Trí nhớ giảm sút là biểu hiện của chứng bệnh gì?


4,226
1
1
Xu
53
Trí nhớ giảm sút thường đi kèm với những biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, đầu óc mệt mỏi,… Cần chú ý tới những triệu chứng này vì đó có thể là những dấu hiệu đầu của bệnh tâm lý.

Bị đau đầu, trí nhớ giảm sút chữa thế nào?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, cháu 21 tuổi, bị bệnh đau đầu xuất phát đã lâu. Đôi lúc quá căng thẳng hoặc thức đêm nên cháu đau đầu, nhưng có lúc bình thường cũng đau. Bệnh xuất hiện 1 thời gian biến mất rồi có lại. Cháu thường bị đau với nhức, nặng đầu nhiều nhất ở đỉnh đầu, tính từ đỉnh đầu kéo dài ra sau. Hiện tại trí nhớ cháu rất kém, không biết có phải do bệnh này ra không? Có chuyện mới vừa nghe đó, thấy đó nhưng cũng quên. Cháu còn là sinh viên nên còn học bài, hầu như các môn về lý thuyết cháu không thể nhớ, dù học thuộc rồi sau đó cũng chẳng nhớ gì. Việc không nhớ như thế này khiến việc học cháu kém đi. Ngoài ra những khả năng ứng biến cũng hầu như giảm dần. Xin bác sĩ giải đáp về bệnh của cháu là bệnh gì và có cách nào giúp não cháu hoạt động tốt trở lại không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Đau đầu vận mạch là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng chiếm phần lớn ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Cơn đau xuất hiện do sự co thắt của vùng mạch máu trong đầu và trong sọ não. Tình trạng co thắt mạch làm cho một vùng não bị thiếu máu tạm thời, do vậy người bệnh có cảm giác đau. Bệnh đau đầu vận mạch thường gây ra những cơn đau đầu dữ dội, xuất hiện đột xuất không báo trước. Đau đầu vận mạch lí do chủ yếu do áp lực công việc, stress… gây lên, ngoài ra tâm lý căng thẳng và bất ổn cũng là tác nhân dẫn đến đau đầu vận mạch. Đau đầu vận mạch cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ như thời tiết nóng quá hay lạnh quá, độ ẩm và áp xuất không khí thay đổi…

Với những triệu chứng đau đầu ở cháu thì bác nghĩ cháu bị đau đầu vận mạch. Đau đầu vận mạch chỉ có một triệu cứng duy nhất là đau đầu, gặp phần lớn ở những người lao động trí óc, lí do chủ yếu là do áp lực công việc và học tập hay do căng thẳng tâm lý gây lên. Đau đầu vận mạch gây lên những cơn đau đầu kéo dài, làm không thể tập trung chú ý và dẫn đến suy giản trí nhớ, rất tác động đến công việc và học tập hàng ngày. Với đặc điểm công việc của cháu là sinh viên và trước đây là học sinh cấp 3, việc học tập hết sức áp lực đối với cháu. Từ áp lực học tập và những khó khăn về tài chính, những suy tư về tương lai khi ra trường để có được công việc phù hợp thì thật là khó khăn… Tất cả những vấn đề đó đã làm tâm lý luôn căng thẳng và sinh ra đau đầu vận mạch ở cháu mà thôi.

Để cải thiện tình trạng đau đầu và sự suy giảm trí nhớ ở cháu thì vấn đề cơ bản là giải quyết khâu tâm lý hết căng thẳng và cần được thư giãn. Vì thế cháu cần thực hiện một số vấn đề sau đây: học tập cũng như làm việc điều độ vừa phải, không quá sức. Tìm phươg pháp học tập mới để làm sao giảm cường độ học tập mà vẫn cho kết quả tốt. Không thức khuya, ngủ đêm phải đủ 7 tiếng, trưa ngủ 1 tiếng. Ăn uống đủ chất và vitamin, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá và đồ uống có ga. Ngoài thời gian học tập nên giành thời gian vui chơi giải trí, giao lưu bạn bè, tham gia công tác xã hội và đoàn thể để cho tâm lý thư giãn và vui vẻ. Ngày nghỉ thư giãn tốt nhất là đi du lịch sinh thái tạo cuộc sống vui tươi và tâm lý thư giãn. Tập thể dục thể thao đều hàng ngày vừa tăng cường sức khoẻ và thư giãn về tâm lý. Trước khi ngủ tối nên tìm bài tập thư giãn nhẹ nhàng phù hợp như tập yoga, hoặc ngồi thiền… để tĩnh tâm và tâm lý được thư giãn. Cháu hãy làm tốt những vấn đề bác nói trên, bác tin là cháu sẽ hết đau đầu và trí nhớ dần sẽ trở lại với cháu như xưa.

Chúc cháu có sức khoẻ tốt và học tập tốt!

Sau khi tiêm phòng dại 4 năm, trí nhớ giảm sút, không minh mẫn là sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 17 tuổi nhưng cháu đã bị chó cắn và tiêm phòng dại từ lúc cháu 13 tuổi (năm 2012), đến nay cháu cảm thấy trí nhớ mình giảm sút nhiều, không được minh mẫn. Vậy cho cháu hỏi là cháu phải làm thế nào để tốt cho sức khoẻ và trí não ạ? Mong bác sớm trả lời giúp cháu.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu.

Cháu nên khám bác sĩ nhé, giảm trí nhớ có thể do nhiều lí do khác nhau, chẳng hạn do thiếu máu hoặc do thiểu năng tuần hoàn não… Cháu nên khám bác sĩ để chẩn đoán. Nếu cháu được tiêm phòng dại với vắc-xin có nguồn gốc nuôi cấy tế bào, sẽ không có tác động đến trí nhớ hay sự phát triển của hệ thần kinh nhé.

Chúc cháu mạnh khỏe.

Trí nhớ bỗng nhiên giảm sút, mất tập trung là vì sao?


Câu hỏi bởi: thuận trương

Xin chào bác sĩ!

Bác sĩ cho cháu hỏi cháu năm nay 23 tuổi, trước đây trí nhớ cháu rất tốt nhưng dường như dần dần đang giảm đi vì cháu hay quên những chuyện mới xảy ra, nhưng lại nhớ rất rõ những chuyện trong quá khứ. Cháu không tập trung được vào việc gì. Như vậy cháu bị bệnh gì và phải làm thế nào để xử lý tình trạng trên ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu.

Cháu xin cám ơn.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Nếu trước đây suy giảm trí nhớ thường gặp ở tuổi trung niên trở lên thì ngày nay suy giảm trí nhớ xuất hiện khá phổ biến ở người trẻ tuổi. Trí nhớ bao gồm ba quá trình: Ghi nhận thông tin, lưu trữ thông tin và tái hiện thông tin. Nếu vì lí do nào đó tác động đến một trong ba quá trình trên sẽ làm suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ do hai lí do chính sau đây:

Căng thẳng tâm lý từ lâu được xem là một trong những lí do dẫn đến suy giảm trí nhớ. Đó là áp lực trong học tập, công việc, những lo toan cuộc sống thường ngày, con cái, học hành, nhà cửa, kinh tế,… đã làm những người trẻ căng thẳng tâm lý. Từ căng thẳng tâm lý dẫn đến mất tập trung và tác động đến quá tình ghi nhận thông tin, từ đó làm suy giảm trí nhớ.

Cùng với cuộc sống công nghiệp thì các loại món ăn theo kiểu công nghiệp cũng ra đời, như các thức ăn nhanh nhiều chất béo và giàu năng lượng. Lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích, tình trạng béo phì, tiểu đường, ô nhiễm môi trường… Mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào não chết đi mà không được sản sinh thêm. Cộng với mỗi tế bào não đang tồn tại phải chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do từ lối ăn uống công nghiệp nói trên sinh ra. Các gốc tự do này tấn công huỷ hoại tế bào thần kinh làm tác động tới quá trình lưu trữ thông tin và làm suy giảm trí nhớ.

Như vậy lý do làm mất tập trung vào công việc và lý do dẫn đến suy giảm trí nhớ ở những người trẻ như cháu bác đã minh chứng rõ ở phần trên. Để xử lý tình trạng ở cháu thì vấn đề cơ bản là giảm áp lực để làm giảm sự căng thẳng tâm lý bằng cách:

Làm việc vừa phải, tạo môi trường sống và làm việc vui vẻ thoải mái, không còn áp lực cả tinh thần và thể chất

Ngoài thời gian làm việc dành thời gian vui chơi giải trí, giao lưu bạn bè, du lịch sinh thái cuối tuần giúp tâm lý thải mái không căng thẳng

Ăn uống điều độ không sử dụng các chất kích thích, không ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chiêm dán, thực phẩm ô nhiễm hoá chất,…

Tập thể dục thường xuyên.

Giảm ăn thịt, thay bằng cá, tăng rau xanh trong khẩu phần ăn.

Chúc cháu quyết tâm và thành công.

Chóng mặt, buồn nôn, hay đau đầu, giảm sút trí nhớ là nguyên nhân gì?


Câu hỏi bởi: Huệ Nấm

Thưa bác sĩ!

Cháu năm nay 27 tuổi, nữ giới. Thời gian gần đây cháu thường xuyên chóng mặt, đau 2 bên đầu và cảm thấy buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, không tập trung được vào công việc, trí nhớ giảm sút, hay mỏi mắt. Cháu hay thức khuya, ngủ không đều, xem phim nhiều và hay suy nghĩ. Có phải vì thế nên cháu mới có những biểu hiện nói trên không. Rất mong bác sĩ giải đáp.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Các thắc mắc của bạn là hoàn toàn đúng. Vì vậy, để xử lý tình trạng đau đầu, buồn nôn, giảm sút trí nhớ, mệt mỏi này thì bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và làm việc sao cho điều độ:

Không thức quá khuya, không nên xem quá nhiều phim ảnh mỗi ngày, đặc biệt là những phim bạo lực;

Nên dành thời gian đi chơi, gặp gỡ bạn bè để thư giãn, giảm căng thẳng cho hệ thần kinh;

Nên tập thể dục thể thao hàng ngày để rèn luyện thể lực đồng thời làm cho tinh thần sảng khoái hơn nhiều.

Ngoài ra, bạn cần ăn uống đủ bữa, đúng giờ, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng cho não bộ làm việc.

Chúc bạn khỏe!

Đau đỉnh đầu, vai gáy, trí nhớ sa sút là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 23 tuổi. Trên đỉnh đầu và vùng gáy cháu luôn cảm thấy đau nhức, vùng thái dương thì căng thẳng, luôn luôn có cảm giác như có kiến bò trên đỉnh đầu, trí nhớ sa sút không thể tập trung vào công việc được. Khi đi trời lạnh hay thay đổi thời tiết thì dường như trong đầu trống rỗng. Cháu cũng đã từng thăm khám ở một số nơi, chụp CT vùng đầu, điện não đồ, chụp X-quang vùng gáy thì không có biến chứng lạ. Cháu không biết được là mình đang mắc phải căn bệnh gì? Cháu mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Theo lời kể của cháu thì cháu có các biểu hiện sau đây:

Đau vùng đỉnh đầu và vùng gáy

Vùng thái dương thì căng thẳng

Có cảm giác kiếm bò trên đỉnh đầu.

Trí nhớ giảm.

Cảm giác đầu trống rỗng mỗi khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi.

Với các biểu hiện triệu chứng ở cháu, bác trao đổi với cháu về bệnh tình của cháu như sau:

Đau đầu vận mạch là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đau đầu vận mạch là chứng đau đầu do sự co thắt của vùng máu trong đầu và trong sọ não. Hiện tượng hay gặp nhất là do sự co thắt của vùng thái dương, tình trạng co thắt làm một số bộ phận của não có thể bị thiếu máu tạm thời. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có cảm giác đau, thường gây ra cơn đau đầu dữ dội, cơn đau xảy ra đột ngột. Đau đầu vận mạch chủ yếu do áp lực công việc, stress,… tạo lên căng thẳng tâm lý hay còn gọi là căng thẳng thần kinh và sinh ra đau đầu vận mạch. Ngoài ra những người dễ mẫn cảm (nhạy cảm) với thời tiết, khi thời tiết lạnh hay từ mưa chuyển sang nắng và ngược lại cũng dễ mắc chứng đau đầu vận mạch.

Với biểu hiện triệu chứng ở cháu bác nghĩ là cháu bị mắc chứng đau đầu vận mạch mà thôi. Đau đầu vận mạch chụp phim, làm điện não đồ không phát hiện được gì cả. Cơn đau đầu ở cháu chủ yếu vùng đỉnh đầu và vùng gáy nhưng lại có cảm giác căng thẳng ở vùng thái dương và dị cảm ở vùng đỉnh dầu như có kiến bò.

Một triệu chứng nữa là có cảm giác bất thường (đầu trống rỗng) mỗi khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi. Khi đau đầu sẽ làm tập trung chú ý giảm và dẫn tới là trí nhớ giảm mà thôi. Như vậy các biểu hiện ở cháu có liên quan đến các biểu hiện của đau đầu vân mạch.

Để phòng tránh và chữa trị bệnh đau đầu vận mạch, cháu nên hạn chế và tiến tới loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Trước hết giảm cường độ làm việc, tạo trạng thái và môi trường làm việc thoải mái. Không nên lo lắng về bệnh tật của bản thân, tạo một tâm lý thoải mái và thư giãn. Sinh hoạt, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ là yếu tố quan trọng để giảm cơn đau tái phát. Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp nâng cao sức khoẻ và tạo tâm lý thư giãn. Không tự mua thuốc uống mà nên đến khám ở các cơ sở chuyên khoa Thần kinh, có sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Chúc cháu sớm ổn định bệnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl