Tâm thần phân liệt và một số lưu ý khi sử dụng thuốc


4,226
1
1
Xu
53
Rối loạn tâm thần tuy mang đến rất nhiều hệ lụy phiền toái nhưng vẫn có thể được điều trị bằng thuốc men hoặc các phương pháp điều trị tâm lý xã hội. Các giải đáp dưới đây phần nào giúp bạn hiểu thêm về chứng tâm thần phân liệt.

ngừng thuốc chữa bệnh tâm thần


Câu hỏi bởi: đặng thị lộc

Thưa bác sĩ. Con tôi 30 tuổi bị bệnh tâm thần phân liệt, uống thuốc đã được 6 tháng, bệnh tình đã đỡ nhiều, vậy nay tôi đã nghỉ thuốc điều trị cho cháu được chưa? vì theo toa thuốc còn 1 tháng nữa mới hết. vậy khi hết liều tôi phải cho cháu đi khám lại hay là thôi không tái khám nữa, kính mong quý bác sĩ giải đáp giùm.

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!

Tâm thần phân liệt là một nhóm các rối loạn não nghiêm trọng, trong đó hiểu thực tế bất thường. Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến một số kết hợp của: Rối loạn tư duy (suy nghĩ), có hoang tưởng ảo giác, dẫn đến rối loạn hành vi ( các hành động vô nghĩa hoặc nguy hiểm cho bản thân và xã hội). Khả năng của những người có tâm thần phân liệt hoạt động bình thường và để chăm sóc cho bản thân họ có xu hướng xấu đi theo thời gian.
Tâm thần phân liệt là một bệnh mãn tính, cần điều trị suốt đời.

Nếu con bạn được chẩn đoán là tâm thần phân liệt thì cần phải điều trị dài ngày thường xuyên liên tục. Sau khi đùng hết toa thuốc hiện tại, bạn nên cho con đến tái khám tại cơ sở y tế đang quản lý và điều trị của con bạn.

Xem thêm :

Chúc bạn sức khỏe .

Bệnh tâm thần có thể bỏ uống thuốc được không?


Câu hỏi bởi:

Cháu chào bác sĩ!

Cháu bị tâm thần từ năm 19 tuổi và cháu phải dùng thuốc cả đời, bác sĩ bán cho cháu một loại thuốc màu vàng nhạt và một loại thuốc màu giống màu cam. Cháu muốn hỏi về tên và tác dụng của những loại thuốc thế hệ mới. Cháu muốn hỏi bác sĩ là bệnh của cháu có chữa khỏi được hoàn toàn và cháu có thể bỏ thuốc được không ạ bởi vì cháu nhận thấy nếu tối hôm nào cháu bỏ thuốc thì cháu không ngủ được ạ, còn nếu khi nào dùng thuốc thường xuyên thì sáng hôm sau cháu cảm thấy rất buồn ngủ và mệt mỏi ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.

Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu nói hai loại thuốc mà cháu đang uống, một loại có màu vàng nhạt và một loại màu cam. Cháu nói vậy thì rất khó biết là loại thuốc gì, thông thường thuốc đều có tên ở vỉ thuốc, cháu viết tên thuốc đó gửi cho bác thì bác sẽ nói công dụng và tác dụng của loại thuốc đó cho cháu. Vì rất nhiều thuốc có màu giống nhau, và lại cùng một loại thuốc, mỗi thời kỳ có màu thay đổi do nhà sản xuất thay đổi phần tá dược, nên có màu thay đổi. Theo cháu nói thì cháu đang uống một loại thuốc có màu vàng nhạt, có thể đó là loại thuốc Olanzapin 10mg do ấn độ sản xuất. Thuốc này để chữa trị cho bệnh tâm thần phân liệt, Olanzapin có tác dụng chống hoang tưởng, ảo giác, đồng thời cũng có tác dụng an thần gây ngủ. Còn loại thuốc màu cam thì bác không hiểu là loại gì, cháu lần sau gửi cho bác tên thuốc thì bác sẽ tư vấn cho cháu nhé.

Phần lớn bệnh tâm thần là chữa trị theo biểu hiện, không phải chữa trị theo lí do, nhất là bệnh tâm thần phân liệt là bệnh chưa rõ lí do sinh bệnh. Do vậy người bệnh phải dùng thuốc kéo dài, bệnh dễ tái phát, bệnh không khỏi hoàn toàn mà phải chữa trị và dùng thuốc lâu dài. Cháu không thể bỏ thuốc được, nếu bỏ thuốc bệnh sẽ tái phát, khi đó bệnh sẽ nặng hơn và chữa trị sẽ khó ổn định. Nếu dùng thuốc cháu ngủ nhiều, sáng hôm sau dậy vẫn buồn ngủ và mệt mỏi thì cháu nói với bác sĩ chữa trị cho cháu biết điều đó. Cháu đề xuất xin giảm liều, bác sĩ sẽ xem xét nếu giảm được thì bác sĩ chỉnh liều lại cho cháu. Tuyệt đối cháu không tự động bỏ thuốc hoặc tự giảm liều thuốc nhé.

Chúc cháu khoẻ mạnh!



Chữa khỏi tâm thần phân liệt nhưng lại bị lệ thuộc vào thuốc phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Lê Văn Đức

Thưa bác sĩ!

Dạo trước tôi bị tâm thần phân liệt. Nay tôi đã chữa khỏi tâm thần phân liệt nhưng lại bị lệ thuộc vào thuốc nếu không dùng thuốc là tôi không ngủ đươc. Mong bác sĩ giải đáp giúp em nên dùng thuốc gì đẻ có thể ngủ ngon mà không cần phải tiếp tuc dùng thuốc tâm thần?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn bị tâm thần phân liệt đã chữa khỏi nhưng lại lệ thuộc vào thuốc, không dùng thuốc không ngủ được. Để có thể ngủ ngon, cách tốt nhất là bạn áp dụng các biện pháp không uống thuốc vì uống thuốc ngủ, cho dù là bất cứ loại nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Những biện pháp đó là:

– Trước khi đi ngủ khoảng 3 đến 4 tiếng, bạn có thể tập luyện nhẹ hoặc tắm bằng nước nóng. Việc này có tác dụng làm tăng nhiệt độ của cơ thể trước khi đi ngủ. Thực hiện điều này đúng lúc sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

– Bạn nên tạo cho mình một giờ ngủ cố định. Việc này đã được chứng minh là rất hiệu quả cho việc ngủ. Còn vào những ngày cuối tuần bạn muốn ngủ thêm, bạn cũng chỉ nên ngủ thêm khoảng 1 tiếng, không nên ngủ thêm quá nhiều tới 3 hoặc 4 tiếng.

– Đi ngủ muộn hơn.

– Không mang lo lắng lên giường.

– Không bị ám ảnh bởi việc mình bị mất ngủ và cần phải uống thuốc.

Về việc ngừng dùng thuốc tâm thần, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Không được tự ý ngừng thuốc. Vì theo như tôi được biết thì đây là bệnh rất dễ tái phát và khó khỏi hẳn. Nếu bệnh của bạn đã ổn định và có thể ngừng thuốc thì vẫn cần phải theo dõi và khi thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào dù nhẹ cũng cần đi khám lại đề phòng tái phát.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Tư vấn về sử dụng thuốc về tâm thần phân liệt


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Anh cháu năm nay 27 tuổi bị bệnh tâm thần phân liệt đã 5 năm nay và được bác sĩ cho uống thuốc clozapin 5 năm nay. Ngày 20/4 đi xét nghiệm máu WBC là 3.1 và bác sĩ chữa trị thì nói vẫn tiếp tục dùng tuy có thấp nhưng không sao. Tham khảo một bác sĩ khác thì nói là nên chuyển thuốc khác. Nhưng gia đình sợ chuyển qua thuốc khác thì nhiều tác dụng phụ hơn và không đi làm được . Vậy xin hỏi các bác sĩ là anh cháu nên thế nào ạ.

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu!

Clozapine là thuốc thuộc nhóm thuốc an thần thế hệ mới, còn gọi là thuốc an thần không điển hình đầu tiên được đưa ra thị trường. Thuốc có tỷ lệ gây tác dụng phụ ngoại thấp và các rối loạn vận động rất thấp nhưng có thể gây mất bạch cầu hạt ở khoảng 1% số người sử dụng, như tình huống của anh cháu. Do nguy cơ gây mất bạch cầu hạt của clozapine nên người sử dụng thuốc được khuyến cáo xét nghiệm số lượng bạch cầu và bạch cầu hạt trước uống thuốc và mỗi tuần 1 lần trong 6 tháng đầu tiên chữa trị clozapine, sau đó có thể theo dõi 1-2 lần mỗi tháng nếu tình trạng ổn định. Với xét nghiệm của anh cháu WBC 3.1 cho thấy số lượng bạch cầu có giảm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Do đó anh cháu vẫn có thể tiếp tục uống thuốc như cũ, đồng thời cần đi khám lại định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để làm xét nghiệm theo dõi số lượng bạch cầu cũng như các tác dụng phụ khác của thuốc. Việc liên hệ chặt chẽ với bác sĩ trực tiếp chữa trị sẽ là rất cần thiết vì đây là người nắm rõ nhất tình trạng bệnh của anh cháu.

Chúc anh cháu và gia đình sức khỏe!

Bệnh nhân tâm thần phân liệt cấp không chịu uống thuốc phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Tram

Chào bác sĩ!

Em có chị mới phát hiện bị bệnh đưa đi khám thì bác sĩ nói là bệnh tâm thần phân liệt cấp. Chị em hay ngồi suy nghĩ rồi ảo tưởng giống như ai đang nói bên tai mình. Mới dùng thuốc được 3 ngày giờ thì không chịu dùng thuốc nữa, cả nhà năn nỉ cũng không chịu. Bây giờ em phải làm sao đây bác sĩ?

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Chị của bạn bị tâm thần phân liệt cấp. Tâm thần phân liệt là loại bệnh tâm thần nặng, căn nguyên chưa rõ ràng vì thế chữa trị chủ yếu là chữa trị biểu hiện không phải chữa trị theo lí do do vậy bệnh rễ tái phát và rất khó khỏi hẳn. Bệnh nhân phải dùng thuốc liên tục kéo dài, mỗi tháng người bệnh cần khám lại theo định kỳ để bác sĩ diều chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp với diễn biến của bệnh. Bệnh nhân cần chữa trị bệnh tại bệnh viện khi bệnh tình ở trạng thái cấp tính, thời gian nằm viên khoảng 2-3 tháng, khi bệnh ổn định ra viện và vẫn phải dùng thuốc ngoại trú.

Vấn đề dùng thuốc ngoại trú là rất quan trọng, nếu dùng thuốc không đều hoặc bỏ thuốc bệnh sẽ tái phát và nặng hơn khó chữa trị. Theo đó, tốt nhất là chị bạn cần được chữa trị ở bệnh viện trong thời gian bị cấp. Chị bạn chỉ được bác sĩ khám rồi cho thuốc mới dùng thuốc được 2 ngày đã không chịu uống nữa là không tốt cho sức khỏe của chị bạn và có thể cũng sẽ tác động tới những người xung quanh.

Gia đình bạn cần tìm cách thuyết phục, động viên chị dùng thuốc. Gia đình cần tạo cho bệnh nhân một không gian riêng tư, an toàn về tâm lý, không nên tiếp cận bệnh nhân quá gần về mặt cơ thể, giúp bệnh nhân so sánh tình trạng bệnh hiện tại với thời điểm chưa dùng thuốc, để cho người mà bệnh nhân yêu quý nhất thuyết phục dùng thuốc. Nếu chị không chịu uống thì cần đưa chị vào viện để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần có người giám sát chị thường xuyên vì người bị bệnh này dễ có triệu chứng không kiểm soát và hành vi tự tử.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl