Ngứa khắp người cản trở rất lớn tới quá trình sinh hoạt, làm việc và học tập của chúng ta. Vậy phải làm gì để đối phó với triệu chứng này?
Bị nổi mẩn ngứa khắp người phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em con là nam, năm nay 23 tuổi, khoảng 2-4 tuần trở lại đây em con bị nổi mẩn ngứa khắp người. Từ cánh tay, kẽ giữa những ngón tay đến chân, háng… Ban đầu ngứa khiến nó ngồi gãi suốt, càng ngày càng ngứa và lây lan nhiều hơn, có hôm nó không ngủ được vì ngứa. Bác sĩ cho con biết tình trạng bệnh để con giúp em con với ạ. Con có kêu em con đi khám da liễu, nhưng mà người thân nói nó bị nóng gan, con không biết phải làm sao. Bác sĩ giúp con vài lời khuyên với ạ!
Con cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào con!
Coi chừng em con và cả nhà bị ghẻ. Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm trùng, do ký sinh trùng có tên Sarcoptes Scabiei gây ra, dân gian hay gọi là ghẻ ngứa. bệnh chỉ ở da và dễ lây truyền từ người này sang người khác nhất là ở nơi điều kiện vệ sinh kém. Đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, một số ít lây do tiếp xúc với đồ vật (quần,áo, giường, chiếu, chăn, màn). Triệu chứng lâm sàng: Từ khi bị lây ghẻ cho đến khi xuất hiện biểu hiện khoảng 10-15 ngày, với các biểu hiện sau:
1. Ngứa: Đặc điểm quan trọng là ngứa chủ yếu về ban đêm khi chúng ta nghỉ ngơi và khi bắt đầu lên giường ngủ. Ngứa tập trung nhiều ở vùng da non và các nếp kẻ như: đùi, bụng, mông, bẹn, sinh dục, kẽ các ngón tay… Xung quanh có nhiều người bị ngứa (anh em trong gia đình, người ngủ cùng giường, cùng phòng ở khu tập thể). .
2. Mụn nước: Màu trắng đục, nằm rải rác hoặc tập trung ở vùng da non thì càng có giá trị chẩn đoán (+) bệnh.
3. Sẩn: Sẩn đỏ nhô cao hơn mặt da trên đầu sẩn có mụn nước nằm rải rác hay tập trung nhiều ở vùng da non. Ở trẻ em, các sẩn này hay tập trung ở da bìu, ở nách, nếp dưới mông có giá trị chẩn đoán cao. Ở phụ nữ các sẩn này hay gặp ở bụng, kẻ các ngón tay và nếp gấp mặt trước cổ tay.
4. Sần cục: là những cục cứng ở da, ngứa, vị trí ở nách hay bìu. Thường gặp ở trẻ em tổn thương da khác như nổi mề đay, vết trầy sướt do gãi…
5. Vị trí: Vị trí mà ghẻ ưa thích nhất là kẽ ngón tay, cổ tay, rốn bụng dưới, bẹn sinh dục, mông đùi, nách, khoeo, khuỷu tay và nếp gấp khuỷu, nếp gấp ở lòng bàn tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như 100% có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân. Trẻ em dưới 2 tuổi thường gặp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thương tổn là những mụn nước nhỏ như rôm nằm rải rác ở những vị trí nêu trên kèm theo có những rãnh ghẻ nhỏ ở dưới da, u cục ở nách, và bộ phận sinh dục. Đôi khi có vảy dày như vẩy nến gọi là ghẻ vảy hay ghẻ Na-uy. Bệnh ngứa nhiều về đêm lúc đắp chăn ấm, khi lao động nặng, trời nắng nóng. Việc chữa trị tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất nan giải nếu như chỉ chữa một người trong khi có nhiều người bị trong một nhà. Nên phải bôi thuốc cho tất cả những người trong nhà có triệu chứng ngứa; là, luộc, tẩy uế quần áo, ga, gối, chăn màn, kể cả tất tay, tất chân.
Thuốc: Có nhiều loại thuốc:
– Permethrin cream 5% ( Escabe, Elimite, Heldis) là thuốc được tổng hợp từ loài hoa cúc lá nhỏ có thể giết chết cái ghẻ và rất ít độc cho người. Là thuốc tác dụng diệt ghẻ rất tốt, bôi vào da từ cổ đến chân, sau 3 ngày dùng lần 2. Thuốc có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú và ít độc hơn Lindane.
– Eurax (Crotaminton) dạng kem hoặc dung dịch bôi trong 2 tối, sau 24 giờ tắm rửa sạch. Thuốc (3) và (4) an toàn có thể dùng cho trẻ em.
– Diethyl Phtalate là thuốc thông dụng, rẻ tiền. Nhưng tránh bôi vào bộ phận sinh dục vì thuốc gây nóng rát như bỏng axít. Bôi thuốc đặc hiệu vào buổi tối ngay sau khi vừa tắm xong từ cổ đến chân tay (trừ đầu) không để sót kẽ tay, chân và kẽ móng, và bôi thuốc phải đồng thời cùng lúc với tổng vệ sinh quần áo, chăn, màn, chiếu gối. Sau 2-3 ngày bôi lại 1 lần nữa như trên. Chú ý nên chữa trị kèm theo:
– Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
– Kháng sinh Histamin, an thần nếu ngứa nhiều.
– Bôi thuốc màu nếu tổn thương nhiễm trùng chảy dịch.
Chúc con mạnh khỏe.
Bị viêm gan và dị ứng, nổi mụn ngứa khắp người nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu 27 tuổi. Trước khi cháu đẻ 2 tháng có đi xét nghiệm máu, nhưng không có mắc viêm gan B. Đến lúc đi đẻ, xét nghiệm lại mới thấy bị mắc bệnh. Cơ thể cháu đôi lúc cũng thấy mệt, ăn uống ngủ nghỉ hoàn toàn bình thường. Nhưng khoảng 2 tuần nay, do cháu ăn nhiều vải, nhãn, na, mít nên người cháu bị dị ứng, nổi mụn ngứa khắp người. Cháu đã dùng thuốc dị ứng và giải độc gan nhưng vẫn không khỏi. Vậy bây giờ cháu nên làm gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
Hiện không rõ từ khi được phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B đến nay đã quá 6 tháng chưa? Cháu đã làm lại xét nghiệm HBsAg hay chưa? Xét nghiệm chức năng gan có kết quả như thế nào? Cháu đã làm những xét nghiệm như HbeAg, HBV DNA…? Do thông tin cháu cho biết còn hạn chế nên không có tư vấn cụ thể cho cháu. Khuyên cháu nghỉ ngơi, uống nhiều nước và khám bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm để được chẩn đoán cụ thể là người lành mang vi rút hay là người bệnh bị viêm gan vi rút B cấp tính cần chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bé 28 tháng tuổi đi ngủ thì bị nổi ngứa khắp người nên chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con gái cháu đang ở tháng thứ 28, ngày cháu ăn và chơi bình thường, chỉ khi nào cháu đi ngủ thì bị nổi ngứa khắp người. Gia đình đã đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện thì được kết luận là do cơ địa, khi ngứa cho cháu dùng thuốc Cloramin 4 viên nhỏ. Theo bác sĩ gia đình lên làm gì?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, bé nhà em bị ngứa khắp người khi ngủ, nhưng không rõ tình trạng ngứa có kèm theo nổi mụn hay không (mụn đỏ, mụn nước, mụn mủ,…) hoặc tổn thương có vảy da hay không. Hiện tượng ngứa khắp người trước hết cần loại trừ lí do do viêm da tiếp xúc, vì ngứa vào thời điểm bé đi ngủ nên lưu ý tới vệ sinh chăn, màn, chiếu, gối,…
Bên cạnh đó, các lí do gây ngứa khác có thể là do các tác nhân như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, côn trùng,… Do vậy, tốt nhất là đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám. Vì bé còn nhỏ nên gia đình không nên tự ý cho bé dùng thuốc mà phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác động tới sức khỏe của bé.
Chúc bé mau khỏi bệnh.
Ngứa khắp người, da lưng mẩn đỏ, sần sùi lên, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Hanhle
Thưa bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 45 tuổi. Mọi năm thỉnh thoảng có ngứa nhưng năm nay bắt đầu từ đợt nóng lên tới 40 độ mẹ cháu ngứa khắp người: lưng, tay, chân. Tới nay chưa khỏi do trời đã mát mẻ rồi. Nhìn phía da lưng mẩn đỏ, sần sùi lên và rất ngứa. Cháu muốn hỏi đây là biểu hiện bệnh gì? Nơi chữa trị tốt nhất (mẹ cháu đang uống thuốc chữa trị mất ngủ, nhiều thuốc kháng sinh và bác sĩ có cho cả mát gan).
Cháu cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng ngứa có thể do nhiều lí do gây ra, có thể do bệnh lý của da hoặc bệnh của cơ quan nội tạng trong cơ thể. Với bệnh lý của da có thể là: viêm da dị ứng (do tiếp xúc với các dị nguyên như: bụi, hơi, khói, quần áo, đồ dùng cá nhân,…), mề đay (do thời tiết, thực phẩm,…), nấm da (hắc lào, lang ben,…). Do bệnh lý cơ quan nội tạng trong cơ thể: dị ứng thuốc, nhiễm giun sán, bệnh đái tháo đường, bệnh về gan, mật,…
Trường hợp của mẹ em, có nổi mẩn đỏ, ngứa nhiều,… nhưng không rõ tổn thương ngứa ra sao (mụn đỏ, mụn nước hay mụn mủ, có vảy da hay không, tổn thương có bờ hay không,…). Việc mẹ em đang chữa trị các thuốc kháng sinh, mát gan, thuốc mất ngủ,… cũng là yếu tố có thể liên quan tới ngứa. Do vậy, để xác định chính xác lí do gây mẩn đỏ, ngứa thì mẹ em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng để khám, từ đó có hướng chữa trị thích hợp nhất.
Chúc mẹ em sức khoẻ!
Bị ngứa khắp người chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Dạo gầy đây người cháu ở một số vùng như kẻ tay, cổ tay, nách, đùi, chân, bụng có bị ngứa, cháu có gãi đến chảy máu. Ở bộ phận sinh dục thì có nổi 1 số nốt cũng rất ngứa. Khi tắm cảm thấy rất thoải mái, người đỏ hết những phần ngứa. Vậy cháu bị gì và cần điều trị như thế nào ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Có thể bạn bị bệnh ghẻ, bạn có thể mua thuốc DEP ở các hiệu thuốc về bôi theo hướng dẫn. Thuốc DEP rất đặc trị cho bệnh ghẻ, cho nên nếu sau 1 tuần chữa trị mà không khỏi thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm bệnh và cách chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị nổi mẩn ngứa khắp người phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em con là nam, năm nay 23 tuổi, khoảng 2-4 tuần trở lại đây em con bị nổi mẩn ngứa khắp người. Từ cánh tay, kẽ giữa những ngón tay đến chân, háng… Ban đầu ngứa khiến nó ngồi gãi suốt, càng ngày càng ngứa và lây lan nhiều hơn, có hôm nó không ngủ được vì ngứa. Bác sĩ cho con biết tình trạng bệnh để con giúp em con với ạ. Con có kêu em con đi khám da liễu, nhưng mà người thân nói nó bị nóng gan, con không biết phải làm sao. Bác sĩ giúp con vài lời khuyên với ạ!
Con cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào con!
Coi chừng em con và cả nhà bị ghẻ. Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm trùng, do ký sinh trùng có tên Sarcoptes Scabiei gây ra, dân gian hay gọi là ghẻ ngứa. bệnh chỉ ở da và dễ lây truyền từ người này sang người khác nhất là ở nơi điều kiện vệ sinh kém. Đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, một số ít lây do tiếp xúc với đồ vật (quần,áo, giường, chiếu, chăn, màn). Triệu chứng lâm sàng: Từ khi bị lây ghẻ cho đến khi xuất hiện biểu hiện khoảng 10-15 ngày, với các biểu hiện sau:
1. Ngứa: Đặc điểm quan trọng là ngứa chủ yếu về ban đêm khi chúng ta nghỉ ngơi và khi bắt đầu lên giường ngủ. Ngứa tập trung nhiều ở vùng da non và các nếp kẻ như: đùi, bụng, mông, bẹn, sinh dục, kẽ các ngón tay… Xung quanh có nhiều người bị ngứa (anh em trong gia đình, người ngủ cùng giường, cùng phòng ở khu tập thể). .
2. Mụn nước: Màu trắng đục, nằm rải rác hoặc tập trung ở vùng da non thì càng có giá trị chẩn đoán (+) bệnh.
3. Sẩn: Sẩn đỏ nhô cao hơn mặt da trên đầu sẩn có mụn nước nằm rải rác hay tập trung nhiều ở vùng da non. Ở trẻ em, các sẩn này hay tập trung ở da bìu, ở nách, nếp dưới mông có giá trị chẩn đoán cao. Ở phụ nữ các sẩn này hay gặp ở bụng, kẻ các ngón tay và nếp gấp mặt trước cổ tay.
4. Sần cục: là những cục cứng ở da, ngứa, vị trí ở nách hay bìu. Thường gặp ở trẻ em tổn thương da khác như nổi mề đay, vết trầy sướt do gãi…
5. Vị trí: Vị trí mà ghẻ ưa thích nhất là kẽ ngón tay, cổ tay, rốn bụng dưới, bẹn sinh dục, mông đùi, nách, khoeo, khuỷu tay và nếp gấp khuỷu, nếp gấp ở lòng bàn tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như 100% có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân. Trẻ em dưới 2 tuổi thường gặp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thương tổn là những mụn nước nhỏ như rôm nằm rải rác ở những vị trí nêu trên kèm theo có những rãnh ghẻ nhỏ ở dưới da, u cục ở nách, và bộ phận sinh dục. Đôi khi có vảy dày như vẩy nến gọi là ghẻ vảy hay ghẻ Na-uy. Bệnh ngứa nhiều về đêm lúc đắp chăn ấm, khi lao động nặng, trời nắng nóng. Việc chữa trị tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất nan giải nếu như chỉ chữa một người trong khi có nhiều người bị trong một nhà. Nên phải bôi thuốc cho tất cả những người trong nhà có triệu chứng ngứa; là, luộc, tẩy uế quần áo, ga, gối, chăn màn, kể cả tất tay, tất chân.
Thuốc: Có nhiều loại thuốc:
– Permethrin cream 5% ( Escabe, Elimite, Heldis) là thuốc được tổng hợp từ loài hoa cúc lá nhỏ có thể giết chết cái ghẻ và rất ít độc cho người. Là thuốc tác dụng diệt ghẻ rất tốt, bôi vào da từ cổ đến chân, sau 3 ngày dùng lần 2. Thuốc có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú và ít độc hơn Lindane.
– Eurax (Crotaminton) dạng kem hoặc dung dịch bôi trong 2 tối, sau 24 giờ tắm rửa sạch. Thuốc (3) và (4) an toàn có thể dùng cho trẻ em.
– Diethyl Phtalate là thuốc thông dụng, rẻ tiền. Nhưng tránh bôi vào bộ phận sinh dục vì thuốc gây nóng rát như bỏng axít. Bôi thuốc đặc hiệu vào buổi tối ngay sau khi vừa tắm xong từ cổ đến chân tay (trừ đầu) không để sót kẽ tay, chân và kẽ móng, và bôi thuốc phải đồng thời cùng lúc với tổng vệ sinh quần áo, chăn, màn, chiếu gối. Sau 2-3 ngày bôi lại 1 lần nữa như trên. Chú ý nên chữa trị kèm theo:
– Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
– Kháng sinh Histamin, an thần nếu ngứa nhiều.
– Bôi thuốc màu nếu tổn thương nhiễm trùng chảy dịch.
Chúc con mạnh khỏe.
Bị viêm gan và dị ứng, nổi mụn ngứa khắp người nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu 27 tuổi. Trước khi cháu đẻ 2 tháng có đi xét nghiệm máu, nhưng không có mắc viêm gan B. Đến lúc đi đẻ, xét nghiệm lại mới thấy bị mắc bệnh. Cơ thể cháu đôi lúc cũng thấy mệt, ăn uống ngủ nghỉ hoàn toàn bình thường. Nhưng khoảng 2 tuần nay, do cháu ăn nhiều vải, nhãn, na, mít nên người cháu bị dị ứng, nổi mụn ngứa khắp người. Cháu đã dùng thuốc dị ứng và giải độc gan nhưng vẫn không khỏi. Vậy bây giờ cháu nên làm gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
Hiện không rõ từ khi được phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B đến nay đã quá 6 tháng chưa? Cháu đã làm lại xét nghiệm HBsAg hay chưa? Xét nghiệm chức năng gan có kết quả như thế nào? Cháu đã làm những xét nghiệm như HbeAg, HBV DNA…? Do thông tin cháu cho biết còn hạn chế nên không có tư vấn cụ thể cho cháu. Khuyên cháu nghỉ ngơi, uống nhiều nước và khám bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm để được chẩn đoán cụ thể là người lành mang vi rút hay là người bệnh bị viêm gan vi rút B cấp tính cần chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bé 28 tháng tuổi đi ngủ thì bị nổi ngứa khắp người nên chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con gái cháu đang ở tháng thứ 28, ngày cháu ăn và chơi bình thường, chỉ khi nào cháu đi ngủ thì bị nổi ngứa khắp người. Gia đình đã đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện thì được kết luận là do cơ địa, khi ngứa cho cháu dùng thuốc Cloramin 4 viên nhỏ. Theo bác sĩ gia đình lên làm gì?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, bé nhà em bị ngứa khắp người khi ngủ, nhưng không rõ tình trạng ngứa có kèm theo nổi mụn hay không (mụn đỏ, mụn nước, mụn mủ,…) hoặc tổn thương có vảy da hay không. Hiện tượng ngứa khắp người trước hết cần loại trừ lí do do viêm da tiếp xúc, vì ngứa vào thời điểm bé đi ngủ nên lưu ý tới vệ sinh chăn, màn, chiếu, gối,…
Bên cạnh đó, các lí do gây ngứa khác có thể là do các tác nhân như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, côn trùng,… Do vậy, tốt nhất là đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám. Vì bé còn nhỏ nên gia đình không nên tự ý cho bé dùng thuốc mà phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác động tới sức khỏe của bé.
Chúc bé mau khỏi bệnh.
Ngứa khắp người, da lưng mẩn đỏ, sần sùi lên, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Hanhle
Thưa bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 45 tuổi. Mọi năm thỉnh thoảng có ngứa nhưng năm nay bắt đầu từ đợt nóng lên tới 40 độ mẹ cháu ngứa khắp người: lưng, tay, chân. Tới nay chưa khỏi do trời đã mát mẻ rồi. Nhìn phía da lưng mẩn đỏ, sần sùi lên và rất ngứa. Cháu muốn hỏi đây là biểu hiện bệnh gì? Nơi chữa trị tốt nhất (mẹ cháu đang uống thuốc chữa trị mất ngủ, nhiều thuốc kháng sinh và bác sĩ có cho cả mát gan).
Cháu cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng ngứa có thể do nhiều lí do gây ra, có thể do bệnh lý của da hoặc bệnh của cơ quan nội tạng trong cơ thể. Với bệnh lý của da có thể là: viêm da dị ứng (do tiếp xúc với các dị nguyên như: bụi, hơi, khói, quần áo, đồ dùng cá nhân,…), mề đay (do thời tiết, thực phẩm,…), nấm da (hắc lào, lang ben,…). Do bệnh lý cơ quan nội tạng trong cơ thể: dị ứng thuốc, nhiễm giun sán, bệnh đái tháo đường, bệnh về gan, mật,…
Trường hợp của mẹ em, có nổi mẩn đỏ, ngứa nhiều,… nhưng không rõ tổn thương ngứa ra sao (mụn đỏ, mụn nước hay mụn mủ, có vảy da hay không, tổn thương có bờ hay không,…). Việc mẹ em đang chữa trị các thuốc kháng sinh, mát gan, thuốc mất ngủ,… cũng là yếu tố có thể liên quan tới ngứa. Do vậy, để xác định chính xác lí do gây mẩn đỏ, ngứa thì mẹ em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng để khám, từ đó có hướng chữa trị thích hợp nhất.
Chúc mẹ em sức khoẻ!
Bị ngứa khắp người chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Dạo gầy đây người cháu ở một số vùng như kẻ tay, cổ tay, nách, đùi, chân, bụng có bị ngứa, cháu có gãi đến chảy máu. Ở bộ phận sinh dục thì có nổi 1 số nốt cũng rất ngứa. Khi tắm cảm thấy rất thoải mái, người đỏ hết những phần ngứa. Vậy cháu bị gì và cần điều trị như thế nào ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Có thể bạn bị bệnh ghẻ, bạn có thể mua thuốc DEP ở các hiệu thuốc về bôi theo hướng dẫn. Thuốc DEP rất đặc trị cho bệnh ghẻ, cho nên nếu sau 1 tuần chữa trị mà không khỏi thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm bệnh và cách chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare