Cảm giác đau ở cánh tay, chân, xương chậu và xương sống, chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn,… là những dấu hiệu của còi xương. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những triệu chứng này.
Trẻ ra mồ hôi trộm, tóc gáy thưa có phải còi xương?
Câu hỏi bởi: cốc xanh
Thưa bác sĩ!
Con trai em được 10 tháng tuổi. Hiện cháu chưa mọc răng nhưng cháu đang tập đứng. Ban đêm khi ngủ cháu cũng ra mồ hôi trộm, tóc sau gáy cũng hơi thưa. Bác sĩ cho em hỏi như vậy con em có phải còi xương không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện mà bé nhà bạn đang gặp phải là triệu chứng của tình trạng còi xương do thiếu canxi. Điều trị bằng cách cho bé uống bổ sung thêm canxi và vitamin D3. Ngoài ra, bạn cần cho bé tắm nắng vào buổi sáng để giúp cho cơ thể tăng cường tổng hợp vitamin D3 giúp cho cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Bạn nên đưa bé đi khám Nhi khoa để bác sĩ khám và kê đơn chữa trị cho bé.
Chúc bạn khỏe!
Trẻ ngủ hay giật mình, nôn trớ, khóc đêm, tóc rụng vành khăn có phải còi xương?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con em được 8 tháng. Em sinh thường bé gái 2.9 kg. 8 tháng đầu bé lên trung bình 7,8 lạng/tháng, đến tháng 8 thì không lên. Được 2 tuần tới giờ bé khóc đêm nhiều, ngủ hay giật mình uốn éo, nôn trớ, tóc rụng vành khăn chưa rõ lắm. Ban ngày cũng ngủ ít cũng hay giật mình, ngủ hay trằn trọc và khó ngủ, đổ mồ hôi trộm mồ hôi trán nhiều. Em mới cho bé uống vitamin D3 ngày 1 giọt, phơi nắng 10 phút/ngày thì có tác dụng gì không? Con em như vậy có phải bị còi xương không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn đang có triệu chứng còi xương giai đoạn đầu. Nguyên nhân còi xương ở trẻ độ tuổi này thường do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoóc-môn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh.
Do hiện tượng thiếu vitamin D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương. Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động. Vì vậy việc bạn bổ sung vitamin D3 và cho bé phơi nắng là cần thiết cho bé trong lúc này.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung canxi cho con từ nguồn sữa mẹ (nếu bé còn bú mẹ). Chế độ ăn của bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa. Nếu bé đã ăn dặm thì có thể cho bé ăn tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Bé có thể uống thêm sữa công thức nếu bạn không đủ sữa.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé hay bị ra mồ hôi nhiều ở trán, lưng, gáy khi ngủ có phải bị còi xương?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bé gái nhà em khi sinh được 2kg, bú sữa mẹ hoàn toàn. Đến nay đã được 4 tháng nhưng bé chỉ nặng 5kg, cao 50cm. Bé hay bị ra mồ hôi nhiều ở trán, lưng, gáy khi ngủ. Xin hỏi bác sĩ bé nhà em có phải bị còi xương không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em.
Trường hợp bé nhà em, có tình trạng nhẹ cân khi sinh nhưng không rõ sinh có đủ tháng hay không. Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai sẽ khiến trẻ sinh ra thấp cân và vấn đề dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng. Việc em cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn là hợp lý nhưng không rõ sữa mẹ có đủ cho bé bú hay không.
Bên cạnh đó, dấu hiệu bé hay ra mồ hôi nhiều ở trán, lưng, gáy khi ngủ có thể là triệu chứng của thiếu vitamin D, canxi,.. Do vậy, em nên sớm đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Dinh dưỡng để khám, nhằm xác định và bổ sung kịp thời khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Chúc bé mạnh khỏe!
18 tuổi cao 1m61 có còi xương không?
Câu hỏi bởi: van cam
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và nặng 47 kg, vậy cháu có bị còi xương không ạ? Và làm thế nào để tăng cân nặng chiều cao được ạ
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và còn tiếp tục phát triển chiều cao nữa nên không thể khẳng định là cháu bị còi xương được. Còn để đánh giá xem với chiều cao và cân nặng của cháu như vậy có thiếu cân hay thừa cân, béo phì hay không thì cần phải dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng/(chiều cao)2 Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị là Kg, chiều cao tính theo đơn vị là m.
Đánh giá kết quả như sau:
BMI từ 18 – 25: bình thường. BMI dưới 18: thiếu cân, suy dinh dưỡng BMI trên 25: thừa cân, béo phì
Trường hợp của cháu, tính được BMI = 18,1 vẫn trong giới hạn bình thường nhưng bình thường ở ngưỡng dưới nên cháu vẫn cần phải chú ý chế độ ăn uống để tăng cân nặng.
Chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng: glucid, lipid, protid, các vitamin và khoáng chất. Glucid có chủ yếu trong gạo, protid có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,… Lipid có nhiều trong mỡ động vật, dầu thực vật. Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả,…
Vì vậy, trong mỗi bữa ăn của cháu nên có đầy đủ các thành phần trên để có đủ chất cho cơ thể phát triển. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cho chiều cao phát triển tốt. Ngoài ra, có một số bài tập thể dục thể thao giúp cho chiều cao phát triển tốt hơn như bơi lội, xà đơn, xà kép,…Cháu nên tập luyện các môn thể thao đó, đặc biệt là môn bơi lội, không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp cơ thể phát triển cân đối vì khi bơi, toàn bộ các cơ đều tham gia hoạt động.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nam 14 tuổi nặng 33 kg có còi xương không?
Câu hỏi bởi: cong
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 15 tuổi, là nam giới chỉ cao 1m32, nhưng chỉ nặng 33kg. Vậy cháu có còi xương không? Cháu cần ăn những loại thức ăn nào để thúc đẩy chiều cao ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Cháu có thể tính cân nặng chuẩn theo tuổi công thức sau đây: X = 9,5 kg + 2(N – 1). N là số tuổi. Cân nặng của cháu theo công thức là: 35,5 kg. Cân nặng thực tế là 33 kg, cháu thiếu 2,5 kg mới bằng cân nặng chuẩn, cháu hơi gầy so với cân nặng theo lứa tuổi. Công thức tính chiều cao theo lứa tuổi: X = 75 cm + 5 cm x (N – 1). N là số tuổi. Chiều cao của cháu theo công thức là 1m40, chiều cao thực tế của cháu là 1m32, cháu hơi thấp so với công thức theo lứa tuổi cháu.
Qua 2 công thức tính chiều cao và cân nặng theo tuổi cháu đều chưa đạt được, nhưng cháu không quá lo lắng, vì cháu mới có 14 tuổi, cháu mới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, nếu cháu có chế độ ăn, sinh hoạt, luyện tập thể thao hợp lý cháu sẽ phát triển chiều cao tối đa. Cháu nên tham khảo chế độ ăn, sinh hoạt, luyện tập thể thao cho người tăng chiều cao dưới đây:
Các giai đoạn phát triển chiều cao chủ yếu của cơ thể là giai đoạn bào thai, giai đoạn 1-5 tuổi và tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì chiều cao của cháu sẽ phát triển mạnh. Ở lứa tuổi này, có năm chiều cao tăng từ 8-12cm. Muốn chiều cao phát triển hết tiềm năng ở tuổi này, cháu nên:
– Có chế độ dinh dưỡng thật phong phú, đa dạng cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng (giàu đạm, chất béo, canxi, sinh tố A và D) cần thiết cho sự phát triển của xương, cơ bắp. Các thực phẩm này có nhiều trong thịt, sữa, trứng, rau xanh và trái cây tươi.
– Cháu cũng nên uống thêm 2 ly sữa mỗi ngày. Lượng đạm có trong thịt gia cầm, cá, trứng, thịt bò, đậu nành, sữa… giúp cháu phát triển cơ bắp. Cháu chăm ăn nguồn đạm động vật nhiều sắt giúp cháu phòng chống thiếu máu và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính.
– Bên cạnh đó, muốn chiều cao phát triển tối đa, cháu nên chơi thể thao nhất là các môn có động tác vươn cao người như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, xà đơn… khoảng 1 giờ mỗi ngày. Luyện tập đều đặn, thường xuyên và say mê thì những giờ phút luyện tập ấy sẽ đạt hiệu quả, không những giúp cháu khỏe mạnh và còn làm tăng chiều cao tối đa.
– Cháu cũng nên ngủ đúng giờ và đủ 8-10 giờ vào ban đêm, tạo được giấc ngủ sâu, vì quá trình sản sinh hormon tăng trưởng chủ yếu diễn ra vào ban đêm khi cháu nghỉ ngơi và thư giãn. Cháu nên biết, thời gian ngủ là lúc cơ thể cháu lớn lên, do hormon tăng chiều cao được tiết ra, làm chiều cao của cháu càng được tăng thêm.
Cháu nên nhớ, cháu đang ở tuổi dậy thì và cháu mong muốn chiều cao còn phát triển, cháu nên có chế độ ăn đầy đủ, hợp lý và chơi thể thao đều đặn thì chiều cao của cháu sẽ còn phát triển hơn nhiều.
Chúc cháu đạt chiều cao như mong muốn!
Trẻ ra mồ hôi trộm, tóc gáy thưa có phải còi xương?
Câu hỏi bởi: cốc xanh
Thưa bác sĩ!
Con trai em được 10 tháng tuổi. Hiện cháu chưa mọc răng nhưng cháu đang tập đứng. Ban đêm khi ngủ cháu cũng ra mồ hôi trộm, tóc sau gáy cũng hơi thưa. Bác sĩ cho em hỏi như vậy con em có phải còi xương không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện mà bé nhà bạn đang gặp phải là triệu chứng của tình trạng còi xương do thiếu canxi. Điều trị bằng cách cho bé uống bổ sung thêm canxi và vitamin D3. Ngoài ra, bạn cần cho bé tắm nắng vào buổi sáng để giúp cho cơ thể tăng cường tổng hợp vitamin D3 giúp cho cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Bạn nên đưa bé đi khám Nhi khoa để bác sĩ khám và kê đơn chữa trị cho bé.
Chúc bạn khỏe!
Trẻ ngủ hay giật mình, nôn trớ, khóc đêm, tóc rụng vành khăn có phải còi xương?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con em được 8 tháng. Em sinh thường bé gái 2.9 kg. 8 tháng đầu bé lên trung bình 7,8 lạng/tháng, đến tháng 8 thì không lên. Được 2 tuần tới giờ bé khóc đêm nhiều, ngủ hay giật mình uốn éo, nôn trớ, tóc rụng vành khăn chưa rõ lắm. Ban ngày cũng ngủ ít cũng hay giật mình, ngủ hay trằn trọc và khó ngủ, đổ mồ hôi trộm mồ hôi trán nhiều. Em mới cho bé uống vitamin D3 ngày 1 giọt, phơi nắng 10 phút/ngày thì có tác dụng gì không? Con em như vậy có phải bị còi xương không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn đang có triệu chứng còi xương giai đoạn đầu. Nguyên nhân còi xương ở trẻ độ tuổi này thường do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoóc-môn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh.
Do hiện tượng thiếu vitamin D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương. Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động. Vì vậy việc bạn bổ sung vitamin D3 và cho bé phơi nắng là cần thiết cho bé trong lúc này.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung canxi cho con từ nguồn sữa mẹ (nếu bé còn bú mẹ). Chế độ ăn của bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa. Nếu bé đã ăn dặm thì có thể cho bé ăn tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Bé có thể uống thêm sữa công thức nếu bạn không đủ sữa.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé hay bị ra mồ hôi nhiều ở trán, lưng, gáy khi ngủ có phải bị còi xương?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bé gái nhà em khi sinh được 2kg, bú sữa mẹ hoàn toàn. Đến nay đã được 4 tháng nhưng bé chỉ nặng 5kg, cao 50cm. Bé hay bị ra mồ hôi nhiều ở trán, lưng, gáy khi ngủ. Xin hỏi bác sĩ bé nhà em có phải bị còi xương không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em.
Trường hợp bé nhà em, có tình trạng nhẹ cân khi sinh nhưng không rõ sinh có đủ tháng hay không. Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai sẽ khiến trẻ sinh ra thấp cân và vấn đề dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng. Việc em cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn là hợp lý nhưng không rõ sữa mẹ có đủ cho bé bú hay không.
Bên cạnh đó, dấu hiệu bé hay ra mồ hôi nhiều ở trán, lưng, gáy khi ngủ có thể là triệu chứng của thiếu vitamin D, canxi,.. Do vậy, em nên sớm đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Dinh dưỡng để khám, nhằm xác định và bổ sung kịp thời khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Chúc bé mạnh khỏe!
18 tuổi cao 1m61 có còi xương không?
Câu hỏi bởi: van cam
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và nặng 47 kg, vậy cháu có bị còi xương không ạ? Và làm thế nào để tăng cân nặng chiều cao được ạ
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Cháu năm nay 18 tuổi, cao 1m61 và còn tiếp tục phát triển chiều cao nữa nên không thể khẳng định là cháu bị còi xương được. Còn để đánh giá xem với chiều cao và cân nặng của cháu như vậy có thiếu cân hay thừa cân, béo phì hay không thì cần phải dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng/(chiều cao)2 Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị là Kg, chiều cao tính theo đơn vị là m.
Đánh giá kết quả như sau:
BMI từ 18 – 25: bình thường. BMI dưới 18: thiếu cân, suy dinh dưỡng BMI trên 25: thừa cân, béo phì
Trường hợp của cháu, tính được BMI = 18,1 vẫn trong giới hạn bình thường nhưng bình thường ở ngưỡng dưới nên cháu vẫn cần phải chú ý chế độ ăn uống để tăng cân nặng.
Chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng: glucid, lipid, protid, các vitamin và khoáng chất. Glucid có chủ yếu trong gạo, protid có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,… Lipid có nhiều trong mỡ động vật, dầu thực vật. Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả,…
Vì vậy, trong mỗi bữa ăn của cháu nên có đầy đủ các thành phần trên để có đủ chất cho cơ thể phát triển. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cho chiều cao phát triển tốt. Ngoài ra, có một số bài tập thể dục thể thao giúp cho chiều cao phát triển tốt hơn như bơi lội, xà đơn, xà kép,…Cháu nên tập luyện các môn thể thao đó, đặc biệt là môn bơi lội, không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp cơ thể phát triển cân đối vì khi bơi, toàn bộ các cơ đều tham gia hoạt động.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nam 14 tuổi nặng 33 kg có còi xương không?
Câu hỏi bởi: cong
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 15 tuổi, là nam giới chỉ cao 1m32, nhưng chỉ nặng 33kg. Vậy cháu có còi xương không? Cháu cần ăn những loại thức ăn nào để thúc đẩy chiều cao ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Cháu có thể tính cân nặng chuẩn theo tuổi công thức sau đây: X = 9,5 kg + 2(N – 1). N là số tuổi. Cân nặng của cháu theo công thức là: 35,5 kg. Cân nặng thực tế là 33 kg, cháu thiếu 2,5 kg mới bằng cân nặng chuẩn, cháu hơi gầy so với cân nặng theo lứa tuổi. Công thức tính chiều cao theo lứa tuổi: X = 75 cm + 5 cm x (N – 1). N là số tuổi. Chiều cao của cháu theo công thức là 1m40, chiều cao thực tế của cháu là 1m32, cháu hơi thấp so với công thức theo lứa tuổi cháu.
Qua 2 công thức tính chiều cao và cân nặng theo tuổi cháu đều chưa đạt được, nhưng cháu không quá lo lắng, vì cháu mới có 14 tuổi, cháu mới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, nếu cháu có chế độ ăn, sinh hoạt, luyện tập thể thao hợp lý cháu sẽ phát triển chiều cao tối đa. Cháu nên tham khảo chế độ ăn, sinh hoạt, luyện tập thể thao cho người tăng chiều cao dưới đây:
Các giai đoạn phát triển chiều cao chủ yếu của cơ thể là giai đoạn bào thai, giai đoạn 1-5 tuổi và tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì chiều cao của cháu sẽ phát triển mạnh. Ở lứa tuổi này, có năm chiều cao tăng từ 8-12cm. Muốn chiều cao phát triển hết tiềm năng ở tuổi này, cháu nên:
– Có chế độ dinh dưỡng thật phong phú, đa dạng cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng (giàu đạm, chất béo, canxi, sinh tố A và D) cần thiết cho sự phát triển của xương, cơ bắp. Các thực phẩm này có nhiều trong thịt, sữa, trứng, rau xanh và trái cây tươi.
– Cháu cũng nên uống thêm 2 ly sữa mỗi ngày. Lượng đạm có trong thịt gia cầm, cá, trứng, thịt bò, đậu nành, sữa… giúp cháu phát triển cơ bắp. Cháu chăm ăn nguồn đạm động vật nhiều sắt giúp cháu phòng chống thiếu máu và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính.
– Bên cạnh đó, muốn chiều cao phát triển tối đa, cháu nên chơi thể thao nhất là các môn có động tác vươn cao người như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, xà đơn… khoảng 1 giờ mỗi ngày. Luyện tập đều đặn, thường xuyên và say mê thì những giờ phút luyện tập ấy sẽ đạt hiệu quả, không những giúp cháu khỏe mạnh và còn làm tăng chiều cao tối đa.
– Cháu cũng nên ngủ đúng giờ và đủ 8-10 giờ vào ban đêm, tạo được giấc ngủ sâu, vì quá trình sản sinh hormon tăng trưởng chủ yếu diễn ra vào ban đêm khi cháu nghỉ ngơi và thư giãn. Cháu nên biết, thời gian ngủ là lúc cơ thể cháu lớn lên, do hormon tăng chiều cao được tiết ra, làm chiều cao của cháu càng được tăng thêm.
Cháu nên nhớ, cháu đang ở tuổi dậy thì và cháu mong muốn chiều cao còn phát triển, cháu nên có chế độ ăn đầy đủ, hợp lý và chơi thể thao đều đặn thì chiều cao của cháu sẽ còn phát triển hơn nhiều.
Chúc cháu đạt chiều cao như mong muốn!
Theo ViCare