Mang thai là thời kỳ nhạy cảm nhất của cơ thể phụ nữ. Táo bón trong thời kỳ này được xem là một trong những mối quan ngại với tất cả các mẹ bầu.
Bị táo bón khi đang mang thai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em là nữ, năm nay 25 tuổi. Em đang mang thai con đầu được 35 tuần. Gần đây em có bị táo bón, vậy làm cách nào để hết táo bón ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em.
Táo bón là một biểu hiện khá phổ biến mà các bà bầu hay gặp.
Các nguyên nhân chính gây táo bón ở các bà bầu là do:
Do hormon thai kỳ là progesterone gây giãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.
Sử dụng viên sắt và canxi bổ sung.
Mệt mỏi, hạn chế vận động.
Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
Các yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón: Nghén, đã từng bị táo bón trước đó, mắc hội chứng ruột kích thích.
Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước…
Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, em nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh. Uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích. Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là khi tính chất công việc của em phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.
Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh, em nên dành thời gian và tập thói quen đi đại tiện đều đặn. Để chống táo bón em, nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat hay sắt gluconat, vì sắt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunfat) và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Tuyệt đối không tự uống thuốc, hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc chữa trị táo bón.
Chúc em mạnh khỏe!
Có thai 8 tháng bị táo bón phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạ cho hỏi em đang có thai ở tháng thứ 8, em đi cầu hay bị táo bón và bị bệnh trĩ lòi ra rất đau, mong bác sĩ giải đáp.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Táo bón trong quá trình mang thai là tình trạng khá thường gặp, với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân gây táo bón là do khi mang thai, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang, sự thay đổi hormon trong cơ thể làm giảm nhu động đường tiêu hóa gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.
Ngoài ra, còn có những lí do chủ quan như chế độ ăn thiếu chất xơ, tâm lý ngại vận động, thói quen uống ít nước,… càng khiến cho táo bón tăng lên. Táo bón kéo dài có thể gây nên trĩ. Không rõ trước khi mang thai bạn có bị bệnh trĩ không, bạn đã xử trí thế nào với tình trạng táo bón và trĩ hiện tại. Bạn nên đến các phòng khám Sản khoa hoặc Nội Tiêu hóa để khám và được chữa trị kịp thời, tránh biến chứng chảy máu, nhiễm trùng hoặc nghẹt búi trĩ gây đau đớn.
Bên cạnh đó, bạn cần tích cực phòng ngừa táo bón và trĩ bằng cách:
Ăn nhiều chất xơ có trong quả tươi, rau củ, ngũ cốc. Uống nhiều nước. Trung bình cứ 10-15 phút nên uống một chút nước lọc, ngoài ra có thể uống thêm nước trái cây. Vận động thân thể nhẹ nhàng đều đặn hằng ngày. Những bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai, đi bộ nhẹ nhàng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa. Chỉ nên uống viên sắt khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống quá nhiều vì uống quá nhiều chất sắt vào cơ thể là một trong những lí do gây nên chứng táo bón trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, bạn cần nhớ vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi đại tiện. Có thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh hậu môn. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có quá nhiều mùi thơm. Tránh tự ý sử dụng kem bôi trơn để đẩy búi trĩ lên vì có thể khiến bạn bị viêm nhiễm nặng hơn.
Chúc bạn mau khỏi!
Bị táo bón và đi ngoài chảy máu khi mang thai phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi đang có thai được 31 tuần nhưng khi đi ngoài tôi bị táo bón và chảy máu. Xin hỏi tôi bị làm sao? Điều trị thế nào?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Những biểu hiện bạn mô tả như đang mang thai 31 tuần, đi ngoài bị táo bón và chảy máu, không rõ là bạn có bị thường xuyên không? Và tình trạng này đã kéo dài được bao lâu rồi? Tuy nhiên ở bà bầu có những biểu hiện kể trên thì thường nghĩ đến bệnh trĩ. Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ.
Bên cạnh đó, do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón một trong những nguyên nhân gây ra trĩ. Tuy nhiên bạn cần nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy để được chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh của mình và không tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số lời khuyên hữu ích cho bạn trong quá trình mang thai nên làm để tránh tình trạng táo bón và chảy máu khi đi đại tiện:
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh táo bón. Bổ sung thêm chất xơ bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả, bánh mì, ngũ cốc, đỗ,… Không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng thức ăn có chất kích thích.
Uống nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước.
Đi bộ thường xuyên và tập thể dục nhẹ nhàng sẽ kích thích ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn.
Khi cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn;
Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Táo bón khi đang mang thai chữa trị như thế nào
Câu hỏi bởi: Thanh Trang
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cháu hiện tại đang mang thai được 10 tuần rồi nhưng cháu bị táo bón đã 2 tuần nay rồi. Bụng cứ chướng lên, đau tức quanh rốn, ấn tay vào thấy đau, mỗi lần ho hay hắt hơi là cái bụng như muốn vỡ ra luôn ý. Mà kỳ lạ thay cháu không buồn đi tí nào cả ngồi 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không đi được. Bây giờ cháu đang hoang mang lắm thai mới 10 tuần tuổi mà cháu đi bác sĩ khám rất nhiều rồi, giờ đi nữa sợ bị tác động. Bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Táo bón thường xuất hiện ở bà bầu do sự thay đổi nội tiết tố làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra có các lí do khác như uống bổ xung viên sắt, uống quá nhiều canxi làm xơ cứng ruột, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và tâm lý căng thẳng.
Về chữa trị cần uống nhiều nước từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày. Ăn tăng các chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc giúp kích thích tiêu hóa. Tăng cường vận động bằng cách mỗi buổi sáng đi bộ khoảng 10 phút. Tập thói quen đi ngoài vào buổi sáng. Nếu tình trạng không cải thiện em có thể dùng Sorbitol uống 2 gói một ngày chia 2 lần hòa vào nước.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị táo bón khi đang mang thai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em là nữ, năm nay 25 tuổi. Em đang mang thai con đầu được 35 tuần. Gần đây em có bị táo bón, vậy làm cách nào để hết táo bón ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em.
Táo bón là một biểu hiện khá phổ biến mà các bà bầu hay gặp.
Các nguyên nhân chính gây táo bón ở các bà bầu là do:
Do hormon thai kỳ là progesterone gây giãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.
Sử dụng viên sắt và canxi bổ sung.
Mệt mỏi, hạn chế vận động.
Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
Các yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón: Nghén, đã từng bị táo bón trước đó, mắc hội chứng ruột kích thích.
Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước…
Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, em nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh. Uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích. Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là khi tính chất công việc của em phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.
Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh, em nên dành thời gian và tập thói quen đi đại tiện đều đặn. Để chống táo bón em, nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat hay sắt gluconat, vì sắt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunfat) và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Tuyệt đối không tự uống thuốc, hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc chữa trị táo bón.
Chúc em mạnh khỏe!
Có thai 8 tháng bị táo bón phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạ cho hỏi em đang có thai ở tháng thứ 8, em đi cầu hay bị táo bón và bị bệnh trĩ lòi ra rất đau, mong bác sĩ giải đáp.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Táo bón trong quá trình mang thai là tình trạng khá thường gặp, với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân gây táo bón là do khi mang thai, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang, sự thay đổi hormon trong cơ thể làm giảm nhu động đường tiêu hóa gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.
Ngoài ra, còn có những lí do chủ quan như chế độ ăn thiếu chất xơ, tâm lý ngại vận động, thói quen uống ít nước,… càng khiến cho táo bón tăng lên. Táo bón kéo dài có thể gây nên trĩ. Không rõ trước khi mang thai bạn có bị bệnh trĩ không, bạn đã xử trí thế nào với tình trạng táo bón và trĩ hiện tại. Bạn nên đến các phòng khám Sản khoa hoặc Nội Tiêu hóa để khám và được chữa trị kịp thời, tránh biến chứng chảy máu, nhiễm trùng hoặc nghẹt búi trĩ gây đau đớn.
Bên cạnh đó, bạn cần tích cực phòng ngừa táo bón và trĩ bằng cách:
Ăn nhiều chất xơ có trong quả tươi, rau củ, ngũ cốc. Uống nhiều nước. Trung bình cứ 10-15 phút nên uống một chút nước lọc, ngoài ra có thể uống thêm nước trái cây. Vận động thân thể nhẹ nhàng đều đặn hằng ngày. Những bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai, đi bộ nhẹ nhàng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa. Chỉ nên uống viên sắt khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống quá nhiều vì uống quá nhiều chất sắt vào cơ thể là một trong những lí do gây nên chứng táo bón trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, bạn cần nhớ vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi đại tiện. Có thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh hậu môn. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có quá nhiều mùi thơm. Tránh tự ý sử dụng kem bôi trơn để đẩy búi trĩ lên vì có thể khiến bạn bị viêm nhiễm nặng hơn.
Chúc bạn mau khỏi!
Bị táo bón và đi ngoài chảy máu khi mang thai phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi đang có thai được 31 tuần nhưng khi đi ngoài tôi bị táo bón và chảy máu. Xin hỏi tôi bị làm sao? Điều trị thế nào?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Những biểu hiện bạn mô tả như đang mang thai 31 tuần, đi ngoài bị táo bón và chảy máu, không rõ là bạn có bị thường xuyên không? Và tình trạng này đã kéo dài được bao lâu rồi? Tuy nhiên ở bà bầu có những biểu hiện kể trên thì thường nghĩ đến bệnh trĩ. Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ.
Bên cạnh đó, do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón một trong những nguyên nhân gây ra trĩ. Tuy nhiên bạn cần nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy để được chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh của mình và không tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số lời khuyên hữu ích cho bạn trong quá trình mang thai nên làm để tránh tình trạng táo bón và chảy máu khi đi đại tiện:
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh táo bón. Bổ sung thêm chất xơ bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả, bánh mì, ngũ cốc, đỗ,… Không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng thức ăn có chất kích thích.
Uống nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước.
Đi bộ thường xuyên và tập thể dục nhẹ nhàng sẽ kích thích ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn.
Khi cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn;
Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Táo bón khi đang mang thai chữa trị như thế nào
Câu hỏi bởi: Thanh Trang
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cháu hiện tại đang mang thai được 10 tuần rồi nhưng cháu bị táo bón đã 2 tuần nay rồi. Bụng cứ chướng lên, đau tức quanh rốn, ấn tay vào thấy đau, mỗi lần ho hay hắt hơi là cái bụng như muốn vỡ ra luôn ý. Mà kỳ lạ thay cháu không buồn đi tí nào cả ngồi 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không đi được. Bây giờ cháu đang hoang mang lắm thai mới 10 tuần tuổi mà cháu đi bác sĩ khám rất nhiều rồi, giờ đi nữa sợ bị tác động. Bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Táo bón thường xuất hiện ở bà bầu do sự thay đổi nội tiết tố làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra có các lí do khác như uống bổ xung viên sắt, uống quá nhiều canxi làm xơ cứng ruột, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và tâm lý căng thẳng.
Về chữa trị cần uống nhiều nước từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày. Ăn tăng các chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc giúp kích thích tiêu hóa. Tăng cường vận động bằng cách mỗi buổi sáng đi bộ khoảng 10 phút. Tập thói quen đi ngoài vào buổi sáng. Nếu tình trạng không cải thiện em có thể dùng Sorbitol uống 2 gói một ngày chia 2 lần hòa vào nước.
Chúc em mạnh khỏe.
Theo ViCare