Những điều cần biết về nguyên nhân dễ gây sảy thai


4,226
1
1
Xu
53
Có khoảng 20% thai phụ rơi vào trường hợp sảy thai. Để phòng tránh một cách tốt nhất điều không mong muốn này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ trước hết là về nguyên nhân gây ra nó.

Đối tượng sảy thai tự nhiên


Câu hỏi bởi: Nguyễn thị phú

Thua bác sĩ e bị ra máu tối thứ 6 vào bệnh viện đi tiêm thuốc giữ thai và uống thuốc dưỡng thai , đến sáng thứ 7 thì ra máu cục và trôi túi ối ra ngoài lúc đi tiểu !thai 6 tuần. Bác sĩ cho siêu âm lại thì thai đã mất và trong tử cung còn lại một ít dịch cu thể 16ml . E mổ đẻ hai lần và hiện tại có u xơ tử cung to bằng quả trứng gà .e phải làm sao ạ

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Tùy thuộc vào vị trí của u xơ mà mức độ nguy hiểm của nó đến thai kỳ là ít hay nhiều. U xơ
Chào bạn.
Như vậy bạn đã có 2 con và thường thì mỗi gia đình ở Việt Nam thường có 2 con. Nhưng chắc hẳn bạn phải có một lý do nào đó để sinh con tiếp. NHưng khi bạn có u xơ thì tuy u nhỏ có thể gây ra ít nguy hiểm cho thai kỳ, nhưng đôi khi u xơ lớn cũng không gây ra nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ. Vấn đề ở đây là mức độ gây tổn thương thành tử cung của các u. Các trường hợp nguy hiểm nhất có thể xảy ra do u xơ tử cung là tử cung bị thu hẹp do u xơ nổi lên, thành tử cung không giữ được em bé gây bong nhau, sảy thai, sinh non, thai ngôi mông, bắt buộc đẻ mổ, chảy máu sau sinh nhiều và thậm chí là phải cắt bỏ tử cung.Mà theo bạn mô tả thì u của bạn là khá lớn tuy không biết ở vị trí nào.
Bạn phải tới BV Phụ Sản khám xác định rồi hãy quyết định xử lý u hay tiếp tục mang thai nhé.Chúc bạn may mắn.
Chào bạn.

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn.
Sau sảy thai thì 3 tháng sau có bầu là hợp lý . Nhưng sau 1 tháng đã có bầu thì bạn phải chấp nhân. Tốt nhất là bạn nên tới đăng ký quản lý thai nghén và sẽ được theo dõi và tư vấn thường xuyên.
Chào bạn.

Nguyên nhân sảy thai từ đâu?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em mang thai được 10 tuần nhưng chưa có phôi và tim thai. Đi khám bác sĩ bảo thai lưu. Xin cho em hỏi lí do vì sao như vậy, em thắc mắc không biết lí do từ đâu?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào em.

Như vậy tình huống của em là thai lưu. Có rất nhiều lí do gây ra thai lưu, bao gồm các lí do như sau:

Người mẹ bị mắc các bệnh mãn tính như: viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao…

Mẹ mắc bệnh nội tiết như basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.

Nhiễm độc thai nghén.

Nhiễm ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn (giang mai), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm…).

Các dị dạng đường sinh sản, hay gặp là mẹ có tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém.

Béo phì ở mẹ là yếu tố được biết đến làm tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu. Những thai phụ có chỉ số cơ thể (BMI) là 30-39,9, tỷ lệ thai lưu lên tới 8/1000. Với thai phụ có BMI trên 40, tỷ lệ này là 11/1000.

Yếu tố khác làm tăng thai lưu là song thai (đa thai). Song thai (đa thai) có tỷ lệ lưu thai cao hơn 4 lần so với đơn thai.

Phụ nữ 40 tuổi trở lên cũng có nguy cơ lớn thai lưu.

Người mẹ mang thai lần đầu tiên cũng có nguy cơ lưu thai lớn hơn người mẹ đã từng đẻ con.

Người mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể là lí do chủ yếu dẫn đến thai dưới ba tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố mẹ, hoặc đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên rõ rệt theo tuổi của mẹ, đặc biệt là ở các bà mẹ trên 40 tuổi.

Ngoài ra do thai có những bất thường như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép… bất thường ở nhau thai, đa ối hoặc thiểu ối.

Nguyên nhân dinh dưỡng, nghĩa là do chất lượng trứng và/hoặc tinh trùng chưa tốt.

Vì thai lưu do nhiều lí do như đã nêu trên, để chuẩn bị có thai lần tiếp theo em nên đi khám tổng thể hai vợ chồng để xác định lí do và có hướng phòng ngừa hợp lý.

Chúc em sớm có tin vui.

Sảy thai liên tiếp


Câu hỏi bởi: Hà Trang

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 27 tuổi và lấy chồng được 1 năm. Cuối năm 2015 tháng 12 cháu có bầu được 5 tuần thì bị ra máu và bị sảy tự nhiên do không can thiệp bất kì loại thuốc nào. Sau đó năm 2016 tháng 6 cháu lại mang bầu lần 2 nhưng lại được 6 tuần cũng hiện tượng ra máu ồ ạt và lại sảy tự nhiên ạ. Bây giờ cháu muốn đi khám và làm xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân nhưng do chưa có kinh nghiệm về khám phụ sản nên cháu không biết mình nên khám và làm những xét nghiệm gì để biết nguyên nhân ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn.
Khi bị sảy thai liên tiếp, tạm thời gác đau buồn, lo lắng, sợ hãi qua một bên để đi tìm kiếm nguyên nhân nào gây ra điều này qua các thông số khoa học. Khi tìm được nguyên nhân chính xác rồi, hành trình tìm con của bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Trong vòng 1 tháng sau khi sảy thai, vợ chồng bạn cần thực hiện ngay những xét nghiệm này:
1. Khám phụ khoa( Người vợ): nên soi tươi dịch tế bào âm đạo để kiểm tra cầu khuẩn, bạch cầu, nấm… Bởi, nếu mắc các bệnh như lậu, giang mai, nhiễm trùng đường sinh dục, polyp cổ tử cung, nhiễm virus Urealyticu, Mycoplasma hominil, Ureaplasma… có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi, khiến thai ngừng phát triển hoặc sảy thai ự nhiên.
2. Xét nghiệm máu( Cả 2 vợ chồng): Người vợ xét nghiệm công thức máu xem có bị mắc các bệnh về máu như: Thiếu máu, bất thường tế bào máu, nhóm máu… hay không. Đồng thời, bạn cũng nên xét nghiệm hóa sinh máu xem có bị mắc bệnh đái tháo đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện bất thường khác (nếu có).
Cả hai vợ chồng nên xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV, HBsAg (viêm gan B), virus Toxo, CMV, Rubella hay không.
3. Xét nghiệm tinh dịch đồ( Chồng): Để kiểm tra và đánh giá số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, hình dạng của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, độ pH, kháng thể kháng tinh trùng…
Các xét nghiệm nhất định phải làm khi bị sảy thai liên tiếp – Ảnh 3Các chỉ số khi xét nghiệm tinh dịch đồ theo chuẩn WHO
4. Xét nghiệm Halosperm tinh trùng( Chồng): Xét nghiệm này sẽ kiểm tra đứt gãy nhiễm sắc thể tinh trùng, kiểm tra xem tinh trùng có bị dị tật hay không. Nếu tinh trùng bị đứt gãy nhiễm sắc thể, dị tật sẽ khiến thai nhi ngừng phát triển (thai lưu) hoặc thai bị dị tật phải hút bỏ.
5. Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ( Cả hai vợ chồng): Bất thường nhiễm sắc thể ở người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có thể khiến thai ngừng phát triển, sảy sớm.
6. Xét nghiệm anti phospholipid và anti cardiolipin( Người vợ)
Xét nghiệm này cần được thực hiện ngay khi đang có thai hoặc khi vừa mới sảy thai (không quá 1 tháng), bởi nếu bình thường thì tất cả các chỉ số đều âm tính hết. Anti phosholipid và anti cardiolipin gọi là hội chứng miễn dịch, khi có sự thụ thai, cơ thể sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng viêm, tắc mạch vi thể khiến máu và chất dinh dưỡng không thể truyền cho thai nhi được khiến thai ngừng phát triển. Nếu không may bị dương tính với hội chứng này, thì khi chuẩn bị có thai và ngay khi bắt đầu phát hiện có thai, mẹ cần phải gặp bác sỹ chuyên gia để theo dõi, điều trị bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối.
7. Xét nghiệm nội tiết( Người vợ): Những chỉ số cần kiểm tra là: FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone, Progesterone (kiểm tra vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt) và AMH – dự trữ buồng trứng (kiểm tra vào ngày nào cũng được, nhưng để tiện lợi nên kiểm tra cùng ngày với các chỉ số kia.
8. Chụp HSG (chụp vòi trứng tử cung bằng cản quang Người vợ) : Một số bất thường về buồng trứng như tắc vòi trứng, hẹp, giãn vòi trứng; Bất thường về tử cung như tử cung nhi tính, tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa, dính lòng tử cung, dính cổ tử cung… chỉ có thể được kiểm tra khi chụp. Nếu phát hiện thấy có bất thường, bác sỹ theo dõi trực tiếp sẽ gợi ý phương pháp điều trị giúp bạn: Như bơm kháng sinh thông tắc vòi trứng, nong tách dính tử cung, mổ nội soi tử cung… Trong trường hợp tử cung nhi hóa hoặc tử cung xơ hóa không thể mang thai được, thì không có biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, vợ chồng bạn có thể nhờ đến biện pháp mang thai hộ.
Chụp tử cung vòi trứng là một thủ thuật rất đơn giản, chỉ hơi đau tức bụng một chút nhưng cần được bác sỹ chỉ định. Tuy nhiên, lưu ý là trong tháng chụp, nhất định không được để có thai, vì bạn sẽ phải uống thuốc kháng sinh trước và sau khi chụp để tránh viêm nhiễm.
9. Siêu âm nang thứ cấp: Người vợ Việc siêu âm này để biết chức năng buồng trứng có bị suy giảm hay không (việc này cũng được coi như là theo dõi trứng).
Khi đã tìm được nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp, bác sỹ điều trị/theo dõi sẽ có lên phác đồ và có chỉ định cụ thể cho bạn.
Chào bạn.

Bao lâu sau thì nên có thai sau khi bị sảy thai 8 ngày?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 21 tuổi, là nữ giới. Em mới sảy thai được 8 ngày. Em muốn hỏi sau 3 đến 6 tháng sau em nên mang thai luôn hay để 1 năm sau có sao không ạ? 1 năm có tác động gì không ạ?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Nếu bạn có thai, thai bình thường và bị sẩy thì sau khi có kinh nguyệt trở lại, bạn hoàn toàn có thể có thai lại. Tuy nhiên, trong tình huống những người bị chửa trứng và sảy thai trứng thì sau khi sảy thai cần phải được theo dõi sát nồng độ Beta-HCG và ít nhất sau 2 năm mới được có thai lại. Để chẩn đoán chửa trứng cần phải lấy tổ chức rau thai để làm giải phẫu bệnh. Những tình huống bình thường, nên có thai lại càng sớm càng tốt vì nếu càng để lâu sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sinh dục (có thể là viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng,…) và làm tăng tỉ lệ vô sinh.

Chúc bạn khỏe!

Sảy thai 2 lần làm gì để có lại?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 21 tuổi, cháu đã bị sảy thai hai lần, lần đầu tiên thì thai được 8 tuần mấy ngày thì bị chết lưu. Thời gian cháu có bầu đấy thì cháu hay bị đau bụng, cháu có đi khám và hỏi các bác sĩ ở phòng khám gần nhà nhưng không ai cho thuốc uống hay nói cháu bị làm sao chỉ nói về nghỉ ngơi. Lần thứ hai khi thai còn chưa có túi ối đã sảy. Bây giờ cháu muốn mang thai thì cháu nên làm gì?

Cháu cảm ơn ạ!

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Thai lưu hoặc sẩy thai có rất nhiều lí do, có thể do người mẹ đang mắc các bệnh cấp hoặc mãn tính trong thời kỳ mang thai, có những bất thường ở tử cung, phần phụ, nội tiết có vấn đề hoặc do sang chấn, chấn thương vào vùng bụng, có thể do thai và phần phụ của thai, cũng có thể do yếu tố gen di truyền, v.v…

Bạn đã bị sẩy thai 2 lần do vậy bạn cần khám để tìm lí do, nên khám cả hai vợ chồng, trước tiên là khám nội tổng hợp để đánh giá sức khỏe toàn thân sau đó khám chuyên Sản phụ khoa hoặc Nam học.

Người chồng nên: khám chuyên khoa Nam học, làm xét nghiệm soi dịch niệu đạo kiểm tra xem có viêm nhiễm không, làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng…

Người vợ nên: khám phụ khoa xem có mắc bệnh gì không, siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng. Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không? Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH như thế nào, xét nghiệm gen nhiễm sắc thể, v.v… Khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

Chúc bạn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl