Da khô nứt nẻ thường kèm đau nhức, mất thẩm mỹ và bất tiện cho người mắc phải. Nó cũng chính là một trong những vấn đề da liễu được quan tâm và thảo luận nhiều nhất, đặc biệt là ở “hội chị em”.
Da nứt nẻ khi đến mùa đông là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu muốn được hỏi bác sĩ một số vấn đề mong bác sĩ trả lời giúp cháu ạ. Từ nhỏ da của cháu đã rất khô cứ đến mùa đông thì da cháu lại bị nứt nẻ nhất là ở chân và 2 cánh tay. Đến mùa hè nóng thì da lại bình thường nhưng chỉ cần thay đổi thời tiết thì da cháu lại rất khô, đóng vảy, rất khó chịu. Cháu đã tìm hiểu và sử dụng nhiều loại kem dưỡng da cũng chịu khó uống nước nhưng đều không có tác dụng. Cháu mong bác sĩ giúp cháu xem có cách gì để giúp cháu lấy lại làn da bình thường như mọi người được không ạ? Vì cứ mỗi lần thay đổi thời tiết cháu lại phải mặc đồ kín người mới dám ra ngoài sợ mọi người biết nên cháu mặc cảm lắm. Bác sĩ giúp cháu với ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bị chứng khô da, bệnh giảm và mùa hè, nặng lên vào mùa khô lạnh. Đây là bệnh cơ địa, khó chữa trị và dễ tái phát. Vào mùa lạnh em nên dưỡng ẩm da, nếu ít tiền em nên dùng dầu dừa tuy có mùi nhưng rất tốt và uống Collagen, Omega-3, Vitamin, mỗi thứ 1 viên liên tục 1 tháng bệnh sẽ giảm nhẹ. Nếu có gì thắc mắc em nên tham khảo www.dalieu.com.vn.
Chúc em mạnh khỏe.
Chân nứt nẻ, bong da và ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu xin hỏi: chân cháu mùa đông cũng như mùa hè luôn nứt nẻ, khô, bong da và ngứa. Đây là bệnh gì ạ? Cách chữa thế nào?
Cháu xin cảm ơn
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào cháu!
Qua thông tin trong thư, cháu có thể bị bệnh viêm da cơ địa (trước đây còn có tên là bệnh á sừng) hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng với các hóa chất như chất tẩy rửa gia dụng (xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh…) hoặc hóa chất công nghiệp tại nơi làm việc. Tổn thương da ban đầu là da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân, ranh giới không rõ ràng, sau đó có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân.
Mùa hè, tổn thương có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, tác động đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa gia dụng hoặc hóa chất công nghiệp, xăng dầu… thì bệnh càng nặng thêm. Các tổn thương da này cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp.
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng. Với các tình huống viêm da cơ địa, người bệnh thường có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với hóa chất gia dụng, hóa chất công nghiệp, các chất gây ô nhiễm môi trường… sẽ khiến bệnh khởi phát hoặc tăng nặng. Viêm da tiếp xúc chủ yếu gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp…
Cháu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được khám và chữa trị kịp thời, giúp bệnh ổn định. Bên cạnh đó, cháu cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung các loại vtamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Chúc cháu mau khỏi!
Cách chữa da nhăn nheo, khô nứt nẻ
Câu hỏi bởi: anh tuấn
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay cháu 21 tuổi. Da của cháu bị nhăn nheo tại tay và hai bên đùi và nhiều vùng trên cơ thể. Ngoài ra thì còn bị nặng hơn vảo mùa đông, bị khô nứt nẻ. Phần da trong lòng bàn tay luôn trong tình trạng khô ráp gây khó chịu trong công việc hàng ngày. Gia đình cháu thi có má cháu cũng bị da khô và nhăn nheo. Vậy xin bác sĩ hãy giải đáp cho cháu cách để trị dứt điểm bệnh này.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Cháu bị chứng da khô, da khô sẽ lão hóa sớm dễ già trước tuổi. Chứng khô da có yếu tố di truyền và khó chữa trị nhưng có nhiều cách dự phòng tránh sự tiến triển nặng của bệnh. Cháu bị chứng khô da không nên quá băn khoăn, cháu nên thường xuyên dưỡng ẩm và chế độ ăn giàu dinh dưỡng và sinh tố. Về dưỡng ẩm hết sức tích cực dưỡng ẩm vào mùa lạnh, hanh khô để da khỏi nứt nẻ. Có điều kiện thì mua kem dưỡng loại tốt, nếu không thì dùng dầu dừa, dầu ô liu dưỡng ẩm cũng tốt. Còn khi vướng bệnh da khô nhiều, bong tróc, nứt nẻ thì nên đi bác sĩ chữa trị 1 đợt.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Chân bị khô, nứt nẻ và bong da
Câu hỏi bởi: Ngọc Hân
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 35 tuổi, là nữ giới. Gót và các ngón chân bị nứt nẻ, khô và bong da, khi thời tiết lạnh chỗ nứt bị chảy máu. Xin hỏi bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì và cách trị ra sao?
Xin cám ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Triệu chứng của bạn có thể do bệnh á sừng gây nên. Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để xác định chẩn đoán và chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Da tay nứt nẻ, mọc mụn nước ngứa do làm cắt tóc, gội đầu
Câu hỏi bởi: ngân phạm
Chào bác sĩ!
Cháu làm nghề cắt tóc gội đầu hơn 3 năm, vào mùa đông do thời tiết hanh khô cộng với sử dụng nước nóng và máy sấy nóng trực tiếp vào tay nhiều dẫn đến nứt nẻ rất nặng. Thời gian gần đây ngoài những vết nứt nẻ cháu còn thấy có hiện tượng xuất hiện những mụn nước nhỏ rất ngứa, các vết nẻ rất khó, lâu lành và cũng có nước khi nặn ra. Chân móng tay tấy và có hiện tượng tách móng. Cổ tay cũng bắt đầu có mụn nước. Rất ngứa vào ban đêm. Vậy xin hỏi bác sĩ tay cháu bị bệnh gì và cách chữa như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tịn em cung cấp em bị chàm tiếp xúc (Eczema tiếp xúc).
Eczema tiếp xúc: (Contact Eczema, Contact dermatitis).
Vị trí: xuất hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc thường là vùng hở, có khi in hình vật tiếp xúc (ví dụ hình quai dép, hình dây đeo đồng hồ…).
Tổn thương cơ bản: da đỏ xung huyết, có khi đỏ xung huyết mạnh, hơi nề, trên bề mặt có mụn nước, có khi có bọng nước, cấp tính trợt ướt, chảy dịch, phù nề. Có thể có hình thái mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.
Ngừng tiếp xúc bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh tái phát hoặc nặng lên.
Làm thử ứng da (Skin test) với chất tiếp xúc (dị ứng nguyên) thường dương tính, thường làm test áp da, test con tem (Patch test) nhưng không làm khi bệnh đang vượng hay đang chữa trị Corticoids.
Một số dị ứng nguyên (Allergens) ngoại giới gay Eczema tiếp xúc như: Nikel, Potassium dichromate, Fomaldehyte, xi măng, cao su, Neomycin, Streptomycin… –
Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc típ IV tăng mẫn cảm loại hình chậm có vai trò Lymphô T khác với viêm da tiếp xúc không dị ứng (Nonallergic) thường gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant contact dermatitis) không thấy cơ chế miễn dịch dị ứng, thường do tiếp xúc các chất hoá học có nồng độ cao (như a-xít và kiềm mạnh) và hầu như ai tiếp xúc đều bị ở vùng da tiếp xúc đó.
Ở em do tiếp xúc hóa chất, chất tẩy gội của nghề cắt tóc gội đầu. Vì vậy em nên bảo hộ lao động (đeo găng tay) và tìm các loại hóa chất chất tẩy rửa ít kích ứng để sử dụng.
Hiện tại trước mắt em có thể dùng.
Mỡ Corticoids tại chỗ
Corticoids uống khi bệnh lan rộng uống vào buổi sáng.
Chào em!
Da nứt nẻ khi đến mùa đông là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu muốn được hỏi bác sĩ một số vấn đề mong bác sĩ trả lời giúp cháu ạ. Từ nhỏ da của cháu đã rất khô cứ đến mùa đông thì da cháu lại bị nứt nẻ nhất là ở chân và 2 cánh tay. Đến mùa hè nóng thì da lại bình thường nhưng chỉ cần thay đổi thời tiết thì da cháu lại rất khô, đóng vảy, rất khó chịu. Cháu đã tìm hiểu và sử dụng nhiều loại kem dưỡng da cũng chịu khó uống nước nhưng đều không có tác dụng. Cháu mong bác sĩ giúp cháu xem có cách gì để giúp cháu lấy lại làn da bình thường như mọi người được không ạ? Vì cứ mỗi lần thay đổi thời tiết cháu lại phải mặc đồ kín người mới dám ra ngoài sợ mọi người biết nên cháu mặc cảm lắm. Bác sĩ giúp cháu với ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bị chứng khô da, bệnh giảm và mùa hè, nặng lên vào mùa khô lạnh. Đây là bệnh cơ địa, khó chữa trị và dễ tái phát. Vào mùa lạnh em nên dưỡng ẩm da, nếu ít tiền em nên dùng dầu dừa tuy có mùi nhưng rất tốt và uống Collagen, Omega-3, Vitamin, mỗi thứ 1 viên liên tục 1 tháng bệnh sẽ giảm nhẹ. Nếu có gì thắc mắc em nên tham khảo www.dalieu.com.vn.
Chúc em mạnh khỏe.
Chân nứt nẻ, bong da và ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu xin hỏi: chân cháu mùa đông cũng như mùa hè luôn nứt nẻ, khô, bong da và ngứa. Đây là bệnh gì ạ? Cách chữa thế nào?
Cháu xin cảm ơn
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào cháu!
Qua thông tin trong thư, cháu có thể bị bệnh viêm da cơ địa (trước đây còn có tên là bệnh á sừng) hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng với các hóa chất như chất tẩy rửa gia dụng (xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh…) hoặc hóa chất công nghiệp tại nơi làm việc. Tổn thương da ban đầu là da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân, ranh giới không rõ ràng, sau đó có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân.
Mùa hè, tổn thương có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, tác động đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa gia dụng hoặc hóa chất công nghiệp, xăng dầu… thì bệnh càng nặng thêm. Các tổn thương da này cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp.
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng. Với các tình huống viêm da cơ địa, người bệnh thường có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với hóa chất gia dụng, hóa chất công nghiệp, các chất gây ô nhiễm môi trường… sẽ khiến bệnh khởi phát hoặc tăng nặng. Viêm da tiếp xúc chủ yếu gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp…
Cháu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được khám và chữa trị kịp thời, giúp bệnh ổn định. Bên cạnh đó, cháu cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung các loại vtamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Chúc cháu mau khỏi!
Cách chữa da nhăn nheo, khô nứt nẻ
Câu hỏi bởi: anh tuấn
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay cháu 21 tuổi. Da của cháu bị nhăn nheo tại tay và hai bên đùi và nhiều vùng trên cơ thể. Ngoài ra thì còn bị nặng hơn vảo mùa đông, bị khô nứt nẻ. Phần da trong lòng bàn tay luôn trong tình trạng khô ráp gây khó chịu trong công việc hàng ngày. Gia đình cháu thi có má cháu cũng bị da khô và nhăn nheo. Vậy xin bác sĩ hãy giải đáp cho cháu cách để trị dứt điểm bệnh này.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Cháu bị chứng da khô, da khô sẽ lão hóa sớm dễ già trước tuổi. Chứng khô da có yếu tố di truyền và khó chữa trị nhưng có nhiều cách dự phòng tránh sự tiến triển nặng của bệnh. Cháu bị chứng khô da không nên quá băn khoăn, cháu nên thường xuyên dưỡng ẩm và chế độ ăn giàu dinh dưỡng và sinh tố. Về dưỡng ẩm hết sức tích cực dưỡng ẩm vào mùa lạnh, hanh khô để da khỏi nứt nẻ. Có điều kiện thì mua kem dưỡng loại tốt, nếu không thì dùng dầu dừa, dầu ô liu dưỡng ẩm cũng tốt. Còn khi vướng bệnh da khô nhiều, bong tróc, nứt nẻ thì nên đi bác sĩ chữa trị 1 đợt.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Chân bị khô, nứt nẻ và bong da
Câu hỏi bởi: Ngọc Hân
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 35 tuổi, là nữ giới. Gót và các ngón chân bị nứt nẻ, khô và bong da, khi thời tiết lạnh chỗ nứt bị chảy máu. Xin hỏi bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì và cách trị ra sao?
Xin cám ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Triệu chứng của bạn có thể do bệnh á sừng gây nên. Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để xác định chẩn đoán và chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Da tay nứt nẻ, mọc mụn nước ngứa do làm cắt tóc, gội đầu
Câu hỏi bởi: ngân phạm
Chào bác sĩ!
Cháu làm nghề cắt tóc gội đầu hơn 3 năm, vào mùa đông do thời tiết hanh khô cộng với sử dụng nước nóng và máy sấy nóng trực tiếp vào tay nhiều dẫn đến nứt nẻ rất nặng. Thời gian gần đây ngoài những vết nứt nẻ cháu còn thấy có hiện tượng xuất hiện những mụn nước nhỏ rất ngứa, các vết nẻ rất khó, lâu lành và cũng có nước khi nặn ra. Chân móng tay tấy và có hiện tượng tách móng. Cổ tay cũng bắt đầu có mụn nước. Rất ngứa vào ban đêm. Vậy xin hỏi bác sĩ tay cháu bị bệnh gì và cách chữa như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tịn em cung cấp em bị chàm tiếp xúc (Eczema tiếp xúc).
Eczema tiếp xúc: (Contact Eczema, Contact dermatitis).
Vị trí: xuất hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc thường là vùng hở, có khi in hình vật tiếp xúc (ví dụ hình quai dép, hình dây đeo đồng hồ…).
Tổn thương cơ bản: da đỏ xung huyết, có khi đỏ xung huyết mạnh, hơi nề, trên bề mặt có mụn nước, có khi có bọng nước, cấp tính trợt ướt, chảy dịch, phù nề. Có thể có hình thái mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.
Ngừng tiếp xúc bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh tái phát hoặc nặng lên.
Làm thử ứng da (Skin test) với chất tiếp xúc (dị ứng nguyên) thường dương tính, thường làm test áp da, test con tem (Patch test) nhưng không làm khi bệnh đang vượng hay đang chữa trị Corticoids.
Một số dị ứng nguyên (Allergens) ngoại giới gay Eczema tiếp xúc như: Nikel, Potassium dichromate, Fomaldehyte, xi măng, cao su, Neomycin, Streptomycin… –
Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc típ IV tăng mẫn cảm loại hình chậm có vai trò Lymphô T khác với viêm da tiếp xúc không dị ứng (Nonallergic) thường gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant contact dermatitis) không thấy cơ chế miễn dịch dị ứng, thường do tiếp xúc các chất hoá học có nồng độ cao (như a-xít và kiềm mạnh) và hầu như ai tiếp xúc đều bị ở vùng da tiếp xúc đó.
Ở em do tiếp xúc hóa chất, chất tẩy gội của nghề cắt tóc gội đầu. Vì vậy em nên bảo hộ lao động (đeo găng tay) và tìm các loại hóa chất chất tẩy rửa ít kích ứng để sử dụng.
Hiện tại trước mắt em có thể dùng.
Mỡ Corticoids tại chỗ
Corticoids uống khi bệnh lan rộng uống vào buổi sáng.
Chào em!
Theo ViCare