Đối với người suy tim nói riêng và người bệnh tim nói chung thì chế độ dinh dưỡng và một điều vô cùng quan trọng. Thông tin bài viết sau đây sẽ giúp bệnh nhân tìm ra cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Cách chăm sóc và chế độ ăn cho bệnh nhân bị suy tim, tràn màng phổi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu bị suy tim dẫn tới tràn dịch màng phổi. Đã đi chữa trị nhưng bệnh không tiêu giảm. Mẹ cháu có cảm giác chướng bụng, khó thở và chán ăn. Bác sĩ có thể giải đáp cách chăm sóc và chế độ ăn cho cháu được không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh suy tim không hồi phục, không thấy chế độ ăn uống dành riêng cho người suy tim. Mà chế độ dinh dưỡng là chung cho các bệnh nhân: ăn thức ăn dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng, chỉ có khác là ăn hạn chế muối. Cách chăm sóc là hỗ trợ vận động cho bệnh nhân để tránh gắng sức.
Ví dụ: trong sinh hoạt cá nhân cần hỗ trợ như dìu đi nếu cần, nâng ngồi, đặt nằm, hoặc bố trí khâu phục vụ nhằm hạn chế tối đa sự vận động cho bệnh nhân, bệnh nhân suy tim cần nghỉ ngơi tuyệt đối, kể cả việc tiếp xúc nhiều, phải nói nhiều.
Chúc bạn khỏe!
Suy thận, tim to, huyết áp cao nên ăn gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 53 tuổi, bị suy thận cấp 1 và tim to, huyết áp cao. Bây giờ mẹ cháu đang chữa trị huyết áp cao trước theo yêu cầu của bác sĩ. Trong ăn uống thì cần tránh đồ ăn và hoa quả nào ạ? Và đồ ăn cũng như hoa quả nào thì tốt ạ. Bác sĩ hãy trả lời giúp cháu ạ.
Cháu xin cảm ơn ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Cao huyết áp (CHA) là căn bệnh nguy hiểm bởi nó gây ra các biến chứng nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng biến chứng thường đột ngột và tàn khốc, do đó cao huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Các biến chứng của CHA:
Tại tim, CHA gây phì đại tim, suy tim. CHA gây bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…
Tại não, CHA gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người. CHA gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận.
Tại mắt CHA gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù.
Tất cả biến chứng này làm bệnh nặng dần lên, tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Mẹ cháu bị cao huyết áp, ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mẹ cháu cần tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích… Những loại thực phẩm nên dùng là:
Cần tây: dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Mẹ cháu có thể dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo biểu hiện đau đầu.
Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rốiloạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè – thu.
Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thựcphẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5 ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Có thể dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn rất hay.
Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp. Mỗi ngày, mẹ cháu có thể dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Táo: là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, mẹ cháu nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen…đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Mẹ cháu nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…
Chúc mẹ cháu mạnh khỏe!
Người bị bệnh tim- huyết áp thấp có thể tập Aerobic không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi. Em hay bị đau tức ngực và bị huyết áp thấp. Thông thường huyết áp em luôn ở mức 9 – 10. Đi khám ở bệnh viện Chợ Rẫy thì kết quả khoa Tim là nhịp nhanh xoang, khoa Nội thần kinh thì em bị đau đầu căng cơ. Cho em hỏi vậy em có thể tập Aerobic mỗi ngày được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nhịp nhanh xoang có thể là sinh lý, có thể do bệnh lý. Với những tình huống nhịp nhanh xoang sinh lý như do lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, do thuốc và các chất kích thích…em có thể tập Aerobic. Với những tình huống nhịp nhanh xoang do bệnh lý, nhất là những bệnh lý tthuộc tim mạch (suy tim , bệnh van tim, bệnh màng ngoài tim…) và chưa được chữa trị ổn định thì em chưa nên tập Aerobic.
Thân mến!
Suy tim do bị hở van tim
Câu hỏi bởi: 1696815881
Chào bác sĩ.
Tôi tên là Nhân, năm nay 49 tuổi, ở Hà Tây. Cách đây 6,7 tháng về trước do phải gặt hái cho vụ mùa đông xuân nên tôi làm hơi quá sức. Vài ngày sau đó tôi thấy trong người mệt mỏi, có triệu chứng ngực đau tức và khó thở. Tôi đi khám tại Bệnh viện Việt Đức thì được chẩn đoán là bị hở van tim và tim to hơn bình thường, bệnh viện cho thuốc về uống được một thời gian. Sau đó tôi đi khám lại thì kết quả không đỡ hơn nhiều. Từ đó đến nay tôi vẫn dùng thuốc đều đặn. Vậy xin hỏi bác sĩ là nếu tôi tiếp tục ở nhà dùng thuốc như thế liệu có ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ sau này không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Theo như lời kể thì năm nay bạn 49 tuổi, gần đây xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau tức ngực, các bác sĩ chẩn đoán là bị hở van tim và tim to hơn bình thường. Như vậy là bạn đã bị suy tim nguyên nhân do hở van tim. Thông thường tim của chúng ta có 4 van, bao gồm: Van hai lá (chắn giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái), van ba lá (ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải), van động mạch chủ hay còn được gọi là van tổ chim (ngăn giữa tâm thất trái và động mạch chủ) và van động mạch phổi (ngăn giữa động mạch phổi và tâm nhĩ phải). Bình thường các van này có tác dụng chỉ cho máu lưu thông theo một chiều và không thể chảy ngược lại được. Khi bị hở, các van sẽ đóng không kín. Khi đó mỗi lần tim co bóp, máu sẽ trào ngược qua lỗ van, lâu dần khiến tim phải hoạt động quá sức, dẫn đến suy tim.
Những biểu hiện mà bạn gặp phải như đau tức ngực, khó thở, nhất là khi làm việc nặng, tim to chính là những triệu chứng của suy tim. Bạn đã đi khám tại Bệnh viện Việt Đức và được các bác sĩ cho thuốc về chữa trị. Với suy tim do hở van tim, thuốc có tác dụng hỗ trợ sự co bóp của tim. Tuy nhiên, suy tim là một bệnh mãn tính, vì thế việc uống thuốc lâu dài, có thể là cả đời theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là rất cần thiết. Bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào (nếu đang hút).
– Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
– Cân hàng ngày để xem có tăng cân không, nếu tăng cân cần chú ý đến tình trạng phù.
– Theo dõi lượng chất lỏng đưa vào cơ thể mỗi ngày, bao gồm nước uống, nước canh, v.v…
– Theo dõi huyết áp hàng ngày.
– Giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo lời khuyên của bác sĩ.
– Bỏ hoặc hạn chế bia rượu, cà phê.
– Ăn chế độ ăn có lợi cho tim, ít muối và chất béo bão hòa.
– Ăn nhạt và ăn ít những thức ăn có muối.
– Tập thể dục thường xuyên.
– Nghỉ ngơi đầy đủ. Thuốc không thể làm hết tình trạng hở van tim cũng như không thể giúp tim “nhỏ” trở lại, song sẽ giúp bệnh không nặng thêm.
Với những tình huống van tim bị tổn thương nhiều, có thể phải phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van tim. Nếu còn lo lắng, bạn có thể đi khám lại các cơ sở chuyên khoa Tim mạch như Bệnh viện Tim mạch Trung ương hoặc Bệnh viện Tim mạch Hà Nội. Điều quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ và đi khám kiểm tra thường xuyên theo lịch hẹn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cách chăm sóc và chế độ ăn cho bệnh nhân bị suy tim, tràn màng phổi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu bị suy tim dẫn tới tràn dịch màng phổi. Đã đi chữa trị nhưng bệnh không tiêu giảm. Mẹ cháu có cảm giác chướng bụng, khó thở và chán ăn. Bác sĩ có thể giải đáp cách chăm sóc và chế độ ăn cho cháu được không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh suy tim không hồi phục, không thấy chế độ ăn uống dành riêng cho người suy tim. Mà chế độ dinh dưỡng là chung cho các bệnh nhân: ăn thức ăn dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng, chỉ có khác là ăn hạn chế muối. Cách chăm sóc là hỗ trợ vận động cho bệnh nhân để tránh gắng sức.
Ví dụ: trong sinh hoạt cá nhân cần hỗ trợ như dìu đi nếu cần, nâng ngồi, đặt nằm, hoặc bố trí khâu phục vụ nhằm hạn chế tối đa sự vận động cho bệnh nhân, bệnh nhân suy tim cần nghỉ ngơi tuyệt đối, kể cả việc tiếp xúc nhiều, phải nói nhiều.
Chúc bạn khỏe!
Suy thận, tim to, huyết áp cao nên ăn gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 53 tuổi, bị suy thận cấp 1 và tim to, huyết áp cao. Bây giờ mẹ cháu đang chữa trị huyết áp cao trước theo yêu cầu của bác sĩ. Trong ăn uống thì cần tránh đồ ăn và hoa quả nào ạ? Và đồ ăn cũng như hoa quả nào thì tốt ạ. Bác sĩ hãy trả lời giúp cháu ạ.
Cháu xin cảm ơn ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Cao huyết áp (CHA) là căn bệnh nguy hiểm bởi nó gây ra các biến chứng nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng biến chứng thường đột ngột và tàn khốc, do đó cao huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Các biến chứng của CHA:
Tại tim, CHA gây phì đại tim, suy tim. CHA gây bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…
Tại não, CHA gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người. CHA gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận.
Tại mắt CHA gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù.
Tất cả biến chứng này làm bệnh nặng dần lên, tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Mẹ cháu bị cao huyết áp, ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mẹ cháu cần tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích… Những loại thực phẩm nên dùng là:
Cần tây: dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Mẹ cháu có thể dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo biểu hiện đau đầu.
Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rốiloạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè – thu.
Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thựcphẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5 ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Có thể dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn rất hay.
Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp. Mỗi ngày, mẹ cháu có thể dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Táo: là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, mẹ cháu nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen…đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Mẹ cháu nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…
Chúc mẹ cháu mạnh khỏe!
Người bị bệnh tim- huyết áp thấp có thể tập Aerobic không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi. Em hay bị đau tức ngực và bị huyết áp thấp. Thông thường huyết áp em luôn ở mức 9 – 10. Đi khám ở bệnh viện Chợ Rẫy thì kết quả khoa Tim là nhịp nhanh xoang, khoa Nội thần kinh thì em bị đau đầu căng cơ. Cho em hỏi vậy em có thể tập Aerobic mỗi ngày được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nhịp nhanh xoang có thể là sinh lý, có thể do bệnh lý. Với những tình huống nhịp nhanh xoang sinh lý như do lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, do thuốc và các chất kích thích…em có thể tập Aerobic. Với những tình huống nhịp nhanh xoang do bệnh lý, nhất là những bệnh lý tthuộc tim mạch (suy tim , bệnh van tim, bệnh màng ngoài tim…) và chưa được chữa trị ổn định thì em chưa nên tập Aerobic.
Thân mến!
Suy tim do bị hở van tim
Câu hỏi bởi: 1696815881
Chào bác sĩ.
Tôi tên là Nhân, năm nay 49 tuổi, ở Hà Tây. Cách đây 6,7 tháng về trước do phải gặt hái cho vụ mùa đông xuân nên tôi làm hơi quá sức. Vài ngày sau đó tôi thấy trong người mệt mỏi, có triệu chứng ngực đau tức và khó thở. Tôi đi khám tại Bệnh viện Việt Đức thì được chẩn đoán là bị hở van tim và tim to hơn bình thường, bệnh viện cho thuốc về uống được một thời gian. Sau đó tôi đi khám lại thì kết quả không đỡ hơn nhiều. Từ đó đến nay tôi vẫn dùng thuốc đều đặn. Vậy xin hỏi bác sĩ là nếu tôi tiếp tục ở nhà dùng thuốc như thế liệu có ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ sau này không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Theo như lời kể thì năm nay bạn 49 tuổi, gần đây xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau tức ngực, các bác sĩ chẩn đoán là bị hở van tim và tim to hơn bình thường. Như vậy là bạn đã bị suy tim nguyên nhân do hở van tim. Thông thường tim của chúng ta có 4 van, bao gồm: Van hai lá (chắn giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái), van ba lá (ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải), van động mạch chủ hay còn được gọi là van tổ chim (ngăn giữa tâm thất trái và động mạch chủ) và van động mạch phổi (ngăn giữa động mạch phổi và tâm nhĩ phải). Bình thường các van này có tác dụng chỉ cho máu lưu thông theo một chiều và không thể chảy ngược lại được. Khi bị hở, các van sẽ đóng không kín. Khi đó mỗi lần tim co bóp, máu sẽ trào ngược qua lỗ van, lâu dần khiến tim phải hoạt động quá sức, dẫn đến suy tim.
Những biểu hiện mà bạn gặp phải như đau tức ngực, khó thở, nhất là khi làm việc nặng, tim to chính là những triệu chứng của suy tim. Bạn đã đi khám tại Bệnh viện Việt Đức và được các bác sĩ cho thuốc về chữa trị. Với suy tim do hở van tim, thuốc có tác dụng hỗ trợ sự co bóp của tim. Tuy nhiên, suy tim là một bệnh mãn tính, vì thế việc uống thuốc lâu dài, có thể là cả đời theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là rất cần thiết. Bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào (nếu đang hút).
– Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
– Cân hàng ngày để xem có tăng cân không, nếu tăng cân cần chú ý đến tình trạng phù.
– Theo dõi lượng chất lỏng đưa vào cơ thể mỗi ngày, bao gồm nước uống, nước canh, v.v…
– Theo dõi huyết áp hàng ngày.
– Giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo lời khuyên của bác sĩ.
– Bỏ hoặc hạn chế bia rượu, cà phê.
– Ăn chế độ ăn có lợi cho tim, ít muối và chất béo bão hòa.
– Ăn nhạt và ăn ít những thức ăn có muối.
– Tập thể dục thường xuyên.
– Nghỉ ngơi đầy đủ. Thuốc không thể làm hết tình trạng hở van tim cũng như không thể giúp tim “nhỏ” trở lại, song sẽ giúp bệnh không nặng thêm.
Với những tình huống van tim bị tổn thương nhiều, có thể phải phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van tim. Nếu còn lo lắng, bạn có thể đi khám lại các cơ sở chuyên khoa Tim mạch như Bệnh viện Tim mạch Trung ương hoặc Bệnh viện Tim mạch Hà Nội. Điều quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ và đi khám kiểm tra thường xuyên theo lịch hẹn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare