Soi cổ tử cung, sinh thiết tế bào cổ tử cung và chụp cắt lớp là những cách phát hiện ra bệnh. Phương pháp nào tìm ra bệnh hiệu quả nhất, hãy cùng đọc những giải thích dưới đây.
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 40 tuổi. Em được biết xét nghiệm PAP để kiểm soát ung thư cổ tử cung. Vậy xin hỏi bác sĩ, giữa các đợt xét nghiệm thời gian cách nhau bao lâu là tốt nhất và làm đến độ tuổi nào là không phải làm nữa? Làm xét nghiệm PAP có cần phải làm thêm xét nghiệm HPV để biết các loại vi rút không ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có 2 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Chủng ngừa vắc xin HPV và khám tầm soát định kỳ bằng xét nghiệm PAP Smear.
Chủng ngừa HPV: Cách này giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách ngăn ngừa nhiễm các chủng vi rút HPV gây ung thư phổ biến nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 9 – 10 đến 25 – 26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.
Xét nghiệm PAP Smear: Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường sớm để chữa trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này dành cho người đã có quan hệ tình dục và cần thực hiện thường mỗi năm 1 lần.
Kết hợp cả hai cách phòng ngừa này chính là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Hỏi về tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi! Cho em hỏi vắc xin ung thư cổ tử cung có phân loại thuốc dành cho người đã quan hệ tình dục, với người chưa quan hệ tình dục không? Nếu có, cho hỏi nếu em đã quan hệ nhưng tiêm thuốc dành cho người chưa quan hệ được không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Vắc xin ngừa nhiễm HPV hay còn thường được gọi là vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV là lí do chính dẫn tới ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Không có thiết kế vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung dành cho người chưa quan hệ tình dục và đã quan hệ tình dục. Việc tiêm ngừa HPV sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu như việc tiêm vắc xin được thực hiện một thời gian dài trước khi có quan hệ tình dục. Tuy nhiên những phụ nữ dưới 26 tuổi, đã quan hệ tình dục mà chưa tiêm ngừa HPV thì nên đến cơ sở y tế để đăng ký tiêm vắc xin ngừa HPV. Bởi vậy em đã có quan hệ tình dục, nếu em dưới 26 tuổi mà chưa tiêm ngừa HPV thì em nên sớm đi tiêm phòng.
Chúc em mạnh khỏe!
Tư vấn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Câu hỏi bởi: Thắng Nguyễn
Chào bác sĩ.
Vợ chồng em bằng tuổi nhau và năm nay 2015 đã 22 tuổi. Tụi em cưới nhau được hơn 8 tháng nhưng vợ em chưa tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Theo thông tin em được biết thì trường hợp của vợ em vẫn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được nhưng sau khi tiêm mũi thứ nhất không được quan hệ nữa đến khi tiêm xong mũi thứ ba, như vậy có phải không bác sĩ. Nếu đúng thì sau khi tiêm mũi thứ 3 bao lâu thì tụi em mới quan hệ như bình thường. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp em.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Lý tưởng là tiêm phòng HPV một thời gian dài trước khi quan hệ tình dục. Do đó nếu đã có quan hệ tình dục mà chưa tiêm phòng thì lý tưởng là nên tránh quan hệ tình dục trong khi tiêm phòng, điều này nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm HPV qua đường tình dục khi cơ thể chưa có kháng thể với HPV. Tôi dùng từ “lý tưởng” ở đây bởi vì ngay sau khi tiêm phòng mũi thứ nhất thì cơ thể đã bắt đầu sinh kháng thể bảo vệ. Việc quan hệ tình dục thì không phải là tác động đến tính sinh miễn dịch của vắc xin, tuy nhiên quan hệ tình dục có thể dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HPV khi chưa có miễn dịch đầy đủ, do đó hiệu quả bảo vệ tốt nhất sẽ là sau 3 mũi tiêm. Sau khi tiêm ngừa 3 mũi HPV, các em có thể quan hệ tình dục. Lưu ý là dù đã tiêm ngừa HPV thì vẫn nên quan hệ tình dục an toàn vì vắc xin hiện nay chỉ bảo vệ được 4 types HPV là HPV type 6, 11, 16 và 18; là những type HPV “chủ yếu” gây nên bệnh lý sùi mào gà và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Trên thực tế thì có hơn nhiều loại HPV có thể gây bệnh chứ không phải là chỉ có 4 loại HPV nêu trên.
Chúc em mạnh khỏe.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em sinh năm 1991 đã lập gia đình nhưng chưa có con. Em đã chữa trị sùi mào gà, đốt được hai đợt rồi. Em muốn hỏi, em có thể chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em sinh năm 91, đã chữa trị sùi mào gà, chưa đẻ con, độ tuổi của em vẫn có chỉ định tiêm ngừa HPV và em vẫn có thể tiêm phòng HPV hay còn gọi là tiêm phòng ung thư cổ tử cung.
Chúc em mạnh khỏe.
26 tuổi có tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 26 tuổi, liệu em có thể tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung được không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (chính xác là vắc xin ngừa nhiễm HPV) có thể tiêm cho phụ nữ từ 13 đến 26 tuổi. Phụ nữ 26 tuổi không có chống chỉ định tiêm ngừa. Em là nữ giới, 26 tuổi, em có thể đến cơ sở y tế để đăng ký tiêm chủng vắc-xin ngừa HPV.
Chúc em mạnh khỏe.
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 40 tuổi. Em được biết xét nghiệm PAP để kiểm soát ung thư cổ tử cung. Vậy xin hỏi bác sĩ, giữa các đợt xét nghiệm thời gian cách nhau bao lâu là tốt nhất và làm đến độ tuổi nào là không phải làm nữa? Làm xét nghiệm PAP có cần phải làm thêm xét nghiệm HPV để biết các loại vi rút không ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có 2 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Chủng ngừa vắc xin HPV và khám tầm soát định kỳ bằng xét nghiệm PAP Smear.
Chủng ngừa HPV: Cách này giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách ngăn ngừa nhiễm các chủng vi rút HPV gây ung thư phổ biến nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 9 – 10 đến 25 – 26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.
Xét nghiệm PAP Smear: Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường sớm để chữa trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này dành cho người đã có quan hệ tình dục và cần thực hiện thường mỗi năm 1 lần.
Kết hợp cả hai cách phòng ngừa này chính là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Hỏi về tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi! Cho em hỏi vắc xin ung thư cổ tử cung có phân loại thuốc dành cho người đã quan hệ tình dục, với người chưa quan hệ tình dục không? Nếu có, cho hỏi nếu em đã quan hệ nhưng tiêm thuốc dành cho người chưa quan hệ được không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Vắc xin ngừa nhiễm HPV hay còn thường được gọi là vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV là lí do chính dẫn tới ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Không có thiết kế vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung dành cho người chưa quan hệ tình dục và đã quan hệ tình dục. Việc tiêm ngừa HPV sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu như việc tiêm vắc xin được thực hiện một thời gian dài trước khi có quan hệ tình dục. Tuy nhiên những phụ nữ dưới 26 tuổi, đã quan hệ tình dục mà chưa tiêm ngừa HPV thì nên đến cơ sở y tế để đăng ký tiêm vắc xin ngừa HPV. Bởi vậy em đã có quan hệ tình dục, nếu em dưới 26 tuổi mà chưa tiêm ngừa HPV thì em nên sớm đi tiêm phòng.
Chúc em mạnh khỏe!
Tư vấn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Câu hỏi bởi: Thắng Nguyễn
Chào bác sĩ.
Vợ chồng em bằng tuổi nhau và năm nay 2015 đã 22 tuổi. Tụi em cưới nhau được hơn 8 tháng nhưng vợ em chưa tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Theo thông tin em được biết thì trường hợp của vợ em vẫn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được nhưng sau khi tiêm mũi thứ nhất không được quan hệ nữa đến khi tiêm xong mũi thứ ba, như vậy có phải không bác sĩ. Nếu đúng thì sau khi tiêm mũi thứ 3 bao lâu thì tụi em mới quan hệ như bình thường. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp em.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Lý tưởng là tiêm phòng HPV một thời gian dài trước khi quan hệ tình dục. Do đó nếu đã có quan hệ tình dục mà chưa tiêm phòng thì lý tưởng là nên tránh quan hệ tình dục trong khi tiêm phòng, điều này nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm HPV qua đường tình dục khi cơ thể chưa có kháng thể với HPV. Tôi dùng từ “lý tưởng” ở đây bởi vì ngay sau khi tiêm phòng mũi thứ nhất thì cơ thể đã bắt đầu sinh kháng thể bảo vệ. Việc quan hệ tình dục thì không phải là tác động đến tính sinh miễn dịch của vắc xin, tuy nhiên quan hệ tình dục có thể dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HPV khi chưa có miễn dịch đầy đủ, do đó hiệu quả bảo vệ tốt nhất sẽ là sau 3 mũi tiêm. Sau khi tiêm ngừa 3 mũi HPV, các em có thể quan hệ tình dục. Lưu ý là dù đã tiêm ngừa HPV thì vẫn nên quan hệ tình dục an toàn vì vắc xin hiện nay chỉ bảo vệ được 4 types HPV là HPV type 6, 11, 16 và 18; là những type HPV “chủ yếu” gây nên bệnh lý sùi mào gà và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Trên thực tế thì có hơn nhiều loại HPV có thể gây bệnh chứ không phải là chỉ có 4 loại HPV nêu trên.
Chúc em mạnh khỏe.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em sinh năm 1991 đã lập gia đình nhưng chưa có con. Em đã chữa trị sùi mào gà, đốt được hai đợt rồi. Em muốn hỏi, em có thể chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em sinh năm 91, đã chữa trị sùi mào gà, chưa đẻ con, độ tuổi của em vẫn có chỉ định tiêm ngừa HPV và em vẫn có thể tiêm phòng HPV hay còn gọi là tiêm phòng ung thư cổ tử cung.
Chúc em mạnh khỏe.
26 tuổi có tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 26 tuổi, liệu em có thể tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung được không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (chính xác là vắc xin ngừa nhiễm HPV) có thể tiêm cho phụ nữ từ 13 đến 26 tuổi. Phụ nữ 26 tuổi không có chống chỉ định tiêm ngừa. Em là nữ giới, 26 tuổi, em có thể đến cơ sở y tế để đăng ký tiêm chủng vắc-xin ngừa HPV.
Chúc em mạnh khỏe.
Theo ViCare