Corticoid là một chất được đánh giá khá nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có mặt ở không ít các loại thuốc trên thị trường hiện nay. Đó cũng là lý do khiến nhiều người hoang mang và đặt nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Uống thuốc Corticoid sau tiêm phòng dại có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em vừa tiêm dại mũi thứ 5 xong 3 ngày thì lỡ sử dụng 2 viên thuốc thuộc nhóm Corticoid liệu có sao không bác sĩ? Em phải làm gì bây giờ? Mong bác sĩ giúp em với!
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Thuốc có chứa Corticoid làm ức chế miễn dịch khi sử dụng liều cao kéo dài. Em mới lỡ uống 2 viên, tôi nghĩ rằng điều này không tác động đến khả năng sinh miễn dịch của cơ thể do đó không nên lo lắng. Khuyên em nên dừng thuốc, không nên tiếp tục dùng thuốc có chứa Corticoid sau khi tiêm phòng dại. Chi tiết em cần trao đổi với bác sĩ chữa trị về việc sử dụng thuốc.
Chúc em mạnh khỏe !
Cách trị thâm mụn và chất nào thuộc nhóm Corticoid?
Câu hỏi bởi: phương
Thưa bác sĩ!
Cháu muốn hỏi cháu có thể dùng cách gì để làm hết vết thâm. Có loại thuốc gì để trị thâm không ạ? Những chất thuộc nhóm Corticoid là những chất nào ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Câu hỏi này quá rộng, muốn biết chất nào có Corticoid thì ta phải hiểu Corticoid là gì và khi có sản phẩm nào đó ta phải biết thành phần có Corticoid hay không, nếu có thì sản phẩm đó có Corticoid.
Phân loại của Mỹ: thuốc bôi Corticoid chia thành 7 nhóm chính: từ nhóm có hiệu lực mạnh nhất (nhóm 1) xuống dần đến nhóm có hiệu lực nhẹ nhất (nhóm 7). Trong các sản phầm có hoạt chấ trên là các sản phẩm đó có Corticoid. Và thuốc trị thâm rất nhiều chỉ có bác sĩ da liễu khám nhận định bệnh và quyết định sử dụng.
Sau đây là một số thuốc trị thâm để tham khảo: điều trị nám với thuốc và mỹ phẩm: cháu có thể sử dụng các thuốc hoặc mỹ phẩm được bán ở nhà thuốc hay các cữa hàng mỹ phẩm. Các bác sĩ da liễu hay các chuyên gia da liễu cũng sẽ kê toa cho bạn những sản phẩm này để chữa trị nám. Những thuốc hay sản phẩm cho chữa trị nám da kinh điển bao gồm:
1. Hydroquinone: Các phương pháp chữa trị nám phổ biến nhất là chất ức chế tyrosinase mục đích là để ngăn chặn sự hình thành sắc tố mới hình thành bằng cách ức chế melanin bởi các melanocytes. Hiện bao gồm các loại kcháu, dung dịch (lotions, liquids), dạng gel, Hydroquinone (HQ) từ 2% – 4%. Sữa hay dung dịch Hydroquinone (HQ) từ 2% được cháu như các sản phẩm không kê toa (OTC): Esoterica và Porcelana. Sữa hay dung dịch Hydroquinone (HQ) 4% có các loại như Obagi, Glyquin, Tri-Luma, và Solaquin. Các sản phẩm có nồng độ HQ trên 2% thường yêu cầu phải được bác sĩ da liễu kê trong đơn thuốc.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng các loại có chứa 2% HQ có thể rất hiệu quả trong việc làm sáng da và ít khó chịu hơn so với nồng độ cao hơn của HQ trị nám. Những loại này thường được áp dụng cho các mảng vá lỗi màu nâu hai lần một ngày. Như nêu ở phần đầu chữa trị, chống nắng nên được áp dụng chung với Hydroquinone mỗi buổi sáng. Phương pháp chữa trị này có thể áp dụng cho tất cả các loại nám, nhưng các loại nám ở lớp biểu bì đáp ứng tốt hơn với chữa trị hơn so với những nám sâu khác bởi vì các sắc tố gần với bề mặt da. Để tăng hiệu quả chữa trị, một số công thức được bào chế bằng cách phối hợp HQ với một số chất làm giảm sắc tố. Sai lầm có thể gặp phải khi chữa trị bằng HQ kéo dài.
Tác dụng phụ của phương pháp chữa trị nám bao gồm gây viêm da kích ứng da tạm thời. Những người sử dụng chữa trị HQ ở nồng độ rất cao trong thời gian dài (thường là vài tháng đến nhiều năm) có nguy cơ phát triển một tác dụng phụ gọi là Ochronosis (rối loạn sắc tố da xám xanh). Hydroquinone gây ra Ochronosis là một sự đổi màu da vĩnh viễn được cho là kết quả từ việc sử dụng nồng độ hydroquinone trên 4%. Hiện tượng Ochronosis là khá phổ biến ở Mỹ, và phổ biến hơn ở các khu vực như châu Phi, nơi nồng độ hydroquinone có thể lên 10% -20% được sử dụng để chữa trị rối loạn sắc tố da như nám. Bất kể các tác dụng phụ tiềm năng, HQ vẫn là nhất được sử dụng rộng rãi và thành công để chữa trị nám trên toàn thế giới. Cơ sở y tế chăm sóc da phải thường xuyên theo dõi, và chỉ có bác sĩ là người quan trọng quyết định sử dụng chữa trị HQ nám. HQ nên ngưng những dấu hiệu đầu tiên của Ochronosis.
2. Axít Azelaic 15% -20% (Azelex, Finacea) dưỡng da hoặc gel có thể được sử dụng lâu dài, và là an toàn ngay cả trong thời kỳ mang thai. Thuốc này cũng có thể có gây kích ứng.
3. Acid Retinoic 0,025% -0.1% (tretinoin): Retinoids tại chỗ, chẳng hạn như Tretinoin là những thuốc kê toa. Nó có thể gây khó chịu và đôi khi gây ra viêm da tiếp xúc. Không sử dụng trong thai kỳ. Thường dùng dạng phối hợp với HQ và một loại Steroid tại chỗ, có thể cho hiệu quả tại chỗ 60-80%.
4. Tazarotene 0,5%-0,1% (Tazorac gel): dễ gây dị ứng và viêm da kích ứng, dùng theo sự giám sát của bác sĩ.
5. Adapalene 0,1%-0,3% (Differin gel): có tác dụng tượng tự Tretionin, có thể gây kích ứng da, nổi mề đay.
6. Acid Kojic: Kojic Acid thường được bao gồm trong công thức trị nám khi nó tương tác với đồng, theo yêu cầu của chất L-DOPA (một đồng yếu tố của Tyrosinase). Kojic Acid có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng và ít phổ biến, tác dụng phụ là viêm da tiếp xúc dị ứng.
7. Lactic Acid 12% (Lạc-hydrin hoặc Am-Lactin): không tẩy bào mòn da mặt mà còn làm giảm pH của da, gây ức chế hoạt động của Tyrosinase, có thể làm cho da mỏng và nhạy cảm trở lại với ánh nắng.
8. Acid Glycolic 10%-20% các loại (Citrix, NeoStrata): lột da, hiệu quả trước mắt, nhưng làm cho da lão hóa sớm và dễ bị nám trở lại.
9. Axít glycolic ở dạng mặt nạ 10%-70%: chỉ nên dùng theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ da liễu.
Cháu cố gắng tham khảo.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Sẹo lồi ở cổ và bả vai tiêm corticoid có được không?
Câu hỏi bởi: huongbaby197
Chào bác sĩ!
Em có tẩy nốt ruồi ở cổ và bả vai được 9 tháng. Hiện trạng sẹo lồi nhìn rất mất thẩm mỹ. Em không dám phẫu thuật hay tiêm chích gì lên sẹo vì sợ nguy cơ tái phát sẹo sẽ to hơn. Theo em được biết thì phương pháp tiêm corticoid lên sẹo sẽ làm sẹo co lại và phẳng dần. Vậy em bôi thuốc chứa thành phần corticoid lên sẹo có được không?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Sẹo lồi không phải ở người nào cũng có. Em bị là do em có cơ địa sẹo lồi. Em cố gắng tránh bị xây xước, vết thương, phẫu thuật, chích rạch, laser, đốt điện, chấm a-xít… thì dễ để lại di chứng sẹo lồi. Em hiểu đúng là hiện nay phương pháp tốt, đơn giản là tiêm triamcinolon nội sẹo. Phương pháp này rất tốt nhưng để có kết quả tốt phải:
Thuốc tốt để giảm tác dụng phụ (nên dùng Kenacort Retard). Tiêm nội sẹo (vào trong sẹo). Tiêm vào trong sẹo rất khó vì sẹo cứng phải dùng bơm tiêm áp lực, kim nhỏ (số 27) và tiêm nhiều điểm (nếu tiêm ra ngoài sẹo hậu quả teo da nhưng sẹo không teo). Đủ liều không quá liều và cũng không thiếu.
Em cố gắng tìm bác sĩ Da liễu có kinh nghiệm để tiêm.
Chào em!
Sử dụng thuốc bôi có chứa Corticoid trong khi tiêm phòng dại có làm mất đi tác dụng của vắc-xin?
Câu hỏi bởi: Sang Sang
Chào bác sĩ!
Khi đi nghỉ mát thì em bị một con chó cắn trên đùi. Hiện tại em tiêm được 3 mũi. Hằng ngày em đều sử dụng kem chống nắng (trong đó có chứa Croticoid) kể từ khi tiêm mũi 1 đến mũi 3 là được 1 tuần. Cũng tương đương em sử dụng kem chống nắng chứa Croticoid được 1 tuần. Như thế có tác động đến tác dụng của vắc-xin không bác sĩ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Việc em sử dụng thuốc bôi có chứa Corticoid trong thời gian một tuần trong khi tiêm phòng dại không làm mất đi tác dụng phòng bệnh của vắc-xin. Em yên tâm, em cần dừng thuốc bôi có chứa Corticoid và thực hiện việc tiêm phòng dại theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc em mạnh khỏe!
Thuốc trị bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: phan anh thu
Chào bác sĩ.
Cháu là nam giới, 19 tuổi, cháu bị vảy nến 4 năm. Trước giờ chỉ sử dụng thuốc Corticoid, vì ngưng thuốc là bệnh phát triển nặng thêm, cho nên bôi thường xuyên. Bệnh chủ yếu ở lưng, hiện trên lưng cháu xuất hiện nhiều mụn mủ. Có phải cháu bị tác dụng phụ của thuốc không? Và làm sao để hết được chỗ mụn đó? Có thuốc nào trị bệnh mà không chứa Corticoid không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Bệnh vảy nến là bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch và di truyền. Đối với các bệnh do rối loạn miễn dịch, các bệnh tự miễn, việc chữa trị bằng thuốc Corticoid là bắt buộc và không thể thay thế. Điều trị Corticoid gồm cả: tại chỗ và toàn thân. Điều trị trị tại chỗ bằng các dạng thuốc bôi. Điều trị toàn thân bằng các thuốc dạng uống và dạng tiêm. Vì tiến triển của bệnh vảy nến thường dai dẳng, không ổn định nên bạn cần phải uống thuốc đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi tổn thương đã giảm.
Tuy nhiên, khi uống thuốc Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng kéo dài. Tác dụng ức chế miễn dịch của Corticoid là tác dụng chính để chữa trị bệnh nhưng đồng thời cũng chính là tác dụng phụ đối với người bệnh. Khi bị ức chế miễn dịch, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm virus, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng,…
Tình trạng trên da bạn xuất hiện nhiều mụn mủ không phải là biểu hiện của bệnh vảy nến mà là do viêm da, cũng có thể coi đó là biến chứng của Corticoid. Khi dùng Corticoid, biến chứng nhiễm trùng không chỉ là viêm da mà có thể nhiễm trùng ở bất kì vị trí nào khác như: viêm họng, viêm phổi, nấm miệng, nấm da, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các tác dụng phụ khác của Corticoid như: loãng xương, sỏi thận, mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, vết thương chậm liền sẹo,… Điều trị các mụn mủ trên da bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đối với những mụn mủ đã vỡ, dùng đầu tăm bông thấm ướt lau sạch mủ sau đó chấm lại bằng Betadin đồng thời dùng kháng sinh đường uống. Ngoài việc chữa trị bệnh bằng thuốc, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh như: stress, rượu bia, thuốc lá,…
Chúc bạn mau khỏe!
Uống thuốc Corticoid sau tiêm phòng dại có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em vừa tiêm dại mũi thứ 5 xong 3 ngày thì lỡ sử dụng 2 viên thuốc thuộc nhóm Corticoid liệu có sao không bác sĩ? Em phải làm gì bây giờ? Mong bác sĩ giúp em với!
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Thuốc có chứa Corticoid làm ức chế miễn dịch khi sử dụng liều cao kéo dài. Em mới lỡ uống 2 viên, tôi nghĩ rằng điều này không tác động đến khả năng sinh miễn dịch của cơ thể do đó không nên lo lắng. Khuyên em nên dừng thuốc, không nên tiếp tục dùng thuốc có chứa Corticoid sau khi tiêm phòng dại. Chi tiết em cần trao đổi với bác sĩ chữa trị về việc sử dụng thuốc.
Chúc em mạnh khỏe !
Cách trị thâm mụn và chất nào thuộc nhóm Corticoid?
Câu hỏi bởi: phương
Thưa bác sĩ!
Cháu muốn hỏi cháu có thể dùng cách gì để làm hết vết thâm. Có loại thuốc gì để trị thâm không ạ? Những chất thuộc nhóm Corticoid là những chất nào ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Câu hỏi này quá rộng, muốn biết chất nào có Corticoid thì ta phải hiểu Corticoid là gì và khi có sản phẩm nào đó ta phải biết thành phần có Corticoid hay không, nếu có thì sản phẩm đó có Corticoid.
Phân loại của Mỹ: thuốc bôi Corticoid chia thành 7 nhóm chính: từ nhóm có hiệu lực mạnh nhất (nhóm 1) xuống dần đến nhóm có hiệu lực nhẹ nhất (nhóm 7). Trong các sản phầm có hoạt chấ trên là các sản phẩm đó có Corticoid. Và thuốc trị thâm rất nhiều chỉ có bác sĩ da liễu khám nhận định bệnh và quyết định sử dụng.
Sau đây là một số thuốc trị thâm để tham khảo: điều trị nám với thuốc và mỹ phẩm: cháu có thể sử dụng các thuốc hoặc mỹ phẩm được bán ở nhà thuốc hay các cữa hàng mỹ phẩm. Các bác sĩ da liễu hay các chuyên gia da liễu cũng sẽ kê toa cho bạn những sản phẩm này để chữa trị nám. Những thuốc hay sản phẩm cho chữa trị nám da kinh điển bao gồm:
1. Hydroquinone: Các phương pháp chữa trị nám phổ biến nhất là chất ức chế tyrosinase mục đích là để ngăn chặn sự hình thành sắc tố mới hình thành bằng cách ức chế melanin bởi các melanocytes. Hiện bao gồm các loại kcháu, dung dịch (lotions, liquids), dạng gel, Hydroquinone (HQ) từ 2% – 4%. Sữa hay dung dịch Hydroquinone (HQ) từ 2% được cháu như các sản phẩm không kê toa (OTC): Esoterica và Porcelana. Sữa hay dung dịch Hydroquinone (HQ) 4% có các loại như Obagi, Glyquin, Tri-Luma, và Solaquin. Các sản phẩm có nồng độ HQ trên 2% thường yêu cầu phải được bác sĩ da liễu kê trong đơn thuốc.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng các loại có chứa 2% HQ có thể rất hiệu quả trong việc làm sáng da và ít khó chịu hơn so với nồng độ cao hơn của HQ trị nám. Những loại này thường được áp dụng cho các mảng vá lỗi màu nâu hai lần một ngày. Như nêu ở phần đầu chữa trị, chống nắng nên được áp dụng chung với Hydroquinone mỗi buổi sáng. Phương pháp chữa trị này có thể áp dụng cho tất cả các loại nám, nhưng các loại nám ở lớp biểu bì đáp ứng tốt hơn với chữa trị hơn so với những nám sâu khác bởi vì các sắc tố gần với bề mặt da. Để tăng hiệu quả chữa trị, một số công thức được bào chế bằng cách phối hợp HQ với một số chất làm giảm sắc tố. Sai lầm có thể gặp phải khi chữa trị bằng HQ kéo dài.
Tác dụng phụ của phương pháp chữa trị nám bao gồm gây viêm da kích ứng da tạm thời. Những người sử dụng chữa trị HQ ở nồng độ rất cao trong thời gian dài (thường là vài tháng đến nhiều năm) có nguy cơ phát triển một tác dụng phụ gọi là Ochronosis (rối loạn sắc tố da xám xanh). Hydroquinone gây ra Ochronosis là một sự đổi màu da vĩnh viễn được cho là kết quả từ việc sử dụng nồng độ hydroquinone trên 4%. Hiện tượng Ochronosis là khá phổ biến ở Mỹ, và phổ biến hơn ở các khu vực như châu Phi, nơi nồng độ hydroquinone có thể lên 10% -20% được sử dụng để chữa trị rối loạn sắc tố da như nám. Bất kể các tác dụng phụ tiềm năng, HQ vẫn là nhất được sử dụng rộng rãi và thành công để chữa trị nám trên toàn thế giới. Cơ sở y tế chăm sóc da phải thường xuyên theo dõi, và chỉ có bác sĩ là người quan trọng quyết định sử dụng chữa trị HQ nám. HQ nên ngưng những dấu hiệu đầu tiên của Ochronosis.
2. Axít Azelaic 15% -20% (Azelex, Finacea) dưỡng da hoặc gel có thể được sử dụng lâu dài, và là an toàn ngay cả trong thời kỳ mang thai. Thuốc này cũng có thể có gây kích ứng.
3. Acid Retinoic 0,025% -0.1% (tretinoin): Retinoids tại chỗ, chẳng hạn như Tretinoin là những thuốc kê toa. Nó có thể gây khó chịu và đôi khi gây ra viêm da tiếp xúc. Không sử dụng trong thai kỳ. Thường dùng dạng phối hợp với HQ và một loại Steroid tại chỗ, có thể cho hiệu quả tại chỗ 60-80%.
4. Tazarotene 0,5%-0,1% (Tazorac gel): dễ gây dị ứng và viêm da kích ứng, dùng theo sự giám sát của bác sĩ.
5. Adapalene 0,1%-0,3% (Differin gel): có tác dụng tượng tự Tretionin, có thể gây kích ứng da, nổi mề đay.
6. Acid Kojic: Kojic Acid thường được bao gồm trong công thức trị nám khi nó tương tác với đồng, theo yêu cầu của chất L-DOPA (một đồng yếu tố của Tyrosinase). Kojic Acid có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng và ít phổ biến, tác dụng phụ là viêm da tiếp xúc dị ứng.
7. Lactic Acid 12% (Lạc-hydrin hoặc Am-Lactin): không tẩy bào mòn da mặt mà còn làm giảm pH của da, gây ức chế hoạt động của Tyrosinase, có thể làm cho da mỏng và nhạy cảm trở lại với ánh nắng.
8. Acid Glycolic 10%-20% các loại (Citrix, NeoStrata): lột da, hiệu quả trước mắt, nhưng làm cho da lão hóa sớm và dễ bị nám trở lại.
9. Axít glycolic ở dạng mặt nạ 10%-70%: chỉ nên dùng theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ da liễu.
Cháu cố gắng tham khảo.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Sẹo lồi ở cổ và bả vai tiêm corticoid có được không?
Câu hỏi bởi: huongbaby197
Chào bác sĩ!
Em có tẩy nốt ruồi ở cổ và bả vai được 9 tháng. Hiện trạng sẹo lồi nhìn rất mất thẩm mỹ. Em không dám phẫu thuật hay tiêm chích gì lên sẹo vì sợ nguy cơ tái phát sẹo sẽ to hơn. Theo em được biết thì phương pháp tiêm corticoid lên sẹo sẽ làm sẹo co lại và phẳng dần. Vậy em bôi thuốc chứa thành phần corticoid lên sẹo có được không?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Sẹo lồi không phải ở người nào cũng có. Em bị là do em có cơ địa sẹo lồi. Em cố gắng tránh bị xây xước, vết thương, phẫu thuật, chích rạch, laser, đốt điện, chấm a-xít… thì dễ để lại di chứng sẹo lồi. Em hiểu đúng là hiện nay phương pháp tốt, đơn giản là tiêm triamcinolon nội sẹo. Phương pháp này rất tốt nhưng để có kết quả tốt phải:
Thuốc tốt để giảm tác dụng phụ (nên dùng Kenacort Retard). Tiêm nội sẹo (vào trong sẹo). Tiêm vào trong sẹo rất khó vì sẹo cứng phải dùng bơm tiêm áp lực, kim nhỏ (số 27) và tiêm nhiều điểm (nếu tiêm ra ngoài sẹo hậu quả teo da nhưng sẹo không teo). Đủ liều không quá liều và cũng không thiếu.
Em cố gắng tìm bác sĩ Da liễu có kinh nghiệm để tiêm.
Chào em!
Sử dụng thuốc bôi có chứa Corticoid trong khi tiêm phòng dại có làm mất đi tác dụng của vắc-xin?
Câu hỏi bởi: Sang Sang
Chào bác sĩ!
Khi đi nghỉ mát thì em bị một con chó cắn trên đùi. Hiện tại em tiêm được 3 mũi. Hằng ngày em đều sử dụng kem chống nắng (trong đó có chứa Croticoid) kể từ khi tiêm mũi 1 đến mũi 3 là được 1 tuần. Cũng tương đương em sử dụng kem chống nắng chứa Croticoid được 1 tuần. Như thế có tác động đến tác dụng của vắc-xin không bác sĩ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Việc em sử dụng thuốc bôi có chứa Corticoid trong thời gian một tuần trong khi tiêm phòng dại không làm mất đi tác dụng phòng bệnh của vắc-xin. Em yên tâm, em cần dừng thuốc bôi có chứa Corticoid và thực hiện việc tiêm phòng dại theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc em mạnh khỏe!
Thuốc trị bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: phan anh thu
Chào bác sĩ.
Cháu là nam giới, 19 tuổi, cháu bị vảy nến 4 năm. Trước giờ chỉ sử dụng thuốc Corticoid, vì ngưng thuốc là bệnh phát triển nặng thêm, cho nên bôi thường xuyên. Bệnh chủ yếu ở lưng, hiện trên lưng cháu xuất hiện nhiều mụn mủ. Có phải cháu bị tác dụng phụ của thuốc không? Và làm sao để hết được chỗ mụn đó? Có thuốc nào trị bệnh mà không chứa Corticoid không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Bệnh vảy nến là bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch và di truyền. Đối với các bệnh do rối loạn miễn dịch, các bệnh tự miễn, việc chữa trị bằng thuốc Corticoid là bắt buộc và không thể thay thế. Điều trị Corticoid gồm cả: tại chỗ và toàn thân. Điều trị trị tại chỗ bằng các dạng thuốc bôi. Điều trị toàn thân bằng các thuốc dạng uống và dạng tiêm. Vì tiến triển của bệnh vảy nến thường dai dẳng, không ổn định nên bạn cần phải uống thuốc đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi tổn thương đã giảm.
Tuy nhiên, khi uống thuốc Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng kéo dài. Tác dụng ức chế miễn dịch của Corticoid là tác dụng chính để chữa trị bệnh nhưng đồng thời cũng chính là tác dụng phụ đối với người bệnh. Khi bị ức chế miễn dịch, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm virus, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng,…
Tình trạng trên da bạn xuất hiện nhiều mụn mủ không phải là biểu hiện của bệnh vảy nến mà là do viêm da, cũng có thể coi đó là biến chứng của Corticoid. Khi dùng Corticoid, biến chứng nhiễm trùng không chỉ là viêm da mà có thể nhiễm trùng ở bất kì vị trí nào khác như: viêm họng, viêm phổi, nấm miệng, nấm da, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các tác dụng phụ khác của Corticoid như: loãng xương, sỏi thận, mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, vết thương chậm liền sẹo,… Điều trị các mụn mủ trên da bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đối với những mụn mủ đã vỡ, dùng đầu tăm bông thấm ướt lau sạch mủ sau đó chấm lại bằng Betadin đồng thời dùng kháng sinh đường uống. Ngoài việc chữa trị bệnh bằng thuốc, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh như: stress, rượu bia, thuốc lá,…
Chúc bạn mau khỏe!
Theo ViCare