Nếu thường xuyên có thói quen giật tóc, có khả năng rằng bạn đã mắc Hội chứng nghiện nhổ tóc. Những giải đáp sau đây sẽ đưa ra một số cách khắc phục cho thói quen này.
Ngứa da đầu và có thói quen nhổ tóc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Năm nay em 29 tuổi rồi. 2 năm nay tóc em ngứa nhiều lắm, ngứa mà em gãi không hết, càng gãi càng ngứa, nên em có thói quen nhổ tóc, giờ tóc em xói hết phần đầu và 2 bên thái dương luôn. Giờ em phải làm sao để tóc mọc nhanh hơn và bớt ngứa ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạn bị tật nhổ tóc. Tật nhổ tóc thường xảy ra ở bé gái có thói quen nhổ tóc, một ngày vài chục sợi nhiều ngày trụi cả vùng, những vủng bị thương là 2 bên thái dương và vùng đỉnh. Nguyên nhân ban đầu là do ngứa (có thể do viêm nhiễm hay do nấm), nhổ làm giảm ngứa sau thành phản xạ (thói quen) và cũng có thể do căng thẳng, suy nghĩ như làm bài toán khó, stress nên nhổ tóc để giảm căng thăng. Để giảm chỉ có cách bỏ thói quen nhổ tóc, trị nguyên nhân viêm nhiễm làm ngứa (dùng kháng sinh, kháng nấm), dùng tuốc chống căng thẳng, chống ngứa, chống stress và dùng thuốc kích thích mọc tóc. Tốt nhất bạn nên tới bác sĩ Da liễu khám để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Nhổ tóc khi bị căng thẳng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu có thói quen nhổ tóc khi bị căng thẳng, stress. Nó đã đi theo cháu gần 7 năm. Nó khiến cháu cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân. Cháu biết nhổ tóc là không nên nhưng cháu chỉ kiểm soát được hành vi 1 thời gian sau đâu lại vào đấy. Cháu đã tìm hiểu và chắc chắn cháu mắc phải 1 bệnh về rối loạn tâm thần. Cháu thật sự rất sợ và hoảng. Cháu mong bác sĩ giải đáp cho cháu.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn đã mắc phải hội chứng rối nhiễu hành vi, hậu quả của rối nhiễu tâm trí với triệu chứng là không kiểm soát được bản thân dẫn đến mất tự chủ, xảy ra hành vi bất thường, lặp đi lặp lại trong hoàn cảnh tương tự dù đã được nhắc nhở, ngăn chặn. Bản thân họ cũng nhận thức được việc làm đó là không đúng nhưng bản năng đã khuất phục được lý trí. Sự thôi thúc phải kéo đứt lông tóc không thể kiểm soát được, thường thì là ở trên đầu, nhưng đôi khi còn cả lông mày và lông mi… là một trong những triệu chứng của rối nhiễm tâm trí. Trước khi nhổ tóc, bệnh nhân thường có căng thẳng tăng cao, bản năng thôi thúc và sau khi nhổ tóc thì có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Căn nguyên gây bệnh thường không đến nhất thời, nó có liên quan đến gene, trạng thái tâm tính bẩm sinh, nền văn hóa gia đình… Những người vốn có những “yếu tố nền” này không vững chắc lại gặp hoàn cảnh không thuận lợi như sức khỏe sa sút, không thấy người chia sẻ, thất nghiệp, bất hòa trong quan hệ tình cảm, mất người thân… rất dễ dẫn đến trạng thái bị rối nhiễu tâm trí. Tùy mức độ bệnh mà bạn sẽ được giải đáp chữa trị bằng các liệu pháp hành vi kết hợp sử dụng thuốc. Với sự can thiệp đúng mức của y học, tình trạng này có thể thuyên giảm đến 80%, 20% còn lại phụ thuộc vào ý chí của bạn. Các bác sĩ sẽ theo dõi “nhật ký nhổ tóc” của bạn trong một thời gian dài, rồi từ đó thiết kế một phác đồ chữa trị thích hợp. Họ sẽ giúp bạn nhận ra những “tín hiệu” thúc giục ham muốn nhổ tóc trước khi nó mạnh đến mức bạn không cưỡng lại được.
Vì vậy bạn cần gặp bác sỹ chuyên khoa Tâm thần học để được giúp đỡ nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Cách nào khắc phục chứng nghiện nhổ tóc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu viết tâm sự này trong tình trạng đang rất hoang mang và lo sợ. Cháu bị mắc hội chứng nghiện nhổ tóc, đã được 6 năm rồi, do căng thẳng và tâm lí nên cháu không thể tự chủ được bản thân dù biết không nên làm như thế. Bây giờ trên đầu của cháu đã trụi đi một mảng lớn và tóc mọc lại rất chậm, cháu nên làm như thế nào để chữa thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Theo các triệu chứng cháu mô tả có thể là cháu bị chứng Trichotillomania (hội chứng nghiện giật tóc), một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới thấy dễ chịu. Vì vậy, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện và tiến triển liên tục.
Cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi và dùng một số thuốc để chữa trị bệnh. Trong đó, thuốc chống trầm cảm, vitamin, dưỡng não đem lại hiệu quả tốt, nhưng phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra cháu có thể nhờ tới sự giám sát của gia đình bạn bè để bất cứ khi nào cháu sờ tay lên đầu thì sẽ nhắc nhở. Bản thân cháu cũng cần có ý thức tự điều chỉnh. Mỗi khi muốn giật tóc, cháu cần tự làm mình bình tĩnh lại bằng cách bật nhạc lên, hay làm các động tác thể dục dễ chịu dễ làm, xem tivi, vẽ… nhằm tập trung sự chú ý vào một việc nào đó để không nhớ đi ham muốn giật tóc kia.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Tóc trắng, hơi ngứa, nhỏ có phải tóc bạc không?
Câu hỏi bởi: văn thắng
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi, là nam giới. Gần đây cháu có vài sợ tóc màu trắng, và hơi ngứa nhưng nhỏ hơn so với những sợi tóc xung quanh, vậy có phải tóc bạc không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng sợi tóc màu trắng còn gọi là sợi tóc bạc. Bạc tóc có rất nhiều lí do gây ra như do yếu tố di truyền, do sử dụng thuốc nhuộm và hóa mỹ phẩm gây hại cho tóc, chế độ ăn uống không cân bằng, sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,….), làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, cơ thể thiếu một số vitamin (vitamin nhóm B và E) và khoáng chất thiết yếu, cũng có thể do mắc một số rối loạn hay bệnh (thiếu máu, rối loạn thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, bệnh thận, rối loạn hoóc môn nội tiết,…), lạm dụng thuốc,…
Trường hợp của em còn khá trẻ tuổi đã có tóc bạc nhưng cũng chưa thể xác định chính xác do lí do gì và với số lượng vài sợi bạc thì cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, em cũng cần lưu ý tới các yếu tố nguy cơ nêu trên, đặc biệt với các yếu tố có thể phòng ngừa được nhằm tăng cường sức khoẻ của cơ thể nói chung và tăng cường sức khoẻ của mái tóc nói riêng.
Chúc em vui khoẻ!
Ngứa da đầu và có thói quen nhổ tóc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Năm nay em 29 tuổi rồi. 2 năm nay tóc em ngứa nhiều lắm, ngứa mà em gãi không hết, càng gãi càng ngứa, nên em có thói quen nhổ tóc, giờ tóc em xói hết phần đầu và 2 bên thái dương luôn. Giờ em phải làm sao để tóc mọc nhanh hơn và bớt ngứa ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạn bị tật nhổ tóc. Tật nhổ tóc thường xảy ra ở bé gái có thói quen nhổ tóc, một ngày vài chục sợi nhiều ngày trụi cả vùng, những vủng bị thương là 2 bên thái dương và vùng đỉnh. Nguyên nhân ban đầu là do ngứa (có thể do viêm nhiễm hay do nấm), nhổ làm giảm ngứa sau thành phản xạ (thói quen) và cũng có thể do căng thẳng, suy nghĩ như làm bài toán khó, stress nên nhổ tóc để giảm căng thăng. Để giảm chỉ có cách bỏ thói quen nhổ tóc, trị nguyên nhân viêm nhiễm làm ngứa (dùng kháng sinh, kháng nấm), dùng tuốc chống căng thẳng, chống ngứa, chống stress và dùng thuốc kích thích mọc tóc. Tốt nhất bạn nên tới bác sĩ Da liễu khám để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Nhổ tóc khi bị căng thẳng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu có thói quen nhổ tóc khi bị căng thẳng, stress. Nó đã đi theo cháu gần 7 năm. Nó khiến cháu cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân. Cháu biết nhổ tóc là không nên nhưng cháu chỉ kiểm soát được hành vi 1 thời gian sau đâu lại vào đấy. Cháu đã tìm hiểu và chắc chắn cháu mắc phải 1 bệnh về rối loạn tâm thần. Cháu thật sự rất sợ và hoảng. Cháu mong bác sĩ giải đáp cho cháu.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn đã mắc phải hội chứng rối nhiễu hành vi, hậu quả của rối nhiễu tâm trí với triệu chứng là không kiểm soát được bản thân dẫn đến mất tự chủ, xảy ra hành vi bất thường, lặp đi lặp lại trong hoàn cảnh tương tự dù đã được nhắc nhở, ngăn chặn. Bản thân họ cũng nhận thức được việc làm đó là không đúng nhưng bản năng đã khuất phục được lý trí. Sự thôi thúc phải kéo đứt lông tóc không thể kiểm soát được, thường thì là ở trên đầu, nhưng đôi khi còn cả lông mày và lông mi… là một trong những triệu chứng của rối nhiễm tâm trí. Trước khi nhổ tóc, bệnh nhân thường có căng thẳng tăng cao, bản năng thôi thúc và sau khi nhổ tóc thì có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Căn nguyên gây bệnh thường không đến nhất thời, nó có liên quan đến gene, trạng thái tâm tính bẩm sinh, nền văn hóa gia đình… Những người vốn có những “yếu tố nền” này không vững chắc lại gặp hoàn cảnh không thuận lợi như sức khỏe sa sút, không thấy người chia sẻ, thất nghiệp, bất hòa trong quan hệ tình cảm, mất người thân… rất dễ dẫn đến trạng thái bị rối nhiễu tâm trí. Tùy mức độ bệnh mà bạn sẽ được giải đáp chữa trị bằng các liệu pháp hành vi kết hợp sử dụng thuốc. Với sự can thiệp đúng mức của y học, tình trạng này có thể thuyên giảm đến 80%, 20% còn lại phụ thuộc vào ý chí của bạn. Các bác sĩ sẽ theo dõi “nhật ký nhổ tóc” của bạn trong một thời gian dài, rồi từ đó thiết kế một phác đồ chữa trị thích hợp. Họ sẽ giúp bạn nhận ra những “tín hiệu” thúc giục ham muốn nhổ tóc trước khi nó mạnh đến mức bạn không cưỡng lại được.
Vì vậy bạn cần gặp bác sỹ chuyên khoa Tâm thần học để được giúp đỡ nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Cách nào khắc phục chứng nghiện nhổ tóc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu viết tâm sự này trong tình trạng đang rất hoang mang và lo sợ. Cháu bị mắc hội chứng nghiện nhổ tóc, đã được 6 năm rồi, do căng thẳng và tâm lí nên cháu không thể tự chủ được bản thân dù biết không nên làm như thế. Bây giờ trên đầu của cháu đã trụi đi một mảng lớn và tóc mọc lại rất chậm, cháu nên làm như thế nào để chữa thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Theo các triệu chứng cháu mô tả có thể là cháu bị chứng Trichotillomania (hội chứng nghiện giật tóc), một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới thấy dễ chịu. Vì vậy, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện và tiến triển liên tục.
Cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi và dùng một số thuốc để chữa trị bệnh. Trong đó, thuốc chống trầm cảm, vitamin, dưỡng não đem lại hiệu quả tốt, nhưng phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra cháu có thể nhờ tới sự giám sát của gia đình bạn bè để bất cứ khi nào cháu sờ tay lên đầu thì sẽ nhắc nhở. Bản thân cháu cũng cần có ý thức tự điều chỉnh. Mỗi khi muốn giật tóc, cháu cần tự làm mình bình tĩnh lại bằng cách bật nhạc lên, hay làm các động tác thể dục dễ chịu dễ làm, xem tivi, vẽ… nhằm tập trung sự chú ý vào một việc nào đó để không nhớ đi ham muốn giật tóc kia.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Tóc trắng, hơi ngứa, nhỏ có phải tóc bạc không?
Câu hỏi bởi: văn thắng
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi, là nam giới. Gần đây cháu có vài sợ tóc màu trắng, và hơi ngứa nhưng nhỏ hơn so với những sợi tóc xung quanh, vậy có phải tóc bạc không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng sợi tóc màu trắng còn gọi là sợi tóc bạc. Bạc tóc có rất nhiều lí do gây ra như do yếu tố di truyền, do sử dụng thuốc nhuộm và hóa mỹ phẩm gây hại cho tóc, chế độ ăn uống không cân bằng, sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,….), làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, cơ thể thiếu một số vitamin (vitamin nhóm B và E) và khoáng chất thiết yếu, cũng có thể do mắc một số rối loạn hay bệnh (thiếu máu, rối loạn thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, bệnh thận, rối loạn hoóc môn nội tiết,…), lạm dụng thuốc,…
Trường hợp của em còn khá trẻ tuổi đã có tóc bạc nhưng cũng chưa thể xác định chính xác do lí do gì và với số lượng vài sợi bạc thì cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, em cũng cần lưu ý tới các yếu tố nguy cơ nêu trên, đặc biệt với các yếu tố có thể phòng ngừa được nhằm tăng cường sức khoẻ của cơ thể nói chung và tăng cường sức khoẻ của mái tóc nói riêng.
Chúc em vui khoẻ!
Theo ViCare