Trầm cảm liệu chỉ có ở một lứa tuổi nhất định?


4,226
1
1
Xu
53
Người trẻ, người già, người trung niên, ai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh trầm cảm. Trầm cảm là căn bệnh tâm lý cần được quan tâm kịp thời để tránh những hậu quả về sau.

80 tuổi bị mắc chứng trầm cảm


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cô tôi năm nay 80 tuổi bị mắc chứng trầm cảm đang uống thuốc trị Trozodon 50mg và Noxibel 30mg, uống thuốc thấy bác ngủ được có dấu hiệu ngủ mê man gà gật, vậy cô tôi có sao không, có nên dừng thuốc hay sử dụng tiếp?

Xin cám ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Thông thường thuốc chống trầm cảm có một số tác dụng phụ và cách xử lý như sau:

1. Nôn ói: Ðây là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc và cũng là lý do khiến bệnh nhân muốn ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi dùng thuốc là bệnh nhận gặp hiện tượng buồn nôn. Nhưng khó khăn này cũng ngưng mau sau khi dùng thuốc vài tuần hoặc khi cơ thể quen với thuốc.

=> Ðể tránh buồn nôn, nên dùng thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua dạ dày. Tình trạng nôn ói xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ.

2. Tăng cân: Ăn ngon miệng và tăng cân rất thường xảy ra sau khi bệnh nhân uống thuốc chống trầm cảm. Nguyên nhân lên cân có thể là do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn khi thuốc chống trầm cảm làm bệnh nhân yêu đời hơn.

=> Ðể tránh tăng cân, nên ăn uống lành mạnh, nhiều rau trái cây và các loại hạt; giảm chất ngọt, chất béo; vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.

3. Rối loạn tình dục: Rối loạn tình dục có thể là giảm ham muốn, rối loạn cương dương, chậm xuất tinh, giảm khoái cảm. Hiện tượng này có thể kéo dài trong suốt thời gian uống thuốc.

=> Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sĩ đổi thuốc.

4. Mất ngủ: Một vài loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng kích thích thần kinh, làm cho bệnh nhân tỉnh táo và dẫn tới khó đi vào giấc ngủ hoặc hay thức dậy ban đêm, mệt mỏi ban ngày.

=> Bạn có thể dùng thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffein, thực tập thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ xem xét một số thuốc an thần vào buổi tối.

5. Kích động: Dưới tác dụng của vài thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi.

=> Ðể giảm khó khăn này, có thể xin bác sĩ cho thuốc an thần một thời gian ngắn và nên thường xuyên tập thiền, thư giảm tâm hồn.

6. Táo bón: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây ra táo bón. Tình trạng táo bón nặng hơn ở bệnh nhân lớn tuổi. Hệ quả là nhiều người chán ăn, mệt mỏi, thậm chí liệt ruột.

=> Để giảm táo bón, bệnh nhân nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái cây, vận động cơ thể đều đặn. Bạn cũng nên nói với bác sĩ vì có thể sẽ được điều chỉnh liều thuốc xuống mà vẫn có tác dụng chữa bệnh.

Cô bạn nên tạm dừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ chữa trị sớm để có phương án xử trí, tránh dừng thuốc lâu làm bệnh nặng lên.

Chúc gia đình sống khỏe!

Trầm cảm sau sinh.


Câu hỏi bởi: Như Quỳnh Bùi

Chào bác sĩ!
T mới sinh con được hơn 3 tháng, t có những biểu hiện bị trầm cảm sau sinh như mất ngủ thường xuyên, hay cáu gắt, gần đây t có những biểu hiện nặng hơn như ko kiềm chế được cảm xúc, hành vi, ko muốn chăm sóc con. Tôi có cần phải đi khám để điều trị không?

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Những biểu hiện triệu chứng mà bạn chia xẻ, rất có thể bạn bị Rối loạn trầm cảm sau sinh. Sinh con là thời điểm có nguy cơ cao cho sự khởi phát của chứng rối loạn tâm thần, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy sơ bị rối loạn lưỡng cực…Bạn nên biết rằng mẹ bị trầm cảm thì ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nuôi con của bạn; giai đoạn này rất cần sự thông cảm, giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Nguyên tắc điều trị bệnh này giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu trong đó người bệnh tập trung cải thiện mối quan hệ với người khác chủ yếu với chồng và con. Điều trị tâm lý được ưu tiên hang đầu bởi vì khi dùng thuốc người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ, tuy nhiên dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại.
Biện pháp phòng ngừa: Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo hướng dẫn, hoạt động này giúp cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản, nhận thức tốt về sức khỏe sinh sản sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh.
Bạn cần được gia đình sớm đưa đến khám trực tiếp tại cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, bác sỹ sẽ có hướng chữa bệnh cụ thể cho bạn.
Chúc bạn nhanh ổn định sức khỏe, bé hay ăn chóng lớn.

Bệnh trầm cảm


Câu hỏi bởi: Lương Thị Thảo

Thưa bác sĩ tôi năm nay 34 tuổi theo tìm hiểu thông tin thì tôi thấy bản thân mình có đầy đủ các triệu trứng của bệnh trầm cảm… Mà tôi nghĩ nguyên nhân mắc bệnh của tôi là do yếu tố trong quan hệ gia đình không được tốt tôi có tâm lý hay ức ,uất ức mà không thể nói ra tình trạng này sảy ra vài năm trở lại đây rồi …Như vậy do đó tôi nghĩ mình mắc bệnh là do yếu tố tâm lý tình cảm tác động . Như vậy xin hỏi bác sĩ việc chữa trị của tôi có thể điều trị bằng tư vấn được không ?và tôi có thể tư vấn theo số điện thoại hoăc trung tâm tư vấn nào là tốt nhất . Vì điều kiện gia đình khó khăn nên tôi không còn cách nào khác. Rất mong nhận được lời khuyên của bác sĩ. Tôi xin trân thành cảm ơn!

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào chị,

Rất có thể là chị đã bị trầm cảm, và có phải là do yếu tố tâm lý gây ra hay không cần có sự thăm khám của bác sỹ chuyên khoa tâm thần. Tôi có thể tư vấn trực tiếp cho chị, qua tổng đài Vicare vào lúc 15g hàng ngày. Chị có thể liên hệ với ViCare để hỏi thêm chi tiết.

Chúc chị chóng hồi phục sức khỏe!

Dấu hiệu trầm cảm


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 15 tuổi, lớp 10 ạ. Từ lớp 9 tới bây giờ, em gặp rất nhiều chuyện không vui, hồi đấy em có nghĩ tới cái chết. Mỗi khi có chuyện buồn, hay không vui, hay chỉ cảm giác là có người ghét mình, em lại khóc. Em có người yêu, mặc dù bạn đó rất yêu em, em cũng vậy nhưng đôi khi em có cảm giác sợ mất cực kì. Rồi em suy nghĩ tiêu cực, em hay nghĩ tất cả do lỗi của mình, em chán nản. Em thấy em làm gì cũng sai, đôi khi là gánh nặng cho cha mẹ. Em không muốn tiếp xúc quá nhiều, đôi khi với bạn bè em cũng không muốn nói chuyện. Em rất dễ buồn, sau đó em lại khóc. Hở tí là khóc. Em còn thức rất khuya, do không ngủ được ạ. Có khi tới sáng, thế mà gần sáng em lại ngủ tới tận trưa chiều mới dậy. Em không biết như thế nào nữa. Em hay có cảm giác cô đơn, ai cũng ghét bỏ, mệt mỏi và chản nản. Em không muốn ăn, không bao giờ thấy đói và 2 ngày ăn 1 bữa. Em không biết chia sẻ cùng ai, ba mẹ thì quá khó, người yêu thì em không biết làm sao, vì bạn đó còn nhiều thứ khác ngoài em. Mong hãy cho em lời khuyên, liệu em có bị trầm cảm không ạ?

Mong bác sĩ giải đáp giúp em.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Đây là một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm em nhé:

Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.

Mất thích thú trong cuộc sống. Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần vợ gần chồng, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.

Ăn ít, không ngon, nhạt miệng.

Trằn trọc khó ru ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.

Đầu óc khó tập trung, do dự không “quyết” được, không đối phó được.

Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống không hết.

Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận.

Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc.

Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết.

Theo tôi, trước tiên em nên tự chữa bệnh cho mình bằng cách chia sẻ với mọi người và suy nghĩ tích cực hơn. Em có một mái nhà để ở, có cha mẹ, được học hành, chỉ như vậy thôi em đã hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người trên trái đất này rồi, hơn thế em còn có một cậu bạn để được quan tâm! Chỉ cần những điều đó thôi tôi đã nghĩ thay vì buồn rầu em nên cố gắng tự giải quyết những rắc rối của mình, hãy xác định xem em cần gì, muốn gì và phấn đấu vì những điều đó. Nếu sống không thấy mục đích thì cuộc sống vô nghĩa lắm em à.

Nếu hiện tại em cảm thấy mình quá rảnh rỗi thì hãy tự làm cho mình bận rộn bằng lao động, hoặc tìm một công việc làm thêm, hoặc tham gia những hoạt động tình nguyện. Hãy theo các bạn đến những vùng quê nghèo khó của tổ quốc để giúp đỡ bà con khi em có thời gian, tôi nghĩ rằng chỉ cần sau một chuyến đi thôi khi trở về nhà em sẽ có những suy nghĩ khác. Còn nếu như hiện tại em cảm thấy thật sự bất lực, không thấy lối thoát, không muốn cố gắng, không muốn phấn đấu thì em nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sỹ chuyên khoa Tâm thần học. Kết hợp giữa việc uống thuốc và tâm lý trị liệu sẽ làm cho em khá hơn.

Chúc em vui vẻ!

Đối tượng trầm cảm


Câu hỏi bởi: Lê Thị Quỳnh

Thưa bác sĩ, bố cháu năm nay 54 tuổi, do một lần ra mồ hôi nghe người ta về ăn cháo hành, ủ chăn, đi tắm nước ấm mồ hôi càng ra nhiều hơn, cộng với những lo lắng về bệnh tật khác ( bố cháu có bệnh dạ dày và viêm phế quản) bố cháu mất ngủ khoảng 1 tuần và cứ bị những suy nghĩ, lo lắng dày vò. Vốn cũng là người hay nghĩ ngợi nên một khi đã lo sợ là bố cháu nghĩ rất sâu và rất nhiều, ko ngừng được, chỉ sau vài hôm như thế bố cháu đã tiều tuỵ hơn nhiều, da thịt nát nhẽo, mặt mũi lúc nào cũng hốt hoảng và kêu là ko sống qua khỏi rồi. Thời gian bị như thế tất cả khoảng hơn 1 tuần, sau đó mẹ cháu đưa bố đi khám và lấy thuốc của bác sĩ Trịnh Quốc Hà ở Thường Tín, bác sĩ kết luận bố cháu bị trầm cảm nặng vá cho thuốc về uống. Nhưng chỉ sau khoảng 3 tuần bệnh bố cháu dường như nặng hơn rất nhiều, tuy ngủ được nhưng trầm hẳn đi, sắc mặt u u mê mê, và trí nhớ giảm nghiêm trọng, bắt đầu hoang tưởng đủ thứ. Gọi điện hỏi bác sĩ thì bác bảo cứ yên tâm uống thuốc, thế là bình thường phải 1 tháng thuốc mới có tác dụng. Nhưng mẹ cháu nóng ruột quá nên nghe theo 1 bác đưa bố cháu đến đieuuf trị nội trú tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 ở Thường Tín. Sau khoảng 2 tuần tình trạng bố cháu có tiến triển, nhớ lại được nhiều, vẫn ngủ được, và trở lại trạng thái hoang mang lo sợ ban đầu, vẫn hoang tưởng những thứ như: ngoài đường đầy tai nạn, bao nhiêu người chết, tưởng mình cởi chuồng suốt vsf người ta nhìn thấy hết hay nhà cửa bừa bộn toàn thứ linh tinh và mang đi vứt bỏ hết… Hiện mẹ cháu đã xin cho bố cháu xuất viện Thường Tín, bố cháu đang ở nhà, cả nhà không biết nên đưa bố đi điều trị ở đâu, có nên tiếp tục điều trị ở bv Thường Tín hay không. Cháu mong bác sĩ cho cháu và gia đình một lời khuyên ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào bạn!

Bạn có thể để bố được tiếp tục điều trị ở BVTT TU1, Thường Tín hoặc bạn muốn thay đổi thì có thể đến bệnh viện Bạch Mai hoặc có thể đến viện Quân y 103 để điều trị. Nếu cần, bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình qua tổng đài Vicare. Chúc bố bạn mau khỏe!

Chúc gia đình sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl