Thông thường, các bác sĩ khuyên rằng không nên điều trị mụn cơm. Nhưng trên thực tế, có nhiều người đã tìm đến áp lạnh, đốt điện hoặc tiểu phẫu để loại bỏ hiện tượng này.
Mụn cơm ở tay, bôi thuốc không đỡ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cám ơn bác sĩ.
Tay em có nhiều nốt mụn cơm bôi thuốc mà không có đỡ. Bác sĩ có cách nào chữa được không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho trương trình.
Mụn cơm là một dạng u lành tính nhưng dễ lây lan. Mụn có thường xuất hiện trên tay và chân gây rất nhiều phiền phức đặc biệt là về thẩm mỹ.
Đối với các hạt mụn cơm hoặc mụn cóc quá to và không mất đi sau nhiều tháng điều trị với nhưng loại cây cỏ truyền thống và thuốc bôi….thì em nên đến các cơ sở y tế, phòng khám, các trung tâm Thẩm mỹ để chữa trị dứt điểm bằng phương pháp lazer.
Hiện nay phương pháp Lazer đốt mụn cơm là hiệu quả nhất chỉ cần đốt một lần là hết.
Em nên đốt sớm khi mụn càng sớm càng tốt.
Tại những nơi công cộng như bể bơi, bãi biển… tránh đi chân trần bởi đây là bệnh có thể lây.
Sau khi tắm, đi trời mưa về…hay lau khô chân và tay. Mụn cơm phát triển đặc biệt nhanh trên nhưng vùng da khô ẩm ướt như kẽ ngón tay và ngón chân.
Hãy tin là những nốt mụn cơm sẽ được chữa khỏi. Yếu tố tâm lí rất quan trọng để chữa khỏi loại bệnh dai dẳng này. Nếu luôn nghĩ rằng các nốt mụn cơm không thể biến mất thì nó sẽ đúng là như vậy.
Nếu mụn cơm trên mặt, hãy thận trọng với việc cạo râu. Những vết xước khi cạo râu sẽ làm lan các nốt mụn sang vùng da khác.Trường hợp em làm xước những nốt mụn cơm, lập tức hãy khoanh vùng lại và lau khô càng nhanh càng tốt.
Chúc em sức khỏe.
Dương vật mọc mụn trắng là mụn cơm sinh dục hay viêm nang lông?
Câu hỏi bởi: sunshine
Chào bác sĩ!
Cháu 25 tuổi, thời gian 1 tháng trở lại đây cháu phát hiện xung quanh phía dưới gốc dương vật xuất hiện những mụn nhỏ li ti màu trắng, không ngứa, kích cỡ khác nhau. Cháu cũng đã tham khảo trên songkhoe.vn thì thấy đây là hiện tượng của bệnh mụn cơm sinh dục, nhưng cháu cũng phân vân không biết có phải là viêm nang lông hay không? Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu phòng khám uy tín tại Hà Nội về Nam khoa cũng như về phác đồ chữa trị.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Với bệnh cảnh như vậy bạn cần đi khám trực tiếp để chẩn đoán là tốt nhất. Ở Hà Nội bạn hãy đến trung tâm Nam học – Bệnh viện Việt Đức nhé, hoặc phòng khám (bệnh viện) Nam Anh ở Lý Nam Đế Hà Nội. Hoặc bạn có thể đến bệnh viện Da Liễu Trung ương phố Phương Mai khám nhé. Phải có chẩn đoán mới có phác đồ chữa trị phù hợp.
Chúc bạn khỏe!
Mụn mọc gần xoáy tóc bong da giống mụn cơm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Long
Chào bác sĩ.
Trên đầu em có một cục mụn, nó ở trên đầu nên rất khó quan sát nó. Qua miêu tả của người thân thì nó giống như vết sẹo, màu tím. Nhưng khoảng 3 đến 5 ngày thì mụn đó lại lột một lớp da, có thể cạy được. Lớp da này rất giống với lớp da mở mụn cơm. Em rất hoang mang không biết là bị bệnh gì nữa, đã bị 3 đến 4 năm nay rồi. Chỉ có mỗi cục mụn đó bị mọc trên đầu (gần xoáy tóc). Mong bác sĩ trả lời giúp em.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạn bị ne-vi bã, lành tính, nó nằm vị trí trên đầu không thấy tác động thẩm mỹ chỉ có điều làm cho mình có cảm giác khó chịu. Nếu bạn muốn bỏ đi thì nên dùng phương pháp đốt điện hay laser. Nếu không bỏ cũng chẳng tác động gì.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mụn cơm sinh dục ở phía ngoài âm đạo đã đốt điện và không tái phát có phải đã được khống chế?
Câu hỏi bởi: nhocsusi
Chào bác sĩ.
Năm nay em 21 tuổi, em được chẩn đoán mụn cơm sinh dục ở phía ngoài âm đạo hồi 8 tháng trước. Nhưng đã chữa trị bằng đốt điện. Giờ chỗ đó không có nổi nữa, nếu bệnh còn thì chỗ đó đã nổi lại phải không bác sĩ, nhưng giờ không còn nổi. Liệu bệnh đã được thuyên giảm và được khống chế? Em cũng vừa tiêm ngừa 1 mũi HPV. Mong bác sĩ tư vấn.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Nếu đã 8 tháng thấy bệnh không tái phát thì em có thể yên tâm là bệnh được khống chế, thường chỉ hay tái phát trong vòng 3 tháng đầu tiên.
Chúc em mạnh khỏe.
Vùng mụn cơm đã đốt laze bị dính nước có sao không?
Câu hỏi bởi: Linh
Chào bác sĩ.
Hôm qua cháu có đi đốt laze 2 vùng mụn cơm to mọc ở lòng bàn chân, 1 ở đầu ngón chân cái và 2 là ở gót chân. Sau khi đốt xong, đến tối, cháu tắm thì được ba mẹ dặn là phải buộc túi ni lông vào chân vừa đi đốt laze để khỏi bị ướt và nhiễm trùng máu. Cháu nghe lời và làm theo, nhưng đến lúc cháu tắm xong thì cháu vẫn thấy chân bị ướt, nhưng không sũng nước. Theo bác sĩ thì cháu có nên lo lắng không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đã đi đốt laze chữa trị mụn cơm ở lòng bàn chân, gót chân. Việc giữ gìn vết thương sau đốt là quan trọng, giúp phòng tránh nhiễm trùng, bội nhiễm vết thương. Do vậy, tốt nhất là giữ cho vết thương sạch, khô ráo và dùng thuốc, bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Tuy nhiên, nếu chẳng may tiếp xúc với nước tắm gây ướt tổn thương thì cháu nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội và vẫn duy trì sử dụng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cháu nên đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất, đồng thời sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Mụn cơm ở tay, bôi thuốc không đỡ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cám ơn bác sĩ.
Tay em có nhiều nốt mụn cơm bôi thuốc mà không có đỡ. Bác sĩ có cách nào chữa được không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho trương trình.
Mụn cơm là một dạng u lành tính nhưng dễ lây lan. Mụn có thường xuất hiện trên tay và chân gây rất nhiều phiền phức đặc biệt là về thẩm mỹ.
Đối với các hạt mụn cơm hoặc mụn cóc quá to và không mất đi sau nhiều tháng điều trị với nhưng loại cây cỏ truyền thống và thuốc bôi….thì em nên đến các cơ sở y tế, phòng khám, các trung tâm Thẩm mỹ để chữa trị dứt điểm bằng phương pháp lazer.
Hiện nay phương pháp Lazer đốt mụn cơm là hiệu quả nhất chỉ cần đốt một lần là hết.
Em nên đốt sớm khi mụn càng sớm càng tốt.
Tại những nơi công cộng như bể bơi, bãi biển… tránh đi chân trần bởi đây là bệnh có thể lây.
Sau khi tắm, đi trời mưa về…hay lau khô chân và tay. Mụn cơm phát triển đặc biệt nhanh trên nhưng vùng da khô ẩm ướt như kẽ ngón tay và ngón chân.
Hãy tin là những nốt mụn cơm sẽ được chữa khỏi. Yếu tố tâm lí rất quan trọng để chữa khỏi loại bệnh dai dẳng này. Nếu luôn nghĩ rằng các nốt mụn cơm không thể biến mất thì nó sẽ đúng là như vậy.
Nếu mụn cơm trên mặt, hãy thận trọng với việc cạo râu. Những vết xước khi cạo râu sẽ làm lan các nốt mụn sang vùng da khác.Trường hợp em làm xước những nốt mụn cơm, lập tức hãy khoanh vùng lại và lau khô càng nhanh càng tốt.
Chúc em sức khỏe.
Dương vật mọc mụn trắng là mụn cơm sinh dục hay viêm nang lông?
Câu hỏi bởi: sunshine
Chào bác sĩ!
Cháu 25 tuổi, thời gian 1 tháng trở lại đây cháu phát hiện xung quanh phía dưới gốc dương vật xuất hiện những mụn nhỏ li ti màu trắng, không ngứa, kích cỡ khác nhau. Cháu cũng đã tham khảo trên songkhoe.vn thì thấy đây là hiện tượng của bệnh mụn cơm sinh dục, nhưng cháu cũng phân vân không biết có phải là viêm nang lông hay không? Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu phòng khám uy tín tại Hà Nội về Nam khoa cũng như về phác đồ chữa trị.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Với bệnh cảnh như vậy bạn cần đi khám trực tiếp để chẩn đoán là tốt nhất. Ở Hà Nội bạn hãy đến trung tâm Nam học – Bệnh viện Việt Đức nhé, hoặc phòng khám (bệnh viện) Nam Anh ở Lý Nam Đế Hà Nội. Hoặc bạn có thể đến bệnh viện Da Liễu Trung ương phố Phương Mai khám nhé. Phải có chẩn đoán mới có phác đồ chữa trị phù hợp.
Chúc bạn khỏe!
Mụn mọc gần xoáy tóc bong da giống mụn cơm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Long
Chào bác sĩ.
Trên đầu em có một cục mụn, nó ở trên đầu nên rất khó quan sát nó. Qua miêu tả của người thân thì nó giống như vết sẹo, màu tím. Nhưng khoảng 3 đến 5 ngày thì mụn đó lại lột một lớp da, có thể cạy được. Lớp da này rất giống với lớp da mở mụn cơm. Em rất hoang mang không biết là bị bệnh gì nữa, đã bị 3 đến 4 năm nay rồi. Chỉ có mỗi cục mụn đó bị mọc trên đầu (gần xoáy tóc). Mong bác sĩ trả lời giúp em.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạn bị ne-vi bã, lành tính, nó nằm vị trí trên đầu không thấy tác động thẩm mỹ chỉ có điều làm cho mình có cảm giác khó chịu. Nếu bạn muốn bỏ đi thì nên dùng phương pháp đốt điện hay laser. Nếu không bỏ cũng chẳng tác động gì.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mụn cơm sinh dục ở phía ngoài âm đạo đã đốt điện và không tái phát có phải đã được khống chế?
Câu hỏi bởi: nhocsusi
Chào bác sĩ.
Năm nay em 21 tuổi, em được chẩn đoán mụn cơm sinh dục ở phía ngoài âm đạo hồi 8 tháng trước. Nhưng đã chữa trị bằng đốt điện. Giờ chỗ đó không có nổi nữa, nếu bệnh còn thì chỗ đó đã nổi lại phải không bác sĩ, nhưng giờ không còn nổi. Liệu bệnh đã được thuyên giảm và được khống chế? Em cũng vừa tiêm ngừa 1 mũi HPV. Mong bác sĩ tư vấn.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Nếu đã 8 tháng thấy bệnh không tái phát thì em có thể yên tâm là bệnh được khống chế, thường chỉ hay tái phát trong vòng 3 tháng đầu tiên.
Chúc em mạnh khỏe.
Vùng mụn cơm đã đốt laze bị dính nước có sao không?
Câu hỏi bởi: Linh
Chào bác sĩ.
Hôm qua cháu có đi đốt laze 2 vùng mụn cơm to mọc ở lòng bàn chân, 1 ở đầu ngón chân cái và 2 là ở gót chân. Sau khi đốt xong, đến tối, cháu tắm thì được ba mẹ dặn là phải buộc túi ni lông vào chân vừa đi đốt laze để khỏi bị ướt và nhiễm trùng máu. Cháu nghe lời và làm theo, nhưng đến lúc cháu tắm xong thì cháu vẫn thấy chân bị ướt, nhưng không sũng nước. Theo bác sĩ thì cháu có nên lo lắng không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đã đi đốt laze chữa trị mụn cơm ở lòng bàn chân, gót chân. Việc giữ gìn vết thương sau đốt là quan trọng, giúp phòng tránh nhiễm trùng, bội nhiễm vết thương. Do vậy, tốt nhất là giữ cho vết thương sạch, khô ráo và dùng thuốc, bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Tuy nhiên, nếu chẳng may tiếp xúc với nước tắm gây ướt tổn thương thì cháu nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội và vẫn duy trì sử dụng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cháu nên đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất, đồng thời sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Theo ViCare