Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, mức độ đau tăng lên khi vận động hay thay đổi tư thế, co cơ phản ứng, biến dạng khớp, teo cơ, khớp phát tiếng lạo xạo khi vận động, tràn dịch khớp.
Bị sưng và đau gối liên tục
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Má cháu năm nay 43 tuổi. Má cháu bị sưng đầu gối và đau hồi năm trước, thỉnh thoảng cách khoảng 1 tháng là bị sưng và đau đầu gối, nhưng dạo gần đây thì đau và sưng kéo dài liên tục, khi đứng dậy thì khớp kêu nữa ạ. Vậy bác sĩ cho cháu biết má cháu bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Mẹ cháu 43 tuổi, ở lứa tuổi này mẹ cháu có thể có thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp gối là trình trạng bề mặt khớp bị tổn thương do nhiều lí do làm mất độ trơn nhẵn của bề mặt khớp. Biểu hiện của thoái hóa khớp gối là mỗi khi đứng dậy hoặc khi đi lại lên cầu thang là khớp gối kêu lục cục, có thể gây đau nhức khớp, và sưng khớp gối mỗi khi đau và đi lại nhiều.
Mức độ bệnh cũng cũng khác nhau ở từng gia đoạn bệnh, ở gia đoạn sớm khi chưa có tổn thương bề mặt khớp chỉ có sự giảm tiết dịch nhầy khớp thì các biểu hiện thường mơ hồ, thoáng qua, người bệnh thường bỏ qua. Khi tổn thương nặng, dịch nhầy giảm tiết và làm tăng ma sát của khớp, lâu dần dẫn tới hẹp khe khớp. Tiến triển nặng hơn là tình trạng tổn thương bề mặt sụn khớp, trên hình ảnh XQ cho thấy có hình ảnh “gai xương”, “mỏ xương” là hình ảnh gián tiếp phản ánh tình trạng tổn thương bề mặt sụn khớp. Lúc này trên lâm sàng sẽ triệu chứng là khớp đau nhiều khi đi lại, khớp có thể sưng đau nếu không được chữa trị.
Việc chữa trị tuy theo mức độ và giai đoạn của bệnh, các thuốc thường dùng là thuốc chống viêm giảm đau đường uống nhóm Nonsteroid, tác dụng phụ làm viêm niêm mạc dạ dày. Một số nhóm thuốc chống viêm Nonsteroid thế hệ mới có tác dụng ức có tác dụng tốt, hạn chế tác dụng phụ như Mobic (Meloxicam), Celecoxib … Các bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng các thuốc chống viêm có chứa Corticoid để tiêm vào khớp trong có tác dụng chống viêm tốt. Ngoài ra quá trình chữa trị còn phối hợp các thuốc tăng sinh dịch nhày khớp như Glucosamine , Chondroitin..v.v. Cháu nên đưa mẹ cháu đi khám để xác định lí do đau khớp và để bác sĩ kê đơn chữa trị cụ thể.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Đầu gối bị sưng đi lại khó khăn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Má cháu tự dưng bị sưng đầu gối bên phải, không to lắm, đi lại khó khăn. Không ngồi xổm được, má cháu năm nay 57 tuổi. Má cháu đã đi tiêm và kê thuốc ở bác sĩ tư nhân nhưng không có khỏi. Theo bác sĩ tư nhân thì má cháu viêm khớp, ngoài ra còn xông nước lá nốt theo như người ta mách nhưng vẫn vậy. Xin bác sĩ giải đáp má cháu khả năng mắc bệnh gì và cách chữa trị?
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Triệu chứng điển hình trong phản ứng viêm khớp cấp thường đầy đủ các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu mẹ cháu có đầy đủ các biểu hiện của viêm cấp tính thì khuyên mẹ cháu làm thêm xét nghiệm ASLO và xét nghiệm Accid Uric để chẩn đoán lí do. Qua mô tả của cháu, mẹ cháu 57 tuổi, có biểu hiện sưng nhẹ khớp gối phải, đau khi vận động khiến mẹ cháu đi lại khó khăn. Ở lứa tuổi này thì cần phải nghi ngờ đến tình trạng thoái hóa khớp gối. Biểu hiện là đau tăng lên khi vận động, giảm đi khi nghỉ ngơi. Khi khớp gối bị thoái hóa, việc đi lại nhiều có thể làm cho khớp đau tăng và có triệu chứng sưng tấy. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối nếu có đau khi vận động, chụp X-Quang khớp gối có hình ảnh thoái hóa. Thông tin mà cháu đưa ra không có đề cập đến các xét nghiệm mà mẹ cháu đã thực hiện. Khuyên mẹ cháu khám bác sĩ chuyên khoa Khớp để có chẩn đoán xác định và chữa trị đúng hướng.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
không chạy được khi cử động có tiếng xột xoạt sau khi tai nạn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi, cháu bị tai nạn xe được hơn 1 năm rồi. Lúc mới bị sưng lên không gập chân lại được hơn 3 tháng mới đi được. Bây giờ cháu không chạy được khi cử động có tiếng xột xoạt. Bị như cháu có phải mổ mới khỏi hay chữa như thế nào ạ? Rất mong bác sĩ giải đáp.
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Đầu gối em bị sưng 3 tháng sau tai nạn là thời gian khá lâu. Không biết là đợt đó em có đi chữa trị tại bệnh viện không. Hiện nay tình trạng của em là không chạy được, khi cử động có tiếng xột xoạt. Có nhiều khả năng em bị tổn thương dây chằng chéo trước của khớp gối. Biểu hiện là cảm giác khớp gối lỏng lẻo, không đi nhanh được, không chạy được, lên xuống cầu thang cảm giác khó khăn. Em nên đến bệnh viện khám chữa trị sớm, chụp cộng hưởng từ khớp gối xem dây chằng xem thế nào. Em nên khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình từ viện cấp tỉnh trở lên. Nếu để lâu có thể dẫn tới thoái hóa khớp gối hoặc rách sụn chêm.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau đầu gối khi ngồi nhưng đi lại thì hết là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi, mẹ em 50 tuổi dạo này bị đau nhức đầu gối mỗi khi ngồi 1 chỗ nhưng lại đỡ đau hơn khi đi lại. Vậy mẹ em bị bệnh gì?
Em cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Mẹ em 50 tuổi, ở lứa tuổi này thì mẹ em có thể có thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên những biểu hiện của mẹ em thì không phù hợp với triệu chứng của thoái hóa, biểu hiện đau do thoái hóa khớp là đau khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
Trong khi đó mẹ em có biểu hiện đau khi không vận động, và đỡ đau hơn khi đi lại. Biểu hiện này có thể phù hợp với tình trạng viêm khớp hơn là thoái hóa khớp. Có nhiều lí do gây nên viêm khớp mà chỉ qua mô tả của em thì không đủ cơ sở để xác định. Khuyên mẹ em đi khám bác sĩ, làm thêm các xét nghiệm để được chẩn đoán xác định và có hướng chữa trị.
Chúc em và gia đình mạnh khỏe!
Nữ 41 tuổi bị đau chân khi đi lại
Câu hỏi bởi: ghenle
Chào bác sĩ.
Má cháu năm nay 41 tuổi. Má bảo đầu gối đau nhức. Khi lên dốc hay xuống dốc đều đau và hơi tê. Thưa bác sĩ, má cháu bị sao và cần làm gì để giảm đau ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Ở độ tuổi của mẹ cháu cùng với những biểu hiện cháu kể trong thư có thể nghĩ đến lí do là do bệnh thoái hóa khớp gối, một bệnh khớp hay gặp ở người có tuổi. Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mòn lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối, dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, làm biến dạng khớp gối. Đây là một biến đổi sinh lý của đại đa số người đến sau tuổi trung niên, nhưng không nhất thiết phải ai cũng có biểu hiện.
1. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau ít, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn.
Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm. Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
Những tình huống nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Việc chữa trị thoái hóa khớp gối thường kết hợp uống thuốc và tập luyện nhằm mục đích làm giảm nhẹ biểu hiện đau, sửa chữa các rối loạn về hình thái học của bệnh và phục hồi được tương đối chức năng bình thường của chi đau.
2. Điều trị thuốc
Thuốc chữa trị bao gồm các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc paracetamol kết hợp codein (efferalgan codein). Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ; hoặc dùng corticoid tiêm nội khớp với hiệu quả tương đối tốt. Lưu ý tiêm khớp phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.
3. Vật lý trị liệu – Xoa bóp
Trong giai đoạn khớp gối không bị sưng, nóng, đỏ, đau. Quan trọng nhất trong chữa trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu là làm thư giãn khớp kết hợp với tăng cường sự khỏe mạnh cho gân cơ dây chằng quanh khớp gối. Xoa bóp và tập vận động khớp gối: giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn. Tập các dụng cụ có lợi cho thoái hóa khớp gối: như đá tạ, đạp xe đạp… giúp cho các dây chằng và cơ quanh khớp gối khỏe mạnh, giúp cho bảo vệ khớp gối tốt hơn.
4. Đông y
Điều trị bằng Đông y cũng nhằm các mục đích: Giảm đau, tăng cường tuần hoàn để nuôi dưỡng tại khớp để chống thoái hóa. Châm cứu: có tác dụng giảm đau và tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tại khớp.
Thuốc Đông y: Có vai trò giảm đau, tăng cường tuần hoàn giúp cho quá trình nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn làm giảm quá trình thoái hóa khớp. Thuốc dùng ngoài: Có rất nhiều bài thuốc dùng đắp ngoài và rượu xoa bóp để chữa chứng đau đầu gối.
5. Dưỡng sinh
Rất có lợi cho việc vận động cũng như sự mềm dẻo cho khớp. Các động tác có lợi cho khớp gối như: Tam giác, ngồi hoa sen, tự xoa bóp chi dưới, vặn cột sống (tập trong giai đoạn khớp không bị sưng , nóng, đỏ, đau).
6. Phẫu thuật
Điều trị bằng phẫu thuật được đặt ra khi tổn thương rất nặng làm biến dạng khớp, lệch trục khớp, tổn thương rạn nứt sụn chêm. Việc chữa trị thoái hóa khớp gối phụ thuốc vào tính chất và mức độ bệnh ở từng người. Do đó mẹ cháu nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được chỉ định cách chữa trị cụ thể.
Chúc cháu và mẹ luôn mạnh khỏe!
Bị sưng và đau gối liên tục
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Má cháu năm nay 43 tuổi. Má cháu bị sưng đầu gối và đau hồi năm trước, thỉnh thoảng cách khoảng 1 tháng là bị sưng và đau đầu gối, nhưng dạo gần đây thì đau và sưng kéo dài liên tục, khi đứng dậy thì khớp kêu nữa ạ. Vậy bác sĩ cho cháu biết má cháu bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Mẹ cháu 43 tuổi, ở lứa tuổi này mẹ cháu có thể có thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp gối là trình trạng bề mặt khớp bị tổn thương do nhiều lí do làm mất độ trơn nhẵn của bề mặt khớp. Biểu hiện của thoái hóa khớp gối là mỗi khi đứng dậy hoặc khi đi lại lên cầu thang là khớp gối kêu lục cục, có thể gây đau nhức khớp, và sưng khớp gối mỗi khi đau và đi lại nhiều.
Mức độ bệnh cũng cũng khác nhau ở từng gia đoạn bệnh, ở gia đoạn sớm khi chưa có tổn thương bề mặt khớp chỉ có sự giảm tiết dịch nhầy khớp thì các biểu hiện thường mơ hồ, thoáng qua, người bệnh thường bỏ qua. Khi tổn thương nặng, dịch nhầy giảm tiết và làm tăng ma sát của khớp, lâu dần dẫn tới hẹp khe khớp. Tiến triển nặng hơn là tình trạng tổn thương bề mặt sụn khớp, trên hình ảnh XQ cho thấy có hình ảnh “gai xương”, “mỏ xương” là hình ảnh gián tiếp phản ánh tình trạng tổn thương bề mặt sụn khớp. Lúc này trên lâm sàng sẽ triệu chứng là khớp đau nhiều khi đi lại, khớp có thể sưng đau nếu không được chữa trị.
Việc chữa trị tuy theo mức độ và giai đoạn của bệnh, các thuốc thường dùng là thuốc chống viêm giảm đau đường uống nhóm Nonsteroid, tác dụng phụ làm viêm niêm mạc dạ dày. Một số nhóm thuốc chống viêm Nonsteroid thế hệ mới có tác dụng ức có tác dụng tốt, hạn chế tác dụng phụ như Mobic (Meloxicam), Celecoxib … Các bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng các thuốc chống viêm có chứa Corticoid để tiêm vào khớp trong có tác dụng chống viêm tốt. Ngoài ra quá trình chữa trị còn phối hợp các thuốc tăng sinh dịch nhày khớp như Glucosamine , Chondroitin..v.v. Cháu nên đưa mẹ cháu đi khám để xác định lí do đau khớp và để bác sĩ kê đơn chữa trị cụ thể.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Đầu gối bị sưng đi lại khó khăn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Má cháu tự dưng bị sưng đầu gối bên phải, không to lắm, đi lại khó khăn. Không ngồi xổm được, má cháu năm nay 57 tuổi. Má cháu đã đi tiêm và kê thuốc ở bác sĩ tư nhân nhưng không có khỏi. Theo bác sĩ tư nhân thì má cháu viêm khớp, ngoài ra còn xông nước lá nốt theo như người ta mách nhưng vẫn vậy. Xin bác sĩ giải đáp má cháu khả năng mắc bệnh gì và cách chữa trị?
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Triệu chứng điển hình trong phản ứng viêm khớp cấp thường đầy đủ các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu mẹ cháu có đầy đủ các biểu hiện của viêm cấp tính thì khuyên mẹ cháu làm thêm xét nghiệm ASLO và xét nghiệm Accid Uric để chẩn đoán lí do. Qua mô tả của cháu, mẹ cháu 57 tuổi, có biểu hiện sưng nhẹ khớp gối phải, đau khi vận động khiến mẹ cháu đi lại khó khăn. Ở lứa tuổi này thì cần phải nghi ngờ đến tình trạng thoái hóa khớp gối. Biểu hiện là đau tăng lên khi vận động, giảm đi khi nghỉ ngơi. Khi khớp gối bị thoái hóa, việc đi lại nhiều có thể làm cho khớp đau tăng và có triệu chứng sưng tấy. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối nếu có đau khi vận động, chụp X-Quang khớp gối có hình ảnh thoái hóa. Thông tin mà cháu đưa ra không có đề cập đến các xét nghiệm mà mẹ cháu đã thực hiện. Khuyên mẹ cháu khám bác sĩ chuyên khoa Khớp để có chẩn đoán xác định và chữa trị đúng hướng.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
không chạy được khi cử động có tiếng xột xoạt sau khi tai nạn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi, cháu bị tai nạn xe được hơn 1 năm rồi. Lúc mới bị sưng lên không gập chân lại được hơn 3 tháng mới đi được. Bây giờ cháu không chạy được khi cử động có tiếng xột xoạt. Bị như cháu có phải mổ mới khỏi hay chữa như thế nào ạ? Rất mong bác sĩ giải đáp.
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Đầu gối em bị sưng 3 tháng sau tai nạn là thời gian khá lâu. Không biết là đợt đó em có đi chữa trị tại bệnh viện không. Hiện nay tình trạng của em là không chạy được, khi cử động có tiếng xột xoạt. Có nhiều khả năng em bị tổn thương dây chằng chéo trước của khớp gối. Biểu hiện là cảm giác khớp gối lỏng lẻo, không đi nhanh được, không chạy được, lên xuống cầu thang cảm giác khó khăn. Em nên đến bệnh viện khám chữa trị sớm, chụp cộng hưởng từ khớp gối xem dây chằng xem thế nào. Em nên khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình từ viện cấp tỉnh trở lên. Nếu để lâu có thể dẫn tới thoái hóa khớp gối hoặc rách sụn chêm.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau đầu gối khi ngồi nhưng đi lại thì hết là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi, mẹ em 50 tuổi dạo này bị đau nhức đầu gối mỗi khi ngồi 1 chỗ nhưng lại đỡ đau hơn khi đi lại. Vậy mẹ em bị bệnh gì?
Em cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Mẹ em 50 tuổi, ở lứa tuổi này thì mẹ em có thể có thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên những biểu hiện của mẹ em thì không phù hợp với triệu chứng của thoái hóa, biểu hiện đau do thoái hóa khớp là đau khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
Trong khi đó mẹ em có biểu hiện đau khi không vận động, và đỡ đau hơn khi đi lại. Biểu hiện này có thể phù hợp với tình trạng viêm khớp hơn là thoái hóa khớp. Có nhiều lí do gây nên viêm khớp mà chỉ qua mô tả của em thì không đủ cơ sở để xác định. Khuyên mẹ em đi khám bác sĩ, làm thêm các xét nghiệm để được chẩn đoán xác định và có hướng chữa trị.
Chúc em và gia đình mạnh khỏe!
Nữ 41 tuổi bị đau chân khi đi lại
Câu hỏi bởi: ghenle
Chào bác sĩ.
Má cháu năm nay 41 tuổi. Má bảo đầu gối đau nhức. Khi lên dốc hay xuống dốc đều đau và hơi tê. Thưa bác sĩ, má cháu bị sao và cần làm gì để giảm đau ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Ở độ tuổi của mẹ cháu cùng với những biểu hiện cháu kể trong thư có thể nghĩ đến lí do là do bệnh thoái hóa khớp gối, một bệnh khớp hay gặp ở người có tuổi. Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mòn lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối, dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, làm biến dạng khớp gối. Đây là một biến đổi sinh lý của đại đa số người đến sau tuổi trung niên, nhưng không nhất thiết phải ai cũng có biểu hiện.
1. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau ít, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn.
Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm. Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
Những tình huống nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Việc chữa trị thoái hóa khớp gối thường kết hợp uống thuốc và tập luyện nhằm mục đích làm giảm nhẹ biểu hiện đau, sửa chữa các rối loạn về hình thái học của bệnh và phục hồi được tương đối chức năng bình thường của chi đau.
2. Điều trị thuốc
Thuốc chữa trị bao gồm các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc paracetamol kết hợp codein (efferalgan codein). Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ; hoặc dùng corticoid tiêm nội khớp với hiệu quả tương đối tốt. Lưu ý tiêm khớp phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.
3. Vật lý trị liệu – Xoa bóp
Trong giai đoạn khớp gối không bị sưng, nóng, đỏ, đau. Quan trọng nhất trong chữa trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu là làm thư giãn khớp kết hợp với tăng cường sự khỏe mạnh cho gân cơ dây chằng quanh khớp gối. Xoa bóp và tập vận động khớp gối: giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn. Tập các dụng cụ có lợi cho thoái hóa khớp gối: như đá tạ, đạp xe đạp… giúp cho các dây chằng và cơ quanh khớp gối khỏe mạnh, giúp cho bảo vệ khớp gối tốt hơn.
4. Đông y
Điều trị bằng Đông y cũng nhằm các mục đích: Giảm đau, tăng cường tuần hoàn để nuôi dưỡng tại khớp để chống thoái hóa. Châm cứu: có tác dụng giảm đau và tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tại khớp.
Thuốc Đông y: Có vai trò giảm đau, tăng cường tuần hoàn giúp cho quá trình nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn làm giảm quá trình thoái hóa khớp. Thuốc dùng ngoài: Có rất nhiều bài thuốc dùng đắp ngoài và rượu xoa bóp để chữa chứng đau đầu gối.
5. Dưỡng sinh
Rất có lợi cho việc vận động cũng như sự mềm dẻo cho khớp. Các động tác có lợi cho khớp gối như: Tam giác, ngồi hoa sen, tự xoa bóp chi dưới, vặn cột sống (tập trong giai đoạn khớp không bị sưng , nóng, đỏ, đau).
6. Phẫu thuật
Điều trị bằng phẫu thuật được đặt ra khi tổn thương rất nặng làm biến dạng khớp, lệch trục khớp, tổn thương rạn nứt sụn chêm. Việc chữa trị thoái hóa khớp gối phụ thuốc vào tính chất và mức độ bệnh ở từng người. Do đó mẹ cháu nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được chỉ định cách chữa trị cụ thể.
Chúc cháu và mẹ luôn mạnh khỏe!
Theo ViCare