Rạn da không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ ngoại hình và tâm lý của người gặp phải. Do đó, để có biện pháp phòng tránh và chữa trị phù hợp, vậy bạn có biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này!
Nguyên nhân gây rạn da và cách điều trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 17 tuổi, da của cháu có hiện tượng rạn, vết rạn nổi lên như sẹo, giống da bụng của phụ nữ sau khi sinh. Cháu bị như thế từ năm 14, 15 tuổi rồi. Vết rạn nổi lên ở bụng chân và phần đùi tiếp giáp với mông. Ai cũng nói cháu do lớn nhanh nên bị như thế. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu lí do và cách chữa trị được không ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Bước vào tuổi dậy thì dưới ảnh hưởng của các hoóc môn nội tiết thì cơ thể phát triển mạnh mẽ về vóc dáng. Chính sự phát triển mạnh này và khi sự phát triển của các tổ chức trong cơ thể chưa ‘nhịp nhàng’ với nhau có thể dẫn tới những triệu chứng không bình thường, điển hình là hiện tượng rạn da ở tuổi dậy thì. Do vậy, hiện tượng rạn da của cháu nghĩ nhiều đến do tuổi dậy thì. Rạn da do tuổi dậy thì thường xuất hiện ở vùng da mỏng và yếu như vùng bụng, vùng đùi trong, vùng bẹn, vùng ngực, vùng đầu gối, bắp chân.
Có thể lý giải hiện tượng này như sau: khi vào độ tuổi dậy thì, ở một số người, các tổ chức dưới da phát triển quá mạnh (mô cơ, mô mỡ,..), trong khi da bao phủ vùng đó chưa kịp phát triển và dãn tương xứng, dẫn tới các mô liên kết bị phá vỡ và hình thành các vết rạn. Hiện tượng rạn da có thể gặp ở cả hai giới vào tuổi dậy thì, nhưng thường gặp ở nữ giới hơn do có làn da mỏng manh hơn. Theo các chuyên gia về bệnh da, hiện tượng rạn da nói chung được phòng ngừa và chữa trị càng sớm càng tốt. Do vậy, với tình huống của cháu, vì vẫn còn đang trong độ tuổi phát triển, nên cần kết hợp cả phòng ngừa và chữa trị.
Trước hết, việc kiểm soát cân nặng được ưu tiên vì đây là lí do qua trọng dẫn tới rạn da. Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: nhiều vitamin A, C, E, khoáng chất với việc tăng cường rau xanh, nước trái cây, cần uống đủ nước để tránh khô da. Bên cạnh đó, cháu cần có chế độ tập luyện đều đặn, tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp da săn chắc. Ngoài ra, nên lưu ý tới các yếu tố khác như: quần áo quá chật gây cọ sát, giảm thông thoáng của bề mặt da khiến da thêm tổn thương, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Còn với việc chữa trị các vết rạn da, điều cần lưu ý là cháu không nên tự khắc phục các vết rạn vì có thể gây biến chứng và làm trầm trọng thêm rạn da. Nên tới cơ sở y tế chuyên khoa về Da liễu hoặc cơ sở thẩm mỹ tin cậy để nhận biện pháp chữa trị thích hợp. Hiện nay, ngoài một số thuốc bôi giúp giảm rạn da, còn có các biện pháp như sử dụng sóng cao tần, laser, phẫu thuật…
Chúc cháu sớm xử lý được tình trạng này!
Cho em hỏi là có phải bị rạn nứt da khi em lên cân không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em là nam năm nay 21 tuổi. Khi em tập Gym thì 56kg, em bỏ tập thì lên 59,5kg. Có lần em đi đá banh thì mặc quần Jeans dài đá mà không mặc quần đá banh. Khi về nhà tắm thì em có nhiều vệt đỏ ngắn ngay 2 bên đùi. Chỗ đấy không đau. Kéo dãn đùi ra thì nó hết xong co vào lại bị. Cho em hỏi là có phải bị rạn nứt da khi em lên cân không ạ. Hay là bệnh gì? Em rất hoang mang vì cả 6 tháng nay thấy vẫn bình thường. Và giờ những vết nứt ấy lan ra chỗ khác. Bác sĩ cho em lời khuyên.
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp, cháu bị rạn da. Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những tình huống đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài.
Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không tác động tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy, vì vậy việc chiếu năng lượng ánh sáng Laser CO2, IPL… như các mỹ viện quảng cáo không thể làm các vết rạn mất đi. Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E… và việc uống thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Các loại chế phẩm sau có thể làm mờ nhạt và giảm kích thước vết rạn, hạn chế sự phát triển của chúng như: khi các vết rạn trở nên lớn hơn hoặc các vết rạn da xuất hiện mà không tìm thấy lí do nào rõ rệt (ví dụ: mang thai, tăng cân nhanh, tăng trưởng ở tuổi dậy thì…) nên đi khám bác sĩ ngay để được định bệnh chính xác và có lời khuyên thích hợp cho việc điều trị. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để xoá mờ các vết rạn da:
Dùng các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu xoa đều lên các vùng da bị rạn hàng ngày trước khi đi ngủ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da. Lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo Collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này có thể làm mờ đi các vết rạn một cách nhanh chóng. Dùng sữa bò tươi mát xa vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối cũng có tác dụng tốt. Khi các vết rạn da gây tác động nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ.
Có thể chữa trị các vùng da đỏ xuất hiện sớm bằng các phương pháp sau, những biện pháp chữa trị tích cực hơn như: bào da nông việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám; phẫu thuật cắt bỏ các vết rạn nứt to; ánh sáng trị liệu IPL; tia Laser rạn da có thể được chữa trị bằng Laser CO2, Laser xung màu có bước sóng 585nm, hoặc IPL tùy thuộc vào độ tuổi của vết rạn nứt da. Cháu nên tới bác sĩ Da liễu khám và định liệu phương pháp chữa trị.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Da vùng kín mẩn đỏ, lan rộng ra đùi
Câu hỏi bởi: phượng thắng
Chào bác sĩ!
Em là nam, 21 tuổi. Em không biết mình mắc bệnh gì mà vùng da ở vùng kín nó lên những vết đỏ lớn bằng ngón tay và ngứa. Da chỗ đó rất mỏng và ngày càng lan rộng. Đến nay thì nó ăn bằng bàn tay và nó ăn đều 2 bên đùi trên. Em đi khám bác sĩ bảo em bị viêm da dị ứng, kê thuốc em uống và bôi và vẫn không khỏi. Mong bác sĩ trả lời giúp em.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp em bị rạn da và có thể kèm nhiễm nấm, Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những tình huống đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài.
Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không tác động tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rạn da là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ sau sinh hay mới giảm béo thành công do trước đó lên cân quá nhiều và nhanh, khiến da không giãn ra kịp, các mô liên kết đứt gãy. Các vết rạn da lớn lúc đầu có thể làm chị em hốt hoảng vì có màu đỏ, tía, nhưng sau đó màu sẽ nhạt dần. Các vết rạn có dạng sọc trên da hình thành như là hậu quả của một giai đoạn tăng hay giảm cân quá nhanh, khi da bị kéo căng lên. Đã bị ran da rồi rất khó làm mất biểu hiện, vết rạn này nhiều năm mới mờ được. Hiên tại chỉ có thuốc làm mờ vết đỏ của rạn như Collagen, mỡ Trenoin…
Em nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế tùy theo mức độ bệnh mà định liệu để chữa trị. Những nơi rạn da mỏng và dễ viêm nhiễm nhất là dễ nhiễn nấm. Trước mắt để giản ngứa do nhiễm nấm em nên dùng mỡ Nizoral bôi 2 lần/ ngày trong nhiều ngày.
Chúc em nhanh khòi!
Vùng bẹn xuất hiện vùng màu đỏ ở cả hai bên, lan rộng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Nam
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay 20 tuổi. Cách đây 2 tháng, vùng bẹn của cháu xuất hiện vùng màu đỏ ở cả hai bên. Do chỉ nghĩ là bị dị ứng nên cháu chỉ tắm rửa và thay đồ thường xuyên nhưng càng ngày nó càng lan rộng ra. Vùng da mà nó lan đến thì bị bong da nhưng không bị ngứa, vùng da nó đi qua thì bị sẫm màu lại. Vậy cho cháu hỏi đó là bệnh gì và chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Theo thông tin cung cấp, có thể cháu bị rạn da. Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ, tím, lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Bệnh tuy không tác động tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Những thay đổi về Hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Rạn da chủ yếu gặp ở nữ, chiếm 96%, còn ở nam giới rất ít bị. Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Hormon cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra vết rạn, những thay đổi về Hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh.
Các vết rạn da còn gặp ở những bệnh nhân uống hoặc bôi Corticosteroids ngoài da, như Cortibion, Flucicort, Flucinar, Diprosalic… dài ngày cũng có thể bị rạn da. Trong tình huống này cần ngừng ngay việc bôi thuốc.
Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa, không đau. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, là lúc tạo vết rạn, có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần.
Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy. Vì vậy, việc chiếu năng lượng ánh sáng laser CO2, IPL… như các mỹ viện quảng cáo không thể làm các vết rạn mất đi. Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamin C, E… Việc uống thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nam 21 tuổi, cơ thể xuất hiện những vết lan đỏ kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi, cháu bị mụn trứng cá cách đây 3 năm và có sử dụng thuốc tây bao gồm các loại vitamin, kháng sinh. Sau một năm, đầu tiên trên cơ thể cháu xuất hiện những vết lan đỏ kéo dài, đầu tiên là ở trước ngực gần hai bên nách. Sau đó 1 năm lại tiếp tục xuất hiện những vết ở đùi, phía dưới bắp tay bắp chân và ở mông, một ít ở lưng những vết sọc ngang. Bây giờ cháu đã tạm ngừng dùng thuốc một thời gian khoảng vài tháng thì những vết lan đỏ kéo dài đó đã có triệu chứng hơi nhạt màu một chút nhưng vẫn hiện rõ. Vậy những triệu chứng trên của cháu là như thế nào ạ?
Cháu xin cảm ơn ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Theo mô tả của cháu bác sĩ nghĩ nhiều khả năng cháu đã bị rạn da do cơ thể phát triển lớn lên quá nhanh trong giai đoạn dậy thì. Các vết rạn da chính là từ sự giãn nhanh của da theo sự lớn nhanh của một vùng nào đó dẫn đến thoái hóa dưỡng bào cùng với tổn thương các sợi keo (sợi Collagen) và sợi đàn hồi (sợi Elastin) sau đó. Các vết rạn da có bề ngoài giống như một dải dẹt, sọc vằn hoặc những đường rạn nứt nhỏ. Chúng thường xuất hiện với những vệt song song, màu đỏ tía, mỏng, bóng, đôi khi giống những vết sẹo màu trắng hoặc nâu nhạt. Rạn da có thể hơi lõm nhẹ xuống và có cấu trúc khác với da bình thường bên cạnh.
Cháu có thể hoàn toàn yên tâm bởi rạn da dù làm chúng ta mất tự tin về vấn đề thẩm mỹ nhưng nó lại không hề gây hại gì cho sức khỏe. Nếu cháu biết cách chăm sóc và giữ gìn da tốt như chú ý vệ sinh thân thể thật tốt và có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý giúp cơ thể có đủ dưỡng chất cũng như năng lượng để thích nghi với những thay đổi trong giai đoạn này, massage nhẹ nhàng, chậm rãi kết hợp thoa kem làm ẩm da đều đặn mỗi ngày ở những vùng da bị rạn bằng các sản phẩm có chứa vitamin A, vitamin C chiết xuất từ hoa quả để kem thấm sâu vào bên trong da thì sau khi qua thời kỳ dậy thì, các vết rạn da sẽ dần dần mờ đi và biến mất. Trường hợp nếu vết lan đỏ của cháu có kèm theo nổi mụn hoặc ngứa… thì cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu để khám và chữa trị.
Chúc cháu khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây rạn da và cách điều trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 17 tuổi, da của cháu có hiện tượng rạn, vết rạn nổi lên như sẹo, giống da bụng của phụ nữ sau khi sinh. Cháu bị như thế từ năm 14, 15 tuổi rồi. Vết rạn nổi lên ở bụng chân và phần đùi tiếp giáp với mông. Ai cũng nói cháu do lớn nhanh nên bị như thế. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu lí do và cách chữa trị được không ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Bước vào tuổi dậy thì dưới ảnh hưởng của các hoóc môn nội tiết thì cơ thể phát triển mạnh mẽ về vóc dáng. Chính sự phát triển mạnh này và khi sự phát triển của các tổ chức trong cơ thể chưa ‘nhịp nhàng’ với nhau có thể dẫn tới những triệu chứng không bình thường, điển hình là hiện tượng rạn da ở tuổi dậy thì. Do vậy, hiện tượng rạn da của cháu nghĩ nhiều đến do tuổi dậy thì. Rạn da do tuổi dậy thì thường xuất hiện ở vùng da mỏng và yếu như vùng bụng, vùng đùi trong, vùng bẹn, vùng ngực, vùng đầu gối, bắp chân.
Có thể lý giải hiện tượng này như sau: khi vào độ tuổi dậy thì, ở một số người, các tổ chức dưới da phát triển quá mạnh (mô cơ, mô mỡ,..), trong khi da bao phủ vùng đó chưa kịp phát triển và dãn tương xứng, dẫn tới các mô liên kết bị phá vỡ và hình thành các vết rạn. Hiện tượng rạn da có thể gặp ở cả hai giới vào tuổi dậy thì, nhưng thường gặp ở nữ giới hơn do có làn da mỏng manh hơn. Theo các chuyên gia về bệnh da, hiện tượng rạn da nói chung được phòng ngừa và chữa trị càng sớm càng tốt. Do vậy, với tình huống của cháu, vì vẫn còn đang trong độ tuổi phát triển, nên cần kết hợp cả phòng ngừa và chữa trị.
Trước hết, việc kiểm soát cân nặng được ưu tiên vì đây là lí do qua trọng dẫn tới rạn da. Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: nhiều vitamin A, C, E, khoáng chất với việc tăng cường rau xanh, nước trái cây, cần uống đủ nước để tránh khô da. Bên cạnh đó, cháu cần có chế độ tập luyện đều đặn, tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp da săn chắc. Ngoài ra, nên lưu ý tới các yếu tố khác như: quần áo quá chật gây cọ sát, giảm thông thoáng của bề mặt da khiến da thêm tổn thương, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Còn với việc chữa trị các vết rạn da, điều cần lưu ý là cháu không nên tự khắc phục các vết rạn vì có thể gây biến chứng và làm trầm trọng thêm rạn da. Nên tới cơ sở y tế chuyên khoa về Da liễu hoặc cơ sở thẩm mỹ tin cậy để nhận biện pháp chữa trị thích hợp. Hiện nay, ngoài một số thuốc bôi giúp giảm rạn da, còn có các biện pháp như sử dụng sóng cao tần, laser, phẫu thuật…
Chúc cháu sớm xử lý được tình trạng này!
Cho em hỏi là có phải bị rạn nứt da khi em lên cân không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em là nam năm nay 21 tuổi. Khi em tập Gym thì 56kg, em bỏ tập thì lên 59,5kg. Có lần em đi đá banh thì mặc quần Jeans dài đá mà không mặc quần đá banh. Khi về nhà tắm thì em có nhiều vệt đỏ ngắn ngay 2 bên đùi. Chỗ đấy không đau. Kéo dãn đùi ra thì nó hết xong co vào lại bị. Cho em hỏi là có phải bị rạn nứt da khi em lên cân không ạ. Hay là bệnh gì? Em rất hoang mang vì cả 6 tháng nay thấy vẫn bình thường. Và giờ những vết nứt ấy lan ra chỗ khác. Bác sĩ cho em lời khuyên.
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp, cháu bị rạn da. Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những tình huống đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài.
Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không tác động tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy, vì vậy việc chiếu năng lượng ánh sáng Laser CO2, IPL… như các mỹ viện quảng cáo không thể làm các vết rạn mất đi. Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E… và việc uống thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Các loại chế phẩm sau có thể làm mờ nhạt và giảm kích thước vết rạn, hạn chế sự phát triển của chúng như: khi các vết rạn trở nên lớn hơn hoặc các vết rạn da xuất hiện mà không tìm thấy lí do nào rõ rệt (ví dụ: mang thai, tăng cân nhanh, tăng trưởng ở tuổi dậy thì…) nên đi khám bác sĩ ngay để được định bệnh chính xác và có lời khuyên thích hợp cho việc điều trị. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để xoá mờ các vết rạn da:
Dùng các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu xoa đều lên các vùng da bị rạn hàng ngày trước khi đi ngủ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da. Lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo Collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này có thể làm mờ đi các vết rạn một cách nhanh chóng. Dùng sữa bò tươi mát xa vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối cũng có tác dụng tốt. Khi các vết rạn da gây tác động nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ.
Có thể chữa trị các vùng da đỏ xuất hiện sớm bằng các phương pháp sau, những biện pháp chữa trị tích cực hơn như: bào da nông việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám; phẫu thuật cắt bỏ các vết rạn nứt to; ánh sáng trị liệu IPL; tia Laser rạn da có thể được chữa trị bằng Laser CO2, Laser xung màu có bước sóng 585nm, hoặc IPL tùy thuộc vào độ tuổi của vết rạn nứt da. Cháu nên tới bác sĩ Da liễu khám và định liệu phương pháp chữa trị.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Da vùng kín mẩn đỏ, lan rộng ra đùi
Câu hỏi bởi: phượng thắng
Chào bác sĩ!
Em là nam, 21 tuổi. Em không biết mình mắc bệnh gì mà vùng da ở vùng kín nó lên những vết đỏ lớn bằng ngón tay và ngứa. Da chỗ đó rất mỏng và ngày càng lan rộng. Đến nay thì nó ăn bằng bàn tay và nó ăn đều 2 bên đùi trên. Em đi khám bác sĩ bảo em bị viêm da dị ứng, kê thuốc em uống và bôi và vẫn không khỏi. Mong bác sĩ trả lời giúp em.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp em bị rạn da và có thể kèm nhiễm nấm, Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những tình huống đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài.
Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không tác động tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rạn da là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ sau sinh hay mới giảm béo thành công do trước đó lên cân quá nhiều và nhanh, khiến da không giãn ra kịp, các mô liên kết đứt gãy. Các vết rạn da lớn lúc đầu có thể làm chị em hốt hoảng vì có màu đỏ, tía, nhưng sau đó màu sẽ nhạt dần. Các vết rạn có dạng sọc trên da hình thành như là hậu quả của một giai đoạn tăng hay giảm cân quá nhanh, khi da bị kéo căng lên. Đã bị ran da rồi rất khó làm mất biểu hiện, vết rạn này nhiều năm mới mờ được. Hiên tại chỉ có thuốc làm mờ vết đỏ của rạn như Collagen, mỡ Trenoin…
Em nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế tùy theo mức độ bệnh mà định liệu để chữa trị. Những nơi rạn da mỏng và dễ viêm nhiễm nhất là dễ nhiễn nấm. Trước mắt để giản ngứa do nhiễm nấm em nên dùng mỡ Nizoral bôi 2 lần/ ngày trong nhiều ngày.
Chúc em nhanh khòi!
Vùng bẹn xuất hiện vùng màu đỏ ở cả hai bên, lan rộng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Nam
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay 20 tuổi. Cách đây 2 tháng, vùng bẹn của cháu xuất hiện vùng màu đỏ ở cả hai bên. Do chỉ nghĩ là bị dị ứng nên cháu chỉ tắm rửa và thay đồ thường xuyên nhưng càng ngày nó càng lan rộng ra. Vùng da mà nó lan đến thì bị bong da nhưng không bị ngứa, vùng da nó đi qua thì bị sẫm màu lại. Vậy cho cháu hỏi đó là bệnh gì và chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Theo thông tin cung cấp, có thể cháu bị rạn da. Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ, tím, lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Bệnh tuy không tác động tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Những thay đổi về Hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Rạn da chủ yếu gặp ở nữ, chiếm 96%, còn ở nam giới rất ít bị. Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Hormon cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra vết rạn, những thay đổi về Hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh.
Các vết rạn da còn gặp ở những bệnh nhân uống hoặc bôi Corticosteroids ngoài da, như Cortibion, Flucicort, Flucinar, Diprosalic… dài ngày cũng có thể bị rạn da. Trong tình huống này cần ngừng ngay việc bôi thuốc.
Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa, không đau. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, là lúc tạo vết rạn, có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần.
Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy. Vì vậy, việc chiếu năng lượng ánh sáng laser CO2, IPL… như các mỹ viện quảng cáo không thể làm các vết rạn mất đi. Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamin C, E… Việc uống thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nam 21 tuổi, cơ thể xuất hiện những vết lan đỏ kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi, cháu bị mụn trứng cá cách đây 3 năm và có sử dụng thuốc tây bao gồm các loại vitamin, kháng sinh. Sau một năm, đầu tiên trên cơ thể cháu xuất hiện những vết lan đỏ kéo dài, đầu tiên là ở trước ngực gần hai bên nách. Sau đó 1 năm lại tiếp tục xuất hiện những vết ở đùi, phía dưới bắp tay bắp chân và ở mông, một ít ở lưng những vết sọc ngang. Bây giờ cháu đã tạm ngừng dùng thuốc một thời gian khoảng vài tháng thì những vết lan đỏ kéo dài đó đã có triệu chứng hơi nhạt màu một chút nhưng vẫn hiện rõ. Vậy những triệu chứng trên của cháu là như thế nào ạ?
Cháu xin cảm ơn ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Theo mô tả của cháu bác sĩ nghĩ nhiều khả năng cháu đã bị rạn da do cơ thể phát triển lớn lên quá nhanh trong giai đoạn dậy thì. Các vết rạn da chính là từ sự giãn nhanh của da theo sự lớn nhanh của một vùng nào đó dẫn đến thoái hóa dưỡng bào cùng với tổn thương các sợi keo (sợi Collagen) và sợi đàn hồi (sợi Elastin) sau đó. Các vết rạn da có bề ngoài giống như một dải dẹt, sọc vằn hoặc những đường rạn nứt nhỏ. Chúng thường xuất hiện với những vệt song song, màu đỏ tía, mỏng, bóng, đôi khi giống những vết sẹo màu trắng hoặc nâu nhạt. Rạn da có thể hơi lõm nhẹ xuống và có cấu trúc khác với da bình thường bên cạnh.
Cháu có thể hoàn toàn yên tâm bởi rạn da dù làm chúng ta mất tự tin về vấn đề thẩm mỹ nhưng nó lại không hề gây hại gì cho sức khỏe. Nếu cháu biết cách chăm sóc và giữ gìn da tốt như chú ý vệ sinh thân thể thật tốt và có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý giúp cơ thể có đủ dưỡng chất cũng như năng lượng để thích nghi với những thay đổi trong giai đoạn này, massage nhẹ nhàng, chậm rãi kết hợp thoa kem làm ẩm da đều đặn mỗi ngày ở những vùng da bị rạn bằng các sản phẩm có chứa vitamin A, vitamin C chiết xuất từ hoa quả để kem thấm sâu vào bên trong da thì sau khi qua thời kỳ dậy thì, các vết rạn da sẽ dần dần mờ đi và biến mất. Trường hợp nếu vết lan đỏ của cháu có kèm theo nổi mụn hoặc ngứa… thì cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu để khám và chữa trị.
Chúc cháu khỏe mạnh.
Theo ViCare