Hưng – trầm cảm (hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực) là bệnh tâm thần với hai giai đoạn chính: hưng cảm và trầm cảm. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh này, nhưng có thể phát hiện qua một vài triệu chứng.
Triệu chứng bệnh hưng- trầm cảm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Cháu là nữ 21t sinh viên năm 2, lúc nhỏ cháu từng bị tự kỉ giờ đã khỏi, hoàn cảnh của cháu cũng không tốt lắm nên cũng chịu rất nhìu áp lực. Dạo này cháu cảm thấy bản thân rất lạ, có những lúc cháu cảm thấy rất tốt rất năng động và có hứng thú làm việc này nọ, học bài rất nhanh, rất có niềm tin vào cuộc sống. Nhưng có những lúc cháu lại cảm thấy hoàn toàn ngược lại, suy sụp hẳn đi hoàn toàn không có niềm tin để sống, rất dễ kích động và có những suy nghĩ tiêu cực, sống xa lánh bạn bè. Gần đây chủ yếu cháu cảm thấy mất tinh thần nhiều hơn, cháu thường làm việc theo cảm hứng nếu có hứng thì cháu làm gì cũng thành công, chỉ muốn ở nhà một mình, trí nhớ cháu cũng không tốt rất hay quên. Thật sự cháu thấy rất hoang mang vì bản thân cứ lúc này lúc khác. Có phải cháu bị bệnh tâm thần không ạ?, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cám ơn bác sĩ.
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Những biểu hiện mà bạn chia sẻ rất có thể bạn đã mắc bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo về bệnh này nhé.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế ( trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Nguyên nhân: nguyên nhân chính xác của bệnh hiện nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự mất cân bằng sinh hoá trong não đặc biệt là hệ Norepinephrine, Serotonin và các chất sinh hoá khác. Yếu tố di truyền cũng được đề cập.
Triệu chứng của bệnh: thường được chia làm 3 nhóm sau.
– Hưng cảm: Người mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường có các biểu hiện hưng phấn, cởi mở hoặc cáu kỉnh, tự cao, nhiều ý tưởng, ngủ ít hoặc mất ngủ kéo dài, nói nhiều. Dễ nổi cáu, dễ bị kích thích hoặc suy nhược, dễ có các hành vi xung động như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu và ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi không nghĩ đến sự nguy hại…
– Trầm cảm: Gồm các biểu hiện như:khí sắc trầm, thay đổi cân nặng, rối loạn giấc ngủ, mất sinh lực, dễ mệt mỏi, vận động chậm chạp. Cảm giác kích thích hoặc suy nhược, luôn cảm thấy vô giá trị, khó tập trung chú ý. Mất quan tâm thích thú trong công việc, sinh hoạt vui chơi giải trí, đôi khi có ý tưởng tự sát.
– Kết hợp cả pha hưng cảm và trầm cảm: Người bệnh thường có biểu hiện khi hưng phấn, khi lại trầm ngâm. Nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ phát triển, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt là sức khỏe của chính người bệnh.
Để chuẩn đoán chính xác bệnh của bạn, bạn cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh qua phỏng vấn, trắc nghiệm, khai thác bệnh sử và các xét nghiệm liên quan.Để có bằng chứng khách quan, bác sỹ còn phỏng vấn gia đình, bạn bè người bệnh. Đôi khi các pha hưng cảm bị bỏ sót dẫn đến chỉ chẩn đoán là bị trầm cảm đơn thuần. Thông qua đánh giá các triệu chứng bác sỹ sẽ kết luận trạng thái bệnh lý của người bệnh, và sẽ có cách điều trị bệnh hợp lý.
Xem thêm:
Chúc bạn nhanh ổn định và học tập tốt.
Cảm xúc bất thường, phấn khích quá mức, đôi lúc tự cao nhưng có khi lại tự ti, dễ nổi nóng, có phải bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi: Tú Vi
Chào bác sĩ
Cháu năm nay 13 tuổi nhưng gần đây cháu thấy cảm xúc của cháu bất thường nên lên mạng tìm hiểu thì thấy cháu có hết những triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Cháu là người vui vẻ nhưng phấn khích quá mức, đôi lúc tự cao nhưng có khi lại tự ti. Dạo này cháu ngủ ít hơn 2-3 tiếng vì ban đêm cháu hay suy nghĩ miên man. Cháu đãng trí, nói chuyện một mình, dễ mất tập trung, nói nhanh, tâm trí cháu luôn dồn dập các suy nghĩ, tất cả những điều này đều có từ nhỏ. Cháu dễ nổi nóng vì những chuyện nhỏ nhặt như quên mua đồ ăn cho cháu… Sau những cơn nóng giận, cháu khóc và có ý định tự tử vì nghĩ mọi người không quan tâm đến cháu. Cháu cũng rất sợ bị bỏ rơi và thường giấu cảm xúc cho riêng mình, cháu rất ngại khi chia sẻ cảm xúc với người khác. Trước đây, cháu từng bị trầm cảm nhẹ và nó y hệt như giai đoạn trầm cảm của bệnh. Nhiều mối quan hệ của cháu bị nứt vỡ vì bỗng nhưng cháu thấy chán ghét, không muốn quen biết họ mà không có lý do. Cháu muốn hỏi bác sĩ liệu cháu có bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay không và nếu có thì phải điều trị như thế nào ạ?
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có lẽ cháu bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn hưng trầm cảm. Đó là một rối loạn cảm xúc tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Khi bị bệnh này, người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế. Bệnh có tính chu kỳ xen giữa hưng phấn và ức chế. Nguyên nhân chính xác của bệnh đến nay vẫn chưa được làm rõ. Căn bệnh này hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc và trị liệu tâm lý. Cháu nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa tâm thần học để được chẩn đoán chính xác bệnh và giải đáp chữa trị cụ thể càng sớm càng tốt. Cháu cần xác định đây là bệnh phải được chữa trị lâu dài và kết hợp nhiều cách và nên nhờ tới sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em có người nhà bị trầm cảm được mấy tháng rồi nhưng dạo này hoang tưởng nhiều hơn và còn có triệu chứng đập phá. Người nhà đã đưa đi khám, bệnh viện chẩn đoán người thân của em bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Bệnh này liệu có chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên các biểu hiện của bệnh có thể kiểm soát được. Điều trị bằng cả thuốc men và các trị liệu tâm lý. Trị liệu tâm lý bao gồm các trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và các rối loạn tâm thần khác bằng các buổi tâm lý cá nhân của các thầy thuốc chuyên khoa Tâm thần. Thuốc men cho người bệnh được các bác sĩ chỉ định tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng đáp ứng của từng người bệnh. Sau giai đoạn cấp tính, người bệnh được dùng thuốc chữa trị duy trì để chống tái phát.
Người nhà bạn nên được đưa đến bệnh viện để việc chữa trị hiệu quả hơn nhé.
Chúc gia đình sức khỏe!
Biện pháp tiết chế rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi: sumin
Chào bác sĩ!
Con 15 tuổi, có biểu hiện rối loạn cảm xúc lưỡng cực được khoảng vài năm nay. Bắt đầu trong khoảng con dậy thì cuối năm lớp 5. Thường hay tạo ra câu chuyện rồi tự đối đáp mình. Mấy năm sau, con buộc phải chuyển trường, con bị sốc nặng, cảm thấy không muốn nói chuyện tiếp xúc với ai. Vào trường mới do không kiềm chế cảm xúc nên đã xảy ra ẩu đả với người khác. Con lại phải chuyển sang một ngôi trường khác nhưng lần này con tiếp tục bị bạn hội đồng. Trong lúc hoang mang trong đầu con chỉ nghĩ tìm đủ mọi cách để về trường cũ và sau khoảng thời gian đó con hay cáu gắt, dễ nổi giận và thích trong bóng tối. Thời gian sau con cũng đã hòa nhập được với mấy bạn trong lớp nhưng vẫn còn thói quen đối đáp một mình. Vui thì thái quá mà buồn thì đau khổ tuyệt đối, dễ kích ứng và gây hại cho người khác nhưng sau đó cảm thấy mình rất dằn vặt, có lỗi nhưng không kiềm chế được bản thân. Vậy mong bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho con.
Con cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có lẽ bạn bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đó là một rối loạn cảm xúc tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế. Bệnh có tính chu kỳ xen giữa hưng phấn và ức chế. Nguyên nhân đích thực của bệnh đến nay vẫn chưa được làm rõ. Hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu bệnh này, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc và trị liệu tâm lý. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để được chuẩn đoán chính xác bệnh và giải đáp chữa trị cụ thể càng sớm càng tốt nhé.
Chúc bạn vui sống!
Bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm khác. Em bị bệnh đã ba năm. Triệu chứng em là ăn là bị nôn. Cả người run. Nếu không uống thuốc thì khó ngủ. Nếu đi làm thì không đủ sức khỏe và sẻ nhập viện lại. Xin cho em được hỏi bệnh em thì có chữa khỏi không và cách chữa trị như thế nào.
Em xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các rối loạn khác làm cho người bệnh cách biệt với môi trường xung quanh, giảm chất lượng cuộc sống.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên các biểu hiện của bệnh có thể kiểm soát được. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, em nên kết hợp cả chữa trị tâm lý. Ngoài ra em cần giữ sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ. Em nên nhớ là trong bệnh của em, nếu chữa trị tích cực bệnh sẽ cải thiện dần chứ không khỏi ngay được vì thế không nên quá lo lắng khi thấy bệnh tiến triển chậm. Giữ tinh thần lạc quan cũng là một điều cần thiết để không làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Chúc em mạnh khỏe!
Triệu chứng bệnh hưng- trầm cảm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Cháu là nữ 21t sinh viên năm 2, lúc nhỏ cháu từng bị tự kỉ giờ đã khỏi, hoàn cảnh của cháu cũng không tốt lắm nên cũng chịu rất nhìu áp lực. Dạo này cháu cảm thấy bản thân rất lạ, có những lúc cháu cảm thấy rất tốt rất năng động và có hứng thú làm việc này nọ, học bài rất nhanh, rất có niềm tin vào cuộc sống. Nhưng có những lúc cháu lại cảm thấy hoàn toàn ngược lại, suy sụp hẳn đi hoàn toàn không có niềm tin để sống, rất dễ kích động và có những suy nghĩ tiêu cực, sống xa lánh bạn bè. Gần đây chủ yếu cháu cảm thấy mất tinh thần nhiều hơn, cháu thường làm việc theo cảm hứng nếu có hứng thì cháu làm gì cũng thành công, chỉ muốn ở nhà một mình, trí nhớ cháu cũng không tốt rất hay quên. Thật sự cháu thấy rất hoang mang vì bản thân cứ lúc này lúc khác. Có phải cháu bị bệnh tâm thần không ạ?, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cám ơn bác sĩ.
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Những biểu hiện mà bạn chia sẻ rất có thể bạn đã mắc bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo về bệnh này nhé.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế ( trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Nguyên nhân: nguyên nhân chính xác của bệnh hiện nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự mất cân bằng sinh hoá trong não đặc biệt là hệ Norepinephrine, Serotonin và các chất sinh hoá khác. Yếu tố di truyền cũng được đề cập.
Triệu chứng của bệnh: thường được chia làm 3 nhóm sau.
– Hưng cảm: Người mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường có các biểu hiện hưng phấn, cởi mở hoặc cáu kỉnh, tự cao, nhiều ý tưởng, ngủ ít hoặc mất ngủ kéo dài, nói nhiều. Dễ nổi cáu, dễ bị kích thích hoặc suy nhược, dễ có các hành vi xung động như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu và ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi không nghĩ đến sự nguy hại…
– Trầm cảm: Gồm các biểu hiện như:khí sắc trầm, thay đổi cân nặng, rối loạn giấc ngủ, mất sinh lực, dễ mệt mỏi, vận động chậm chạp. Cảm giác kích thích hoặc suy nhược, luôn cảm thấy vô giá trị, khó tập trung chú ý. Mất quan tâm thích thú trong công việc, sinh hoạt vui chơi giải trí, đôi khi có ý tưởng tự sát.
– Kết hợp cả pha hưng cảm và trầm cảm: Người bệnh thường có biểu hiện khi hưng phấn, khi lại trầm ngâm. Nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ phát triển, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt là sức khỏe của chính người bệnh.
Để chuẩn đoán chính xác bệnh của bạn, bạn cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh qua phỏng vấn, trắc nghiệm, khai thác bệnh sử và các xét nghiệm liên quan.Để có bằng chứng khách quan, bác sỹ còn phỏng vấn gia đình, bạn bè người bệnh. Đôi khi các pha hưng cảm bị bỏ sót dẫn đến chỉ chẩn đoán là bị trầm cảm đơn thuần. Thông qua đánh giá các triệu chứng bác sỹ sẽ kết luận trạng thái bệnh lý của người bệnh, và sẽ có cách điều trị bệnh hợp lý.
Xem thêm:
Cảm xúc bất thường, phấn khích quá mức, đôi lúc tự cao nhưng có khi lại tự ti, dễ nổi nóng, có phải bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi: Tú Vi
Chào bác sĩ
Cháu năm nay 13 tuổi nhưng gần đây cháu thấy cảm xúc của cháu bất thường nên lên mạng tìm hiểu thì thấy cháu có hết những triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Cháu là người vui vẻ nhưng phấn khích quá mức, đôi lúc tự cao nhưng có khi lại tự ti. Dạo này cháu ngủ ít hơn 2-3 tiếng vì ban đêm cháu hay suy nghĩ miên man. Cháu đãng trí, nói chuyện một mình, dễ mất tập trung, nói nhanh, tâm trí cháu luôn dồn dập các suy nghĩ, tất cả những điều này đều có từ nhỏ. Cháu dễ nổi nóng vì những chuyện nhỏ nhặt như quên mua đồ ăn cho cháu… Sau những cơn nóng giận, cháu khóc và có ý định tự tử vì nghĩ mọi người không quan tâm đến cháu. Cháu cũng rất sợ bị bỏ rơi và thường giấu cảm xúc cho riêng mình, cháu rất ngại khi chia sẻ cảm xúc với người khác. Trước đây, cháu từng bị trầm cảm nhẹ và nó y hệt như giai đoạn trầm cảm của bệnh. Nhiều mối quan hệ của cháu bị nứt vỡ vì bỗng nhưng cháu thấy chán ghét, không muốn quen biết họ mà không có lý do. Cháu muốn hỏi bác sĩ liệu cháu có bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay không và nếu có thì phải điều trị như thế nào ạ?
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có lẽ cháu bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn hưng trầm cảm. Đó là một rối loạn cảm xúc tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Khi bị bệnh này, người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế. Bệnh có tính chu kỳ xen giữa hưng phấn và ức chế. Nguyên nhân chính xác của bệnh đến nay vẫn chưa được làm rõ. Căn bệnh này hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc và trị liệu tâm lý. Cháu nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa tâm thần học để được chẩn đoán chính xác bệnh và giải đáp chữa trị cụ thể càng sớm càng tốt. Cháu cần xác định đây là bệnh phải được chữa trị lâu dài và kết hợp nhiều cách và nên nhờ tới sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em có người nhà bị trầm cảm được mấy tháng rồi nhưng dạo này hoang tưởng nhiều hơn và còn có triệu chứng đập phá. Người nhà đã đưa đi khám, bệnh viện chẩn đoán người thân của em bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Bệnh này liệu có chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên các biểu hiện của bệnh có thể kiểm soát được. Điều trị bằng cả thuốc men và các trị liệu tâm lý. Trị liệu tâm lý bao gồm các trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và các rối loạn tâm thần khác bằng các buổi tâm lý cá nhân của các thầy thuốc chuyên khoa Tâm thần. Thuốc men cho người bệnh được các bác sĩ chỉ định tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng đáp ứng của từng người bệnh. Sau giai đoạn cấp tính, người bệnh được dùng thuốc chữa trị duy trì để chống tái phát.
Người nhà bạn nên được đưa đến bệnh viện để việc chữa trị hiệu quả hơn nhé.
Chúc gia đình sức khỏe!
Biện pháp tiết chế rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi: sumin
Chào bác sĩ!
Con 15 tuổi, có biểu hiện rối loạn cảm xúc lưỡng cực được khoảng vài năm nay. Bắt đầu trong khoảng con dậy thì cuối năm lớp 5. Thường hay tạo ra câu chuyện rồi tự đối đáp mình. Mấy năm sau, con buộc phải chuyển trường, con bị sốc nặng, cảm thấy không muốn nói chuyện tiếp xúc với ai. Vào trường mới do không kiềm chế cảm xúc nên đã xảy ra ẩu đả với người khác. Con lại phải chuyển sang một ngôi trường khác nhưng lần này con tiếp tục bị bạn hội đồng. Trong lúc hoang mang trong đầu con chỉ nghĩ tìm đủ mọi cách để về trường cũ và sau khoảng thời gian đó con hay cáu gắt, dễ nổi giận và thích trong bóng tối. Thời gian sau con cũng đã hòa nhập được với mấy bạn trong lớp nhưng vẫn còn thói quen đối đáp một mình. Vui thì thái quá mà buồn thì đau khổ tuyệt đối, dễ kích ứng và gây hại cho người khác nhưng sau đó cảm thấy mình rất dằn vặt, có lỗi nhưng không kiềm chế được bản thân. Vậy mong bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho con.
Con cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có lẽ bạn bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đó là một rối loạn cảm xúc tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế. Bệnh có tính chu kỳ xen giữa hưng phấn và ức chế. Nguyên nhân đích thực của bệnh đến nay vẫn chưa được làm rõ. Hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu bệnh này, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc và trị liệu tâm lý. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để được chuẩn đoán chính xác bệnh và giải đáp chữa trị cụ thể càng sớm càng tốt nhé.
Chúc bạn vui sống!
Bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm khác. Em bị bệnh đã ba năm. Triệu chứng em là ăn là bị nôn. Cả người run. Nếu không uống thuốc thì khó ngủ. Nếu đi làm thì không đủ sức khỏe và sẻ nhập viện lại. Xin cho em được hỏi bệnh em thì có chữa khỏi không và cách chữa trị như thế nào.
Em xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc thất thường. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các rối loạn khác làm cho người bệnh cách biệt với môi trường xung quanh, giảm chất lượng cuộc sống.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên các biểu hiện của bệnh có thể kiểm soát được. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, em nên kết hợp cả chữa trị tâm lý. Ngoài ra em cần giữ sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ. Em nên nhớ là trong bệnh của em, nếu chữa trị tích cực bệnh sẽ cải thiện dần chứ không khỏi ngay được vì thế không nên quá lo lắng khi thấy bệnh tiến triển chậm. Giữ tinh thần lạc quan cũng là một điều cần thiết để không làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Chúc em mạnh khỏe!
Theo ViCare