Thắc mắc cần biết về hiện tượng mụn mọc ở vai


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Mụn có thể mọc ở bất cứ nơi nào trên cơ thể rồi sau đó phá hoại làn da của chúng ta. Và vai cũng không phải là ngoại lệ.

Bị mọc mụn đỏ ở vai và ngực


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Mấy tuần gần đây cháu bị mọc mụn đỏ ở vai và ngực. Ban đầu chỉ một hai nốt rồi lan ra khắp vai. Mụn đỏ đau và thì thoảng ngứa. Cháu đi mua thuốc, dược sĩ nói cháu bị nóng người và cho cháu thuốc mát gan CARDUS và kem bôi GENATRESO. Chháu đã sử dụng được 2 tuần nhưng vẫn không khỏi và vết ngứa còn lan nhiều nữa. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì và phải làm thế nào ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu!

Nếu có hình ảnh kèm theo sẽ giải đáp tốt hơn.Theo thông tin cháu cung cấp, cháu có khả năng bị sẩn viêm dạng trứng cá (Trứng cá do thuốc). Nguyên nhân do trước đây có thể điều tri một bệnh nào đó mà có uống Corticoid kéo dài. Bây giờ cháu không được bôi Gentrnason nữa vì nó không thấy tác dụng điều trị mà còn làm cho nặng thêm. Bây giờ cháu nên bôi Azaretin hoặc Metrogyl gell mỗi ngày 2 lần hơn 1 tháng bệnh sẽ giảm.

Chào cháu!

Cách chữa mụn ở lưng và ở vai


Câu hỏi bởi: Bạch Kiếm Anh

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 14 tuổi, cháu có mụn ở lưng và vai, loại mụn này không ngứa và cũng không đau, khi cậy ra thì giống mụn trứng cá. Vậy thưa bác sĩ cháu phải làm thế nào ạ?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu!

Cháu có mụn ở lưng và vai, loại mụn này không ngứa và cũng không đau, khi cậy ra thì giống mụn trứng cá. Theo tôi cháu không nên cậy những mụn này ra vì rất dễ bị nhiễm trùng, làm tăng sự phát triển của mụn. Mụn của cháu là loại mụn trứng cá tuổi dậy thì, do rối loạn nội tiết tố, nhiều người sẽ hết mụn khi trưởng thành.

Muốn để mụn không phát triển và lan sang các chỗ khác, cháu nên giữ vệ sinh sạch sẽ nhất là ở vùng lưng, vai. Vì hầu hết những người bị mụn ở lưng, vai là những người hay ra mồ hôi hoặc bị mồ hôi dầu, nên luôn phải giữ cho da được sạch sẽ. Hãy tắm ngay sau khi cháu ra nhiều mồ hôi, khi cháu đi tập thể dục hay cháu đi ở ngoài trời nắng về.

Tuyệt đối không để mồ hôi toát ra rồi tự khô đi, vì sẽ làm tắc lỗ chân lông của cháu, gây ra mụn, nhất là ở phần lưng, vai. Ngay cả khi cháu ngồi trong phòng điều hòa và không ra quá nhiều mồ hôi, cháu cũng nên tắm 2 lần/ngày. Dùng nước ấm và sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng nhẹ, dùng bàn chải lông mềm để cọ lưng, vai nhẹ nhàng.

Áo nên chọn chất liệu cotton thấm mồ hôi và khô thoáng. Mùa đông do mặc áo ấm và kín nên mỗi ngày chịu khó vệ sinh vùng lưng ít nhất một lần để mồ hôi không làm bít lỗ chân lông, dễ sinh ra mụn. Luôn vệ sinh giường chiếu, chăn ga gối đệm đảm bảo rằng chăn ga gối đệm luôn sạch sẽ để ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn có hại cho da.

Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp cháu “tống khứ” các độc tố bên trong ra khỏi cơ thể, giúp giảm thiểu được hiện tượng mụn ở lưng, vai. Nhưng trước khi tập, cháu hãy thay và mặc áo lót hoặc đồ tập sạch sẽ. Trong quá trình tập, hãy chuẩn bị sẵn khăn để lau mồ hôi thường xuyên. Sau đó, tắm bằng vòi hoa sen ngay sau khi tập xong vì mồ hôi rất dễ trở thành yếu tố giúp sinh sản tự nhiên cho các vi khuẩn tạo nên mụn.

Cháu nên uống đủ nước, mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước giúp cơ thể bài tiết tốt và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Cháu cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ ngọt, chất béo, nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

Chúc cháu sức khỏe!

Trên vai có mụn to sờ vào như thịt thừa có chữa được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu là nam giới, năm nay 28 tuổi. Trên vai của cháu có nhiều mụn to, cứng, mới đầu bé sau phát triển to, sờ vào không thấy cảm giác.

Vậy đó là bệnh gì và cách chữa trị như nào ạ?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Bình thường, ngoài tình huống u cục bẩm sinh có sẵn trên da từ khi sinh ra, khi có xuất hiện bất kỳ khối u cục nào ở da đều được coi là hiện tượng bất thường cần quan tâm. Khối u có thể ở ngay tại tổ chức da hoặc u ở các tổ chức dưới da nhô lên, có rất nhiều loại như hạch, u mỡ, u bã đậu, viêm nang lông nhiễm trùng, nang kí do ký sinh trùng, nang hoạt dịch,… Trường hợp của bạn theo mô tả có mụn to, cứng, to dần lên và sờ không thấy cảm giác, trong tình huống này để xác định chính xác tổn thương và chữa trị hiệu quả chắc chắn phải sinh thiết khối u. Một số tổn thương có thể được xác định sau khi sinh thiết, bao gồm:

U mô bào sợi: tổn thương hay gặp nhất là u sợi bì, u dạng mỡ, u đại bào màng gân,… Đặc điểm u này là phát triển chậm, có xâm nhập mô xung quanh. U sợi bì: mọc chậm, tăng kích thước có giới hạn, không đau, thường ở mông, vai, tay chân… Kích thước thường nhỏ (dưới 3cm), nằm ngay dưới da, không thấy vỏ bao. U hay gặp ở người trưởng thành. U dạng mỡ: phát triển ở mô dưới da hoặc ở gân cơ, có màu trắng, có giới hạn nhưng không có vỏ bao. U đại bào màng gân: tổn thương khá thường gặp, thường thấy ở bàn tay, bàn chân,…có thể dính gân và xâm nhập vào xương. Kích thước khoảng 2-5cm, có vỏ bọc. Chủ yếu gặp ở thanh niên và trung niên. U mỡ lành tính: đây là một trong những khối u hay gặp nhất, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở tuổi trung niên vì cơ thể tích tụ mỡ. U có thể xuất hiện ở mọi nơi nhưng hay gặp nhất ở đùi, mông,… U phát triển rất chậm, kích thước thường khoảng 2-5cm, có thể to tới 20cm, nhưng không gây đau. U có giới hạn rõ rệt với mô xung quanh, dễ bóc tách lấy toàn bộ u. Ngoài ra, có thê gặp u mỡ thai, u mỡ phôi, u lành mạch máu, u vỏ bao thần kinh, u sợi thần kinh, u lành mạch lympho.

Như vậy, để có chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời, bạn nên sớm đến cơ sở y tế chuyên về u bướu, hoặc ngoại khoa. Bạn cũng nên lưu ý, trong khi chưa được khắc phục thì không nên động chạm vào khối u như nắn, bóp, chích, rạch,.. vì có thể khiến cho tổn thương trầm trọng hơn.

Chúc bạn khỏe!

Mụn mọc ở hai vai, lưng quần và 2 bên đùi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào Bác sĩ!

Cháu năm nay 23 tuổi. Mấy tháng nay cơ thể cháu bị ngứa hai bên vai, lưng quần, ngực và hai bên đùi. Càng gãi thì nó càng lên mụn như mụn boc và thâm. Đặc biệt, lúc tắm cong là cơ thể càng ngứa rất nhiều. Vậy bác sĩ cho cháu biết cháu đang bị bệnh già và cho em lời khuyên. Vì cháu là con gái nên khi mặc đồ rất bất tiện.

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bạn bị viêm da tiếp xúc, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định bệnh và toa thuốc điểu trị. Đồng thời bạn xem xét lại nơi ở, nơi làm việc có vấn đề gì liên quan đến sinh hoạt và hiện tượng ngứa ở bạn hay không

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bị mụn trứng cá và vết thâm ở lưng, vai, gáy


Câu hỏi bởi: Bubu

Thưa bác sĩ!

Cháu là nam, 14 tuổi. Cháu đang rất lo về da của mình. Từ nhỏ, khi học tiểu học, do bị muỗi đốt nhiều ở chân và gãi nên để lại nhiều vết thâm mất thẩm mĩ, bị bạn xa lánh. Cháu còn nhớ, ngay cả khi chỉ thoa dầu mà chỗ vết đốt rát lên rõ, đâm ra cháu nghĩ: “Cái con cắn mình thật độc”. Mẹ cháu còn nói da cháu là da dữ. Cháu cũng cảm thấy như vậy. Mẹ cháu cũng hay bị ngứa da không trị khỏi triệt để. Cũng đã lâu, có lẽ vết thâm sẽ rất khó chữa đúng không ạ? Nhưng cháu mong bác sĩ cho biết cháu nên làm gì để cải thiện. Còn một vấn đề nữa là cháu đang vào lứa tuổi dậy thì, đã xuất hiện mụn và vết thâm. Chúng khiến cháu rất ngại. Sau lưng, vai, gáy cháu nỗi nhiều mụn trứng cá. Cháu phải làm gì để trị chúng và cách ngừa chúng nữa ạ. Cháu tắm ngày 1 lần với sữa tắm diệt khuẩn mà cứ tiếp diễn nổi mụn. Có phải cháu nên tắm 2 lần/ngày ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ ạ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo mô tả em bị trứng cá muộn dạng đầu trắng. Bệnh tuy đơn giản nhưng khó trị. Em có thể dùng đơn này:

Metrogyl gell 30g x 1 ống bôi 2 lần/ngày

ETS 10mg x 30 viên

Vit em 400mg x 30 viên

Cetirizin 10mg x 30 viên

Uống mỗi thứ 1 viên 2 lần/ngày

Chúc em mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.