Trẻ dưới 4 tuổi cần lưu ý gì khi bị viêm VA bởi trẻ viêm VA mạn tính thường chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài, thở bằng miệng sẽ dẫn tới nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều trị dứt điểm viêm VA như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chao bác sĩ.
Con gái cháu được 7 tháng thì sốt 39,3 độ, co giật lần đầu, cơn giật kéo dài dưới 1 phút và không bị tổn thương hay động kinh khi điện não. Bác sĩ có tư vấn khi nào cháu sốt 37,5 độ thì cho uống Depakin và 38 độ thì uống thuốc hạ sốt, nhưng giờ con cháu đã điều trị viêm VA và sổ mũi gần 3 tuần này nhưng vẫn còn viêm VA và sổ mũi nhẹ. Thi thoảng cháu vẫn bị sốt 37,3-37,8 độ, mà đi khám thì bác sĩ nói tình trạng viêm VA và mũi của cháu không phải thuốc nữa, chỉ về nhà vệ sinh mũi là được. Nhưng cháu lo nhất là con cháu cứ thi thoảng sốt nhẹ, nếu như không khỏi hẳn viêm VA, sợ sốt như thế cháu sẽ bị co giật lần hai. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ nhỏ sốt cao co giật là tình trạng bệnh lý thường gặp do dây thần kinh có vỏ bọc chưa hoàn chỉnh (hiện tượng Myelin hóa dây thần kinh chưa hoàn toàn) nên phản xạ thần kinh bị lan tỏa gây nên co giật. Không phải bị co giật nhiều lần do sốt cao dẫn đến bệnh não, bệnh động kinh. Hiện tượng sốt cao co giật không phải là xuất hiện ở mọi trẻ, có nhiều tình huống sốt cao 39-40 độ nhiều giờ liền trẻ chỉ mê man nhưng không co giật, nhưng cũng có trẻ mới chỉ sốt 38 hoặc dưới 38 độ đã co giật, hiện tượng này mang tính thể trạng.
Bạn an tâm, không phải là nếu trẻ bị co giật lần thứ 2 nữa là phiền toái, trẻ sẽ bị bệnh não hoặc động kinh. Bạn nên an tâm theo giải đáp của bác sĩ tai mũi họng vệ sinh hút mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, kẹp theo dõi nhiệt độ khi bé có triệu chứng sốt, ốm, chườm nước mát (25 độ) và cho bé và uống hạ sốt, tốt nhất là dùng viên đạn hạ sốt đặt vào hậu môn cho bé khi bé sốt trên 38 độ.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Con cháu bị viêm va tái phát nhiều lần.
Câu hỏi bởi: Vũ thị hoa
Thưa bác sĩ, con cháu được 15 tháng tuổi, nặng 9.5 kg. Cháu bị viêm va sổ mũi nhiều và gây biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa. Mỗi lần tái phát là phải nhập viện dùng thuốc tiêm vì uống khám bác sĩ kê đơn ở nhà không khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi có nên nạo va cho cháu k ạ? Khi khám bac sĩ tai mũi họng khủyen nên nạo va nhg va của cháu theo bác sĩ nói là vẫn còn nhiều độ bóng chưa bị xơ nhiều. Bac sĩ cho cháu xin tư vấn về tình trạng bé nà cháu ạ.
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Con bạn mới được 15 tháng, còn quá nhỏ để chỉ định nạo VA. Thông thường trẻ con tầm 2 tuổi mới có chỉ định nạo VA và Amidal.
Bạn nên rửa mũi thường xuyên cho cháu và cho cháu dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Bé 43 tháng tuổi bị viêm VA có nên nạo không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Con trai tôi được 43 tháng tuổi, cháu vẫn khỏe mạnh bình thường 14 kg, thỉnh thoảng cháu mới bị viêm VA nhưng khi ăn no cháu thường xuyên nôn. Đặc biệt vào các buổi sáng, cháu ăn rất kém, nếu ép cháu ăn thì cháu lại bị nôn. Cách đây 2 tháng tôi có cho cháu đi khám ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bác sĩ chẩn đoán là VA mãn tính và có chỉ định là nạo VA. Tôi thấy cháu còn nhỏ nên còn băn khoăn. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi nạo VA sẽ tốt cho sức khỏe của cháu hơn hay để 1-2 năm sau cháu lớn hơn sẽ nạo? Bác sĩ gúp tôi với.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Amiđan và VA cùng chung cấu trúc giống nhau, đều sản xuất ra kháng thể để chống lại sự viêm nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Do vậy, nó được coi là một tổ chức bảo vệ cửa ngõ họng. Thế nhưng, amiđan và VA rất dễ bị viêm nhiễm. Khi đã bị viêm với tần số nhiều sẽ gây tác động đến sức khoẻ người bệnh. Ở trẻ em, khi bị VA mãn tính, trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh, thò lò mũi nếu viêm VA do vi khuẩn mủ xanh thì mủ có màu xanh, nên được gọi là thò lò mũi xanh. Trẻ thường bị ngẹt, tắc mũi giai đoạn đầu nghẹt ít sau ngẹt nhiều và tăng dần vì vậy thường trẻ há mồm để thở, nói giọng mũi kín và ho khan. Do vậy con bạn bị viêm VA mãn tính và có chỉ định nạo VA, bạn nên cho con nạo VA theo chỉ định của bác sĩ đã khám cho con bạn để tránh tác động tới sức khỏe và sự phát triển của cháu.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé gần 41 tháng bị viêm amidan, viêm VA đã hết sốt nhưng ho, đờm đặc và có kèm máu có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ,
Con em gần 41 tháng nhưng chỉ nặng 16 kg, cách đây mấy ngày, cháu bị sốt liên tục, không ho. Em có cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và được chẩn đoán là viêm amidan, viêm VA, phát hạch nên gây sốt, bác sĩ có kê thuốc uống. Sau 4 ngày, cháu mới hết sốt nhưng lại chuyển qua ho, tối ngủ ngáy rất nhiều, hơi thở có mùi, khi ngủ lại ho, nôn ra đờm đặc và có kèm máu. Hiện tượng này đã xảy ra 3 ngày, bác sĩ cho hỏi tình trạng vậy có nguy hiểm không? Em có cần cho cháu đi khám lại không vì hiện tại cháu vẫn còn đang uống thuốc?
Cảm ơn và mong sự hồi âm sớm của bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Con bạn bị viêm cấp amidan, viêm VA mới chữa trị được 4 ngày chưa hết liều thì nên tiếp tục chữa trị, khi hết liều thì tái khám lại và xin đơn thuốc chữa trị tiếp. Ho thường thấy sau đợt viêm amidan cấp, nếu ho nhiều thì bạn có thể cho bé uống thêm thuốc giảm ho (nếu trong đơn chưa có). Khạc ra đờm đặc là triệu chứng liều thuốc đã có tác dụng khống chế được bệnh, các sản phẩm của quá trình viêm nhiễm tạo thành đờm đặc và được tống ra ngoài. Nhưng hiện tượng khạc ra đờm lẫn máu thì nên chú ý, nếu máu ra nhiều, liên tục ra nhiều lần, màu đỏ tươi, ra ngoài mới đông thì bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh và chữa trị. Còn nếu chỉ ra máu 1, 2 lần rồi thôi thì không nguy hiểm.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Nghi ngờ viêm VA phát lại
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Giang
Chào bác sĩ
Bác sĩ cho em hỏi con em măm nay được 4 tuổi. Từ nhỏ cháu hay có các dấu hiệu nghẹt mũi, ngủ ngáy khi ngủ. Khoảng cuối tháng 12 năm 2015 em có cho cháu đi khám và được các bác sĩ tại bệnh viện sản nhi Bắc Ninh chuẩn đoán là viêm VA và cần phải nạo VA cho cháu. Qua tìm hiểu em cũng quyết định cho cháu đến bệnh viện sản nhi Bắc Ninh để nạo VA nhưng sau 1 thời gian thì khoảng 3-4 tháng trở lại đây em thấy cháu lại xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi và ngủ ngáy về đêm và còn nghiến răng nữa bác sĩ cho em hỏi có khi nào VA của cháu không hết không ạ
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn.
Ngủ ngáy là một bệnh lý thường gặp, đôi khi ngủ ngáy về đêm có thể xuất hiện thường xuyên.
Nếu bạn đã cho cháu đi nạo hết rồi thì triệu chứng này có thể hết. Tuy nhiên ngủ ngáy còn liên quan đến cấu trúc vòm hầu, không chỉ liên quan đến VA
Còn về vấn đề ngạt mũi thì có thể do cháu bị viêm mũi dị ứng. Bạn nên cho cháu đi kiểm tra lại nhé.
Chúc bạn và cháu sức khỏe!
Điều trị dứt điểm viêm VA như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chao bác sĩ.
Con gái cháu được 7 tháng thì sốt 39,3 độ, co giật lần đầu, cơn giật kéo dài dưới 1 phút và không bị tổn thương hay động kinh khi điện não. Bác sĩ có tư vấn khi nào cháu sốt 37,5 độ thì cho uống Depakin và 38 độ thì uống thuốc hạ sốt, nhưng giờ con cháu đã điều trị viêm VA và sổ mũi gần 3 tuần này nhưng vẫn còn viêm VA và sổ mũi nhẹ. Thi thoảng cháu vẫn bị sốt 37,3-37,8 độ, mà đi khám thì bác sĩ nói tình trạng viêm VA và mũi của cháu không phải thuốc nữa, chỉ về nhà vệ sinh mũi là được. Nhưng cháu lo nhất là con cháu cứ thi thoảng sốt nhẹ, nếu như không khỏi hẳn viêm VA, sợ sốt như thế cháu sẽ bị co giật lần hai. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ nhỏ sốt cao co giật là tình trạng bệnh lý thường gặp do dây thần kinh có vỏ bọc chưa hoàn chỉnh (hiện tượng Myelin hóa dây thần kinh chưa hoàn toàn) nên phản xạ thần kinh bị lan tỏa gây nên co giật. Không phải bị co giật nhiều lần do sốt cao dẫn đến bệnh não, bệnh động kinh. Hiện tượng sốt cao co giật không phải là xuất hiện ở mọi trẻ, có nhiều tình huống sốt cao 39-40 độ nhiều giờ liền trẻ chỉ mê man nhưng không co giật, nhưng cũng có trẻ mới chỉ sốt 38 hoặc dưới 38 độ đã co giật, hiện tượng này mang tính thể trạng.
Bạn an tâm, không phải là nếu trẻ bị co giật lần thứ 2 nữa là phiền toái, trẻ sẽ bị bệnh não hoặc động kinh. Bạn nên an tâm theo giải đáp của bác sĩ tai mũi họng vệ sinh hút mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, kẹp theo dõi nhiệt độ khi bé có triệu chứng sốt, ốm, chườm nước mát (25 độ) và cho bé và uống hạ sốt, tốt nhất là dùng viên đạn hạ sốt đặt vào hậu môn cho bé khi bé sốt trên 38 độ.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Con cháu bị viêm va tái phát nhiều lần.
Câu hỏi bởi: Vũ thị hoa
Thưa bác sĩ, con cháu được 15 tháng tuổi, nặng 9.5 kg. Cháu bị viêm va sổ mũi nhiều và gây biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa. Mỗi lần tái phát là phải nhập viện dùng thuốc tiêm vì uống khám bác sĩ kê đơn ở nhà không khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi có nên nạo va cho cháu k ạ? Khi khám bac sĩ tai mũi họng khủyen nên nạo va nhg va của cháu theo bác sĩ nói là vẫn còn nhiều độ bóng chưa bị xơ nhiều. Bac sĩ cho cháu xin tư vấn về tình trạng bé nà cháu ạ.
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Con bạn mới được 15 tháng, còn quá nhỏ để chỉ định nạo VA. Thông thường trẻ con tầm 2 tuổi mới có chỉ định nạo VA và Amidal.
Bạn nên rửa mũi thường xuyên cho cháu và cho cháu dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Bé 43 tháng tuổi bị viêm VA có nên nạo không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Con trai tôi được 43 tháng tuổi, cháu vẫn khỏe mạnh bình thường 14 kg, thỉnh thoảng cháu mới bị viêm VA nhưng khi ăn no cháu thường xuyên nôn. Đặc biệt vào các buổi sáng, cháu ăn rất kém, nếu ép cháu ăn thì cháu lại bị nôn. Cách đây 2 tháng tôi có cho cháu đi khám ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bác sĩ chẩn đoán là VA mãn tính và có chỉ định là nạo VA. Tôi thấy cháu còn nhỏ nên còn băn khoăn. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi nạo VA sẽ tốt cho sức khỏe của cháu hơn hay để 1-2 năm sau cháu lớn hơn sẽ nạo? Bác sĩ gúp tôi với.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Amiđan và VA cùng chung cấu trúc giống nhau, đều sản xuất ra kháng thể để chống lại sự viêm nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Do vậy, nó được coi là một tổ chức bảo vệ cửa ngõ họng. Thế nhưng, amiđan và VA rất dễ bị viêm nhiễm. Khi đã bị viêm với tần số nhiều sẽ gây tác động đến sức khoẻ người bệnh. Ở trẻ em, khi bị VA mãn tính, trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh, thò lò mũi nếu viêm VA do vi khuẩn mủ xanh thì mủ có màu xanh, nên được gọi là thò lò mũi xanh. Trẻ thường bị ngẹt, tắc mũi giai đoạn đầu nghẹt ít sau ngẹt nhiều và tăng dần vì vậy thường trẻ há mồm để thở, nói giọng mũi kín và ho khan. Do vậy con bạn bị viêm VA mãn tính và có chỉ định nạo VA, bạn nên cho con nạo VA theo chỉ định của bác sĩ đã khám cho con bạn để tránh tác động tới sức khỏe và sự phát triển của cháu.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé gần 41 tháng bị viêm amidan, viêm VA đã hết sốt nhưng ho, đờm đặc và có kèm máu có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ,
Con em gần 41 tháng nhưng chỉ nặng 16 kg, cách đây mấy ngày, cháu bị sốt liên tục, không ho. Em có cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và được chẩn đoán là viêm amidan, viêm VA, phát hạch nên gây sốt, bác sĩ có kê thuốc uống. Sau 4 ngày, cháu mới hết sốt nhưng lại chuyển qua ho, tối ngủ ngáy rất nhiều, hơi thở có mùi, khi ngủ lại ho, nôn ra đờm đặc và có kèm máu. Hiện tượng này đã xảy ra 3 ngày, bác sĩ cho hỏi tình trạng vậy có nguy hiểm không? Em có cần cho cháu đi khám lại không vì hiện tại cháu vẫn còn đang uống thuốc?
Cảm ơn và mong sự hồi âm sớm của bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Con bạn bị viêm cấp amidan, viêm VA mới chữa trị được 4 ngày chưa hết liều thì nên tiếp tục chữa trị, khi hết liều thì tái khám lại và xin đơn thuốc chữa trị tiếp. Ho thường thấy sau đợt viêm amidan cấp, nếu ho nhiều thì bạn có thể cho bé uống thêm thuốc giảm ho (nếu trong đơn chưa có). Khạc ra đờm đặc là triệu chứng liều thuốc đã có tác dụng khống chế được bệnh, các sản phẩm của quá trình viêm nhiễm tạo thành đờm đặc và được tống ra ngoài. Nhưng hiện tượng khạc ra đờm lẫn máu thì nên chú ý, nếu máu ra nhiều, liên tục ra nhiều lần, màu đỏ tươi, ra ngoài mới đông thì bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh và chữa trị. Còn nếu chỉ ra máu 1, 2 lần rồi thôi thì không nguy hiểm.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Nghi ngờ viêm VA phát lại
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Giang
Chào bác sĩ
Bác sĩ cho em hỏi con em măm nay được 4 tuổi. Từ nhỏ cháu hay có các dấu hiệu nghẹt mũi, ngủ ngáy khi ngủ. Khoảng cuối tháng 12 năm 2015 em có cho cháu đi khám và được các bác sĩ tại bệnh viện sản nhi Bắc Ninh chuẩn đoán là viêm VA và cần phải nạo VA cho cháu. Qua tìm hiểu em cũng quyết định cho cháu đến bệnh viện sản nhi Bắc Ninh để nạo VA nhưng sau 1 thời gian thì khoảng 3-4 tháng trở lại đây em thấy cháu lại xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi và ngủ ngáy về đêm và còn nghiến răng nữa bác sĩ cho em hỏi có khi nào VA của cháu không hết không ạ
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn.
Ngủ ngáy là một bệnh lý thường gặp, đôi khi ngủ ngáy về đêm có thể xuất hiện thường xuyên.
Nếu bạn đã cho cháu đi nạo hết rồi thì triệu chứng này có thể hết. Tuy nhiên ngủ ngáy còn liên quan đến cấu trúc vòm hầu, không chỉ liên quan đến VA
Còn về vấn đề ngạt mũi thì có thể do cháu bị viêm mũi dị ứng. Bạn nên cho cháu đi kiểm tra lại nhé.
Chúc bạn và cháu sức khỏe!
Theo ViCare