu của bạn cần chữa trị các lí do gây đau.

Hiện tại bạn cần chữa trị bệnh viêm mũi xoang, kiểm tra huyết áp và tình trạng thiếu máu não để uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra cần phải có những biện pháp thư giãn và thể dục thể thao, sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Nếu chứng đau đầu vẫn không cải thiện, bạn cần khám chuyên khoa Thần kinh và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để loại trừ bệnh nguy hiểm của não bộ.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl