Động kinh cục bộ phức tạp là động kinh cục bộ kèm theo suy giảm ý thức, trong đó người bệnh bị rối loạn khả năng nhận thức và đáp ứng đối với các kích thích bên ngoài. Nhận biết bệnh sớm từ những triệu chứng ban đầu sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị.
Hiện tượng tay chân bị cứng, không cử động được, méo mồm ở trẻ là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi năm nay được 2 tuổi, khoảng 6 tháng đổ về đây tôi thỉnh thoảng có hiện tượng chân tay bị cứng như kiểu bị chuột rút. Những lần bị như vậy bé thường nằm yên không cử động được, mỗi lần bị khoảng 30 giây. Mấy hôm gần đây bé lại bị tình trạng như vậy với tần suất nhiều lần. Trước thì thường bị mỗi ngày một lần hoặc vài ngày bị một lần vào lúc ngủ dậy buổi trưa. Không những thế mấy hôm gần đây bé còn có hiện tượng bị méo mồm nữa. Bác sĩ cho tôi hỏi bé bị sao? Và nếu đi khám thì khám ở đâu là tốt nhất?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Hiện tượng như con bạn là không bình thường, có thể con bạn bị bệnh động kinh cục bộ. Bạn nên đưa bé đi khám ở khoa Thần kinh của các bệnh viện.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé hay rùng mình, giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu giấc là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con cháu được 7 tháng, 9kg, mọc 2 răng. Dạo trước bé rùng mình là đi tiểu, giờ tần xuất rùng mình tăng lên, bé không đi nữa, 1 cơn rùng mình khoảng 3-5 giây, mỗi lần khoảng 3-4 lần, 1 ngày có thể 5-7 lần như thế, bất kể lúc nào. Con cháu ăn tốt, nhưng giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu giấc. Cháu rất lo. Để lâu có nguy hiểm gì không ạ? Mọi người khuyên nên cho uống canxi. Cháu không biết loại nào tốt và cũng không biết có phải là bệnh lý thiếu canxi hay không? Mong bác sĩ giải đáp và trả lời giúp cháu.
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Rùng mình là những cơn rung giật cơ toàn thân, không phải là dấu hiệu báo trước khi đi tiểu. Trước đây, khi cơ thắt bàng quang hệ chủ động chưa hoạt động nên trẻ rùng mình tạo áp lực cao trong bọng đái nên trẻ đi tiểu luôn, khi trẻ lớn trên 6 tháng, cơ thắt cổ bàng quang chủ động bắt đầu tham gia điều tiết sự đóng mở của bàng quang nên trẻ rùng mình không đi tiểu nữa. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh chuyên khoa thần kinh để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý, điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc canxi về cho bé uống khi trẻ không thấy triệu chứng thiếu canxi. Rất có thể bé bị cơn động kinh cục bộ, để chẩn đoán căn bệnh này cần phải điện não đồ cho trẻ.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bệnh động kinh ở trẻ 13 tháng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
háu muốn hỏi bs về trường hợp của con cháu. Đã bị sốt cao rồi co giật. Cấp cứu tại bv tỉnh cao bằng, xét nghiệm tim phổi bình thường, chạy điện não đồ có sóng động kinh. Bs kết luận con cháu bị đông kinh.
Do đó, cháu muốn tư vấn về bệnh, thêm nữa, cháu muốn được khám vs bs Ứng về trường hợp con cháu đc ko vậy?
Bác sĩ Nguyễn Đức Liên
Chào bạn,
Sốt cao co giật là bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ, với những trường hợp này thì việc quan trọng nhất là phải hạ sốt bằng mọi cách (thuốc, lau người bằng nước ấm…). Nếu như cháu bị sốt cao co giật tái diễn, điện não đồ có sóng động kinh.
Con bạn cần được uống thuốc chống động kinh, và theo dõi định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Chỉ được bỏ thuốc khi được sự cho phép của bác sĩ. Thường thì khi trẻ lớn bệnh sẽ khỏi.
Chúc cháu mau khỏi bệnh
Điều trị bệnh động kinh kéo dài, không có biểu hiện co giật, mà chỉ bị nói lảm nhảm, tiểu dầm ra sao?
Câu hỏi bởi: tocngan1089
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 26 tuổi và bị bệnh động kinh đã 12 năm. Tôi đã đi chạy chữa nhiều nơi và uống rất nhiều loại thuốc Tây, thuốc Bắc và thuốc Nam, nhưng vẫn không chữa được hết căn bệnh này. Tôi rất buồn vì đã làm cho mẹ phải lo rất nhiều cho mình. Đến nay dù đã 26 tuổi nhưng vì sức khỏe như vậy nên không đi làm được. Tôi mắc căn bệnh này lúc 14 tuổi, bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng cho tôi dùng thuốc Teraton, uống được 1 tháng tôi phải nhập viện do bị dị ứng nặng với thuốc. Sau khi xuất viện, bác sĩ cho dùng Depakin 250mg, uống khoảng 2 năm vẫn không hết, bác sĩ lại đổi sang Depakin 500mg cho tôi uống đến 24 tuổi nhưng vẫn không hết. Hiện giờ hàng tháng tôi bị 2-3 lần, nghe mẹ tôi nói là hay bị những ngày gần tới chu kỳ. Tôi không bị co giật mà chỉ bị nói lảm nhảm từ 1-2 phút và bị tiểu dầm. Vì những lần lên cơn thì tôi không biết gì hết, lúc tỉnh lại thì thần kinh và cả người rất mệt. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đặc điểm của bệnh động kinh là cơn co giật, xảy ra bất ngờ, không có quy luật về thời gian, bạn không bị co giật mà chỉ bị nói lảm nhảm, tiểu dầm thì chỉ là cơn động kinh cục bộ (bệnh nhẹ). Bệnh không được chữa trị khỏi nên việc phòng tránh tai nạn do cơn động kinh bất ngờ gây ra là cần thiết, bạn không bị co giật nên việc phòng tai nạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn bị bệnh và chữa trị đã 12 năm mà tinh thần vẫn hoàn toàn minh mẫn chứng tỏ việc chữa trị chưa mạnh. Bạn nên đi khám ở bệnh viện chuyên khoa Thần kinh tuyến cao hơn, chữa trị tích cực phối hợp nhiều loại thuốc với thời gian đủ dài. Nếu khống chế được cơ thì tiếp tục chữa trị tiếp 2 năm nữa kể từ khi không lên cơn. Nếu không thể khống chế được cơn thì xem xét ngừng dùng thuốc và nên có những biện pháp dự phòng tai nạn do cơn động kinh bất ngờ gây ra. Bạn có thể lựa chọn những ngành nghề và sắp đặt cuộc sống phù hợp với thực tế bệnh tật.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hiện tượng tay chân bị cứng, không cử động được, méo mồm ở trẻ là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi năm nay được 2 tuổi, khoảng 6 tháng đổ về đây tôi thỉnh thoảng có hiện tượng chân tay bị cứng như kiểu bị chuột rút. Những lần bị như vậy bé thường nằm yên không cử động được, mỗi lần bị khoảng 30 giây. Mấy hôm gần đây bé lại bị tình trạng như vậy với tần suất nhiều lần. Trước thì thường bị mỗi ngày một lần hoặc vài ngày bị một lần vào lúc ngủ dậy buổi trưa. Không những thế mấy hôm gần đây bé còn có hiện tượng bị méo mồm nữa. Bác sĩ cho tôi hỏi bé bị sao? Và nếu đi khám thì khám ở đâu là tốt nhất?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Hiện tượng như con bạn là không bình thường, có thể con bạn bị bệnh động kinh cục bộ. Bạn nên đưa bé đi khám ở khoa Thần kinh của các bệnh viện.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé hay rùng mình, giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu giấc là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con cháu được 7 tháng, 9kg, mọc 2 răng. Dạo trước bé rùng mình là đi tiểu, giờ tần xuất rùng mình tăng lên, bé không đi nữa, 1 cơn rùng mình khoảng 3-5 giây, mỗi lần khoảng 3-4 lần, 1 ngày có thể 5-7 lần như thế, bất kể lúc nào. Con cháu ăn tốt, nhưng giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu giấc. Cháu rất lo. Để lâu có nguy hiểm gì không ạ? Mọi người khuyên nên cho uống canxi. Cháu không biết loại nào tốt và cũng không biết có phải là bệnh lý thiếu canxi hay không? Mong bác sĩ giải đáp và trả lời giúp cháu.
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Rùng mình là những cơn rung giật cơ toàn thân, không phải là dấu hiệu báo trước khi đi tiểu. Trước đây, khi cơ thắt bàng quang hệ chủ động chưa hoạt động nên trẻ rùng mình tạo áp lực cao trong bọng đái nên trẻ đi tiểu luôn, khi trẻ lớn trên 6 tháng, cơ thắt cổ bàng quang chủ động bắt đầu tham gia điều tiết sự đóng mở của bàng quang nên trẻ rùng mình không đi tiểu nữa. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh chuyên khoa thần kinh để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý, điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc canxi về cho bé uống khi trẻ không thấy triệu chứng thiếu canxi. Rất có thể bé bị cơn động kinh cục bộ, để chẩn đoán căn bệnh này cần phải điện não đồ cho trẻ.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bệnh động kinh ở trẻ 13 tháng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
háu muốn hỏi bs về trường hợp của con cháu. Đã bị sốt cao rồi co giật. Cấp cứu tại bv tỉnh cao bằng, xét nghiệm tim phổi bình thường, chạy điện não đồ có sóng động kinh. Bs kết luận con cháu bị đông kinh.
Do đó, cháu muốn tư vấn về bệnh, thêm nữa, cháu muốn được khám vs bs Ứng về trường hợp con cháu đc ko vậy?
Bác sĩ Nguyễn Đức Liên
Chào bạn,
Sốt cao co giật là bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ, với những trường hợp này thì việc quan trọng nhất là phải hạ sốt bằng mọi cách (thuốc, lau người bằng nước ấm…). Nếu như cháu bị sốt cao co giật tái diễn, điện não đồ có sóng động kinh.
Con bạn cần được uống thuốc chống động kinh, và theo dõi định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Chỉ được bỏ thuốc khi được sự cho phép của bác sĩ. Thường thì khi trẻ lớn bệnh sẽ khỏi.
Chúc cháu mau khỏi bệnh
Điều trị bệnh động kinh kéo dài, không có biểu hiện co giật, mà chỉ bị nói lảm nhảm, tiểu dầm ra sao?
Câu hỏi bởi: tocngan1089
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 26 tuổi và bị bệnh động kinh đã 12 năm. Tôi đã đi chạy chữa nhiều nơi và uống rất nhiều loại thuốc Tây, thuốc Bắc và thuốc Nam, nhưng vẫn không chữa được hết căn bệnh này. Tôi rất buồn vì đã làm cho mẹ phải lo rất nhiều cho mình. Đến nay dù đã 26 tuổi nhưng vì sức khỏe như vậy nên không đi làm được. Tôi mắc căn bệnh này lúc 14 tuổi, bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng cho tôi dùng thuốc Teraton, uống được 1 tháng tôi phải nhập viện do bị dị ứng nặng với thuốc. Sau khi xuất viện, bác sĩ cho dùng Depakin 250mg, uống khoảng 2 năm vẫn không hết, bác sĩ lại đổi sang Depakin 500mg cho tôi uống đến 24 tuổi nhưng vẫn không hết. Hiện giờ hàng tháng tôi bị 2-3 lần, nghe mẹ tôi nói là hay bị những ngày gần tới chu kỳ. Tôi không bị co giật mà chỉ bị nói lảm nhảm từ 1-2 phút và bị tiểu dầm. Vì những lần lên cơn thì tôi không biết gì hết, lúc tỉnh lại thì thần kinh và cả người rất mệt. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đặc điểm của bệnh động kinh là cơn co giật, xảy ra bất ngờ, không có quy luật về thời gian, bạn không bị co giật mà chỉ bị nói lảm nhảm, tiểu dầm thì chỉ là cơn động kinh cục bộ (bệnh nhẹ). Bệnh không được chữa trị khỏi nên việc phòng tránh tai nạn do cơn động kinh bất ngờ gây ra là cần thiết, bạn không bị co giật nên việc phòng tai nạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn bị bệnh và chữa trị đã 12 năm mà tinh thần vẫn hoàn toàn minh mẫn chứng tỏ việc chữa trị chưa mạnh. Bạn nên đi khám ở bệnh viện chuyên khoa Thần kinh tuyến cao hơn, chữa trị tích cực phối hợp nhiều loại thuốc với thời gian đủ dài. Nếu khống chế được cơ thì tiếp tục chữa trị tiếp 2 năm nữa kể từ khi không lên cơn. Nếu không thể khống chế được cơn thì xem xét ngừng dùng thuốc và nên có những biện pháp dự phòng tai nạn do cơn động kinh bất ngờ gây ra. Bạn có thể lựa chọn những ngành nghề và sắp đặt cuộc sống phù hợp với thực tế bệnh tật.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare