Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ. Nếu không thể tìm hiểu chi tiết về nó, chị em cũng nên lưu tâm đến những câu hỏi đã được bác sĩ giải đáp dưới đây để trau dồi kiến thức sức khỏe và bảo vệ chính bản thân mình.
Bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện nay tôi đang bị rối loạn kinh nguyệt, tôi đã dùng thuốc Ích Mẫu nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi lí do của hiện tượng này và tôi có thể làm gì để điều trị ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt do nhiều lí do gây ra, bao gồm:
Mất cân bằng nội tiết tố: mới có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Bé gái mới có kinh, đang ở tuổi dậy thì thường bị rối loạn kinh nguyệt do cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý. Thường phải 2-3 năm sau thì chu kỳ kinh nguyệt mới đều. Thức quá khuya, thiếu ngủ, căng thẳng, lo âu, thay đổi môi trường sống. Mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Sau đẻ con, sau nạo phá thai… Bị hội chứng buồng trứng đa nang. Lao động nặng, luyện tập thể thao quá sức, sức khỏe suy giảm. Tăng hoặc giảm cân đột ngột. Rối loạn ăn uống: chán ăn hoặc ăn quá nhiều. Rối loạn tuyến giáp. Dùng một số loại thuốc chữa trị các bệnh khác như huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích làm rối loạn nội tiết.
Để chữa trị rối loạn kinh nguyệt, cần xác định được lí do gây bệnh. Do đó, bạn nên đi khám chuyên khoa Sản phụ để được bác sĩ chẩn đoán lí do gây rối loạn kinh nguyệt và có hướng chữa trị thích hợp. Ích Mẫu có tác dụng hoạt huyết điều kinh, nhưng bạn phải loại bỏ được lí do gây ra tình trạng này thì kinh nguyệt của bạn mới ổn định trở lại.
Chúc sức khỏe!
rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Phúc
thưa bác sĩ , e năm nay 24t ạ . e có kinh hôm cuối tháng 3. tháng tư e lấy chồng , và tới giờ thì chưa có kinh lại ạ. liệu e có bị bệnh gì không ạ
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào em,
Trường hợp của em mới lấy chồng mà chậm kinh thì phải đến bác sĩ khám xem có thai không nhé.
Chúc em sức khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con gái tôi năm nay 19 tuổi, trước đây kinh nguyệt cháu đều nhưng 1 năm gần đây lúc thì 3 tháng bị 1 lần và bây giờ đã 4 tháng nay cháu chưa bị. Tôi cho cháu khám ở Bv phụ sản siêu âm ko vấn đề gì, tôi xin tư vấn từ bác sĩ. Chân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn. Thông thường kinh nguyệt của phụ nữ đi theo chu kỳ mỗi tháng một lần (có thể dao động từ 20 đến 40 ngày) nên gọi là kinh nguyệt. Tuy nhiên, lại có không ít những người đi theo chu kỳ cá thể (tức không có một chu kỳ nào): – Cứ 2 tháng thấy kinh một lần gọi là: Tính nguyệt, – Cứ 3 tháng 1 lần gọi là: Cự nguyệt, – Nếu 1 năm 1 lần gọi là: Tỵ niên, – Không có kinh mà vẫn có con gọi là: Ám kinh, – Mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu song thai nhi vẫn phát triển bình thường gọi là: Ích kinh Kinh nguyệt không phải là một yếu tố bất di, bất dịch, nó thay đổi tùy thuộc vào cơ thể của phụ nữ. Nguyên nhân thay đổi vòng kinh có thể chỉ là rối loạn nội tiết hoặc hoạt động thất thường của buồng trứng (buồng trứng không phóng noãn), hoặc buồng trứng đa nang (buồng trứng có nhiều nang nhỏ, không phát triển)… Bạn đã đưa cháu đi siêu âm tử cung buồng trứng không phát hiện điều gì bất thường thì an tâm đây có thể chỉ do sự hoạt động thất thường của buồng trứng hoặc rối loạn nội tiết tố. Vòng kinh có thể sẽ tự trở lại như cũ khi nguyên nhân tác động đến vòng kinh bị loại trừ. Nếu tình trạng vô kinh này kéo dài 6-7 tháng thì bạn nên đưa cháu đi khám xét nghiệm kiểm tra hoạt động của buồng trứng, tình trạng nội tiết sinh dục. Nếu cứ 3-4 tháng hoặc lâu hơn lại có kinh một lần, kinh ra bình thường thì chưa cần phải can thiệp, hoặc có thể can thiệp khi nó ảnh hưởng đến việc chậm có thai Chúc bạn mạnh khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ e năm nay 24t đã qhtd từ trước đến nay e chưa từng ra kinh nguyệt kéo dài đến 10 ngày nhưng tháng nay e có kinh nguyệt kéo dài đến 12 ngày. Cho e hỏi cách điều trị và cách phòng tránh? E thật sự lo lắng bởi vì khi hoạt động tập thể dục thì mới ra máu kinh màu đỏ thẵm
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng thời gian bị hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi quá 80 ml/chu kỳ kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt đóng thành từng cục lớn và hay bị đau vùng bụng dưới. Ngoài ra, có thể có triệu chứng của mất máu như mệt mỏi, thở dốc, chóng mặt, hoa mắt…
Nguyên nhân gây rong kinh có thể do sự rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi đến tuyến yên, buồng trứng dẫn tới hiện tượng tác dụng estrogen kéo dài, thiếu progesteron làm niêm mạc tử cung bong không đều, bong kéo dài và bong không triệt để. Rong kinh có thể do nguyên nhân là tổn thương thực thể ở cơ, ở niêm mạc tử cung làm niêm mạc tử cung phát triển không đều dẫn tới bong không đều, cơ tử cung co không tốt, khó thực hiện nhanh sự cầm máu (u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung).
Người ta phân biệt rong kinh ở tuổi trẻ, tuổi hoạt động sinh dục và tuổi tiền mãn kinh (do mỗi thời kỳ có một đặc thù riêng)
– Rong kinh ở tuổi trẻ: thường gọi là rong kinh dậy thì vì hay gặp ở tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu tươi kéo dài và nhiều. Nguyên nhân do rối loạn hormon sinh dục, rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi, tuyến yên đến buồng trứng. Việc điều trị trước tiên phải loại trừ nguyên nhân ác tính sau đó mới đặt vấn đề điều trị cầm máu.
– Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh: khá phổ biến với biểu hiện rối loạn về chu kỳ cũng như số lượng kinh. Nguyên nhân có thể lành tính hoặc ác tính. Điều trị rong kinh ở giai đoạn này tốt nhất là nạo niêm mạc tử cung. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc co tử cung, thuốc cầm máu và nếu thiếu máu nặng phải truyền máu…
– Rong kinh ở tuổi hoạt động sinh dục: thường kèm theo hiện tượng cường kinh, nặng hơn thì bị băng kinh. Nguyên nhân có thể do tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung… Ngoài ra, một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh (nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp). Điều trị tùy theo nguyên nhân có thể dùng thuốc co tử cung, nội tiết tố sinh dục nữ…
Tốt nhấ bạn nên đi khám chuyên khoa để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Chúc bạn.mau khỏe!
Chào bạn.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Giấu tên đã viết, vào lúc 09h23 21-02-2017
Bác sĩ ơi hiện tại e 21 tuổi rồi nhưng kinh nguyệt của em không đều. Lúc thì tháng nào cũng có, lúc thì 3 – 4 tháng mới có 1 lần. Mỗi lần em đều đau bụng dưới nhiều.
Liệu có phải do em ăn uống không đầy đủ không ạ? Hay là có lý do nào khác?
Chào bạn,
Đây là tình trạng bệnh lý biểu hiện: máu kinh có sự thay đổi liên tục về dung lượng, màu sắc, trạng thái. Lượng kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, kinh có thể bị vón cục hoặc đen sẫm, nâu, đỏ tươi,…
Hiện tượng kinh nguyệt có chu kỳ không đều ở nữ giới thường sảy ra trong những trường hợp sau:
– Nữ giới trong độ tuổi dậy thì, lượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt thường thất thường do cấu tạo các bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện và các hocmone sinh dục chưa duy trì ổn định.
– Trường hợp bị rối loạn tinh thần, cơ thể luôn mệt mỏi, áp lực và stress.
– Người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Trường hợp bị mắc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc và dính buồng tử cung.
Vậy bạn nên đi khám phụ khoa để tìm nguyên nhân và điều trị nhé.
Chào bạn
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Giấu tên đã viết, vào lúc 09h26 21-02-2017
Giấu tên đã viết, vào lúc 09h23 21-02-2017
Bác sĩ ơi hiện tại e 21 tuổi rồi nhưng kinh nguyệt của em không đều. Lúc thì tháng nào cũng có, lúc thì 3 – 4 tháng mới có 1 lần. Mỗi lần em đều đau bụng dưới nhiều.
Liệu có phải do em ăn uống không đầy đủ không ạ? Hay là có lý do nào khác
Em cũng giống chị, kinh nguyệt không đều và rất đau bụng. Có những lúc không ra máu đỏ bình thường mà ra màu nâu đậm và có mùi. Không biết có sao không. :
Chào bạn.
Đây là tình trạng bệnh lý biểu hiện: máu kinh có sự thay đổi liên tục về dung lượng, màu sắc, trạng thái. Lượng kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, kinh có thể bị vón cục hoặc đen sẫm, nâu, đỏ tươi,…
Hiện tượng kinh nguyệt có chu kỳ không đều ở nữ giới thường sảy ra trong những trường hợp sau:
– Nữ giới trong độ tuổi dậy thì, lượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt thường thất thường do cấu tạo các bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện và các hocmone sinh dục chưa duy trì ổn định.
– Trường hợp bị rối loạn tinh thần, cơ thể luôn mệt mỏi, áp lực và stress.
– Người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Trường hợp bị mắc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc và dính buồng tử cung.
Tuy nhiên so với bạn có câu hỏi ở trên có vẻ tình trạng của bạn điển hình hơn và tôi thấy bạn cần nên được điều trị sớm. Bạn lưu ý chăm sóc cho bản thân .
Chào bạn.
Rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.rnEm năm nay 24 tuổi và chưa quan hệ tình dục. Em thường bị ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu ra rất ít và không có mùi hôi. Cách đây 4 năm em có đi khám ở bệnh viện Từ Dũ 2 lần. Bác sĩ không nói gì và chỉ cho thuốc uống. Sau này em có đi khám ở bệnh viện đa khoa, bác sĩ chỉ cho siêu âm và bảo là chỉ rối loạn thôi, do chưa có gia đình nên cũng không cần phải uống thuốc. Tháng trước em có kinh ngay 17/9, ra kinh bình thường 3-4 ngày sau thì hết. Hôm qua ngày 2/10, buổi trưa em bị ra huyết trắng vón cục đặc như mủ, không mùi hôi, em rất lo nhưng nghĩ do hôm đó lao động quá sức. Đến buổi chiều thì em lại ra máu, không mùi hôi, đến buổi tối thì hết, kèm theo đau bụng dưới và xương chậu. Sáng hôm sau mọi thứ lại bình thường và không bị gì cả. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Em đọc trên mạng có thấy nhiều trang nói giống dấu hiệu viêm cổ tử cung nên cũng thấy lo ạ. Em cũng đã tiêm ngừa HPV vào tháng 12/2015 đến nay đã tiêm xong 3 mũi rồi. Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn .
THeo các thống kê thì có khoảng 70% trường hợp chảy máu ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hoặc có một bệnh thực thể nào. Những em gái ở tuổi vị thành niên sớm (10-13) có thể bị ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và đôi khi ra máu rất nhiều.
Những kiểu chảy máu này thường bị gọi nhầm là “băng kinh”, nhiều khi khiến thầy thuốc phải bó tay. Họ chờ nó qua đi theo thời gian vì không muốn chỉ định thuốc tránh thai để điều hòa. Nếu bị thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, người bệnh cần được đánh giá toàn diện và nếu điều trị thích hợp sẽ nhanh chóng phục hồi.
Trong các trường hợp trên, chức năng phóng noãn chưa hoàn chỉnh, gây mất cân bằng về hoóc môn sinh dục: Trong nửa đầu của chu kỳ kinh, sự bài tiết oestrogen là bình thường nhưng do phóng noãn không tốt nên cơ thể không bài tiết đủ hoặc không có progesterone. Sự mất cân bằng này khiến niêm mạc tử cung phát triển mạnh, khi bong (sau 30-60 ngày) thì gây chảy máu nhiều. Muốn biết sự phóng noãn có tốt không, chỉ cần theo dõi biểu đồ nhiệt độ của chu kỳ (có thay đổi nhiệt độ vào ngày phóng noãn) và làm xét nghiệm máu (vừa để định lượng hoóc môn vừa để phát hiện tình trạng thiếu máu).
Khi bạn đi khám bệnh lần đầu BS chie có thể tư vấn cho bạn như vậy . Bạn nên trao đổi kỹ hơn với các BS sán phụ khoa các yêu cầu của mình tôi nghĩ bạn sẽ có được sự hướng dẫn chu đáo hơn.
Chào bạn.
Bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện nay tôi đang bị rối loạn kinh nguyệt, tôi đã dùng thuốc Ích Mẫu nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi lí do của hiện tượng này và tôi có thể làm gì để điều trị ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt do nhiều lí do gây ra, bao gồm:
Mất cân bằng nội tiết tố: mới có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Bé gái mới có kinh, đang ở tuổi dậy thì thường bị rối loạn kinh nguyệt do cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý. Thường phải 2-3 năm sau thì chu kỳ kinh nguyệt mới đều. Thức quá khuya, thiếu ngủ, căng thẳng, lo âu, thay đổi môi trường sống. Mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Sau đẻ con, sau nạo phá thai… Bị hội chứng buồng trứng đa nang. Lao động nặng, luyện tập thể thao quá sức, sức khỏe suy giảm. Tăng hoặc giảm cân đột ngột. Rối loạn ăn uống: chán ăn hoặc ăn quá nhiều. Rối loạn tuyến giáp. Dùng một số loại thuốc chữa trị các bệnh khác như huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích làm rối loạn nội tiết.
Để chữa trị rối loạn kinh nguyệt, cần xác định được lí do gây bệnh. Do đó, bạn nên đi khám chuyên khoa Sản phụ để được bác sĩ chẩn đoán lí do gây rối loạn kinh nguyệt và có hướng chữa trị thích hợp. Ích Mẫu có tác dụng hoạt huyết điều kinh, nhưng bạn phải loại bỏ được lí do gây ra tình trạng này thì kinh nguyệt của bạn mới ổn định trở lại.
Chúc sức khỏe!
rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Phúc
thưa bác sĩ , e năm nay 24t ạ . e có kinh hôm cuối tháng 3. tháng tư e lấy chồng , và tới giờ thì chưa có kinh lại ạ. liệu e có bị bệnh gì không ạ
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào em,
Trường hợp của em mới lấy chồng mà chậm kinh thì phải đến bác sĩ khám xem có thai không nhé.
Chúc em sức khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con gái tôi năm nay 19 tuổi, trước đây kinh nguyệt cháu đều nhưng 1 năm gần đây lúc thì 3 tháng bị 1 lần và bây giờ đã 4 tháng nay cháu chưa bị. Tôi cho cháu khám ở Bv phụ sản siêu âm ko vấn đề gì, tôi xin tư vấn từ bác sĩ. Chân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn. Thông thường kinh nguyệt của phụ nữ đi theo chu kỳ mỗi tháng một lần (có thể dao động từ 20 đến 40 ngày) nên gọi là kinh nguyệt. Tuy nhiên, lại có không ít những người đi theo chu kỳ cá thể (tức không có một chu kỳ nào): – Cứ 2 tháng thấy kinh một lần gọi là: Tính nguyệt, – Cứ 3 tháng 1 lần gọi là: Cự nguyệt, – Nếu 1 năm 1 lần gọi là: Tỵ niên, – Không có kinh mà vẫn có con gọi là: Ám kinh, – Mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu song thai nhi vẫn phát triển bình thường gọi là: Ích kinh Kinh nguyệt không phải là một yếu tố bất di, bất dịch, nó thay đổi tùy thuộc vào cơ thể của phụ nữ. Nguyên nhân thay đổi vòng kinh có thể chỉ là rối loạn nội tiết hoặc hoạt động thất thường của buồng trứng (buồng trứng không phóng noãn), hoặc buồng trứng đa nang (buồng trứng có nhiều nang nhỏ, không phát triển)… Bạn đã đưa cháu đi siêu âm tử cung buồng trứng không phát hiện điều gì bất thường thì an tâm đây có thể chỉ do sự hoạt động thất thường của buồng trứng hoặc rối loạn nội tiết tố. Vòng kinh có thể sẽ tự trở lại như cũ khi nguyên nhân tác động đến vòng kinh bị loại trừ. Nếu tình trạng vô kinh này kéo dài 6-7 tháng thì bạn nên đưa cháu đi khám xét nghiệm kiểm tra hoạt động của buồng trứng, tình trạng nội tiết sinh dục. Nếu cứ 3-4 tháng hoặc lâu hơn lại có kinh một lần, kinh ra bình thường thì chưa cần phải can thiệp, hoặc có thể can thiệp khi nó ảnh hưởng đến việc chậm có thai Chúc bạn mạnh khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ e năm nay 24t đã qhtd từ trước đến nay e chưa từng ra kinh nguyệt kéo dài đến 10 ngày nhưng tháng nay e có kinh nguyệt kéo dài đến 12 ngày. Cho e hỏi cách điều trị và cách phòng tránh? E thật sự lo lắng bởi vì khi hoạt động tập thể dục thì mới ra máu kinh màu đỏ thẵm
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng thời gian bị hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi quá 80 ml/chu kỳ kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt đóng thành từng cục lớn và hay bị đau vùng bụng dưới. Ngoài ra, có thể có triệu chứng của mất máu như mệt mỏi, thở dốc, chóng mặt, hoa mắt…
Nguyên nhân gây rong kinh có thể do sự rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi đến tuyến yên, buồng trứng dẫn tới hiện tượng tác dụng estrogen kéo dài, thiếu progesteron làm niêm mạc tử cung bong không đều, bong kéo dài và bong không triệt để. Rong kinh có thể do nguyên nhân là tổn thương thực thể ở cơ, ở niêm mạc tử cung làm niêm mạc tử cung phát triển không đều dẫn tới bong không đều, cơ tử cung co không tốt, khó thực hiện nhanh sự cầm máu (u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung).
Người ta phân biệt rong kinh ở tuổi trẻ, tuổi hoạt động sinh dục và tuổi tiền mãn kinh (do mỗi thời kỳ có một đặc thù riêng)
– Rong kinh ở tuổi trẻ: thường gọi là rong kinh dậy thì vì hay gặp ở tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu tươi kéo dài và nhiều. Nguyên nhân do rối loạn hormon sinh dục, rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi, tuyến yên đến buồng trứng. Việc điều trị trước tiên phải loại trừ nguyên nhân ác tính sau đó mới đặt vấn đề điều trị cầm máu.
– Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh: khá phổ biến với biểu hiện rối loạn về chu kỳ cũng như số lượng kinh. Nguyên nhân có thể lành tính hoặc ác tính. Điều trị rong kinh ở giai đoạn này tốt nhất là nạo niêm mạc tử cung. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc co tử cung, thuốc cầm máu và nếu thiếu máu nặng phải truyền máu…
– Rong kinh ở tuổi hoạt động sinh dục: thường kèm theo hiện tượng cường kinh, nặng hơn thì bị băng kinh. Nguyên nhân có thể do tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung… Ngoài ra, một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh (nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp). Điều trị tùy theo nguyên nhân có thể dùng thuốc co tử cung, nội tiết tố sinh dục nữ…
Tốt nhấ bạn nên đi khám chuyên khoa để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Chúc bạn.mau khỏe!
Chào bạn.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Giấu tên đã viết, vào lúc 09h23 21-02-2017
Bác sĩ ơi hiện tại e 21 tuổi rồi nhưng kinh nguyệt của em không đều. Lúc thì tháng nào cũng có, lúc thì 3 – 4 tháng mới có 1 lần. Mỗi lần em đều đau bụng dưới nhiều.
Liệu có phải do em ăn uống không đầy đủ không ạ? Hay là có lý do nào khác?
Chào bạn,
Đây là tình trạng bệnh lý biểu hiện: máu kinh có sự thay đổi liên tục về dung lượng, màu sắc, trạng thái. Lượng kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, kinh có thể bị vón cục hoặc đen sẫm, nâu, đỏ tươi,…
Hiện tượng kinh nguyệt có chu kỳ không đều ở nữ giới thường sảy ra trong những trường hợp sau:
– Nữ giới trong độ tuổi dậy thì, lượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt thường thất thường do cấu tạo các bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện và các hocmone sinh dục chưa duy trì ổn định.
– Trường hợp bị rối loạn tinh thần, cơ thể luôn mệt mỏi, áp lực và stress.
– Người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Trường hợp bị mắc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc và dính buồng tử cung.
Vậy bạn nên đi khám phụ khoa để tìm nguyên nhân và điều trị nhé.
Chào bạn
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Giấu tên đã viết, vào lúc 09h26 21-02-2017
Giấu tên đã viết, vào lúc 09h23 21-02-2017
Bác sĩ ơi hiện tại e 21 tuổi rồi nhưng kinh nguyệt của em không đều. Lúc thì tháng nào cũng có, lúc thì 3 – 4 tháng mới có 1 lần. Mỗi lần em đều đau bụng dưới nhiều.
Liệu có phải do em ăn uống không đầy đủ không ạ? Hay là có lý do nào khác
Em cũng giống chị, kinh nguyệt không đều và rất đau bụng. Có những lúc không ra máu đỏ bình thường mà ra màu nâu đậm và có mùi. Không biết có sao không. :
Chào bạn.
Đây là tình trạng bệnh lý biểu hiện: máu kinh có sự thay đổi liên tục về dung lượng, màu sắc, trạng thái. Lượng kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, kinh có thể bị vón cục hoặc đen sẫm, nâu, đỏ tươi,…
Hiện tượng kinh nguyệt có chu kỳ không đều ở nữ giới thường sảy ra trong những trường hợp sau:
– Nữ giới trong độ tuổi dậy thì, lượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt thường thất thường do cấu tạo các bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện và các hocmone sinh dục chưa duy trì ổn định.
– Trường hợp bị rối loạn tinh thần, cơ thể luôn mệt mỏi, áp lực và stress.
– Người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Trường hợp bị mắc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc và dính buồng tử cung.
Tuy nhiên so với bạn có câu hỏi ở trên có vẻ tình trạng của bạn điển hình hơn và tôi thấy bạn cần nên được điều trị sớm. Bạn lưu ý chăm sóc cho bản thân .
Chào bạn.
Rối loạn kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.rnEm năm nay 24 tuổi và chưa quan hệ tình dục. Em thường bị ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu ra rất ít và không có mùi hôi. Cách đây 4 năm em có đi khám ở bệnh viện Từ Dũ 2 lần. Bác sĩ không nói gì và chỉ cho thuốc uống. Sau này em có đi khám ở bệnh viện đa khoa, bác sĩ chỉ cho siêu âm và bảo là chỉ rối loạn thôi, do chưa có gia đình nên cũng không cần phải uống thuốc. Tháng trước em có kinh ngay 17/9, ra kinh bình thường 3-4 ngày sau thì hết. Hôm qua ngày 2/10, buổi trưa em bị ra huyết trắng vón cục đặc như mủ, không mùi hôi, em rất lo nhưng nghĩ do hôm đó lao động quá sức. Đến buổi chiều thì em lại ra máu, không mùi hôi, đến buổi tối thì hết, kèm theo đau bụng dưới và xương chậu. Sáng hôm sau mọi thứ lại bình thường và không bị gì cả. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Em đọc trên mạng có thấy nhiều trang nói giống dấu hiệu viêm cổ tử cung nên cũng thấy lo ạ. Em cũng đã tiêm ngừa HPV vào tháng 12/2015 đến nay đã tiêm xong 3 mũi rồi. Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn .
THeo các thống kê thì có khoảng 70% trường hợp chảy máu ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hoặc có một bệnh thực thể nào. Những em gái ở tuổi vị thành niên sớm (10-13) có thể bị ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và đôi khi ra máu rất nhiều.
Những kiểu chảy máu này thường bị gọi nhầm là “băng kinh”, nhiều khi khiến thầy thuốc phải bó tay. Họ chờ nó qua đi theo thời gian vì không muốn chỉ định thuốc tránh thai để điều hòa. Nếu bị thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, người bệnh cần được đánh giá toàn diện và nếu điều trị thích hợp sẽ nhanh chóng phục hồi.
Trong các trường hợp trên, chức năng phóng noãn chưa hoàn chỉnh, gây mất cân bằng về hoóc môn sinh dục: Trong nửa đầu của chu kỳ kinh, sự bài tiết oestrogen là bình thường nhưng do phóng noãn không tốt nên cơ thể không bài tiết đủ hoặc không có progesterone. Sự mất cân bằng này khiến niêm mạc tử cung phát triển mạnh, khi bong (sau 30-60 ngày) thì gây chảy máu nhiều. Muốn biết sự phóng noãn có tốt không, chỉ cần theo dõi biểu đồ nhiệt độ của chu kỳ (có thay đổi nhiệt độ vào ngày phóng noãn) và làm xét nghiệm máu (vừa để định lượng hoóc môn vừa để phát hiện tình trạng thiếu máu).
Khi bạn đi khám bệnh lần đầu BS chie có thể tư vấn cho bạn như vậy . Bạn nên trao đổi kỹ hơn với các BS sán phụ khoa các yêu cầu của mình tôi nghĩ bạn sẽ có được sự hướng dẫn chu đáo hơn.
Chào bạn.
Theo ViCare