Không phải ai cũng nên đặt vòng tránh thai! Vậy làm cách nào để biết trong trường hợp nào cần tránh đặt vòng? Hãy lắng nghe những tư vấn dưới đây từ các bác sĩ sản phụ khoa.
Bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể đặt vòng tránh thai được không?
Câu hỏi bởi: me longhung
Chào bác sĩ.
Cháu 31 tuổi, bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang chưa qua điều trị, hiện đã sinh hai bé, bé thứ 2 được 1 tuổi. Xin hỏi bác sĩ cháu có thể đặt vòng tránh thai được không?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đã sinh bé thứ 2 và hiện giờ muốn kế hoạch hóa gia đình bằng đặt vòng, việc này là hợp lý. Điều đáng lưu tâm nhất là đặt vòng phải được thực hiện tại cơ sở y tế có chuyên môn và cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời phải đi khám định kỳ hàng năm để kiểm tra tình trạng của vòng, cũng như tình trạng sức khoẻ. Do vậy, cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để khám, kiểm tra. Ngoài được giải đáp đặt vòng tránh thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng buồng trứng đa nang và có hướng khắc phục thích hợp.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Sinh con đã được 2 tháng có được đặt vòng tránh thai không?
Câu hỏi bởi: huyenhuyen
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Em đã sinh con được 2 tháng nhưng chưa có kinh nguyệt thì có đặt được vòng tránh thai không? Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Em mới sinh con được 2 tháng và chưa có kinh nguyệt. Em không nói rõ em sinh con là sinh thường hay sinh mổ? Em có cho con bú mẹ hoàn toàn không? Từ khi sinh con đến giờ em đã quan hệ tình dục chưa? Khi quan hệ tình dục có dùng biện pháp tránh thai nào không? Những yếu tố này đều ảnh hưởng tới việc đặt vòng tránh thai của em.
Thường thì sau khi sinh con, người mẹ phải chờ tử cung hồi phục và trở lại kích thước bình thường (khoảng 2-3 tháng), lúc đó mới nên đặt vòng tránh thai. Nếu người mẹ chờ lâu hơn thì tử cung hồi phục hoàn toàn hơn, việc đặt vòng tránh thai sẽ tốt hơn. Nếu em sinh mổ thì phải chờ 6 tháng sau khi sinh con mới được đặt vòng tránh thai. Khi tử cung chưa hồi phục (cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng) mà đặt vòng tránh thai thì có nguy cơ rơi vòng tránh thai ra ngoài. Thời điểm đặt vòng tránh thai lý tưởng nhất là vào ngày thứ 3 hoặc 4 sau khi sạch kinh.
Trường hợp của em, em đã sinh con được 2 tháng, nếu em sinh thường thì tốt nhất em nên kiêng quan hệ tình dục 2 tuần, sau đó em đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Sản phụ, các bác sĩ sẽ thử test để chắc chắn em không có thai, không bị viêm nhiễm sinh dục và đặt vòng cho em.
Chúc em mạnh khoẻ!
Sinh được 4 tháng dùng phương pháp đặt vòng tránh thai có được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Sau khi sinh em bé xong em muốn tránh thai bằng phương pháp đặt vòng tránh thai nhưng em chưa có kinh nguyệt lại (mới 4 tháng) thì có được không? Em mới sinh hoạt tình dục lại sau sinh thì thấy ra máu. Đó là máu gì? Có nguy hiểm không? Chờ bác sĩ trả lời sớm.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn.
Thời kỳ hậu sản là thời kỳ từ khi sinh đến 42 ngày sau, trong thời kỳ này bạn có sản dịch có thể có chút máu trong những ngày đầu. Hết thời kỳ hậu sản tử cung phần phụ sẽ trở về trạng thái bình thường. Nếu bạn đã bị ra máu thì quan hệ tình dục bạn phải áp dụng biện pháp tránh thai. Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) được áp dụng tại cơ sở y tế bạn cần đi khám để kiểm tra xem có chống chỉ định không. Nếu có chống chỉ định mới đặt được. Bạn hãy đi khám chuyên khoa Sản để kiểm tra xem máu chảy ra đó là gì nhé, cần khám mới có kết quả và có hướng chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Đặt vòng tránh thai có gây khó thụ thai sau khi tháo không?
Câu hỏi bởi: toan dang
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cháu có 1 người bạn. Bạn cháu là nữ, năm nay 20 tuổi và đang là sinh viên. Bạn cháu sắp lấy chồng tuy nhiên do còn đang đi học lên bạn chưa muốn có em bé sớm. Mẹ chồng bạn có khuyên bạn đi đặt vòng cho an toàn nhưng có 1 số người lại nói là đặt vòng sau khó có em bé vì bạn cháu chưa sinh lần nào. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nếu bây giờ bạn cháu đi đặt vòng có tác động gì tới việc có con sau này hay không? Ngoài biện pháp đặt vòng bạn cháu có thể tránh thai bằng biện pháp nào nữa không? Sử dụng thuốc tránh thai khoảng 2 năm có tác động không thưa bác sĩ? Bạn cháu muốn 2 năm nữa mới có em bé. Rất mong sớm có câu trả lời từ phía bác sĩ.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Phụ nữ nếu chưa đẻ con thì không nên tránh thai bằng phương pháp đặt vòng mà nên áp dụng 2 phương pháp tránh thai sau: nam thì dùng bao cao su còn nữ thì sử dụng thuốc uống tránh thai hàng ngày. Hiện nay còn có cả phương pháp cấy que tránh thai dưới da cũng có tác dụng tránh thai tốt. Đây là các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả. Chị em có thể có thai lại sau khi ngừng các biện pháp tránh thai. Nhiều cặp vợ chồng sau khi ngừng các biện pháp tránh thai vẫn không thấy thai, có thể do nhiều lí do nhưng trong đó có lí do viêm nhiễm. Trong quá trình quan hệ tình dục, người phụ nữ có thể bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị viêm nhiễm phụ khoa gây viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau, ngăn cản quá trình làm tổ của hợp tử trong buồng tử cung. Đó là lí do gây vô sinh. Vì vậy, bạn của bạn sau khi cưới không nên kế hoạch hoặc nếu kế hoạch thì cũng không nên quá lâu để hạn chế nguy cơ vô sinh.
Chúc bạn khỏe!
Bị rong kinh do uống thuốc tránh thai có nên đặt vòng?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, đã sinh được một bé gái tròn 15 tháng. Sau khi sinh được một tháng cháu xuất hiện kinh bình thường nên cháu có sử dụng thuốc tránh thai uống hàng ngày dành cho bà mẹ đang cho con bú. Dùng được 1 thời gjan cháu gầy dần đi, kinh nguyệt cháu không bình thường. Cháu hay bị rong kinh kéo dài nhưng lượng kinh ra ít và có màu đen. Cháu thấy người mệt mỏi. Từ khi uống thuốc tránh thai, cháu xuất hiện kinh 2 lần trong một tháng và mỗi lần xuất kinh đều kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Có tháng cháu rong kinh cả tháng nhưng kinh ra ít và có màu đen nên cháu cũng không lo lắng lắm nên không đi khám. Giờ cháu vẫn đang uống thuốc tránh thai và vẫn xuất kinh 2 lần trong một tháng. Hiện nay cháu đã cai sữa con được 3 tháng. Nếu giờ cháu chuyển sang uống thuốc tránh thai loại khác thì có bị sao không và với tình trạng xuất hiện kinh như vậy, cháu muốn đặt vòng có được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Viên thuốc tránh thai hàng ngày khi uống cần phải chính xác theo hướng dẫn. Trong tình huống cháu dùng thuốc đều, đúng giờ mà tình trạng ra huyết vẫn xảy ra thì cần xác định xem có vấn đề khác đi kèm như u xơ tử cung, Polyp tử cung, viêm niêm mạc tử cung không. Nếu không có bệnh lý nào thì cháu có thể chuyển sang uống thuốc tránh thai loại khác, có thể sẽ không có tác dụng phụ như vậy.
Còn về việc đặt vòng, cháu nên cân nhắc. Hiện tại kinh nguyệt của cháu đã không bình thường mà tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những triệu chứng lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có tình huống kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Tỷ lệ phát sinh của nó khoảng 15% – 20%, đây thường là lí do phải chấm dứt việc sử dụng vòng tránh thai. Tuy rằng những tác dụng phụ này thường phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên đặt vòng, dần dần chúng sẽ không còn nữa nhưng có thể vẫn gây tác động cho cháu. Cháu có thể sử dụng các phương pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su…
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể đặt vòng tránh thai được không?
Câu hỏi bởi: me longhung
Chào bác sĩ.
Cháu 31 tuổi, bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang chưa qua điều trị, hiện đã sinh hai bé, bé thứ 2 được 1 tuổi. Xin hỏi bác sĩ cháu có thể đặt vòng tránh thai được không?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đã sinh bé thứ 2 và hiện giờ muốn kế hoạch hóa gia đình bằng đặt vòng, việc này là hợp lý. Điều đáng lưu tâm nhất là đặt vòng phải được thực hiện tại cơ sở y tế có chuyên môn và cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời phải đi khám định kỳ hàng năm để kiểm tra tình trạng của vòng, cũng như tình trạng sức khoẻ. Do vậy, cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để khám, kiểm tra. Ngoài được giải đáp đặt vòng tránh thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng buồng trứng đa nang và có hướng khắc phục thích hợp.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Sinh con đã được 2 tháng có được đặt vòng tránh thai không?
Câu hỏi bởi: huyenhuyen
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Em đã sinh con được 2 tháng nhưng chưa có kinh nguyệt thì có đặt được vòng tránh thai không? Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Em mới sinh con được 2 tháng và chưa có kinh nguyệt. Em không nói rõ em sinh con là sinh thường hay sinh mổ? Em có cho con bú mẹ hoàn toàn không? Từ khi sinh con đến giờ em đã quan hệ tình dục chưa? Khi quan hệ tình dục có dùng biện pháp tránh thai nào không? Những yếu tố này đều ảnh hưởng tới việc đặt vòng tránh thai của em.
Thường thì sau khi sinh con, người mẹ phải chờ tử cung hồi phục và trở lại kích thước bình thường (khoảng 2-3 tháng), lúc đó mới nên đặt vòng tránh thai. Nếu người mẹ chờ lâu hơn thì tử cung hồi phục hoàn toàn hơn, việc đặt vòng tránh thai sẽ tốt hơn. Nếu em sinh mổ thì phải chờ 6 tháng sau khi sinh con mới được đặt vòng tránh thai. Khi tử cung chưa hồi phục (cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng) mà đặt vòng tránh thai thì có nguy cơ rơi vòng tránh thai ra ngoài. Thời điểm đặt vòng tránh thai lý tưởng nhất là vào ngày thứ 3 hoặc 4 sau khi sạch kinh.
Trường hợp của em, em đã sinh con được 2 tháng, nếu em sinh thường thì tốt nhất em nên kiêng quan hệ tình dục 2 tuần, sau đó em đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Sản phụ, các bác sĩ sẽ thử test để chắc chắn em không có thai, không bị viêm nhiễm sinh dục và đặt vòng cho em.
Chúc em mạnh khoẻ!
Sinh được 4 tháng dùng phương pháp đặt vòng tránh thai có được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Sau khi sinh em bé xong em muốn tránh thai bằng phương pháp đặt vòng tránh thai nhưng em chưa có kinh nguyệt lại (mới 4 tháng) thì có được không? Em mới sinh hoạt tình dục lại sau sinh thì thấy ra máu. Đó là máu gì? Có nguy hiểm không? Chờ bác sĩ trả lời sớm.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn.
Thời kỳ hậu sản là thời kỳ từ khi sinh đến 42 ngày sau, trong thời kỳ này bạn có sản dịch có thể có chút máu trong những ngày đầu. Hết thời kỳ hậu sản tử cung phần phụ sẽ trở về trạng thái bình thường. Nếu bạn đã bị ra máu thì quan hệ tình dục bạn phải áp dụng biện pháp tránh thai. Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) được áp dụng tại cơ sở y tế bạn cần đi khám để kiểm tra xem có chống chỉ định không. Nếu có chống chỉ định mới đặt được. Bạn hãy đi khám chuyên khoa Sản để kiểm tra xem máu chảy ra đó là gì nhé, cần khám mới có kết quả và có hướng chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Đặt vòng tránh thai có gây khó thụ thai sau khi tháo không?
Câu hỏi bởi: toan dang
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cháu có 1 người bạn. Bạn cháu là nữ, năm nay 20 tuổi và đang là sinh viên. Bạn cháu sắp lấy chồng tuy nhiên do còn đang đi học lên bạn chưa muốn có em bé sớm. Mẹ chồng bạn có khuyên bạn đi đặt vòng cho an toàn nhưng có 1 số người lại nói là đặt vòng sau khó có em bé vì bạn cháu chưa sinh lần nào. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nếu bây giờ bạn cháu đi đặt vòng có tác động gì tới việc có con sau này hay không? Ngoài biện pháp đặt vòng bạn cháu có thể tránh thai bằng biện pháp nào nữa không? Sử dụng thuốc tránh thai khoảng 2 năm có tác động không thưa bác sĩ? Bạn cháu muốn 2 năm nữa mới có em bé. Rất mong sớm có câu trả lời từ phía bác sĩ.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Phụ nữ nếu chưa đẻ con thì không nên tránh thai bằng phương pháp đặt vòng mà nên áp dụng 2 phương pháp tránh thai sau: nam thì dùng bao cao su còn nữ thì sử dụng thuốc uống tránh thai hàng ngày. Hiện nay còn có cả phương pháp cấy que tránh thai dưới da cũng có tác dụng tránh thai tốt. Đây là các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả. Chị em có thể có thai lại sau khi ngừng các biện pháp tránh thai. Nhiều cặp vợ chồng sau khi ngừng các biện pháp tránh thai vẫn không thấy thai, có thể do nhiều lí do nhưng trong đó có lí do viêm nhiễm. Trong quá trình quan hệ tình dục, người phụ nữ có thể bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị viêm nhiễm phụ khoa gây viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau, ngăn cản quá trình làm tổ của hợp tử trong buồng tử cung. Đó là lí do gây vô sinh. Vì vậy, bạn của bạn sau khi cưới không nên kế hoạch hoặc nếu kế hoạch thì cũng không nên quá lâu để hạn chế nguy cơ vô sinh.
Chúc bạn khỏe!
Bị rong kinh do uống thuốc tránh thai có nên đặt vòng?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, đã sinh được một bé gái tròn 15 tháng. Sau khi sinh được một tháng cháu xuất hiện kinh bình thường nên cháu có sử dụng thuốc tránh thai uống hàng ngày dành cho bà mẹ đang cho con bú. Dùng được 1 thời gjan cháu gầy dần đi, kinh nguyệt cháu không bình thường. Cháu hay bị rong kinh kéo dài nhưng lượng kinh ra ít và có màu đen. Cháu thấy người mệt mỏi. Từ khi uống thuốc tránh thai, cháu xuất hiện kinh 2 lần trong một tháng và mỗi lần xuất kinh đều kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Có tháng cháu rong kinh cả tháng nhưng kinh ra ít và có màu đen nên cháu cũng không lo lắng lắm nên không đi khám. Giờ cháu vẫn đang uống thuốc tránh thai và vẫn xuất kinh 2 lần trong một tháng. Hiện nay cháu đã cai sữa con được 3 tháng. Nếu giờ cháu chuyển sang uống thuốc tránh thai loại khác thì có bị sao không và với tình trạng xuất hiện kinh như vậy, cháu muốn đặt vòng có được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Viên thuốc tránh thai hàng ngày khi uống cần phải chính xác theo hướng dẫn. Trong tình huống cháu dùng thuốc đều, đúng giờ mà tình trạng ra huyết vẫn xảy ra thì cần xác định xem có vấn đề khác đi kèm như u xơ tử cung, Polyp tử cung, viêm niêm mạc tử cung không. Nếu không có bệnh lý nào thì cháu có thể chuyển sang uống thuốc tránh thai loại khác, có thể sẽ không có tác dụng phụ như vậy.
Còn về việc đặt vòng, cháu nên cân nhắc. Hiện tại kinh nguyệt của cháu đã không bình thường mà tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những triệu chứng lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có tình huống kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Tỷ lệ phát sinh của nó khoảng 15% – 20%, đây thường là lí do phải chấm dứt việc sử dụng vòng tránh thai. Tuy rằng những tác dụng phụ này thường phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên đặt vòng, dần dần chúng sẽ không còn nữa nhưng có thể vẫn gây tác động cho cháu. Cháu có thể sử dụng các phương pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su…
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare