Điều trị hiện tượng nhịp tim nhanh như thế nào?


4,226
1
1
Xu
53
Cách chữa trị tim đập nhanh làm sao để hiệu quả, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nhất luôn là điều trăn trở băn khoăn của bệnh nhân. Sớm nhanh chóng điều trị để bệnh tình được cải thiện và thuyên giảm.

Nhịp tim nhanh, khó thở chữa như thế nào?


Câu hỏi bởi: phương sơn

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 19 tuổi. Cháu đi khám bác sĩ bảo rối loạn nhịp tim nhanh 126 lần/phút. Cháu đã đi khám tổng quát hết thì bác sĩ bảo tất cả đều bình thường. Mỗi lần tim đập nhanh cháu không thể ngủ được vì sợ tim ngừng đập. Nhiều lúc khó thở và đau nhói nên cháu không dám ngủ. Cháu đi ô tô cũng khó thở và đi xe máy gặp gió cũng khó thở. Mong bác sĩ giúp cháu có cách nào chữa hết bệnh không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Qua mô tả của em, em có nhịp tim nhanh, nhưng các chức năng tim mạch bình thường, do đó có thể suy luận là khả năng nhịp tim nhanh của em là do cường giao cảm. Về chữa trị biểu hiện này thuốc có thể được sử dụng là Propranolon viên 40 mg để phong bế thần kinh giao cảm, có tác dụng làm giảm nhịp tim. Quá trình chữa trị cần theo dõi liều đáp ứng, tác dụng giảm nhịp tim của thuốc để chỉ định liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp. Khuyên em khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để có chỉ định chữa trị của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có đơn chữa trị của bác sĩ khám bệnh cho em. Khuyên em đi khám để được giải đáp, kê đơn chữa trị phù hợp.

Chúc em sức khỏe!

Trị triệt để chứng cơn nhịp nhanh trên thất do thấp tim bằng phương pháp đốt


Câu hỏi bởi: Nguyên Thảo

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 25 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim từ năm 10 tuổi, nhưng mấy năm nay bác sĩ tỉnh kết luận cháu mắc chứng cơn nhịp nhanh trên thất và giải đáp có thể trị triệt để bằng phương pháp đốt. Cháu muốn hỏi nên ra bệnh viện nào làm và chi phí ra sao, khi thực hiện là lúc cơ thể bình thường có được không hay cần đúng lúc cháu đang lên cơn tim đập nhanh?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Cháu bị mắc chứng cơn nhịp nhanh trên thất do di chứng của thấp tim. Hiện tại bác sĩ chẩn đoán cháu mắc chứng cơn nhịp nhanh trên thất và giải đáp có thể trị triệt để bằng phương pháp đốt. Đốt các rối loạn nhịp tim sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông tim (radiofrequency catheter ablation – thường gọi là đốt điện) được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất của chuyên ngành rối loạn nhịp trong hơn ba thập niên qua.

Kỹ thuật đốt điện dựa trên cơ sở sử dụng những ống thông (catheter) chuyên biệt luồn vào trong các buồng tim để triệt bỏ định khu các cấu trúc tim mạch cần thiết cho việc khởi phát và duy trì các rối loạn nhịp tim. Bên cạnh năng lượng tần số radio, các loại năng lượng khác như siêu âm (ultrasound), vi sóng (microwave), nhiệt lạnh (cryothermal enery), tia lazer… cũng đang được nghiên cứu ứng dụng trong chữa trị rối loạn nhịp tim.

Cơ sở vật lý của đốt điện là năng lượng sóng radio các với dao động tần số rất cao (khoảng 500 KHz tức 500 000 dao động/giây) đi vào vùng mô tim tiếp xúc với đầu ống thông, các ion trong mô tim sẽ dao động theo và sinh nhiệt do ma sát gây tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên tới 60-70 độ C sẽ gây tổn thương protein không hồi phục và do vậy gây mất đặc tính sinh học của mô tim, đây là cơ sở của việc triệt bỏ các ổ ngoại vị hoặc các đường dẫn truyền bất thường đóng vai trò là cơ chất gây rối loạn nhịp tim.

Hiện nay, đốt điện được chỉ định cho phần lớn các rối loạn nhịp tim nhanh. So với chữa trị nội khoa kinh điển và các phương pháp khác, đốt điện là chữa trị mang tính triệt để, an toàn và có lợi về tính chi phí hiệu quả, đặc biệt về mặt dài hạn.

Trường hợp của cháu nên làm ở Bệnh viện Bạch Mai. Chi phí chắc khoảng trên dưới 30 triệu đồng nếu không có bảo hiểm y tế. Cháu có thể đến đó khám và giải đáp trực tiếp.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Nữ 52 tuổi bị rối loạn dây thần kinh tim phẫu thuật bao lâu thì hồi sức?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu chào bác sĩ!

Mẹ cháu năm nay 55 tuổi, mắc bệnh rối loạn dây thần kinh tim và đã được chữa trị bằng thuốc Betaloc ZOK hơn 10 năm nay. Gần đây do làm việc quá sức nên bệnh có nặng hơn. Bác sĩ ở bệnh viện Tim Hà Nội khuyên mẹ cháu nên phẫu thuật bằng phương pháp đốt các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio. Bác sĩ cho cháu hỏi với bệnh của mẹ cháu thì phương pháp nào hiện nay là tối ưu nhất? Đối với phương pháp đốt các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio thì xác suất khỏi bệnh là bao nhiêu, tỉ lệ tái phát là bao nhiêu? Chi phí cho 1 cuộc phẫu thuật là bao nhiêu? Và việc hồi sức sau khi phẫu thuật mất bao nhiêu thời gian?

Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Lê Hữu Lợi


Chào bạn!

Qua mô tả của bạn chúng tôi nghĩ mẹ bạn mắc bệnh lý về rối loạn dẫn truyền trong tim, thông qua đường dẫn truyền phụ có thể lên những cơn nhịp tim nhanh, do đó thường xuyên uống thuốc Betaloc Zok là để ngăn ngừa lên cơn nhịp tim nhanh. Thông thường, đường dẫn truyền trong tim của chúng ta chỉ dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất qua 1 đường duy nhất, nếu vì lý do gì đó mà có dẫn truyền qua đường phụ thứ 2 thì sẽ lên cơn nhịp tim nhanh, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị rối loạn dẫn truyền qua đường phụ có 2 phương pháp là chữa trị Nội khoa uống thuốc (như mẹ bạn đã chữa trị) và can thiệp bằng cắt đốt điện sinh lý bằng sóng (bác sĩ viện tim đã giải đáp). Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Về khảo sát và cắt đốt điện sinh lý bằng sóng radio, đây là một phương pháp chữa trị hiện đại, đã được các bác sĩ ở Việt Nam thực hiện khoảng 10 năm. Ưu điểm phương pháp này là giúp người bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn, thực hiện nhanh, không cần gây mê và hồi sức sau thực hiện thủ thuật, sau thủ thuật người bệnh có thể nghỉ ngơi và hồi phục nhanh chóng. Nhược điểm là có thể tái phát do đốt chưa hết đường dẫn truyền phụ hoặc bị đứt cả đường dẫn truyền chính (khi đó mẹ bạn phải mang máy tạo nhịp tim suốt đời). Vì vậy, sau cắt đốt điện sinh lý chữa trị rối loạn dẫn truyền qua đường phụ người bệnh vẫn có một tỷ lệ nhỏ tái phát hoặc bị đứt dẫn truyền, phải mang máy tạo nhịp. Chi phí thực hiện việc cắt đốt điện sinh lý còn tùy thuộc vào nơi thực hiện có ký kết hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế và những vấn đề phát sinh khi thực hiện chữa trị hay không, nếu có người bệnh có thể cùng chi trả với cơ quan bảo hiểm y tế mà bệnh viện ký kết do đó bạn nên đến trực tiếp tại viện Tim để được giải đáp kỹ hơn nhé.

Chúc mẹ bạn mau khỏe!

Hở van ba lá mức độ rất nhẹ, hở van động mạch phổi mức độ rất nhẹ, điều trị thế nào?


Câu hỏi bởi: Thuy duong

Xin chào bác sĩ.

Tôi có câu hỏi như sau mong bác sĩ giải thích hộ ạ. Tôi khám sức khỏe định kì nhịp tim nhanh (do lúc đó tôi hồi hộp là 109 nhịp/1 phút). Ở nhà tôi tự đo bằng máy đo huyết áp loại Omron chỉ dao động trong khoảng 80 nhịp/1 phút. Vừa qua tôi có đi khám tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, bác sĩ chỉ định làm siêu âm tim, xét nghiệm công thức máu, và làm điện tim. Kết quả xét nghiệm máu và điện tim đều bình thường. Kết quả siêu âm bác sĩ siêu âm ghi là hở van ba lá mức độ rất nhẹ, hở van động mạch phổi mức độ rất nhẹ. Và bác sĩ siêu âm có hỏi tôi bị sao mà lại đi khám. Tôi trả lời là nhịp tim nhanh. Phần kết luận bác sĩ siêu âm ghi là: Các van thanh mảnh, dòng chảy qua các van bình thường. Kính thước và chức năng tâm thu thất trái bình thường, áp lực động mạch phổi bình thường, và tôi có thắc mắc và hỏi bác sĩ chỉ định đi khám là siêu âm ghi hở van tim 3 lá và van động mạch phổi rất nhẹ, bác sĩ trả lời là trái tim của chúng ta là 1 khối cơ chứ không phải khối thép nên khi có bóp nó như vậy. Và nói trường hợp của là hoàn toàn bình thường. Vậy hôm qua tôi xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi có phải là hở van tim không ạ?

Xin cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên


Chào bạn!

Siêu âm tim là phương pháp thăm dò chẩn đoán để giúp đánh giá cấu trúc và chức năng tim. Để biết có hở van tim hay không, mức độ hở như thế nào thì siêu âm tim là một thăm dò chẩn đoán xác định. Tình trạng hở van tim của bạn kết quả siêu âm đã trả lời rất rõ là có hở van ba lá mức độ nhẹ và hở van động mạch phổi mức độ rất nhẹ.

Chúc bạn luôn khỏe!

tim đập nhanh do sử dụng thuốc chữa bệnh tâm thần


Câu hỏi bởi: Nguyễn Phương Thảo

thưa bác sĩ, chị gái của cháu năm nay 19 tuổi, đang sử dụng thuốc điều trị tâm thần Tisercin và thuốc Oribron do bác sĩ kê. Thì thấy hiện tượng tim đập nhanh,hồi hộp và mệt. Hơn nữa chị cháu còn đang bị ngạt mũi. Vậy thưa bác sĩ, với hiện tượng ấy có bị làm sao không ạ? và có thể sử dụng thêm thuốc chống ngạt mũi được không ạ?Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ !

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn:

Thông tin bạn nêu chưa đầy đủ, cụ thể: Chị bạn bị mắc bệnh tâm thần từ bao giờ, lần điều trị này là lần đầu hay lần thứ mấy, lần điều trị này là nội trú tại bệnh viện hay ngoại trú tại nhà và đơn thuốc có phối hợp với loại thuốc nào khác nữa không? Hiện đã điều trị được bao nhiêu ngày rồi?… nên rất hạn chế thỏa mãn câu hỏi của bạn.

Tuy nhiên các triệu chứng bạn nêu gần giống với tác dụng phụ của hai loại thuốc mà bạn cung cấp :
– Một trong tác dụng phụ của Oribron là mêt mỏi và có triệu chứng giống CÚM …
– Một trong tác dụng phụ của Tisercin là: Nhịp tim nhanh, buồn ngủ hay mệt, …
Tất cả các tác dụng không mong muốn nói trên khi bệnh nhân dùng thuốc dù ở nội trú tại bệnh viện hay ngoại trú tại nhà đều phải thông báo cho bác sỹ biết để xử lý kịp thời, không nên tự động dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khác mà không có ý kiến của bác sỹ điều trị.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl