Mụn nước do chà xát và những triệu chứng


4,226
1
1
Xu
53
Bong da, tích tụ mụn nước ở vùng da bị phồng, bong, gây đau đớn là những triệu chứng phổ biến của hiện tượng bệnh lý này. Chà xát nhiều có thể gây nhiễm trùng da, vì vậy những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia da liễu sẽ giúp bạn đề phòng hiện tượng này.

Bị mụn nước


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ. E năm nay 28t. Vừa sinh cháu thứ 2 xong thì trên đầu ngón tay và chân bị nổi mụn nước nhỏ dưới da. Sau đó mụn nước không lên nữa và bây h bị bong da tay và chân. Bác sĩ cho em hỏi e bị bệnh gì và phải điều trị như thế nào ah. E cảm ơn. ( bé nhà e không ăn sữa mẹ)

Bác sĩ Nguyễn Văn Khái


Chào bạn,

Theo những triệu chứng bạn miêu tả, có thể bạn đã bị tổ đỉa. Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được khám và có cách điều trị hợp lý.

Chúc bạn sức khỏe!

Bị mụn nước ở miệng


Câu hỏi bởi: thanh

Chào bác sĩ!

Tôi bị mọc 1 cái mụn nước ở miệng, phía trong gần họng, không bị đau mà chỉ vướng và khó chịu. Sau vài ngày cái mụn tự biến mất nhưng nó lại mọc lại sau đó 1 đến 2 tháng và vẫn mọc ở chỗ cũ, bác sĩ cho tôi hỏi đấy là triệu chứng của bệnh gì ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Theo mô tả của bạn, tôi chưa nhận biết rõ vị trí xuất hiện chính xác của mụn nước là ở vùng miệng (chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt) hay vùng họng hay Amidal (chuyên khoa Tai – Mũi – Họng)? Kích thước của cái mụn đó bao nhiêu? Có phải mụn bọc chứa nước bên trong màu trắng đục không hay bầm đỏ do chứa máu? Khi vỡ ra có để lại vết loét niêm mạc không? Khi bị ăn uống nuốt có đau rát không? Bệnh mụn nước hay trở lại đúng vị trí cũ nhưng không đau cũng cần cảnh giác các tổn thương ác tính niêm mạc.Không rõ mỗi khi xuất hiện mụn nước bạn có bị hạch cổ không? Bạn nên đến khám bác sĩ Răng – Hàm – Mặt khi xuất hiện mụn nước để xác định rõ vị trí, kích thước, màu sắc và đặc điểm của thương tổn niêm mạc dạng này. Khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng nếu thấy nó xuất hiện vùng Amidal để được chẩn đoán chính xác. Có thể phải đi gặp bác sĩ giải phẫu bệnh để chọc hút dịch ở mụn đi xét nghiệm tế bào,…

Chúc bạn sẽ được chẩn đoán chính xác bệnh của mình.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Mụn nước


Câu hỏi bởi: trần văn dương

Thưa bác sĩ, em bị mụt nước ở bàn tay và kẽ ngón chân nhưng không ngúa,nếu em uống ruơu hay bia thì nó mới ngứa. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ!

Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình


Chào bạn,

Với những triệu chứng của bạn tôi nghĩ đến tổ đỉa.

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và kê đơn thích hợp.

Chúc bạn sức khỏe!

Mụn nước, mẩn đỏ ở chân


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, em là nữ, 23 tuổi, hiện tại hai đôi chân em xuất hiện các mụn nước, có cảm giác ngứa ngáy, khi gãi sẽ vỡ, để lại sẹp, mẩn đỏ. Bác sĩ cho em hỏi em bị sao? chữa trị như thế nào? có cách nào trị sẹo không? Em cảm ơn.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Với triệu chứng mà em mô tả thì em bị chàm ở chân.

Bệnh chàm là một bệnh về da khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở thể nhẹ da bị khô, ngứa trong khi ở thể nặng da trở nên nứt, trầy, xuất huyết.
Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: cơ địa và dị ứng nguyên.

Cơ địa
– Bệnh có tính chất di truyền, có thể tiền sử trong gia đình người bệnh có người bị chàm.
– Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận…
– Do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa.

Dị ứng nguyên

Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid , penicillin, streptomycin. Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,… Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi. Các yếu tố môi trường sống : khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm. Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người chàm cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress, lo âu căng thẳng.

Có hai loại chàm cơ bản là chàm khô ( khô nứt nẻ, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa) và chàm ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm)

Cách phòng chống bệnh chàm

Đối với tính chất di truyền, tức là có người nhà từng bị bệnh chàm thì nên chủ động tránh xa những tác nhân gây bệnh như: các thực phẩm dễ gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc với các vật liệu dễ gây hại cho da như cao su, sơn xe,…

Uống đủ nước mỗi ngày: Mỗi ngày bạn cần uống từ 2-3l nước sẽ có công dụng rất tốt trong việc phòng ngừa chàm ở da, do nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố.

Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều các thực phẩm có tính mát (đậu, quả, rau xanh,…) vừa có tác dụng tốt cho cơ thể vừa cung cấp các dưỡng chất đầy đủ để bài trừ độc tố. Hạn chế các đồ cay nóng.

Hạn chế các chất kích thích, nước uống có cồn, không tốt cho da.

Sử dụng các thực phẩm, thuốc chức năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả., tuy nhiên các loại này nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.

Thường xuyên giữ vệ sinh da dẻ sạch sẽ bằng xà bông chuyên dụng, tránh bụi bẩn.

Khi có dấu hiệu bị bệnh cần liên hệ ngay bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi và dứt điểm.

Cách điều trị bệnh chàm

Nếu phát hiện các dấu hiệu bị bệnh chàm nên lập tức tới gặp các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được khám bệnh trực tiếp và cho chỉ định điều trị, tránh tự ý dùng thuốc có thể khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

Cần tìm nguyên nhân của bệnh để có cách phòng tránh thích hợp. Luôn có ý thức bảo vệ da khỏi các tác động tự nhiên (ra ngoài nắng phải đội mũ đeo khẩu trang cẩn thận), luôn đảm bảo thực hiện tốt những chỉ định của bác sĩ.

Có thể lựa chọn các sản phẩm dưỡng da có chiết xuất từ thiên nhiên, không gây độc hại để dưỡng da. Hạn chế sử dụng các hóa chất dễ làm bệnh nặng hơn.

Với trường hợp chàm ướt, bệnh nhân có thể dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa thương tổn, thoa các dung dịch màu như màu xanh Methylene, màu tím Gentian, màu đỏ Eosine…Với những người bị chàm làm nứt nẻ ở bàn chân, gót chân thì có thể bảo vệ bàn chân khỏi nguồn không khí lạnh như mang vớ mềm và thoa các chất giữ ẩm để làm mềm da.

Kết hợp việc sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ với một số cách phòng bệnh đã được đề cập ở trên để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Bệnh chàm cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, nên cách hỗ trợ điều trị tốt nhất là nên giữ một tâm trạng thoải mái, tránh xa căng thẳng và stress.

Ngoài ra có thể tham khảo một số bài thuốc nam cũng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh chàm như:

Đun sôi hỗn hợp vỏ cây hòe 50g, vỏ cây núc nác 50g, hương nhu 30g, khổ sâm lá 30g, để nguội, rửa chỗ da bị chàm.

Xuyên tiêu 30g, hoa cây chổi xuể 20g, hành sống (dùng toàn cây – cả rễ, củ và lá) 10 củ, cho vào nồi đất, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 5 phút, đem xông âm nang, lúc nước thuốc nguội thì dùng để rửa chỗ bị chàm.

Hạt máu chó rang giòn, tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ da bị chàm.

Em có thể đến viện da liễu khám và điều trị.

Chúc em mau lành bệnh.

Mụn nước ở kẽ ngón là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: nắng mai

Chào bác sĩ!

Cho cháu hỏi là cháu cũng bị mọc những mụn nước ở các kẽ ngón tay. Còn chân mọc khá nhiều mụn nước màu đỏ. Cháu thường làm vỡ nó ra mà nó mọc ngày càng nhiều, dày lại ở chân ạ. Xin hỏi cháu bị bệnh gì ạ?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu!

Mụn nước mọc nhiều kẽ ngón, nếu có kèm mụn nước nơi khác và ngứa nhiều về đêm là cháu mắc bệnh ghẻ. Nếu không thấy mụn nước nơi khác và ngứa bất kỳ lúc nào thì có thể cháu bị tổ đỉa hoặc chàm. Cháu nên đi bác sĩ Da liễu khám thực tế để có chẩn đoán chính xác và chữa trị có hiệu quả.

Chúc cháu mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.