Cảnh giác với chứng trầm cảm khi mang thai


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Chứng trầm cảm khi mang thai rất khó phát hiện, nó có thể bị nhầm lẫn với nhiều rắc rối khác khi mang bầu. Cùng lắng nghe một số lý giải của bác sĩ về vấn đề này.

Trầm cảm khi mang thai


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, em đang mang thai tuần thứ 31. Trong suốt quá trình mang thai, em thường xuyên thấy ức chế, tủi thân và khóc rất nhiều. 1 phần do lập gia đình 1 tháng em có bầu luôn nên chưa thích nghi kịp khi sống cùng mẹ chồng. Mẹ chồng e khó tính, gia trưởng và hay bắt bẻ. Chồng e thì không tâm lí vì quen được mẹ chăm nên ko biết chăm sóc người khác. Em hay bị cằn nhằn, chê trách với những lời lẽ rất khó nghe. Chồng thì mặc định chuyện nhà phải do mẹ làm chủ, em phải tuân theo, phải quan tâm đến mẹ. Tính em quen tự do, quen sống trong môi trường tôn trọng lẫn nhau nên khi phải tôn trọng 1 chiều e rất ức chế. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tâm lí của em. Về ngoại 1 tuần em tăng được 1kg, ở cùng mẹ chồng 1 tháng lên được 1 kg. Hiện tại bầu gần 8 tháng mà em còn hốc hác và nhẹ cân hơn khi chưa bầu. Em đã tâm sự với ck nhưng ko được giải toả. Hiện tại em đang nghỉ ở nhà chờ sinh. Em đã bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực như li dị, chết… Rất mong bác sĩ giúp em tư vấn trong tình huống này ạ!

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn.
Với tâm sự của bạn tôi đã biết phần nào về cuộc sống hay nhân cách của bạn cũng như những gì mà bạn đang trải qua. Tôi không biết trước khi tiến tới hôn nhấn bạn đã có sự tìm hiểu về cuộc sông sau hôn nhân như thế nào. Bạn đã sẵn sàng chấp nhận nó chưa? Hơn nữa bạn đang làm gì, ở nông thôn hay thành thị cuộc sống bạn bè ra sao? và bạn bao nhiêu tuổi? Và hôn nhân có gì ép buộc không? Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề cần tìm hiêu rồi mới tư vấn cho bạn một cách thỏa đáng được.
Tôi cứ cho bạn nói là bạn hoàn toàn là đúng, là phải đi nữa chồng bạn không có sự quan tâm, mẹ chồng thì khó tính nhưng tại sao mà họ lại có cách hành sử như vậy khi bạn đang mang giọt máu của gia đinhg họ trong lòng phải chăng là họ ở một chốn thôn quê xa xôi hẻo lánh kinh tế khó khăn cuộc sống đã quá vất vả? Phải chăng họ chưa chuẩn bị cho cuộc hôn nhân này?
Tôi chỉ mới nêu một vài giả thiết để bạn tham khảo thôi chứ nếu cuwe trao đổi thì không biết phải hết bao nhiêu thời gian nữa . Nhưng nếu bạn cứ ngồi một mình rồi trao đổi như thế này mãi được sao? Tại sao bạn không giãi bày với bên gia đình nhà bạn , bạn bề, anh em , xin ý kiến từ đó có những gì để nói với mẹ chồng hay anh em nhà chồng chứ. Tất cả nọi người đều phải có sự hiểu biết thông cảm cho nhau , hướng thiện thì mới được. Tôi thấy bạn như bế tắc không có cách nào hiair quyết thì phải Nếu cần bạn hãy cùng chồng trao đổi và đi tới BS tâm lý để được hỗ trợ nhé . Bạn có thể tiếp tuc trao đổi qua Vicare. Trong lúc này nói, hành động đều phải suy nghĩ kỹ rồi mới được thể hiện.
Chào bạn.

Trầm cảm sau sinh.


Câu hỏi bởi: Như Quỳnh Bùi

Chào bác sĩ!
T mới sinh con được hơn 3 tháng, t có những biểu hiện bị trầm cảm sau sinh như mất ngủ thường xuyên, hay cáu gắt, gần đây t có những biểu hiện nặng hơn như ko kiềm chế được cảm xúc, hành vi, ko muốn chăm sóc con. Tôi có cần phải đi khám để điều trị không?

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Những biểu hiện triệu chứng mà bạn chia xẻ, rất có thể bạn bị Rối loạn trầm cảm sau sinh. Sinh con là thời điểm có nguy cơ cao cho sự khởi phát của chứng rối loạn tâm thần, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy sơ bị rối loạn lưỡng cực…Bạn nên biết rằng mẹ bị trầm cảm thì ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nuôi con của bạn; giai đoạn này rất cần sự thông cảm, giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Nguyên tắc điều trị bệnh này giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu trong đó người bệnh tập trung cải thiện mối quan hệ với người khác chủ yếu với chồng và con. Điều trị tâm lý được ưu tiên hang đầu bởi vì khi dùng thuốc người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ, tuy nhiên dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại.
Biện pháp phòng ngừa: Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo hướng dẫn, hoạt động này giúp cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản, nhận thức tốt về sức khỏe sinh sản sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh.
Bạn cần được gia đình sớm đưa đến khám trực tiếp tại cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, bác sỹ sẽ có hướng chữa bệnh cụ thể cho bạn.
Chúc bạn nhanh ổn định sức khỏe, bé hay ăn chóng lớn.

Dễ xúc động, cáu gắt, bực mình, hay quên có phải là trầm cảm sau sinh?


Câu hỏi bởi: tran an

Chào bác sĩ!

Cháu hiện nay 19 tuổi, con cháu được 1 tuổi rồi. Thời gian đẻ con xong cháu thường có triệu chứng hay quê. Bố mẹ nhắc nhở hay dặn dò gì một lúc là cháu quên ngay. Về nhà là đã cảm giác thấy mệt mỏi rồi. Cháu thường hay bực tức, uể oải và mệt mỏi chả tập trung vào làm cái gì được. Cháu hay xúc động lắm chỉ cần cảm thấy không vui là cháu khóc ngay và chỉ muốn có một mình thôi chẳng muốn ai nhìn thấy. Cảm giác ngày nào cũng như ngày nào chả có gì vui vẻ ạ. Đôi khi tức quá cháu khóc mà nhói cả tim. Xin hỏi bác sĩ cháu có bị bệnh gì không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Theo cháu kể là từ khi đẻ con xong cháu đã có triệu chứng ngay một số biểu hiện sau đây: hay quên, mệt mỏi, ể oải, hay bực tức, không tập trung vào công việc, dễ bị khóc, hay xúc động, muốn ở một mình, không muốn tiếp xúc với ai khi không vui, luôn cảm thấy không có gì vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày. Bây giờ bác nói các biểu hiện trần cảm sau sinh để cháu rõ nhé.

Trầm cảm sau sinh có rất nhiều biểu hiện:

Cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi đẻ con, thậm chí chỉ khóc lóc mà không có lý do.

Lo lắng: lo lắng quá mức và hay suy diễn về một bệnh lý của bản thân dù đó là biểu hiện bệnh rất đơn giản, đôi khi lo vô cớ.

Căng thẳng: tâm lý lúc nào cũng thấy căng thẳng và bất an không thể thư giãn.

Mất tập trung: không thể tập trung để làm công việc hay xem vô tuyến hoặc đọc sách báo được.

Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm khó ngủ lại.

Giảm hoặc mất hứng thú tình dục.

Triệu chứng tâm lý: Tâm trạng buồn bã, giảm hoạt động, cảm thấy vô dụng hay tội lỗi, mất sự quyết đoán, có ý tưởng hay hành vi tự sát, giảm cân.

Bác nghĩ là rất có thể cháu đã bị trầm cảm sau sinh. Để xác định rõ hơn về bệnh của cháu, theo bác cháu nên đi khám tại chuyên khoa Tâm thần để có chẩm đoán chính xác và có hướng chữa trị càng sớm càng tốt không nên để lâu khó chữa trị. Bệnh trầm cảm do chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị, nếu chữa trị sớm bệnh sẽ ổn định tốt cháu đừng lo lắng.

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Cho em hỏi về trầm cảm sau sinh


Câu hỏi bởi: Diệu anh

Thưa bác sĩ, em năm nay 26t, đã có 2 bé. Bé thứ 2 được 1 tuổi rồi. Bs cho em hỏi liệu sau sinh 1 năm cò còn bị trầm cảm không ạ. Bởi vì em luôn luôn suy nghĩ tiêu cực, không tự tin vào bản thân, không thích gì cũng không muốn gì. Chỉ 1 vấn đề mà em có thể suy nghĩ rất lâu về sau không thoát ra được, hay suy nghĩ hay khóc. Bây giờ cũng hay suy nghĩ đến chết, có vẻ mức độ không quyết tâm như trước nhưng vẫn nghĩ đó là phương án giải thoát bản thân.
Em có nói với gia đình nhưng không ai tin em bị trầm cảm. Em sinh 2 bé gần nhau. Bé đầu được 3 tuổi và hồi ấy em cũng trầm cảm nặng hơn lần này nhiều.
Bác sĩ cho em hỏi em phải làm thế nào bây giờ ạ? Thật sự rất bế tắc và muốn giải thoát.
Em cảm ơn.

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !
Bạn có tiền sử bị trầm cảm sau sinh, những triệu chứng bạn chia xẻ hiện tại tuy đã cách thời điểm sinh con là một năm nhưng đó là biểu hiện đó là hiện tượng tái phát bệnh trầm cảm.
Trường hợp của bạn hiện tại rất cần phải được bác sỹ chuyên khoa tâm thần khám và điều trị kịp thời. Sự quan tâm giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh hết sức cần thiết đặc biệt là chồng bạn và những người thân trong 2 gia đình bên nội và bên ngoại, góp phần làm cho bệnh nhanh ổn định hơn. Bệnh trầm cảm nếu không chữa trị để kéo dài lâu ngày có thể xuất hiện những rối loạn tâm thần kèm theo, những rối loạn tâm thần đó có thể gây hậu quả xấu đến bản thân bệnh nhân và những người xung quanh. Bạn hãy tìm và chia xẻ nguyện vọng cần điều trị với người bạn tin tưởng nhất từ đó sẽ tác động đến mọi thành viên trong gia đình có nhận thức đúng mức về tình trạng bệnh tật của bạn (điều này rất quan trọng và tế nhị).
Trong điều trị trầm cảm, sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tôn trọng thời gian điều trị. Thông thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, người bệnh có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu người bệnh dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ, việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điểu trị bệnh.
Mọi thành viên trong gia đình nên biết: Bệnh nhân trầm cảm rất cần được sự đồng cảm giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình, hãy nhận thức thấu đáo Bệnh trầm cảm là một bệnh chứ không phải là lười nhác hoặc giả vờ. Trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt… Ngoài ra bệnh nhân còn hay than phiền giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn bi quan, chán nản. Chính những điều than phiền của bệnh nhân khiến những người trong gia đình rất khó chịu. Dần dần họ mất đi sự cảm thông với bệnh nhân, tỏ ra khó chịu khi bệnh nhân kêu ca. Nhiều khi, họ quay ra chế giễu bệnh nhân, cho là bệnh nhân lười nhác không có ý chí phấn đấu, khắc phục khó khăn. Khi đó bệnh nhân sẽ dần cảm thấy mình mất chỗ dựa về tinh thần và không dám thổ lộ với mọi người về bệnh tật. Bệnh nhân giấu mình sống khép kín, ngại tiếp xúc với xung quanh và cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình mình.
Nhưng trái lại, các thành viên trong gia đình của bệnh nhân cũng tránh thái độ quá sốt sắng, lo lắng về bệnh tật của bệnh nhân. Nhiều ông bố, bà mẹ vì thương con và thiếu hiểu biết nên khi thấy con mình kêu đau đầu, đánh trống ngực… đã lo lắng, vội vàng chạy tìm bác sĩ để khám xét. Làm như vậy không có lợi mà có thể khiến bệnh nhân lo lắng thêm, cho là bệnh của mình là quá nặng và khó chữa.
Chế độ ăn uống hợp lý đủ dinh dưỡng cũng cần được quan tâm chăm sóc góp phần cho việc điều trị thành công. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn.
Chúc bạn mau lành bệnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl